Kinh Đại Bi Phẩm 7 Xá Lợi

13/08/20162:26 SA(Xem: 8468)
Kinh Đại Bi Phẩm 7 Xá Lợi

KINH ĐẠI BI
Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá, người nước Thiên-trúc, 
dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, 
vào thời Cao-Tề (Bắc-Tề, 550-577).
Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn,
tại Canada, năm 2016.

 

 Phẩm 7
XÁ LỢI

 

Lúc bấy giờ đức Phật lại bảo tôn giả A Nan:

“Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có người thiện nam hoặc tín nữ nào, hoặc tại gia hoặc xuất gia, phát tâm cúng dường xá-lợi của Như Lai, dù chỉ nhỏ như hạt cải, mà chí thành cung kính, tôn trọng, khiêm cung cúng dường, thì Như Lai nói rằng, do căn lành này mà người đó sẽ đạt được đạo quả niết-bàn rốt ráo. Này A Nan! Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có người thiện nam hoặc tín nữ nào, phát khởi lòng kính tin, tạo lập tháp miếuhình tượng của Như Lai với lòng tin sâu xa, không chút nghi ngờ, thì Như Lai nói rằng, do căn lành này mà người đó sẽ đạt được đạo quả niết-bàn rốt ráo. Này A Nan! Hoặc có người hiện tại cúng dường Như Lai, hoặc có người sau khi Như Lai diệt độ sẽ cúng dường xá-lợi của Như Lai dù nhỏ như hạt cải, hoặc có người tạo lập tháp miếuhình tượng của Như Lai, hoặc có người phát khởi lòng tin và nhớ nghĩ đến công đức của Phật mà rải một bông hoa trên hư không để cúng dường, thì Như Lai nói rằng, do căn lành này mà người đó sẽ đạt được đạo quả niết-bàn rốt ráo. Này A Nan! Nếu lại có người thấy được thần thônguy lực của Phật mà rải một bông hoa trên không trung để cúng dường, người ấy còn có thể đạt được đạo quả niết-bàn, huống nữa là trong hiện tại thân cận thừa sự cúng dường Như Lai, và sau khi Như Lai diệt độ cúng dường xá-lợi của Như Lai. Này A Nan! Cảnh giới của chư Phật không thể nghĩ bàn, cho nên phước đức của người cúng dường cũng không thể nghĩ bàn. Này A Nan! Nếu có người nhớ nghĩ tới Phật mà phát tâm cúng dường, dù chỉ dùng một bông hoa rải lên không trung, Như Lai dùng Phật trí thấy biết phước báo của người ấy không thể nghĩ bàn, huống nữa là trong đời vị lai nếu có Phật tử phát khởi lòng kính tin sâu xa, nhớ nghĩ tới công đức của Phật mà mong cầu trí tuệ của Phật. Này A Nan, thầy hãy tin điều đó!”

Nghe Phật dạy như thế, tôn giả A Nan vô cùng vui mừng, liền bạch Phật rằng:

“Thật là hi hữu, bạch đức Thế Tôn! Bây giờ thật đúng lúc, cúi xin đức Thế Tôn dạy rõ về phước báo của người nhớ nghĩ tới Phật mà phát tâm cúng dường, dù chỉ dùng một bông hoa rải lên không trung. Chư vị tì-kheo nghe lời đức Thế Tôn dạy rồi thọ trì đọc tụng; do đó mà sinh tâm thương xót thế gian, đem lại lợi ích, an ổn cho trời người. Ở đời hiện tại cũng như vị lai, chúng sinh lại được nghe lời dạy của chư vị tì-kheo này, rất vui mừng, sinh lòng kính tin, thường gieo trồng căn lành. Họ nghĩ rằng: [Đức Thích Ca Mâu Niđấng Pháp Vương vô thượng, là bậc đại từ bi, thương xót thế gian, khuyên dạy chúng ta, khiến cho chúng ta phát tâm tinh tấn nhớ nghĩ tới Phật.]”

Tôn giả A Nan bạch xong, đức Phật bảo:

“Này A Nan! Thầy hãy lắng nghe và suy nghĩ chín chắn, Như Lai sẽ nói về phước báo ấy.”

Tôn giả A Nan bạch:

“Thưa vâng, bạch đức Thế Tôn! Chúng con đang lắng nghe.”

