Chương 2: Khái Quát Về Giới Luật

17/07/20193:37 SA(Xem: 3017)
Chương 2: Khái Quát Về Giới Luật
GIỚI LUẬT 
LÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI XUẤT GIA 
Thích Nữ Như Luật

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ GIỚI LUẬT

1. Nguyên nhân đức Phật chế giới:

Trong bài tựa Giới kinh có đoạn:

“Nay diễn pháp Tỳ ni
Cho chánh pháp hằng còn
Giới như bể không bờ
Như báu cầu không chán
Muốn hộ trì chánh pháp
Chúng hợp nghe tôi tụng…”

Phàm muốn ra khỏi biển sông mê, bước lên bờ giác, muốn từ bỏ cuộc sống triền phược tối tăm để đạt được cảnh giới Niết bàn, thì hành giả phải nghiêm trì tịnh giới. Vì Giới chính là bước thang đầu của quả giác ngộ, là nền tảng của thiền định trí tuệ và cũng là kho tàng vô lượng công đức. Vì thế, những ai thường thao thức cho sự nghiệp giải thoát của chính mình và sự tồn tại vĩnh cửu của đạo Phật thì phải nghiêm trì Giới luật. Bằng ngược lại chúng ta đã làm lu mờ chánh pháp và bản thân bị sa đọa trầm luân. Điển hình là giới luật Phật giáo trong những năm đầu sau khi đức Phật thành lập Tăng đoàn, các vị Tỳ kheo là những bậc thánh Tăng sinh hoạt thanh tịnh trong chánh phápGiới luật lúc bấy giờ chính là sự huấn dụ, khuyên bảo nhắc nhở của đức Thế Tôn đã được chư vị áp dụng một cách tự nhiên trong đờisống hàng ngày. Cụ thể vào năm thứ ba sau ngày Phật thành đạo, Ngài đã đọc bản Ovàda Pàtimokkha lần đầu tiên trước hội chúng 1250 vị Tỳ kheo, vào ngày trăng tròn khoảng tháng 2 hay tháng 3 năm ấy. [15, 131] 

Đó là bài tụng mang ý nghĩa rất đơn giản mà lại đượm nhuần hình ảnh thanh cao trong vấn đề hộ trì tam nghiệp:

“Khéo giữ gìn lời nói
Tự trong sạch ý chí
Thân không làm điều ác
Ba nghiệp được thanh tịnh
Thực hành được như thế
Là đại đạo tiên nhân”.

(Bản dịch của  HT Trí Thủ)

Dần về sau, trong Tăng đoàn xuất hiện nhiều thành phần xuất gia với động cơ không chân chính, do đó đã xảy ra trường hợp nhiều Tỳ kheo thiếu kỷ luật, sống buông lung vi phạm tịnh hạnh… khiến cho Tăng chúng bị mang tiếng xấu lây và gây ra nhiều mâu thuẩn. Để giải quyết những vấn đề rắc rối ấy, Thế Tônđã chế ra Giới luật nhằm đối trị lỗi lầm, ngăn chặn những hành vi bất thiện sắp vi phạmđồng thời lấy lạiuy tín cho Tăng đoàn. Trong kinh Văn Thù Sư Lợi Vấn, quyển hạ nói: “Tôn giả Văn Thù Sư Lợi bạch Phật:Bạch đức Thế Tôn, người tà kiến đời sau sẽ phỉ báng rằng nếu đức Như Lai là bậc Nhất thiết trí, tại sao phải chờ chúng sanh phạm tội rồi mới chế giới?”.

- Phật dạy: “Nếu ta chế giới trước khi có vi phạm, thì người đời sẽ phỉ báng ta”. Họ bảo rằng: “Tôi không gây tội sao lại cưỡng ép ra giới luật?”.

