Thư Viện Hoa Sen

Lời Nói Đầu

08/06/201012:00 SA(Xem: 10552)
Lời Nói Đầu

LƯỢC GIẢI KINH DUY MA
Thượng Tọa Thích Trí Quảng
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành PL. 2535 – 1999

 

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh Duy Mabộ kinh quan trọng trong hệ Đại thừa Phật giáođặc biệt tư tưởng của kinh đã làm nền tảng cho giáo nghĩa Thiền tông. Ở Việt Nam, đa số tu Thiền, nên kinh này đã ảnh hưởng vào đời sống các Thiền sưthể hiện qua các bài thơ ngộ đạo

Tuy nhiên, từ xưa đến nay, người Việt Nam chỉ phiên dịch kinh Duy Ma từ chữ Hán ra chữ Việt. Chưa có tác phẩm nào nghiên cứu giảng giải về tư tưởng kinh.

Năm 1982, trường Cao cấp Phật học Việt Nam mời tôi giảng dạy bộ kinh này. Để đáp ứng gấp rút yêu cầu tu học thiết yếu của Tăng Ni sinh, chúng tôi đã biên soạn bộ Lược giải kinh Duy Ma. Phần triển khai ý nghĩa bộ kinh này được căn cứ trên những tài liệuchúng tôi đã nghiên cứu khi tu họcNhật Bản của các giáo sư Nhật là ông Tamaki, Nomura, Kyobashi, v.v...

Khi xuất bản lần thứ nhất giới thiệu một số ý trong kinh, chúng tôi nghĩ nó thích hợp với thời đạihoàn cảnh của Phật giáo Việt Nam. Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Tăng Ni Phật tử. Lần này, nhằm đáp ứng nhu cầu tu học mỗi ngày tốt đẹp hơn, chúng tôi cho tái bản tác phẩm này với ít nhiều sửa đổi

Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai nếu đủ duyên lành, sẽ hoàn thành một bộ tư tưởng Duy Ma để giới thiệu đầy đủ hơn các tác phẩmtác giả liên quan đến kinh Duy Ma của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.

Mặc dù tác phẩm tái bản đã được sửa đổithiết nghĩ khó tránh khỏi những sơ suất. Kính mong các bậc cao minh từ bi hoan hỷ chỉ giáo thêm để lần tái bản tới, tác phẩm được hoàn mỹ hơn. Chúng tôi chân thành biết ơn quý vị.

Trong việc thành tựu công đức cúng dường Pháp bảo này, chúng tôi xin thành kính ghi nhớ công ơn giáo dưỡng của các bậc cao đức : cố Hòa Thượng Thiện Hoa, cố Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa Thượng Trí Tịnh, giáo sư Sakamoto, giáo sư Yamamoto, giáo sư Nakamura v.v... cùng quý tác giảchúng tôi đã tham khảo sách của quý Ngài. 

Mùa An cư PL.2535 – 1991 

Hòa thượng THÍCH TRÍ QUẢNG
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: