GS.Cao Huy Thuần: Tính thiện là đốm lửa không tắt

06/08/20159:30 SA(Xem: 9570)
GS.Cao Huy Thuần: Tính thiện là đốm lửa không tắt

GS.Cao Huy Thuần:
TÍNH THIỆN LÀ ĐỐM LỬA KHÔNG TẮT...
Linh Thoại thực hiện

cao huy thuan
Giáo sư Cao Huy Thuần -
Ảnh nhân vật cung cấp

Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoaThấy PhậtKhi tựa gối khi cúi đầuChuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.

Trở đi trở lại trong nhiều cuốn sách và đặc biệt trong Sợi tơ nhện, ông thường đề cập đến một nguyên tắc đạo đức quan trọng: không nói dối, và trước tiên phải thật với mình thì mới không dối với người. Có thể hiểu ông rất đau đáu với căn bệnh nói dối tràn lan hiện nay? Theo ông, bên cạnh gia đình, giáo dục ở nhà trường có thể làm gì thiết thực hơn để dạy mỗi đứa trẻ, mỗi công dân biết thành thật cũng là biết “làm người”?

- Nói dốivấn đề làm đau xót xã hội hiện nay. Xung quanh chúng ta, ai cũng biết, toàn là dối. Chính ta cũng nói dốinói thật thì không sống được. Rồi ta lại dặn con: “Đừng nói thật con ạ, nói thật thì lỗ đấy”. Nói dối đã in sâu vào thói quen, biến văn hóa tốt đẹp thành “văn hóa” nói dối.

Nhưng chúng ta đừng mất lòng tin, dù cho tôi chẳng đề nghị được với cô một phương thức gì cụ thể để đưa nói thật vào nhà trường hiện nay. Tôi nghĩ nhà trường cũng chịu thôi. Nhưng, đừng mất lòng tin vì bất cứ ai cũng nghĩ trong lòng rằng nói dối là xấu. Đừng mất lòng tin vì tính thiện luôn luôn là ngọn nến trong lòng, đốm lửa không tắt, ánh sáng bất diệt. Lòng tin đó khiến tôi nhiều lần gợi lên vấn đề nói dối, mỗi lần dưới một khía cạnh khác nhau.

Lần này trong Sợi tơ nhện, tôi nêu vấn đề dưới khía cạnh triết lý, nhưng để đưa đến một kết luận đạo đức đơn giản có thể áp dụng trong mọi tình huống: hãy thành thật với mình. Khi nói dối, biết mình đang nói dối, biết mình đang xấu, biết hổ thẹn, biết chữa lại. Cái đáng sợ nhất nơi người nói dốinói dối quen lưỡi, nói dối mà nghĩ rằng mình nói thật, rằng ai cũng nghĩ mình nói thật. Cái đáng sợ nhất, nói theo ngôn ngữ dân gian, là lương tri không còn biết phân biệt đâu là ma đâu là Phật, lầm ma với Phật, Phật với ma. Với lòng tin nơi sự thành thật không mất đâu cả ở trong ta, ta có thể quy y với chính ta, ai cũng có thể thệ nguyện: “Tôi nguyện giữ giới không nói dối”. Bằng cách tự thắp ánh sáng trong ta, trong mỗi người, biết đâu văn hóa nói dối cũng bớt tối tăm.

"Hãy sống như thử bao giờ cũng là khoảnh khắc cuối cùng, và hãy yêu cuộc đời như một ân huệ tối thượng mà ta phải đền đáp bằng tất cả tốt đẹp, thánh thiện trong lòng

Trích bài Hoa đào năm ngoái". (tr.102 - Sợi tơ nhện)

 

Bởi vậy có những câu trong sách làm người đọc giật mình chiêm nghiệm, như đọc một câu kinh. Chẳng hạn: “Cách hay nhất đối với bóng tối là ánh sáng. Cách hay nhất đối với xấu là tốt”...

