QUI SƠN CẢNH
SÁCH
Thiền Sư Linh Hựu
Hòa Thượng Thích Thanh Từ Việt dịch
Phần 3
Chánh
Văn:
“Hà nãi tài đăng giới
phẩm, tiện ngôn ngã thị Tỷ Kheo. Đàn việt sở tu, khiết dụng thường trụ, bất
giải thổn tư lai xứ, vị ngôn pháp nhĩ hiệp cúng. Khiết liễu tụ đầu huyên huyên,
đãn thuyết nhân gian tạp thoại. Nhiên tắc nhất kỳ sấn lạc, bất tri lạc thị khổ
nhân. Nẵng kiếp tuẩn trần, vị thường phản tỉnh. Thời quang yểm một, tuế nguyệt sa
đà, thọ dụng ân phồn, thí lợi nùng hậu. Động kinh niên tải, bất nghĩ khí ly.
Tích tụ tư đa, bảo trì huyễn chất. Đạo sư hữu sắc, giới húc Tỷ Kheo, tiến đạo
nghiêm thân, tam thường bất túc. Nhân đa ư thử, đam vị bất hưu, nhật vãng
nguyệt lai, táp nhiên bạch thủ. Hậu học vị văn chỉ thú, ưng tu bác vấn tiên
tri, tương vị xuất gia quí cầu y thực”.
Dịch:
Sao lại vừa mới lên giới phẩm,
liền xưng: Ta là Tỳ Kheo. Dùng của thí chủ, ăn của Thường trụ, không biết xét
nghĩ của ấy tự đâu đem đến, lại nói càng: lẽ (đương nhiên) phải hiến cúng. Ăn
rồi dụm đầu ồn náo, chỉ nói toàn chuyện tạp thế gian. Song, một thuở đua vui,
không biết vui ấy là nhân của khổ. Nhiều kiếp theo trần, chưa từng tỉnh lại. Thời
giờ mất mát, năm tháng dần dà. Thọ dụng càng nhiều, thí chủ càng được lợi. Hết
năm này sang năm khác chẳng chịu trừ bỏ. Chất chứa càng nhiều chỉ để giữ gìn
thân huyễn. Đấng đạo sư có lời dạy, răn nhắc Tỳ Kheo: “Tiến đạo nghiêm thân, ba
việc thường chớ đủ”. Người nay phần nhiều mê đắm không thôi, ngày lại tháng qua
thoạt nhiên đầu bạc. Kẻ hậu học chưa nghe chỉ thú, phải nên rộng hỏi bậc tiên
tri. Chớ nói xuất gia trọng cầu ăn mặc.
“Hà nãi tài đăng giới phẩm,
tiện ngôn ngã thị Tỳ Kheo”. Đến đây Tổ cho một roi quá đau. Thọ giới rồi xưng
Tỳ Kheo vì sao lại bị quở? Tổ quở đây là quở bịnh ngã mạn. Là người xuất gia
phải luôn giữ vững ý chí, bổn phận của mình, bên trong ghi nhớ pháp tu, bên
ngoài mở rộng đức lục hòa, luôn luôn có ý chí cầu siêu thoát thế gian. Tại sao
mới vừa thọ giới lại xưng ta là Tỳ Kheo, có ý tự cao ngã mạn? Vì thế mà Tổ quở…
Rồi thì:
2.Xét
lại đức hạnh của mình, được những điểm ưu nào, còn những điểm khuyết nào để sửa.
3.Xét
ngừa tâm tham của mình, không để nó xâm lấn. Giả sử lên bàn ăn thấy toàn rau
muống luộc rồi sanh ngán, nghĩ đến món ăn ngon. Như vậy là có lỗi tham ăn.
Chúng ta phải nhớ ngừa tâm tham ấy chớ đòi hỏi, ăn sao cũng được miễn sống để
tu hành là quí rồi.
