Thư Viện Hoa Sen

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

26/04/20185:04 SA(Xem: 20600)
Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

KINH CHÚ TÂM VÀO HƠI THỞ
HOANG PHONG DỊCH VIỆT
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2018
cover-book-bia-sach_kinh-chu-tam-vao-hoi-tho_Hoang-Phong 1

MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu của Nhà Xuất Bản 
1 Lời Giới Thiệu Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở 
2 Văn Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở 
3 Ghi Chú về Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở 
4 Phụ Lục 1: Bốn cấp bậc luyện tập về sự chú tâm dựa vào hơi thở 
5 Phụ Lục 2: Một vài tư liệu xem thêm có thể tìm được trên mạng 
6 Về dịch giả 

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN

 

cover-book-bia-sach_kinh-chu-tam-vao-hoi-tho_Hoang-Phong_bia02“Kinh Chú Tâm vào Hơi Thở” là một trong hai bài kinh căn bản mà Đức Phật đã nêu lên một phép luyện tập vô cùng thiết thựccụ thể và trực tiếp về thiền định, đó là sự chú tâm thật mạnh dựa vào hơi thở.  Bản kinh này được dịch giả Hoang Phong chuyển ngữ từ kinh Anapanasati Sutta (Trung Bộ Kinh, MN 118).  

Trước đây bài kinh này đã được dịch sang tiếng Việt bởi Hòa Thượng Thích Minh Châu trong Đại Tạng Kinh (tập III, tr. 249-264) với tựa là "Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm" và một bản dịch Việt khác ngắn hơn được dịch bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh là "Kinh Quán Niệm Hơi Thở".

Nội dung kinh gồm hai phần: trước hết Đức Phật giảng về phép mượn hơi thở để tập trung sự chú tâm hướng vào thân xác, cảm giáctâm thức và các hiện tượng tâm thần, sau đó Ngài nhắc lại tất cả các yếu tố căn bản góp phần mang lại Đạo Đức và Trí Tuệ.

Ngoài rabài kinh này còn nêu lên một số chi tiết đáng lưu ý về sự sinh hoạt của Đức Phật và Tăng Đoàn vào thời bấy giờ, các chi tiết này sẽ được trực tiếp giải thích và ghi chú trong bản dịch (chữ in nghiêng trong dấu ngoặc đơn). Một số nhận xét quan trọng hơn sẽ được nêu lên trong phần ghi chú bên dưới bản dịch, nhằm nêu lên các sự chuyển hướng và một số các biến đổi quan trọng trong Giáo Huấn của Đức Phật xuyên qua không gian và thời gian, đưa đến sự hình thành của các tông phái và học phái khác nhau.

Bài kinh thứ hai khá tương tự với bài kinh này là "Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác" còn gọi là "Kinh Niệm Xứ" hay "Kinh Tứ Niệm Xứ" (Trung Bộ Kinh, MN 10) sẽ được xuất bản tiếp theo.

Dịch giả Hoang Phong là một nhà khoa học nên cái nhìn về Phật giáo của ông ảnh hưởng bởi các khía cạnh khoa học hơn là tín ngưỡng đơn thuần. Ước mong bản dịch này với phần ghi chú cẩn trọng có thể đóng góp một chút gì mới mẻ hơn trong việc tìm hiểu một bài kinh thật căn bản và chủ yếu về phép luyện tập sự chú tâm dựa vào hơi thở.

Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

VỀ DỊCH GIẢ

  

Dịch giả Nguyễn Đức Tiến, bút hiệu: Hoang Phong, sinh năm 1939, Tiến sĩ Khoa học, tốt nghiệp đại học Khoa học Sài Gòn, đại học Oslo - Na-uy, đại học Paris-Sud, tại các đại học này ông đều có một số bài khảo cứu viết riêng hoặc viết chung với các khoa học gia khác. Ông là cựu Giảng sư Đại học Khoa Học Saigon, cựu giáo sư thỉnh giảng đại học Cần Thơ, đại học Đà Lạt, cựu Địa chất gia và Kỹ sư tầm khảo công ty dầu khí TOTAL, và cũng là thành viên của Hội Thiền Học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale). Ông về hưu năm 1999, và hiện định cư tại Pháp quốc.

Trong những năm gần đây, ông đã dành toàn thời gian, công sức nghiên cứuchuyển ngữ kinh sách Phật giáo của các vị cao tăng Phật giáo Tây Tạng, góp phần hoằng dương Phật pháp, mang lại lợi ích cho chúng sinh.

 

Sách đã xuất bản:

Hơn 30 đầu sách bao gồm sách chuyển ngữ và trước tác. Xem danh sách các sách đã xuất bản tại Thư Viện Hoa Sen.

cover-book-bia-sach_kinh-chu-tam-vao-hoi-tho_Hoang-Phong

Hình bìa: Ảnh của Chơn Quán chụp trong chính điện chùa Huyền Không Sơn Thượng, thôn Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế

pdf_download_2
Bản PDF

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở CSP Proof 040518

 




 

Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 121388)
21/01/2015(Xem: 6831)
07/09/2011(Xem: 101032)
07/09/2011(Xem: 54653)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: