Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải

28/05/201012:00 SA(Xem: 66942)
Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải
KINH PHÁP BẢO ĐÀN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1999 PL. 2543

Quyển Pháp Bảo Đàn do Thiền sư Pháp Hải, đệ tử của Lục Tổ, trụ trì chùa Bảo Lâm ghi chép lại. Thế nên những lời được ghi lại đương nhiên là có khi sơ sót chút ít, có khi được bổ túc cho thành câu, thành văn, vì Lục Tổ chỉ giảng thôi chớ không có viết.

Tổ dạy rằng: Tất cả không có chân thật, chẳng do thấy nơi chân mà gọi là chân, nếu thấy được chân thì cái thấy đó trọn không phải là chân. Chúng ta nghe như khó hiểu, nhưng lẽ thật là như thế. Chân là tự nó chân, nếu thấy chân thì cái chân đó không thành chân.

Tổ chỉ thật là rõ ràng, nếu người hay tự có chân, chân đó ở đâu? Lìa giả tức tâm chân, tự tâm không chịu lìa giả, không chân chỗ nào tìm ra chân? Như vậy chân có là khi nào lìa được giả, có sáng là khi nào mất tối, còn tối mà muốn tìm sáng là không có, còn theo giả mà muốn tìm chân cũng không có.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 57725)
09/06/2010(Xem: 32768)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.