Đó không phải là Nhất thiết trí, như thế là Như Lai không có tâm từ bi, không lợi lạc, không bảo bọc chúng sanh. Như người không có con lại nói rằng sẽ sinh con vào ngày giờ ấy, chuyện ấy không thể tin vì không chân thật. Nếu thật sự thấy đứa con người ta mới tin. Cũng thế, này Văn Thù Sư Lợi: “Tội chưa làm, trời chưa thấy thì làm sao chế giới được? Cho nên cần phải thấy rõ tội phạm, rồi sau mới chế giới. Này Văn Thù Sư Lợi, như y sĩ biết rõ nguyên nhân tật bệnh và biết có thuốc để trị bệnh ấy”. [7, I, 118]

Lại nữa, có lần Tôn giả Xá Lợi Phất thắc mắc về Phật pháp cửu trụ hay không vào thời chư Phật quá khứ, Ngài được đức Thế Tôn đáp: “Vì không dùng giới luật để nhiếp hóa nên bị gió thổi bay tứ hướng”. Ví như trên chiếc bàn trải nhiều loại hoa, đem đặt ở ngã tư đường, gió từ bốn phương thổi đến hoa tùy theo gió mà bay tứ tán, tại vì không có dây buộc nó lại. Nếu dùng giới pháp nhiếp hóa thì Phật pháp sẽ được cửu trụ, như các đóa hoa rải trên mặt bàn dùng chỉ xâu lại, tuy bị gió thổi nhưng không phân tán. Sau đó, tôn giả Xá Lợi Phất liền thỉnh đức Thế Tôn kiết giới, Phật nói Phật tự biết thời, nếu Tỳ kheo vì lợi dưỡng, vì được danh xưng được nhiều người biết, vì tài nghiệp v.v… lúc đó sanh ra pháp hữu lậu thì Phật sẽ chế giới để đoạn trừ pháp hữu lậu ấy. Theo truyền thống chư Phật thiết lập Giới luật chỉ khi nào cần thiết và hội đủ nhân duyên, cho nên khi có một hiện tượng vi phạm đời sống thanh cao, gây nên những ảnh hưởng không tốt cho Tăng đoàn, lúc bấy giờ Thế Tôn mới thiết lập giới luật. Như vậy, giới luật Thế Tôn chế ra chỉ là “Tùy phạm tùy kiết”, nghĩa là nhân có người vi phạm Phật mới chế và những người ấy có thể thay đổi tùy theo thời gian và quốc độ khác nhau.

Trong luật tạng có ghi: “Một lần các Phật tử và ngoại đạo chê trách các vị Tỳ kheo đứng mà tiểu tiện, cho rằng cung cách đó là thô tháo, thiếu lịch nhã ”. Khi sự việc được trình lên đức Thế Tôn, Ngài dạy: “Vậy thì từ nay các Tỳ kheo ngồi mà tiểu tiện”. Nhưng khi đến một quốc độ khác, khi thấy chư Tăng ngồi tiểu tiệnngoại đạo lại cho rằng: “Các đệ tử của Thế Tôn toàn là nữ giới” và sự việc này được bạch lên Thế Tôn, Ngài lại dạy: “Nếu thế thì đứng mà tiểu vậy”. Đây là một trường hợp điển hình nói lên tính linh động và cởi mở của Giới.

Giới luật được Thế Tôn chế vào năm thứ 13 sau khi Ngài thành đạo và trải qua ba giai đoạn:

* Giai đoạn thứ nhất: Tôn giả Tu-đề-na, con trai của Thôn trưởng Ca-lan-đà, vị này nổi tiếng là vị Tỳ kheo tinh cần chánh hạnh. Do yêu cầu của mẹ là phải để lại một đứa con để nối dõi tông đường, nên Tôn giả đã hành dâm với vợ cũ. Sau việc ấy, Tôn giả cảm thấy xấu hổ và bức bách trước những Tỳ kheo thanh tịnh nên thú nhận với chư TăngChư Tăng bạch Phật, Phật quở trách và chế định: “Tỳ kheo nào phạm bất tịnh hạnhhành pháp dâm dục,Tỳ kheo ấy là kẻ Ba-la-di không được sống chung”.

* Giai đoạn thứ hai: Một Tỳ kheo chán nản đời sống phạm hạnh, về nhà hành dâm với vợ cũ, vì trong giới Phật chế không nói đến trường hợp chán nản đời sống phạm hạnh. Do đó, đức Phật chế thêm: “Tỳ kheo nào đã thọ trì học xứ và chấp nhận đời sống của Tỳ kheo, chưa hoàn giới, giới sút kém nhưng không phát lộ, hành dâm dục - Tỳ kheo ấy là kẻ Ba-la-di, không được sống chung”.