Đức Phật dạy tôn giả A Nan:

“Nếu có người nào nhớ nghĩ tới Phật, dù chỉ dùng một bông hoa rải lên không trung để cúng dường, do phước đức ấy mà người đó sẽ được phước báo không thể nói cho cùng; dù người đó, từ đời quá khứ cho đến ngày nay, lưu chuyển trong sinh tử, trải qua kiếp số dài lâu, không thể biết hết được; trong đời vị lai cũng vậy. Nếu có người đem tâm chí thành nhớ nghĩ tới công đức của Phật, dù chỉ dùng một bông hoa rải lên không trung để cúng dường, thì trong đời vị lai, người đó sẽ được làm Phạm Thiên Vương, Thích Thiên Vương, hoặc Chuyển Luân Thánh Vương, và phước báo của người ấy sẽ không cùng tận. Do căn lành và phước đức không có ngằn mé mà người đó chỉ có một hướng đi tới là đạo quả niết-bàn. Vì sao vậy? Này A Nan! Cúng dường vào ruộng phước chư Phật thì không phải là quả báo hữu vi có ngằn mé, cho nên Như Lai nói người đó chắc chắn sẽ chứng được niết-bàn rốt ráo. Này A Nan! Hoặc có người hiện tại cúng dường Như Lai, hoặc có người sau này cúng dường xá-lợi của Như Lai dù nhỏ như hạt cải, hoặc có người tạo lập tháp miếuhình tượng của Như Lai để cúng dường, hoặc có người do nhớ nghĩ tới Phật mà rải một bông hoa lên không trung để cúng dường, hoặc có người ngồi yên lặng trong nhà, do nhớ nghĩ tới Phật mà rải một bông hoa lên không trung để cúng dường, này A Nan, Như Lai nói những người này sẽ an trú niết-bàn; đó là niết-bàn bậc nhất, niết-bàn rốt ráo, niết-bàn tối thắng, niết-bàn vi diệu, niết-bàn thanh tịnh. Này A Nan! Vì lí do đó, trong các loại ruộng phước thì Phật là ruộng phước tối thắng, là vua của các ruộng phước. Vì sao vậy! Vì cúng dường vào ruộng phước chư Phật thì sẽ được phước báo không cùng tận; không phải là loại phước báo thế gian có thể cùng tận; cho nên, ruộng phước chư Phật là loại ruộng phước bậc nhất. Này A Nan! Chư Phật thuận theo chánh đạo, có thể làm ruộng phước rốt ráo, ruộng phước vô thượng. Những người cúng dường nơi ruộng phước chư Phật, chắc chắn sẽ tiến đến cảnh giới niết-bàn rốt ráo, niết-bàn bậc nhất. Này A Nan! Người rải hoa cúng dường có được công đức như thế, nếu lại có người chỉ nhớ nghĩ tới Phật và một lòng kính tin, Như Lai nói người này cũng sẽ tiến tới cảnh giới niết-bàn rốt ráo. Này A Nan! Không những loài người nhớ nghĩ tới Phật được công đức như thế, mà đến như loài súc sinh, nếu cũng biết nhớ nghĩ tới Phật, thì Như Lai nói rằng, loài súc sinh ấy cũng có căn lành và phước báo, và sẽ được đạo quả niết-bàn rốt ráo. Này A Nan! Thầy hãy quán xét, chư Phật làm ruộng phước cho chúng sinh, khiến cho chúng sinh sẽ được thần thônguy lực như thế. Vì vậy cho nên, này A Nan, thầy chớ nên đau buồn! Nếu có người thiện nam hoặc tín nữ nào, cho đến loài súc sinh hay các loài chúng sinh khác, phát khởi lòng tin đối với chư Phật, thì sẽ được thần thôngcông đức rộng lớn như thế, như vị cam lồ bậc nhất trong các vị cam lồ. Này A Nan! Thầy đã đem cả việc làmlời nói mà hầu hạ Như Lai với tâm từ hiếu, trước sau như một, luôn luôn an vui, không giận hờn, không oán trách. Này A Nan! Giả sử có người thiện nam hoặc tín nữ, trải qua trọn một kiếp hay ít hơn một kiếp, đem mọi thứ trân quí, cung kính cúng dường chư vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, và A-la-hán nhiều như mía, tre, gai, cỏ trong khắp ba ngàn đại thiên thế giới, này A Nan! Ý thầy thế nào? Phước đức của người thiện nam hoặc tín nữ đó có nhiều không?”

Tôn giả A Nan bạch:

“Bạch đức Thế Tôn! Phước đức của người thiện nam hoặc tín nữ đó rất nhiều.”