4.Nên
xem việc ăn uống chỉ là món thuốc để trị bịnh. Như khi đói quá thì tay chân rũ
liệt, không muốn nói cũng không muốn đi, đó là bịnh chớ gì? Rồi sau khi ăn vài
chén cơm thấy khỏe… Vậy cơm là thuốc trị bịnh. Mà đã là thuốc thì dù thuốc đắng
thuốc ngọt gì cũng uống, uống cốt để trị bịnh thôi, đừng chê khen gì cả. Nếu
chúng ta ăn mà nghĩ ngon dở tức là đã lệ thuộc vào cái lưỡi, chứ không phải ăn
để trị bịnh. Nếu ăn để trị bịnh thì dù đắng cay ngon dở gì cũng được, miễn trị
được bịnh đói thì thôi.
5.Nghĩ
mình tu là quyết định thành đạo nghiệp. Tức phải thể nhập bản thể của mình, kế
đó thực hành công hạnh viên mãn, cho nên mới ráng mà thọ món ăn này, chớ chẳng
phảino đủ để vui chơi. Chúng ta thấy có rất nhiều người lầm khi nói: ăn thứ này
bổ có thể lên cân, ăn thứ kia lâu ngày sẽ sụt ký… Như vậy đó là chúng ta vì mập
ốm chứ chẳng phải vì đạo nghiệp mà ăn. Chúng ta ăn cốt để tu hành thành đạo độ
sanh, đó là ý nghĩa mà Phật bắt phải quán trước khi ăn. Thế mà hiện nay có
người dám tuyên bố trước đại chúng rằng: “Ăn chay đã quá lắm rồi, tại sao lại phải
“tam đề ngũ quán?” Nghe như vậy tôi cảm thấy thực buồn. Bởi vì chúng ta đã sẵn
bịnh buông lung, nếu không hằng xét mình thì dễ bị nghiệp lôi, nên Phật bắt
chúng ta trong tất cả hành động đều phải tỉnh giác, không để cho thói xấu xâm
nhập. Khi ăn chúng ta khởi Tam đề ngũ quán là để xứng với tư cách của người cầu
giải thoát. Nếu chúng ta không xét, không nghĩ, vừa ăn vừa cười hỷ hả nói
chuyện nhảm nhí thế gian, thì thực là trái đạo. Có người bảo rằng: “Tín đồ cúng
là lẽ đương nhiên, tôi tu họ phải cúng cho tôi ăn”. Lý luận như vậy thật là không
chịu nổi. Họ có thiếu nợ mình đâu mà phải cúng cho mình ? Sở dĩ họ cúng là vì
họ muốn châm một ít dâù vào ngọn đèn Tam Bảo, để soi sáng thế gian cho mọi
người thoát khỏi mê lầm. Vì chúng ta là những người nhân danh Tăng Bảo, giữ cho
Phật pháp thường còn ở thế gian. Tín đồ giúp chúng ta là muốn cho Phật pháp
được lâu dài, để chúng sanh được cứu giúp khỏi vòng sanh tử, chớ chẳng phải họ
giúp chúng ta ăn chơi. Nhận của tín thí thì phải đủ tư cách của người giải
thoát. Bằng tu mà tính chuyện tầm phào, bắt người cúng dường cho mình là chuyện
không thể được. Đó chỉ là lý luận của kẻ si mê lầm lạc. Đến câu:
Nói như vậy thì sao? Mình có
nên thọ cúng không, hay nên tự túc? Đây là chổ cần chú ý. Có lắm người nghe nói
như vậy liền nghĩ: Thôi bây giờ mình phải tự làm để ăn, rảnh lúc nào tu lúc nấy
cho khỏi thọ của tín thí, khỏi mang tội, trầm luân. Lý luận như vậy có đúng
không? Hình như đa số chấp nhận là đúng. Chúng ta nên cẩn thận, phải hiểu cho tường
tận điều này để không quanh quẩn lầm lạc. Đạo Phật chủ trương đi tu là làm khất