* Giai đoạn thứ ba: Một Tỳ kheo sống trong rừng bị thiên ma nhiễu loạn, nên đã hành dâm với con vượn cái, nghĩ rằng giới luật Thế Tôn chế không nói trường hợp cùng với súc sanh. Thêm một lần nữa Thế Tôn lại chế: “ Tỳ kheo nào đã thọ trì học xứ và chấp nhận đời sống của Tỳ kheo, chưa hoàn giới, giới sút kém nhưng không phát lồ mà hành pháp dâm dụccho đến cùng với loài súc sanhTỳ kheo ấy là kẻ Ba-la-di không được sống chung”. [13, II, 84-85]

Sau đó, Thế Tôn nói rõ 10 lý do để giới được thiết lập:

1. Để Tăng chúng được cực thịnh.
2. Để Tăng chúng được an ổn.
3. Để kiềm chế các Tỳ kheo khó kiềm chế.
4. Để các Tỳ kheo sống được an ổn.
5. Để chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại.
6. Để chặn đứng các lậu hoặc ngay trong hiện tại.
7. Để đem lại tịnh tín cho những người không tin.
8. Để làm tịnh tín tăng trưởng cho những người có lòng tin.
9. Để chánh pháp được tồn tại.
10. Để giới luật được chấp nhận nhằm hướng đến giải thoát.

Khi đức Thế Tôn mới nhập diệt, những vị thánh Tăng do thấu triệt chân lý nên bình tĩnh đón nhận những lời dạy trên, còn những vị khác thì khóc lóc, vật vã kêu la… Nhưng cũng có những Tỳ kheo do không hảo tâm xuất gia như Bạt-nan-đà thì cảm thấy rất sung sướng và nói rằng: “Chúng ta đã giải thoát hoàn toàn vị Đại sa môn ấy, chúng ta đã bị phiền nhiễuquấy rầy với những lời làm như thế này không hợp với các người, nay những gì chúng ta muốn thì chúng ta làm”. [1, I, 677]

Lời này truyền đến tai tôn giả Ca-Diếp, Ngài cảm thương lo nghĩ: “Nếu quả thật như vậy, tinh thần và công đức cứu thế của Phật giáo nhân vì đức Thế Tôn nhập diệt mà cũng theo đó kết thúc sao?”. Nên sau khi làm lễ trà tỳ đức Thế Tôn xong, Trưởng lão Ca-Diếp liền triệu tập 500 vị A-la-hán tại hang Thất diệp để kiết tập kinh luật. Trong hội nghị ấy, Ngài Ca-Diếp làm chủ tọaTôn giả A-Nan trùng tuyên kinh tạng, Ngài Ưu-ba-ly tuyên đọc Luật tạng trải qua 80 lần, nên gọi là Bát thập tụng luật.

Rồi 100 năm sau, khi trưởng lão Da Xá đến Phệ-xá-ly thấy nhóm Bạt-kỳ chủ xướng mười điều phi pháp, lo sợ Phật pháp sẽ bị suy tàntrưởng lão hội họp các vị tôn túc để chấn chỉnh lại giới luật. Đây là lần thứ hai kiết tập Luật tạng.

Qua những việc trên, ta thấy rằng đức Thế Tôn ra đời vì mục đích giải thoát chúng sanh ra khỏi sanh tửtrầm luân, nên giới luật của Ngài không có tính cưỡng chế mà hoàn toàn vì lợi ích an lạc của chúng đệ tử. Chính nhờ những giới pháp đó nên Thế Tôn đã tu hành đạt thành Thánh quả và đem truyền dạy cho chúng sanh để xem như đó chính là giới thân huệ mạng của tự thân. Bởi vậy, trước khi nhập Niết bàn, Ngài đã ân cần di giáo: “Sau khi ta diệt độ, các ngươi phải tôn trọng trân quý Ba-la-đề-mộc-xoa, như người đi trong đêm tối gặp ánh sáng, như người nghèo được của báu. Phải biết pháp này là Thầy của các ngươi, dù ta có trụ ở đời cũng không có gì khác”. [10, 328]Con đường mà đức Phật chỉ dạy là tất cả, lời dạy dỗ khuyên răn được xâu kết lại qua kinh luật. Toàn bộ giáo lý ấy dùng làm duyên để đưa đến sự giải thoát Niết bàn. Do vậy là người tu hành, trước hết phải giữ giới để thân tâm thanh tịnh, không bị mọi vọng nhiễu khuấy động, do công phu đó mà trí tuệ phát sinh, thấu suốt được chân lý của thế giandiệt trừ được mọi nghiệp khổ. Như trong kinh Pháp cú, câu 275 có dạy:

"Nếu ai theo đường này
Đau khổ được đoạn tận
Ta chỉ dạy con đường
Với chí gai chướng diệt
Hãy tự nhiệt tâm làm
Như Lai chỉ thuyết dạy

Tự hành trì thiền định
Thoát trói buộc ác ma”.

