Lời Nói Đầu

08/06/201012:00 SA(Xem: 10349)
Lời Nói Đầu

LƯỢC GIẢI KINH DUY MA
Thượng Tọa Thích Trí Quảng
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành PL. 2535 – 1999

 

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh Duy Mabộ kinh quan trọng trong hệ Đại thừa Phật giáođặc biệt tư tưởng của kinh đã làm nền tảng cho giáo nghĩa Thiền tông. Ở Việt Nam, đa số tu Thiền, nên kinh này đã ảnh hưởng vào đời sống các Thiền sưthể hiện qua các bài thơ ngộ đạo

Tuy nhiên, từ xưa đến nay, người Việt Nam chỉ phiên dịch kinh Duy Ma từ chữ Hán ra chữ Việt. Chưa có tác phẩm nào nghiên cứu giảng giải về tư tưởng kinh.

Năm 1982, trường Cao cấp Phật học Việt Nam mời tôi giảng dạy bộ kinh này. Để đáp ứng gấp rút yêu cầu tu học thiết yếu của Tăng Ni sinh, chúng tôi đã biên soạn bộ Lược giải kinh Duy Ma. Phần triển khai ý nghĩa bộ kinh này được căn cứ trên những tài liệuchúng tôi đã nghiên cứu khi tu họcNhật Bản của các giáo sư Nhật là ông Tamaki, Nomura, Kyobashi, v.v...

Khi xuất bản lần thứ nhất giới thiệu một số ý trong kinh, chúng tôi nghĩ nó thích hợp với thời đạihoàn cảnh của Phật giáo Việt Nam. Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Tăng Ni Phật tử. Lần này, nhằm đáp ứng nhu cầu tu học mỗi ngày tốt đẹp hơn, chúng tôi cho tái bản tác phẩm này với ít nhiều sửa đổi

Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai nếu đủ duyên lành, sẽ hoàn thành một bộ tư tưởng Duy Ma để giới thiệu đầy đủ hơn các tác phẩmtác giả liên quan đến kinh Duy Ma của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản.

Mặc dù tác phẩm tái bản đã được sửa đổithiết nghĩ khó tránh khỏi những sơ suất. Kính mong các bậc cao minh từ bi hoan hỷ chỉ giáo thêm để lần tái bản tới, tác phẩm được hoàn mỹ hơn. Chúng tôi chân thành biết ơn quý vị.

Trong việc thành tựu công đức cúng dường Pháp bảo này, chúng tôi xin thành kính ghi nhớ công ơn giáo dưỡng của các bậc cao đức : cố Hòa Thượng Thiện Hoa, cố Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa Thượng Trí Tịnh, giáo sư Sakamoto, giáo sư Yamamoto, giáo sư Nakamura v.v... cùng quý tác giảchúng tôi đã tham khảo sách của quý Ngài. 

Mùa An cư PL.2535 – 1991 

Hòa thượng THÍCH TRÍ QUẢNG
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/09/2013(Xem: 29678)
19/05/2010(Xem: 45568)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.