Kinh Di Giáo

07/06/201012:00 SA(Xem: 76637)
Kinh Di Giáo

KINH DI GIÁO

Trí-Nguyệt dịch từ Hán văn

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên giảng pháp cho nhóm năm tu sĩ đồng tu với Kiều Trần Như, lần cuối cùng Ngài giảng pháp cho Tu Bạt Đà La. Tóm lại, những người đáng được độ Ngài đã độ tất cả. Một bữa nọ, trong rừng cây Ta La, vào lúc giữa đêm không một tiếng động, trước giờ phút vào Niết bàn rốt ráo, Đức Phậtđại chúng tỳ kheo tóm tắt những pháp và luật quan trọng mà Ngài đã thuyết giảng trong suốt 45 năm.

Này các tỳ kheo! Sau khi Như Lai diệt độ, quý thầy nên quý trọng giới luật như người đi đêm quý trọng ngọn đuốc sáng và như người nghèo gặp được một tài sản lớn. Các vị nên biết rằng giới luật đó là bậc thầy sáng suốt của quý vị, cho dù Như Lai có còn sống nữa cũng không khác gì giới luật đó. Quý trọng giới luật là:

• Không nên kinh doanh thương mãi, mua ruộng cất nhà, thuê mướn tôi tớ, chăn nuôi súc vật, trao đổi hàng hóa, tích lũy của báu.

• Không nên đốn chặt cây cỏ, đào xới đất đai, điều chế thuốc thang, coi tướng đoán mộng, cúng sao giải hạn, nghiên cứu tinh tượng, tìm tòi hưng suy, coi ngày bói quẻ.

• Không được tham gia việc đời, gián điệp thông tin, luyện bùa chế thuốc, kết thân nhà giàu, gần kẻ hung tàn.

• Không được che dấu lỗi lầm, bày trò lường gạt, chứa đồ quốc cấm.

• Phải xa lìa những pháp ấy như tránh hầm lửa lớn.

• Phải biết giữ gìn thân tâm, ăn uống đúng lúc, sống đời trong sạch, cuộc sống tri túc.

• Phải tự kiềm chế dục vọng để mong cầu giải thoát.

Này các tỳ kheo! Đây là tóm lược những giới luật cần thiết, vì đó là cửa ngỏ chính để giải thoát, cho nên giữ gìn giới này có thể sanh các thứ thiền địnhtrí tuệ diệt khổ. Các thầy nên quyết tâm vâng giữ giới luật này, đừng nên yếu kémvi phạm. Vị nào có nghị lực giữ gìn giới luật này trọn vẹn thì vị ấy có vô lượng pháp lành an lạc. Vị nào quá yếu kém để vi phạm vào giới luật đó thì vị ấy mất hết mọi pháp lành và trọn đời không được an lạc. Do đó Như Lai gọi giới luật này là phương pháp để giải thoát và là nơi dung chứa mọi công đức an ổn.

Lại nữa, này các tỳ kheo! Nếu các vị đã có thể giữ gìn giới luật này rồi thì các vị nên kiểm soát năm giác quan của mình, chớ buông lung đắm nhiễm vào năm dục lạc. Người nào biết kiểm soát năm giác quan của mình cũng giống như mục đồng kiểm soát trâu của mình, không để phạm vào lúa mạ của kẻ khác. Nếu ai không đủ nghị lực kiểm soát năm giác quan mình, không những càng ngày càng đắm sâu trong năm dục, mà còn do đó tạo ra rất nhiều tội lỗi nữa. Kẻ đó giống như con ngựa chứng, không có dây cương chế ngự nó, thì nó sẽ hất tung người cỡi xuống hố thẳm. Các vị nên biết giặc giã cướp bóc chỉ gây tai hại một kiếp, còn buông lỏng năm giác quan vào năm thứ dục lạc thì gây tai họa cho nghìn đời. Cho nên quý vị nên cẩn thận với năm giác quan của mình. Người có trí tuệ kiểm soát được năm giác quan của mình, không đam mê năm dục lạc, không cho buông lung, do đó dần dần chế ngự được tâm mình.

Tâm là chủ tể của năm giác quan. Nếu không chế ngự được tâm, thì tâm ấy đáng sợ hơn rắn độc, cọp dữ. Muốn chế ngự tâm thì phải kiểm soát năm giác quan, và ngược lại, muốn kiểm soát năm giác quan thì phải theo dõi tâm. Ví như người bưng bát nước đầy đi đường xa, phải vừa nhìn bát nước vừa để ý con đường trước mặt thì mới có thể an toàn và không mất đi một giọt nước nào. Nếu để tâm mình buông lung, thì chẳng khác gì voi điên không có móc sắc, khỉ vượn gặp được rừng cây, mặc sức đập phá, nhảy nhót. Buông thả tâm này thì mọi công đức lành mất hết. Chế ngự được tâm thì công đức lành nào cũng đạt được, quả vị nào cũng có thể chứng đắc. Vì vậy các thầy nên cố gắng chế ngự tâm mình.

Này các tỳ kheo! Khi thọ dụng thức ăn, các vị nên đặt mình trong tình huống đang mang bệnh và thức ăn là một liều thuốc trị bệnh đói gầy, cho nên các vị không nên phát khởi ý tưởng khen chê ngon hay dở, vì liều thuốc đó đang trị bệnh đói khát. Như ong lấy mật hoa, chỉ hút mật hoa mà không tổn hại đến hương và sắc của hoa. Cũng vậy, khi các thầy thọ dụng đồ cúng dường không nên có nhu cầu quá nhiều, vì làm như thế gây thương tổn lòng thành tín của tín đồ. Như người có trí tự biết lường được sức trọng tải của xe mà chất đồ để khỏi xe hư giữa đường.

Này các tỳ kheo! Ngày đêm phải cố gắng chuyên tâm tu tập, không nên để thời gian luống qua một cách vô ích. Đầu hôm và gần sáng phải tụng kinh thiền quán, giữa đêm cũng nên duy trì chánh niệm để tự đoạn trừ tội lỗi, không nên vì ham mê ngủ nghỉ mà để một đời trôi qua không được một chút ích lợi gì. Các vị nên luôn tâm niệm rằng mọi sự sống và con người đang bị cái hiện tượng già suy, cái tàn phai héo úa đe dọa và bào mòn từng giây từng phút không ngừng, cho nên các vị phải mau chóng tự tìm cho mình một phương pháp tu tập để giải thoát, không nên lãng quên tai họa trước mắt mà chìm sâu trong ngủ nghỉ. Làm sao các vị có thể yên tâm ngủ nghỉ được khi xung quanh mình toàn là những oán thù, giặc giã, oan gia, lửa dữ của phiền não nghiệp chướng? Tâm các vị chưa được chế ngự mà ham mê ngủ nghỉ thì chẳng khác nào ôm chất nổ đi vào lửa. Phiền não còn trong tâm các vị giống như rắn độc đang ở trong nhà, phải dùng giới luật để đoạn trừ phiền não như dùng gậy đuổi rắn độc ra, lúc ấy mới thật an ổn mà ngủ nghỉ, nếu không dứt phiền não mà đắm chìm trong ngủ nghỉ thì là người không biết hổ thẹn. Hổ thẹn có thể ngăn ngừa các pháp ác, cho nên các vị nên luôn biết hổ thẹn, không được tạm bỏ. Tỳ kheo biết hổ thẹn giống như phụ nữ có trang điểm và đeo nữ trang. Nếu ai xa lìa hổ thẹn thì người đó mất hết mọi công đức. Người biết hổ thẹn thì có các pháp lành. Ai sống không biết hổ thẹn thì chẳng khác gì cầm thú hoang dã.