2. Định nghĩa giới luật:

Sở dĩ đức Phật chế giới nhiều là vì chúng sanh quá nhiều nghiệp, mỗi giới ứng hợp mỗi nghiệp. Để hiểu và thực hành đúng giới luật trước hết phải hiểu rõ nghĩa của danh từ Giới luật.

Chữ Luật thường ghép cùng với chữ Giới nên gọi là Giới Luật, Giới là một trong ba pháp học Giới - Định - Tuệ, còn gọi là Tam vô lậu học nghĩa là nương vào trong ba pháp học này mà hoá giải được phiền nãosiêu phàm nhập Thánhan lạc giải thoátThực hành ba pháp học này không còn bị rơi rớt vào trong ba cõi sáu đườngQuả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác của đức Phật cũng y vào nơi huệ mạng mà thành, nên có thể nói trí tuệ phát sanh ra từ nơi thiền địnhthiền định có được là do nơi giữ giới. Người học Phật chân chánh cần phải tu pháp tam vô lậu học đó là then chốt duy nhất của người thật tu, thật học, muốn được giải thoát, cũng như cái đỉnh có ba chân, thiếu một không thể đứng vững được. Nhưng trong đó, giới học là điều căn bản “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”. Vậy Giới là răn cấm, ngăn ngừa các điều quấy, dứt trừ các điều ác (phòng phi chỉ ác) và làm điều thiện.

Luật: Dịch từ ngữ Vinaya, nghĩa là các nguyên tắc, các quy luật.

Có thể nói, Giới là Luật, nên gọi là Giới Luật, gồm những danh từ khác nhau nhưng đồng thể. Tiếng Phạn gọi là Tỳ-ni hay Tỳ-nại-da (Vinaya), Trung Hoa dịch là Diệt, vì có ba nghĩa:

1.  Dứt nghiệp quấy của thân, khẩu ý.
2.  Dứt phiền não tham, sân, si, tăng thượng giớităng thượng tâmtăng thượng huệ.
3.   Được quả tịch diệt Niết bàn.

Lại cũng dịch là điều phục, vì điều luyện ba nghiệp thân, khẩu, ý để chế phục các ác hạnh, cũng dịch là Thiện trị, vì khéo tự trị các ác hạnh của chính mình và điều phục hết thảy các điều ác cho chúng sanh.

Giới: Tiếng Phạn là Sìla - Sìla theo nguyên nghĩa của nó là tự nhiên, là thói quen. Vậy Giới vốn là thực tại với quy luật vận hành, nếu hành động trái với quy luật tự nhiên thì gặp trở ngại. Qua đó, ta hiểu rằng, Giới là chuẩn mực để đánh giá hành động đúng hay sai, điều gì nên làm và điều gì không nên làm, để thoát khỏi mọi trói buộc của khổ đau.

Trung Hoa dịch là thanh lương, nghĩa là mát mẽ, vì giới có công năng dứt ba nghiệp quấy ác thiêu đốt. Lại còn nghĩa là “Phòng phi chỉ ác”.

Lại cũng gọi là “Bảo giải thoát”, tức bảo đảm người xuất gia tu hành giữ gìn giới luật thanh tịnh quyết sẽ được giải thoát. Tên gọi tuy có khác nhưng cũng cùng một công năng, một ý nghĩa cao cả rực sáng là “Tự tịnh kỳ ý”, thanh lọc mọi mống khởi, u mê của vọng thức đảo điên. Vì hạt nhân tối ưu của giới là thanh tịnh, là phạm hạnh toàn vẹn.