sĩ làm kẻ ăn mày. Ăn mày đây không có nghĩa là rút rỉa đồng bào, sâu mọt của bá
tánh. Ăn mày đây là cốt gây duyên lành cho chúng sanh, chớ không phải vì muốn
rút rỉa khiến cho người phải khổ. Bởi vì muốn độ người thì một là mình ban ơn
cho họ, hai là họ ban ơn cho mình, đó là kết duyên với nhau. Nếu mình và người
không liên hệ gì thì khó mà độ được. Vì là người tu, chúng ta không có của cải
để ban ơn cho họ, thì trước mình nhận ăn của họ bằng cách thọ đồ cúng dường,
nhưng sau đó mình phải đem giáo pháp của Phật mà bố thí lại. Như thế họ giúp
mình cơm áo, mình giúp họ đạo lý, tuy một mặt mình thọ ân, nhưng một mặt mình cũng
ban ân. Như vậy trên đường tu tuy thấy mình như thiếu nợ mà thật sự không
thiếu. Điều này Phật đã nói rõ trong kinh A-Hàm qua câu chuyện Bà Dì Mẫu xin
xuất gia: Di Mẫu Ma-Ha Ba-Xà Ba-Đề xin Phật xuất gia, Phật không cho. Bà rất buồn
khổ. Thấy vậy Ngài A-Nan bạch Phật: “Thuở xưa, Thế Tôn được sanh ra mới 7 ngày,
Mẫu hậu đã mất. Từ đó một tay Di Mẫu nuôi nấng Thế Tôn cho đến lớn khôn, biết bao
nhọc nhằn vất vả. Bây giờ Bà xin xuất gia mà Phật không cho, chẳng lẽ Ngài
không nhớ ơn sao?”. Phật trả lời: “Chính vì nhớ ơn mà ta đã dạy Bà thọ Tam quy
ngũ giới, thế cũng đủ trả ơn rồi”. Như vậy chúng ta thấy cách trả ơn của người
tu không phải là đem tiền tài đáp lại, mà chỉ làm sao khiến người biết đạo, mến
đạo rồi phát tâm tu hành đó gọi là đền ơn. Thí chủ giúp ta tài sản, ta giúp lại
bằng pháp. Cả hai bố thí lẫn nhau.
Giả sử nay chúng ta thọ nhận
của người mà chưa từng bố thí pháp cho họ, lỡ họ chết mất chúng ta có nợ họ hay
không? Nếu nợ thì làm sao trả đây? Chúng ta nên nhận rõ điều này để tránh khỏi
lo âu. Chúng ta nên ý thức rằng chúng ta là kẻ nợ của tất cả chúng sinh, chẳng
phải nợ riêng của một người cúng dường ta mà thôi. Vì sao vậy? Khi quí vị tuyên
bố xuất gia tức là đã gánh vác cái nợ lớn lao của toàn thể chúng sanh rồi. Vì
bản nguyện của người xuất gia là tự cầu giải thoát và cứu độ chúng sanh. Tức chúng
ta là người gánh vác đưa đón chúng sanh qua khỏi biển trầm luân, cho nên ai
cũng là chủ nợ của mình hết. Vì thế mà tôi dám tuyên bố một câu mạnh mẽ rằng:
“Tôi là kẻ nợ của tất cả. Song, lười trả lắm! Ai biết đòi mới trả”. Nhưng cái
nợ của người tu khác người thế gian. Ngoài thế gian nợ thì họ kéo lưng, níu áo.
Còn nợ của người tu, thì chuyển làm Thầy trò. Như vậy Phật tử cúng dường Tăng
Ni, nếu họ chưa được độ trong hiện tại thì trong vị lai họ cũng sẽ được độ, vì
họ đã có gieo duyên với Tam Bảo, đã có duyên thì thế nào cũng gặp nhau qua
nghĩa Thầy trò, làm Thầy để độ trò, để cứu vớt họ qua khỏi luân hồi sanh tử.