Này các tỳ kheo! Công đức của Nhẫn nhục, Trì giớiKhổ hạnh không gì có thể sánh kịp. Giả sử có kẻ bất lương đánh đập, đâm chém các vị, các vị nên bình tĩnh nhu hòa, không những không nên khởi lên sân hận, mà còn phải chế ngự lời nói, không thốt ra những lời xấu xa ác độc với họ. Nếu không chế ngự tâm và lời nói thì tự mình ngăn lấp tánh sáng suốt và do đó đốt cháy mọi công đức. Vị nào tu hạnh nhẫn nhục thì vị đó đáng gọi là bậc thiện nam tử có hùng lực và bi lực trong giáo pháp của Như Lai. Nếu ai không thể chịu đựng những sự oan ức cay đắng và lời mắng chưởi ác độc một cách vui vẻ thì chẳng gọi là tỳ kheo/tỳ kheo ni có trí tuệ. Vì khi khởi lên giận dữ thì mọi công đức lành và tiếng tốt bị lửa sân hận đốt cháy hết, không những đời này mà còn nhiều đời sau nữa. Các vị phải nên đề phòng, đừng để giận dữ len lỏi vào tâm. Mọi công đức quý báu tu tập bị mất hết cũng do tên giặc cướp giận dữ gây ra. Người cư sĩ tại gia không biết ngăn ngừa giận dữ còn có thể tha thứ; người xuất gia học đạo mà còn ôm lòng sầu hận thì không thể chấp nhận trong pháp và luật của Như Lai.

Này các tỳ kheo! Các vị tự vò đầu mình rồi thì sẽ biết. Các vị đã bỏ những đồ trang sức tốt đẹp, mặc ba tấm y cũ rách, mang bình bát khất thực tự sống mà còn khởi tâm kiêu mạn khinh người thì cũng không thể chấp nhận, nếu có hãy mau trừ diệt. Người thế tục còn không nên có lòng kiêu mạn, huống gì người xuất gia nhập đạo. Vì mong cầu giải thoát, các vị tự hạ mình đi khất thực để sống, thế mà còn kiêu mạn, tự cao được sao?

Này các tỳ kheo! Các vị nên giữ tâm ngay thẳng, vì tâm dua nịnh cùng với đạo lý giải thoát trái nhau. Tâm dua nịnh chỉ là lừa đảo, người nhập đạo không nên dua nịnh. Các vị nên ngay thẳng, dùng chất trực làm gốc.

Này các tỳ kheo! Người đa dụccầu lợi nhiều nên khổ não nhiều, người thiểu dục không mong cầu, không ham muốn nên không có khổ não. Hạnh thiểu dục còn phải tu tập huống gì thiểu dục để sanh các pháp lành? Người thiểu dục thì không dua nịnh để vừa ý người, cũng không bị các căn dẫn dắt. Người tu hạnh thiểu dục tâm được thản nhiên, không lo sợ. Người thiểu dục thì có an lạc và có vô lượng công đức.

Này các tỳ kheo! Nếu các vị muốn đoạn trừ khổ não thì phải tri túc, vì tri túc là pháp giàu có, an ổnvui vẻ. Người có tri túc tuy nằm trên sàn nhà, nền đất cũng thấy thoải mái; người không tri túc dù ở khách sạn năm sao cũng không vừa ý. Người tri túc tuy nghèo mà an lạc sung sướng; người không tri túc tuy giàu mà không an tâm hưởng thụ. Người không tri túc thường bị ham muốn quậy phá suốt đời, thường làm nô lệ cho mơ ước viễn vông, rất đáng thương xót.

