Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

17/05/20184:56 CH(Xem: 8124)
Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

KINH PHÁP HOA TINH YẾU
Thích Thái Hòa
Chứng minh: HT. Thích Huyền Quang
Chùa Phứớc Duyên - Huế
2007 – 2551

Phap Hoa Tinh YeuMỤC LỤC

Lời Thưa
Chương I - Ý Nghĩa Đề Kinh Pháp Hoa
Chương II - Những Đặc Điểm 
Chương III - Chủ Yếu, Bố Cục Và Nội Dung 
Chương IV - Lịch Sử Phát Triển Kinh Pháp Hoa 
Thư Mục Tham Khảo

 

LỜI THƯA

Khi mới xuất gia hành điệu vào tuổi để chỏm, đứng hầu bên Thầy, nghe Thầy tôi giảng những điều căn bản về đức tin Pháp Hoa cho nhóm hướng thiện bác Siêu, hay cho những vị cư sĩ, mặc dù bấy giờ tôi nghe chẳng hiểu gì, nhưng không biết vì sao trong lòng lại thích kinh ấy và đã tụng đọc kinh ấy từ khi mới làm chú Sa-di.

Sau năm 75, tôi đã có cơ duyên học kinh Pháp Hoa với Hòa thượng Thích Đôn Hậu tại Phật Học Viện Báo Quốc và chùa Linh Mụ; lại tiếp tục được học kinh nầy với Hòa thượng Thích Thiện Siêu trong khóa Phật học 1980 - 1984, tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn, do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Giám Viện.

Năm 1990, do khuyến khích của chư Tôn đức tại Cố Đô Huế, tôi đã nhận trách nhiệm giảng dạy kinh Pháp Hoa tại Phật Học Viện Báo Quốc cho Tăng Ni, tại chùa Phước Duyên - Huế cho hàng cư sĩ vào mỗi buổi sáng chủ nhật, và cùng với chư Tăng phân chia nhau giảng dạy kinh Pháp Hoa vào mỗi buổi sáng chủ nhật tại chùa Từ Đàm cho hàng cư sĩ. Cũng trong những năm thập niên 90, tôi lại nhận trách nhiệm giảng dạy kinh Pháp Hoa cho các Tăng sinh tại Tổ Đình Từ Hiếu, Thuyền Lâm và sau những năm 2000, tôi lại còn giảng dạy kinh ấy cho các Khóa học bậc Lực của các huynh trưởng GĐPT tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vì do những cơ duyên như vậy, nên tôi đã nghiên cứu, thọ trì, đọc tụng kinh Pháp Hoabiên soạn thành giáo trình để giảng dạy, nhằm báo ân Phật, Tổ, Thầy, bạn, cha mẹchúng sanh.

Tập giáo trình nầy, tôi đã trình lên Hòa thượng Thích Huyền Quang, khi Ngài còn ở chùa Quang Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi và cầu xin Ngài chứng minh. Bấy giờ, không những Ngài hoan hỷ mà còn có những lời khích lệ, sách tấn và chỉ dạy những điều then chốt nữa.

Dù đã được chư Tôn đức giáo dục và chỉ dạy, những điều tinh yếu của kinh và sách tấn, khích lệ, cùng với tự thân nỗ lực ngày đêm học hỏi, nghiên cứu, ngẫm nghĩ không ngừng, nhưng do đức bạc, tài hèn không thể nào lãnh hội hết Diệu pháp của Phật, ý chỉ của Kinh và những giáo chỉ của Thầy, vì vậy mà trong tập nầy không sao tránh khỏi thiếu sót.

Thiếu sót là do sự kém cỏi của tôi, mà nếu trong tập nầy có gì đáng quí là do công laoân đức của tất cả.

Vậy, trong tập nầy, nếu có gì thiếu sót, kính mong chư tôn đức từ bi chỉ giáo.

Chùa Phước Duyên - Huế,

Ngày 22-10-2007

Tỷ Kheo Thích Thái Hòa
Thư Viện Hoa Sen

pdf_download_2
Pháp Hoa Tinh Yếu - Thích Thái Hòa



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 57725)
09/06/2010(Xem: 32768)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.