- Vậy thì tôi kể thêm câu chuyện này nhé, lần này thì lấy trong kinh ra hẳn hoi. Hai ông vua lân bang gặp nhaubiên giới. Hai xe đối đầu nhau trên một con đường hẹp, chỉ vừa một xe đi. Không ai nhường ai. Cuối cùng, hai ông giải quyết tranh chấp bằng câu hỏi: Ông dạy dân thế nào? Ông kia nói: “Cứng rắn đối cứng rắn/ Mềm mỏng đối mềm mỏng/ Thiện đức đối thiện đức/ Bất thiện đối bất thiện”. Ông này đáp: “Lấy không giận thắng giận/ Lấy thiện thắng không thiện/ Lấy thí thắng xan tham/ Lấy chân thắng hư ngụy”. Ông kia xuống xe.

soi to nhen hinh bia
Hình bìa (ảnh: Tiến Long)

Sợi tơ nhện đầy những chuyện giản dị như vậy, lắm khi tưởng là đùa mà thật là thâm thúy. Ngoài ra, cuộc sống trong những tản văn của ông luôn đầy huyền nhiệm, giúp “thắp sáng” trí óc người thật sự lắng nghe câu chuyện khiến người đọc thêm trân quý đời sống. Với riêng ông, đâu là châm ngôn sống mà ông muốn người đọc nhớ và thực tập nhất từ Sợi tơ nhện?

- Tôi quý chữ “thực tập” của cô nhưng tôi đề nghị thay chữ “châm ngôn sống” bằng “kinh nghiệm sống”. Châm ngôn là đến từ bên ngoài. Với tôi, đạo đức phải đến từ bên trong, tự tôi khám phá bằng kinh nghiệm, không luân lý nào áp đặt. Vậy, với kinh nghiệm sống của tôi, tôi tự thấy hạnh phúc là khi mình biết quên mình nhiều hơn và nghĩ đến người khác nhiều hơn. Đơn giản thôi, cô ạ. Cô nghĩ đến con của cô nhiều hơn hay nghĩ đến cô nhiều hơn? Khi cô căng thẳng với chồng, và nếu cô biết ngừng lại một chút, quên cái giận của cô một giây thôi, có phải cô cứu vãn hạnh phúc ngàn vàng của cô không? Sau đó tới thơm ông chồng một cái, trời ơi, có gì hạnh phúc hơn? Ai biết tha thứ, người đó hạnh phúc. Trong Sợi tơ nhện có một chuyện để nói lên ý đó.

Ông từng nói: “Sách của tôi thường viết là để cho giới trẻ đọc, đạo đức trong ấy là gửi cho giới trẻ”. Với Sợi tơ nhện lần này, ông có e ngại những vấn đề như “sinh tử”, “thiền ý”... khó được giới trẻ ngày nay lãnh hội, nhất là lớp trẻ VN ít được đào tạo bài bản về triết học, dễ e ngại những vấn đề còn nhiều tính triết luận?

- Ôi chao, câu hỏi này liên quan đến nhiều chuyện quá, nhưng trước hết tôi xin hỏi lại cô: thế nào là “trẻ”, thế nào là “già”? Tôi cam đoan với cô, các độc giả cụ già của tôi đọc chuyện yêu đương trong sách chẳng ai thấy mình già đâu! Tất cả nhân loại, ai chết cũng đều chết trẻ vì chẳng ai muốn mình già. Như vậy chẳng lẽ cô không tự nhận mình là “giới trẻ”? Nơi quyển Nhật ký sen trắng của tôi, dưới nhan đề lớn ấy là nhan đề phụ: “Chuyện kể cho tuổi 15 và phụ huynh”. Bởi vì phụ huynh cũng là “giới trẻ”! Không trẻ với con hoặc không biết trẻ với con thì không hiểu con được đâu, không làm đầy đủ được bổn phận của cha mẹ. Cho nên “giới trẻ” của tôi là mọi lứa tuổi, bắt đầu là tôi vì tôi không có tuổi.