Này các tỳ kheo! Các vị muốn cầu quả vị tịch tịnh an lạc thì phải xa lìa chỗ ồn ào náo nhiệt, riêng ở chỗ vắng vẻ. Người ở nơi vắng vẻ được Đế Thích, chư Thiên kính trọng. Cho nên phải chọn nơi rảnh rang an trú một mình để diệt khổ. Nếu thích đông người sẽ bị các sự phiền nhiễu náo loạn. Như cây lớn phải bị nhiều chim chóc làm tổ, tất có ngày bị cái hại khô cây gãy nhánh. Cũng vậy, còn dính líu với thế gian tất bị dìm trong các khổ, cũng như voi yếu sa lầy, không thể tự thoát được.

Này các tỳ kheo! Các vị nên siêng năng tinh tấn, vì siêng năng tinh tấn thì không có phiền não nào không đoạn trừ được, không có quả vị không chứng đắc, giống như dòng nước luôn chảy thì có thể xuyên thủng đá. Ngược lại, nếu tâm của các vị thường biếng nhác, bỏ bê công phu tu tập chẳng khác nào người kéo lửa, vừa nóng lại ngưng, dù muốn có lửa cũng khó mà toại nguyện.

Này các tỳ kheo! Tìm bạn lành, tìm người đồng tu từ bên ngoài để hỗ trợ công phu tu tập không bằng tự mình không quên chánh niệm. Nếu các vị không quên chánh niệm thì phiền não không thể nào sanh khởi. Cho nên các vị nên duy trì chánh niệm tại tâm, nếu mất chánh niệm thì mất tất cả công đức. Một khi các vị duy trì chánh niệm thật vững chắc thì dù có tiếp xúc với năm thứ dục lạc cũng không bị đắm nhiễm, giống như chiến sĩ lâm trận với bộ áo giáp kiên cố thì không bị làn tên mũi đạn làm hại.

Này các tỳ kheo! Một khi đã duy trì được chánh niệm thì tâm an trú trong thiền định, do đó các vị có thể thấy biết rõ sự sanh diệt thay đổi của mọi vật trong thế gian. Cho nên các vị nên siêng năng tu tập thiền định để củng cố tâm mình. Như đắp đê giữ nước, cũng vậy, các vị nên tu bổ đê thiền định để giữ nước trí tuệ.
Này các tỳ kheo! Người có trí tuệ thì không có tham trước, thường tự quán sát không để sanh ra tội lỗi, thì ở trong giáo pháp của Như Laithể đạt được giải thoát. Nếu chẳng vậy, đã không thể gọi là bậc đại nhân, lại cũng chẳng phải là bạch y cư sĩ, không biết nên gọi là gì? Người có trí tuệ chân thật ấy là chiếc thuyền tốt có thể vượt qua biển sanh, già, bệnh, chết, cũng là ngọn đèn sáng chiếu phá cảnh tối tăm, mờ ám; là liều thuốc hay trị tất cả các chứng bệnh; là lưỡi búa bén chặt đứt cây nghiệp phiền não. Cho nên các vị nên dùng huệ Văn, Tư và Tu mà tự làm cho thêm phần lợi ích. Nếu người có trí tuệ chiếu soi, dù là với cặp mắt thường, cũng là người thấy được thông suốt.

Này các tỳ kheo! Đối với các công đức thường phải siêng năng tu tập, bỏ các sự buông lung như tránh giặc cướp. Những điều lợi ích từ trước tới nay Như Lai đã nói hết, các vị chỉ nên siêng năng tu tập. Hoặc ở núi cao, đầm vắng, hoặc ở gốc cây hay trong tịnh thất, các vị đều nên nhớ kỹ giới pháp đã thọ chớ để quên mất. Các vị nên thường tự cố gắng tu hành, đừng để luống qua, sau có sự ăn năn. Như Lai giống như bác sĩ biết bệnh cho thuốc. Uống hay không uống chẳng phải lỗi của bác sĩ; cũng giống như người dẫn đường giỏi chỉ con đường tốt, nghe mà không đi chẳng phải lỗi tại kẻ chỉ đường.