Nói cách khác, giáo nghĩa của giới luật Phật tuy nhiều và rộng, nhưng không ngoài hai môn: “Chỉ trì” và “Tác trì”, ngăn quấy dứt ác như các giới điều trong giới bổn gọi là “Chỉ trì tác phạm”, như không sát sanhlà “trì”, sát sanh là “phạm”. Thực hành các thiện hạnh phát sanh công đức hoặc để hỗ trợ phương thức chỉ trì được viên mãn gọi là “Tác trì chỉ phạm”, như tác pháp Yết-ma là “Trì”, không tác pháp Yết-ma là “Phạm”.

Giới cũng phân ra có tánh giới và giá giới.

- Tánh giới: Như giới sát sanh, giới trộm cắp, giới dâm dục, giới nói dối - Vì bốn giới này thuộc về thể tự tánh phát sanh, không đợi Phật chế, nếu ai giữ gìn tức được lợi íchnếu không giữ gìn thì chuốt lấy khổ đau.

- Giá giới: Từ giới uống rượu sắp lên, các giới điều khác là từ nguyên nhân này mà gây ra phạm giớinên đức Phật đã ngăn cấm.

Qua những ý nghĩa nêu trên, Giới luật được xem là phương tiện để ngăn chặn những điều ác phát khởiqua thân, khẩu. Đồng thời đoạn trừ những phiền não phát khởi trong tâm. Như vậy, đứng về phương diện tiêu cực thì giới luật chỉ làm cho thân, khẩu, ý thanh tịnh, nhưng về phương diện tích cực thì giới luật là sự nỗ lực tất cả điều thiện làm lợi ích cho chúng sanh và ý nghĩa này được tóm tắt qua bài kệ căn bản:

“Không làm các điều ác
Thực hành các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời Phật dạy”.

                    (Pháp cú 183).

Những ác pháp đã sanh làm cho tiêu diệt, những ác pháp chưa sanh khiến cho không sanh, đó là ý nghĩa trong câu “Chư ác mạc tác”, những điều thiện đã sanh khiến cho tăng trưởng, những điều thiện chưa sanh khiến cho sanh khởi. Đây là ý nghĩa của câu “Chúng thiện phụng hành”, tất cả hành vi ấy đều được quy tụ vào việc giữ gìn tâm ý cho trong sạch.

Ta thấy Giới luật của Phật giáo không phải là cứu cánh mà được cùng hành với pháp môn khác nữa, như là bước đầu của con đường đạt tới giác ngộĐức Phật khuyên vì hạnh phúc của riêng mình và cả người khác mà ta nên chỉ trì: “Nguyên tắc tu tập”, được gọi là giới điều. Người trì giới phải hiểu rõ ý nghĩa giới pháp ngăn được lỗi gì, dứt được nghiệp nào, sạch được chướng nào đạt được quả gì thì trì giới mới lợi íchNếu không nhận rõ lòng từ bi của Phật, không khéo linh động trì giới thì sẽ trở thànhngười ràng buộc, khắc khe thêm các phiền não. Nếu hiểu được thâm ý qua các giới tướng thì ta có thể thấy được tâm ta có nhiễm ô hay thanh tịnh. Càng có nhiều giới như nhiều tấm gương phản chiếu, ta càng thấy rõ trong tâm ta mọi hành động để đo lường mức tiến bộ thánh thiện.

Điển hình Ngài Trí Húc có nói: “Ngũ phần pháp thân khởi đầu là Giới, lấy Giới làm y chỉ, ba môn Vô lậuhọc cũng lấy giới làm đầu, không một vị Phật nào không đầy đủ giới thể, không một Bồ Tát nào không tu giới đức, không một kinh điển nào là không ngợi khen giới pháp, không một thánh hiền nào không nghiêm trì giới luật”.[9, 17].Giới quan trọng dường ấy, nếu người xuất gia không khéo hành trì thì không xứng đáng là trang Thích tử vậy. Như bài tựa giới kinh nói:

“Ví như người gãy chân
Không thể bước đi được
Phá giới cũng như thế
Không được sanh trời người,
Muốn được sanh lên trời
Hoặc sanh trong loài người
Thường phải giữ chơn giới
Chớ có nên hủy phạm”.

Sự phá giới làm hại mình như dây Ma-la bao quanh cây Sa-la, làm cho cây này khô héo, người phá giớichỉ là người làm điều mà kẻ thù muốn làm cho mình. Đối với người xuất gia khi hóa giải nhiếp phục kẻ thù, ta không nên dùng thế lực hay uy quyền mà phải lấy đức độ của chính mình. Các giới đứcgiới hạnh tuy vô hình nhưng khi thể hiện trên khuôn mặt vừa nghiêm nghị, vừa từ hòa.Với thân tướng trang nghiêmoai đức như vậy thì làm sao không nhiếp phục kẻ oán thù cho được.