Ấy là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai trong câu hỏi của cô là chuyện làm tôi buồn nhất. Tôi chảy nước mắt trong nhiều sách cũng vì cái buồn ấy. Cái học của ta, cô ạ, không nhắm đến việc mở mang đầu óc suy nghĩ, phán đoán, không khai phóng những cái đầu tự chủgiam hãm nó trong nô lệ. Những vấn đề tôi đặt ra trong sách là to tát quá cho giới trẻ chăng? Tôi kể ra đây cho cô vài đề thi môn triết trong kỳ thi tú tài vừa rồi tại Pháp, nghĩa là cho các em 18 tuổi. “Có phải tôi là cái mà quá khứ của tôi đã làm ra tôi?”, “Chính trị có được thoát ra khỏi sự bắt buộc của sự thật?”, “Nghệ sĩ đưa ra một điều gì để hiểu chăng?”, “Phải chăng ý thức của cá nhân chỉ là phản ánh của xã hội trong đó cá nhân ấy sống?”. Họ học là học vậy, cô ạ. Học suy nghĩ. Nói nữa thì chỉ chảy nước mắt thêm mà thôi. Cô nghĩ sống chết là chuyện của các cụ già? Cô tưởng một em bé mồ côi mất mẹ không biết thốt ra một câu chứa đựng tất cả triết lý của thiên hạ: “Mẹ ơi, bây giờ mẹ ở đâu?”.

Như vậy thì chuyện “thiền” cũng không có tuổi, thưa ông?    

- Luôn luôn trẻ, càng ngày càng trẻ. Cô quá biết sự bùng nổ của “thiền” trong các xã hội Âu - Mỹ đang bị stress này. Đâu đâu cũng nói “thiền”. Sinh viên ngồi thiền. Xí nghiệp ngồi thiền. Bệnh viện ngồi thiền. Thậm chí trẻ em ở tiểu học cũng được hướng dẫn ngồi im lặng trước giờ học. Tôi chỉ sợ là thiền đi quá xa trên đường thực dụng. Bởi vậy, tôi muốn đưa thiền về lại với những sự việc đơn giản nhất trong đời sống: một tiếng kêu của con ngỗng trời, một hơi thở ấm của nắng đầu xuân... Đi thì biết mình đi, ăn thì biết mình ăn, cô nghĩ giới trẻ không hiểu được chuyện đó hay sao?

Trong Sợi tơ nhện, cây roi của ông quan huyện cũng không dám đánh vào mùa xuân của tuổi trẻ vì nó cũng ý thức được mùa xuân vừa đến nơi một tác phẩm của tạo hóa. Tôi muốn “giới trẻ” làm quen với thiền như vậy, nơi bất cứ sự vật nào, nơi một câu thơ bình thường thôi, chẳng hạn câu này của Hàn Mặc Tử: “Chàng ơi, chàng ơi sự lạ đêm qua - Mùa xuân tới mà không ai biết cả”.

Cái giật mình khi chợt thấy mùa xuân đến ấy là cái giật mình của thiền. Bởi vì không phải ai cũng thấy. Mà ai thấy thì chuyện bình thường nhất cũng là “sự lạ”.

Nếu cô nghĩ rằng “giới trẻ” vẫn chưa hiểu thì tôi xin kể chuyện này. Hồi trước khi tôi còn đi dạy ở Sài Gòn, tình cờ tôi đọc được một bài thơ trong một nội san của sinh viên trường luật, bây giờ quên hết, chỉ nhớ lõm bõm mấy câu cuối, chắc là không đúng hẳn với nguyên văn: “Tôi tiếp tục gục đầu trên quyển Dân luật khái luận - Khi ngẩng lên - người yêu đi lấy chồng”.

Không biết sống trong mỗi giây phút hiện tại thì mất bồ là chuyện hiển nhiên, “giới trẻ” nào mà không biết chân lý ấy?

Linh Thoại thực hiện
(Tuổi Trẻ Online)
Xem các sách và bài viết của GS. Cao Huy Thuần:
http://thuvienhoasen.org/author/post/10/1/cao-huy-thuan?r=L3AxMi9pbmRleC10YWMtZ2lh

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2019(Xem: 8748)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.