Đức Phật dạy:

“Này A Nan! Nếu lại có người, ở trước chư Phật, chỉ cần chắp tayxưng niệm danh hiệu, thì phước đức của người này, nếu so sánh với người trước, nhiều hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, gấp trăm ngàn ức lần. Vì sao vậy? Này A Nan! Trong các loại ruộng phước thì chư Phật là ruộng phước tối thượng. Bởi vậy, cúng dường chư Phật sẽ thành tựu được công đức, thần thônguy lực lớn. Này A Nan! Vừa rồi là nói về phước đức cúng dường chư vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán trong ba ngàn đại thiên thế giới; nếu lại có người thiện nam hoặc tín nữ, trải qua trọn một kiếp hay ít hơn một kiếp, đem mọi thứ xứng ý, cung kính cúng dường chư vị Phật Bích-chi nhiều như mía, tre, gai, cỏ trong khắp ba ngàn đại thiên thế giới; rồi sau khi chư vị Phật Bích-chi ấy diệt độ, lại có người thiện nam hoặc tín nữ xây tháp bảy báu, trọn đời dùng hương hoa, y phục, ngọa cụ, phướn lọng quí báu, chí thành cung kính cúng dường, này A Nan! Ý thầy thế nào? Phước đức của những người thiện nam, tín nữ đó có nhiều không?”

Tôn giả A Nan bạch:

“Bạch đức Thế Tôn! Phước đức của những người thiện nam, tín nữ đó rất nhiều.”

Đức Phật dạy:

“Này A Nan! Nếu lại có người, ở trước Phật, phát khởi lòng tin thanh tịnh, khéo suy nghĩhiểu rõ lời dạy của Phật mà nói như vầy: [Trí tuệ của chư Phật thật không thể nghĩ bàn!] Do căn lành của sự tin hiểu đó mà người này có được phước đức, nếu so sánh với người cúng dường Phật Bích-chi ở trước, thì nhiều hơn gấp trăm lần, gấp ngàn lần, gấp trăm ngàn ức lần. Vì sao vậy? Này A Nan! Chư Phật Thế Tônlòng từ vô lượng, lòng bi vô lượng, giới vô lượng, định vô lượng, tuệ vô lượng, giải thoát vô lượng, giải thoát tri kiến vô lượng, tu tập vô lượng, chứng đạt vô lượng. Này A Nan! Trí tuệ của chư Phật không thể nghĩ bàn, cảnh giới của chư Phật cũng không thể nghĩ bàn; nếu có người cúng dường bậc không thể nghĩ bàn thì sẽ được phước báo không thể nghĩ bàn. Này A Nan, thầy chớ nên lo buồn! Thầy sẽ được công đức, thần thônglợi ích lớn. Vì sao vậy? Này A Nan! Thầy đã đem việc làm từ hiếu, lời nói từ hiếu và ý nghĩ từ hiếu, cúng dường Như Lai trong hơn hai mươi năm qua; thầy thọ trì kho tàng pháp bảo của Như Lai; trong những người nghe nhiều học rộng thì thầy là người đứng đầu; trong những người có trí tuệ, biện tài, nói năng khéo léo, hỏi đáp rành mạch, thì thầy cũng là người đứng đầu; thầy có đức vô úy, có trí tuệ chân chính, chứng được đạo quả, giữ gìn Kinh, Luật, Luận; đối với bốn chúng, thầy thuyết pháp không biết mệt mỏi. Này A Nan! Sau khi Như Lai diệt độ, thầy cùng với đại đức Đại Ca Diếp sẽ là các vị đạotối thượng, làm các Phật sự lớn lao. Này A Nan, thầy chớ nên lo buồn! Thầy sẽ được công đức, thần thônglợi ích lớn.”

Mục Lục:
Kinh Đại Bi Phẩm 1 Phạm Thiên
Kinh Đại Bi Phẩm 2 Thương Chủ
Kinh Đại Bi Phẩm 3 Đế Thích
Kinh Đại Bi Phẩm 4 La Hầu La
Kinh Đại Bi Phẩm 5 Ca Diếp
Kinh Đại Bi Phẩm 6 Hộ Trì Chánh Pháp
Kinh Đại Bi Phẩm 7 Xá Lợi






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2017(Xem: 17244)
07/06/2010(Xem: 87818)
07/06/2010(Xem: 76639)
11/03/2017(Xem: 47857)
25/02/2015(Xem: 9251)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.