Thế nên, nếu là kẻ thực tu, quyết chí cầu giải thoát thì nợ của thí chủ bao
nhiêu cũng không sợ, vì đó là gây duyên để độ người. Chỉ những ai nhát nhúa muốn
an phận thì mới sợ lẽ đó, rồi nghĩ rằng: thôi mình làm tự túc sống, chẳng dính
dáng gì đến ai hết. Phật gọi đó là ích kỷ chứ không phải vì chúng sanh. Nói tóm
lại nợ hay không nợ cũng tại nơi mình. Chúng ta có thể là kẻ nợ chịu nhiều
thống khổ nếu chúng ta không thực tu hành, không nhất tâm cầu giải thoátNgược lại,
chúng ta có thể là người độ thoát chúng sanh nếu chúng ta quyết chí tu hành
giải thoát.
Có lắm người quan niệm rằng,
phải tu gấp rồi nguyện sanh về một nơi nào đó (cõi Cực Lạc) yên ổn hơn để tu
nữa, còn trở lại Ta Bà khổ quá tu không được. Lý luận này rất hay đối với người
không nghĩ rằng mình là kẻ nợ của chúng sanh, hoặc tự thấy mình bất lực với
hiện tại. Nhưng đối với người có tâm niệm dũng mãnh, nhất tâm giải quyết sanh
tử ngay trong đời này và thệ nguyện cứu vớt chúng sanh, thì thấy việc cầu xin
về Cực Lạc là chưa cần thiết. Vì không hợp với tâm nguyện cao đẹp của Bồ Tát, như
Ngài Địa Tạng nguyện xuống địa ngục, nếu địa ngục chưa hết người. Ngài thề
không thành Phật (địa ngục vị không thệ bất thành Phật). Và có ai gan dạ bằng
Ngài A-Nan, Ngài nguyện: Nếu còn một chúng sanh chưa thành Phật, Ngài sẽ không
nhập Niết Bàn. Chúng ta là Phật tử, học giáo lý Đại thừa, thì ít ra cũng phải
nguyện ở nơi Ta Bà, nếu chưa độ hết chúng sanh thì không về Cực Lạc (hay nhập Niết
Bàn). Còn như chạy gấp về bên ấy, còn ai ở bên này chịu khổ cũng mặc kệ, thì
mình yếu đuối quá. Chúng ta đừng thấy trong sử ghi là có những vị Thiền sư đời
sau trở lại làm tướng, làm quan, làm vua hay làm người nữ… Như trường hợp ông Tô
Đông Pha trước là Thiền sư sau trở lại làm Tể quan, rồi cho đó là lui sụt. Đâu
không nhớ trong kinh Phổ Môn nói’ “Ưng dĩ Tể quan thân đắc độ giả tức hiện Tể
quan thân nhi vị thuyết pháp.Ưng dĩ Phạm Vương v.v…”Bồ Tát luôn luôn tùy tha
nguyện cầu độ mà các Ngài tùy hình tướnghiện ra để độ, đó là tùy nguyện độ tha,
chứ chẳng phải các Ngài lui sụt. Có một số người lầm lẫn sợ sệt, kiếp này không
độ được thí chủ thì làm sao đây? Chẳng ngờ rằng mình đã nguyện tự giác và độ
hết chúng sanh mới thành Phật đạo, thì có gì phải sợ, chỉ sợ chúng ta không dõng
mãnh tiến tu, chớ một khi bước vào dòng đạo rồi thì dù cho có thọ của thí chủ
bao nhiêu cũng không đến nỗi đọa. Vì thế các Thiền sư thường nói: “Dù thọ mỗi ngày
một lượng vàng ròng cũng chẳng sao”. Song, chúng ta cũng có thể đọa dù thọ nhận
rất ít, nếu chúng ta buông lung tâm ý chẳng tự giác ngộ.