Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

21/03/201312:00 SA(Xem: 41506)
Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

Phật lịch 2553
Dương lịch 2009 - Việt lịch 4888
THÍCH PHƯỚC THÁI
KINH PHÁP CÚ
SONG NGỮ CHÚ GIẢI
Nhà xuất bản Quang Minh

TẬP I 
(Phẩm 1-9)
TẬP 2 
(Phẩm 10-15)
TẬP 3 
(Phẩm 16-22)
TẬP 4 
(Phẩm 23-26)
Bản PDF:
Kinh Pháp Cú - Tập 1
Kinh Pháp Cú - Tập 2
Kinh Pháp Cú - Tập 3


Lời đầu sách

Kinh Pháp Cú là những câu nói ngắn gọn do Đức Phật nói ra tùy theo từng trường hợp. Những lời dạy nầy nhằm mục đích thức nhắc đương cơ lưu tâm để áp dụng tu hành cho có kết quả tốt đẹp. Những lời dạy nầy về sau đã được chư Tổ kết tập lại, thành Kinh gọi là Kinh Pháp Cú. Mỗi lời dạy đều có ghi rõ lý do xuất xứ.

Toàn Kinh gồm có 26 phẩm và có tất cả là 423 câu. Kinh nầy nằm trong Tiểu bộ (Khuddaka- Nikaya) của tạng Kinh Pali và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở Á Châu và Âu MỹĐại Đức Narada đã dịch ra bản chữ Anh, xuất bản tại Tích Lan. Một bản chữ Anh khác của giáo sư C.R Lanman, do Đại học đường Haward tại Mỹ quốc xuất bản; bản chữ Nhật của Phước đảo Trực Tứ Lang xuất bản tại Nhật và các bản Hán dịch rất cổ với danh đề là Pháp Cú KinhPháp tập yếu tụng v..v

Kinh nầy rất được phổ cập tại các nước Phật giáo Nguyên Thủy như Tích Lan, Miến Điện v..v.. Có thể nói Kinh nầy như là một quyển Kinh nhật tụng của giới Tăng già và cư sĩ ở các quốc gia đó. Họ coi như là một quyển kinh gối đầu giường. Đại đa số đều nhớ nằm lòng. Họ thường xuyên đem ra áp dụng vào đời sống thực tế hằng ngày. Kết quả rất có lợi ích.

Riêng những bản chữ Việt, chúng tôi thấy có một vài bản dịch ra Việt văn như sau:

1. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thiện Siêu do nhà xuất bản Phú Lâu Na ấn bản tại Hoa Kỳ Phật lịch 2546 - 2002.

2. Kinh Lời Vàng Dhammapada do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ nguyên bản Pali theo thể văn kệ.

3. Bản dịch của các Ni sinh thuộc thiền viện Viên Chiếu dịch theo bản chữ Anh của học giả Eugène Valson Buxlingame. Nhà học giả nầy đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú sơ giải bằng tiếng Pali, do nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1999. Đặc biệt bản dịch nầy, sau mỗi câu Kinh đều có nêu rõ điểm xuất xứ Phật dạy và có kèm theo sau đó là một mẫu chuyện, nêu rõ lý do chính yếu Phật nói ra câu Kinh đó.

4. Bản dịch của luật sư Đinh Sĩ Trang dịch đề là Lời Phật Dạy ấn hành tại Úc năm 1997. Ngoài ra, còn những quyển nào khác nữa, thì chúng tôi chưa được biết đến.

Nay chúng tôi y cứ vào bản dịch Việt ngữ của Hòa Thượng Thích Thiện Siêu làm tài liệu chính để giảng giải cho Tăng, Ni và chúng tôi cũng có thêm phần Kệ tụng do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch. Đồng thờichúng tôi cũng có thêm phần đối chiếu Anh ngữ trong quyển DHAMMAPADA của dịch giả Àcharya Buddharakkhita. Tác phẩm đã ấn hành vào ngày 16 tháng 10 năm 1986. Sở dĩ chúng tôi cho thêm phần Anh ngữ nầy, với mục đích là muốn giúp cho quý Tăng, Ni sinh tại Phước Huệ Công Đức Tòng Lâm tiện đối chiếu học hỏiĐồng thời sau mỗi câu Kinh chúng tôi có thêm phần chú thích từ ngữ và lược giảng.

Tài liệu biên soạn nầy, nhằm mục đích hướng dẫn, giúp thêm tài liệu cho quý tăng ni sinh tu học trong khóa an cư tại Phước Huệ Công Đức Tòng Lâm năm 2005. Việc biên soạn nầy, dù có cố gắng đến đâu, chúng tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót sai lầm. Kính mong chư Tôn Đức cùng các bậc thức giả từ bi chỉ giáo, chúng tôi xin chân thành đa tạ.

Phước Huệ Công Đức Tòng Lâm.

Ngày đầu an cư, 23 /5/ 2005

Nhằm ngày 16/ 4/ âm lịch năm Ất Dậu.

Thích Phước Thái


MỤC LỤC

TẬP I
Lời nói đầu. 1 - 3
Phẩm Song Yếu.. 4 - 37
Phẩm Không buông lung.. 38 - 56
Phẩm Tâm . 57 - 76
Phẩm Hoa 77 - 111
Phẩm Ngu 112 - 176
Phẩm Hiền Trí . 177 - 245
Phẩm A La Hán . 246 - 295
Phẩm Ngàn . 296 - 365
Phẩm Ác . 366 - 415
TẬP II

Lời nói đầu 

X - Phẩm Đao Trượng 

XI - Phẩm Già 

XII - Phẩm Tự Ngã

XIII - Phẩm Thế Gian

XIV - Phẩm Phật Đà 

XV - Phẩm An Lạc …
TẬP III
Lời đầu sách. 3 - 5
XVI - Phẩm Hỷ Ái 6 - 52
XVII - Phẩm Phẫn Nộ 53 - 95
XVIII - Phẩm Cấu Uế 96 - 153
XIX - Phẩm Pháp Trụ 154 - 189
XX - Phẩm Đạo 190 - 246
XXI - Phẩm Tạp 247 - 296
XXII - Phẩm Địa Ngục 297 – 338
TẬP IV
Lời đầu sách. 3 - 5
XXIII - Phẩm Voi 6 - 62
XXIV - Phẩm Ái Dục 63 - 126
XXV - Phẩm Tỳ Kheo 127- 181
XXVI - Phẩm Bà La Môn 182- 296
Lời cuối sách 297 - 301

Xem thêm các bản dịch khác:
Kinh Lời Vàng (Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Kinh Pháp Cú (Thích Minh Châu)
Kinh Pháp Cú (Thích Minh Châu, Thích Thiện Siêu)
Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật (Thích Nhật Từ)
- Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải (Thích Phước Thái)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada (Lời Vàng Phật Dạy) Thích Thiện Siêu
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) - Đa Ngữ: Việt - Anh - Pháp - Đức
- Tích Truyện Kinh Pháp Cú (Viên Chiếu)
Chú Giải Kinh Pháp Cú Trọn Bộ 4 Quyển (Pháp Minh)
Kinh Pháp Cú - Thiện Nhựt tìm hiểu  (Thiện Nhựt)









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 57722)
09/06/2010(Xem: 32767)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.