Kinh Pháp cú nói: “Mùi hương của các thứ hoa dù là hoa chiên-đàn hay hoa mạt-lỵ đều không thể bay ngược gió, chỉ có mùi hương đức hạnh của người chân chánh, tuy ngược gió nhưng bay khắp muôn phương.Hương chiên-đàn, hương thanh liên đều là những thứ hương vi diệu, nhưng không sánh bằnghương người đức hạnh xông ngát tận chư thiên”. Như thế, Giới luật Phật giáo không những là phương tiện để cá nhân tu tập đạt được lợi ích an lạc, mà tác dụng của nó cũng vô cùng lớn lao đối với tha nhânxã hộiNgoài ragiới luật Phật giáo được xem như là cây thước để đo tiêu chuẩn về mặt đức hạnh của con người, về sự tiến bộ tâm linh của hành giả tu tập giáo lý giải thoát. Mọi lý luận đều không có giá trị đối với người phạm giới và mọi thành quả tốt đẹp sẽ đến với những ai thanh tịnh được giới. Những giá trị cao quý của người đức hạnh tỏa ngát hương thơm hơn bất cứ loại hoa nào:

“Hoa chiên-đàn, già-la
Hoa sen, hoa vũ  qúy
Giữa những hương hoa ấy
Giới hương là vô thượng”.

3 . Phân loại các giới:

Mục đích của giới luật Phật là nhằm giúp cho hành giả tịnh hóa thân khẩu ý, đạt được một cuộc sống cao thượng của thánh giả A-la-hán. Do vậy, việc tu trì giới luật là vô cùng quan trọng, vì chúng ta hành trì giới nào thì được giải thoát giới đó, tự thân được hạnh phúc chân chính và bước vào cảnh giới chân tâm thường trú. Giới có công năng vi diệu như vậy, nên có nhiều hình thức phân loại khác nhau. Theo các nhà Phật học Bắc truyền, Giới được phân loại như sau:

1. Nhiếp luật nghi giớiHay còn gọi là Biệt giải thoát luật nghi. Nó gồm các giới tại giaxuất gia như ngũ giớibát quan trai giớithập thiện giới và cụ túc giới.

2. Nhiếp thiện pháp giớiNghĩa là lấy việc thực hành tất cả những điều thiện làm giới.

3. Nhiêu ích hữu tình giới Nghĩa là lấy việc làm lợi ích cho chúng sanh làm giới.

Về sau, các nhà luận sư cho thấy mối quan hệ hữu cơ và biện chứng của ba pháp Giới–Định–Tuệ nên đã phân chia khác:

a) Biệt giải thoátBao gồm ý nghĩa của Nhiếp luật nghi giới.

b) Định cộng giới: Lấy Định làm giới, nghĩa là do tu tập thiền định mà thân tâm được thanh tịnh, đoạn trừ các lậu hoặcgiới thể được cụ túc và giải thoát được là do Định.

c) Đạo cộng giới: Lấy trí tuệ làm giới, do tu tập vô lậu nghiệp mà được trí tuệ vô lậuGiới thể được viên mãncụ thể giải thoát có được là do tuệ sanh.

Qua các phân loại trên, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình giới thuộc về giới đại thừaBiệt giải thoát giới và định cộng giới được gọi là hữu lậu giới, Đạo cộng giới được gọi là vô lậu giới.

Với những ý nghĩa trên cho chúng ta một nhận định rằng, ba pháp Giới - Định - Tuệ này đều được đan lồng vào nhau, mỗi khi một pháp được ứng dụng tu tập thì hai pháp kia cũng được hưng khởi. Ba pháp này là cốt tủy của con đường giải thoát mà đức Phật đã khám phá ra. Như thế bất cứ ai muốn đoạn tận khổ đau, chấm dứt sanh tử thì việc hành trì một cách chân chánh là cửa ngõ đưa đến hạnh phúc, an lạcvà giải thoát vậy.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/06/2010(Xem: 35775)
01/11/2012(Xem: 28981)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.