Này các tỳ kheo! Đối với giáo lý Tứ Diệu Đế có chỗ nào nghi ngờ nên mau hỏi, không nên ôm mối hoài nghi mà không cầu giải quyết. Đức Thế Tôn nói ba lần như vậy, vẫn không có người nào thưa thỉnh, vì trong đại chúng không có điều gì nghi ngờ nữa. Lúc ấy ngài A Nâu Lâu Đà quán sát tâm niệm của đại chúngbạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, mặt trời có thể trở nên lạnh, mặt trăng có thể trở nên nóng, lời Phật nói về Tứ Diệu Đế không thể nào khác được. Phật nói về Khổ đế thì chắc chắn là Khổ, không thể vui được. Tập đế là nhân, thì không thể có nhân khác được. Nhân diệt thì khổ diệt. Đạo diệt khổ thật là chơn đạo, không có đạo nào khác. Thưa Thế Tôn, các tỳ kheo trong đây đối với Tứ Diệu Đế quyết định không còn điều gì nghi ngờ nữa".

Bấy giờ trong đại chúng, người tu hành chưa trọn, biết Phật sắp vào Niết bàn tối hậu, sanh lòng thương xót, có người mới vào đạo nghe Phật nói tức thời được giải thoát, chẳng khác gì nhà tối ngàn năm gặp ánh sáng, có vị tu hành trọn vẹn, được giải thoát, nhưng lại nghĩ rằng: "Đức Thế Tôn cớ sao vào Niết bàn tối hậu nhanh chóng thế".

Tuy ngài A Nậu Lâu Đà nói rằng trong đại chúng thảy đều thông suốt được ý nghĩa Tứ Diệu Đế, nhưng Đức Thế Tôn muốn hết thảy đại chúng đều được lòng tin vững chắc, nên Ngài khởi đại bi tâmđại chúng dạy rằng: "Này các tỳ kheo! Chớ ôm lòng sầu não, cho dù Như Lai có sống ở đời bao lâu đi nữa, rốt cuộc cũng phải chia ly. Họp mà không tan là điều không thể có. Những giáo pháp tự lợi, lợi tha ta đã giảng đầy đủ cả, cho nên ta có trụ ở thế gian thêm nữa cũng không lợi ích gì. Những người đầy đủ nhân duyên đáng được độ dù ở cõi người hay cõi trời cũng đã được độ cả, còn những ai chưa đủ nhân duyên được độ thì ta sẽ tạo nhân duyên cho được độ, từ nay về sau các đệ tử của ta tiếp tục sự nghiệp ấy. Thế là pháp thân của Như Lai thường còn, không bao giờ mất.

Thế nên phải biết: Cảnh đời là vô thường, có họp ắt có tan, chớ sanh lòng sầu khổ, tướng thế gian là vậy. Tốt hơn hết các vị nên chuyên cần tu tập để sớm cầu giải thoát, dùng ánh sáng trí tuệ diệt các nghi ám. Cảnh đời hư giả, không gì bền chắc, ta nay nhập diệt như trừ bệnh dữ. Đây là xác thân phải bỏ, vì là nhân duyên hội tụ, giả gọi là thân. Chính những yếu tố này khiến chúng sanh chìm đắm trong biển sanh, già, bệnh, chết. Người nào diệt trừ được nó như giết được bọn giặc cướp, chẳng vui mừng sao?

Này các tỳ kheo! Các thầy thường phải nhất tâm siêng cầu đạo giải thoát. Tất cả sự vật trong thế gian, dù động hay bất động, đều là tướng bại hoại không an. Này các thầy, thôi! Không nên nói nữa. Thời giờ đã đến, ta sắp nhập Niết bàn. Đó là những lời dạy khuyên cuối cùng của ta.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2017(Xem: 17244)
07/06/2010(Xem: 87817)
11/03/2017(Xem: 47857)
25/02/2015(Xem: 9251)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.