Triển Lãm Tượng Phật, Bia Đá Hàng Nghìn Năm Tuổi

28/02/20234:16 CH(Xem: 2854)
Triển Lãm Tượng Phật, Bia Đá Hàng Nghìn Năm Tuổi
TRIỂN LÃM TƯỢNG PHẬT, BIA ĐÁ
HÀNG NGHÌN NĂM TUỔI
(Giang Huy & Hiểu Nhân)

bao-tang-bac-ninh-1677485246
Tượng Phật, bia đá, chuông... có niên đại cách đây hàng nghìn năm được giới thiệu tại triển lãmBảo tàng tỉnh Bắc Ninh.

Trong khuôn khổ festival Về miền Quan họ 2023, bảo tàng trưng bày 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật chủ đề "Di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Bắc Ninh" đến hết tháng 3. Không gian triển lãm được chia thành ba chủ đề: Bắc Ninh - cái nôi của Phật giáo Việt Nam; Những danh lam cổ tự qua các thời đại phong kiến dân tộc Việt Nam; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo.

Theo bà Nguyễn Thị Trọng - giám đốc bảo tàng, sự kiện giúp công chúng chiêm ngưỡng, hiểu thêm về lịch sử gần 2.000 năm của các di sản văn hóa Phật giáo trên địa bàn tỉnh.

Tượng phật A Di Đà tại chùa Phật Tích
Tượng phật A Di Đà tại chùa Phật Tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, được công nhậnbảo vật quốc gia năm 2012. Tượng có niên đại thời Lý (thế kỷ 11), được tạo tác bằng đá xanh nguyên khối, cao 185 cm. Tượng ngồi xếp bằng trên đài sen, hai tay đặt trước bụng kiểu kết ấn thiền định. Bệ tượng gồm hai phần: tòa sen và bệ bát giác. Tòa sen cao 37 cm tạo hình đóa sen đang nở, chạm nổi hình rồng cuốn trong mỗi cánh. Bệ bát giác bên dưới cao 71 cm, chia làm năm cấp, trang trí băng dây hoa cúc và 42 đôi rồng với nhiều hình dáng, chuyển động khác nhau.


Chuông chùa Ngũ Hộ
Chuông chùa Ngũ Hộ, chất liệu đồng, đường kính 42 cm, cao 100 cm, nặng 120 kg. Quai chạm hình con rồng hai đầu, bốn phía khắc bốn chữ "Ngũ Hộ Tự Chung", thân khắc những bài minh văn chữ Hán. Trong đó, có nội dung về thời gian làm ra cổ vật: "Sau hai năm quyên góp tiền và đồng, chuông đã đúc xong ngày 19 tháng 12 năm Minh Mạng thứ chín - năm Mậu Tý 1828". Ngoài ra, minh văn cũng ghi tên 300 người góp công đức đúc chuông. Hiện vật từng lưu lạc sang Nhật Bản và được đưa về nước năm 1978.

Khánh đá tạo tác thời Nguyễn
Khánh đá tạo tác thời Nguyễn được làm từ đá xanh nguyên khối, dài 151 cm, dày 10,5 cm. Hai mặt trang trí hoa văn hình dây xoắn, chính giữa có lỗ treo hình tròn. Trên thân có khắc dòng lạc khoản bằng chữ Hán với nội dung: "Hoàng triều Tự Đức, Canh Ngọ niên, Đinh Dậu nguyệt, cốc nhật" (Tạo tác vào ngày tốt, tháng Đinh Dậu, năm Canh Ngọ, năm Tự Đức thứ 23 - tháng 8/1870). Hiện vật được treo trên giá gỗ lim hình chữ nhật.


Đầu rồng, niên đại thời Trần
Đầu rồng, niên đại thời Trần thế kỷ 13-14, phát hiện trong đợt khai quật cổ vật trên đỉnh núi Thiên Thai, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình từ ngày 22/11/2022 đến 5/1/2023.


Bia đá Hậu Phật tượng ký
Bia đá "Hậu Phật tượng ký" dựng năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753), nội dung văn bia ghi chép việc tạc chân dung Hậu Phật ở chùa Cẩm Giang, phường Đông Nguyên, thành phố Từ Sơn.

Ba pho tượng Tam Thế
Ba pho tượng Tam Thế, niên đại thời Nguyễn thế kỷ 19, chùa Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.


Đầu đaoĐầu đao có từ thời Lý, thế kỷ 11-13. Vật liệu trang trí kiến trúc, phát hiện trong đợt khai quật cổ vật năm 2022 tại chùa Tĩnh Lự, thôn An Quang, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình.

Đầu đao (phải) và rồng
Đầu đao (phải) và rồng có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18) trang trí trên kiến trúc chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành.

Lá đề, lư hương và bảo tháp
Lá đề, lư hươngbảo tháp.

Giang Huy  - Hiểu Nhân
https://vnexpress.net/trien-lam-tuong-phat-bia-da-hang-nghin-nam-tuoi-4575418.html


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3006)
17/05/2024(Xem: 4018)
03/01/2024(Xem: 4565)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.