Thư Viện Hoa Sen

Con đường chuyển hóa là một cuốn sách quý giúp ta chuyển hóa

05/11/20155:02 CH(Xem: 10252)
Con đường chuyển hóa là một cuốn sách quý giúp ta chuyển hóa

CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA
LÀ MỘT CUỐN SÁCH QUÝ GIÚP TA CHUYỂN HÓA
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Con duong chuyen hoaNăm 2005, lần đầu tiên tôi được gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cũng năm này, tôi có trong tủ sách của mình những cuốn sách đầu tiên của Thầy, trong đó có cuốn “Con đường chuyển hóa – Kinh bốn lĩnh vực quán niệm” do nhà xuất bản Lá Bối ấn hành.

Có lẽ cũng chỉ từ năm 2005 tôi mới nhận ra rằng 2 kinh “Quán niệm hơi thở” và “Bốn lĩnh vực quán niệm”  (tên khác là Tứ niệm xứ) là quan trọng hàng đầu cho những ai muốn có bình an, hạnh phúc, muốn biến khổ đau, phiền não thành hạnh phúc, bình an, muốn thực sự tu tập để từng bước giác ngộgiải thoát. Cũng chỉ từ năm 2005 này tôi mới thật sự chuyển từ sự HỌC sang sự HÀNH, bằng cách thực hành chuyên tâm hơn, đều đặn hơn những gì mình đã học được trong mấy chục năm về trước.

Cũng từ sau năm 2005 tôi mới tham gia đều đặn các khóa thiền Vipassana, mỗi khóa 10 ngày, chuyên tâm quán thân, thọ, tâm, pháp, không nói chuyện hay giao tiếp với bất cứ ai. 10 ngày chuyên tâm nhập thất thực hành thiền quán rất đặc biệtthú vị. Kết quả sau mỗi khóa thiền này thật bất ngờ và tôi càng thấy ý nghĩa hơn của bản kinh “Bốn lĩnh vực quán niệm”.

Tôi cũng từng bước biết quán vô thường, quán buông bỏ, quán vô dục, quán diệt vọng tưởng.  Tôi dần dần biết đến không, vô tướng, vô tác như ba cánh cửa giải thoát. Cứ thực tập như vậy, lúc chuyên, khi thì chưa, mỗi ngày một xíu, mỗi tháng một chút, tôi thấy Phật pháp thật vi diệu.  Tôi dần dần ngấm thêm năng lượng tập thể khi được cùng thực hành những lời dạy của Đức Phật trong cùng nhóm bạn đạo, tại công ty, cùng với gia đình,  bạn bè.  Tôi tham gia các khóa thiền đều đặn và dần rủ thêm, thậm chí thuyết phục mọi người quanh mình cũng tham gia. Thật kỳ diệu.

Tôi dần ngấm rõ rằng sống một mình, sống trong giác ngộgiải thoát là sống tự tại, thong dong, không mong chờ, không hoài tưởng. Rằng mình cần thực tập sống hết mình với hiện tại, ngay bây giờ và ở đây.

Tôi thích thú nhất khi thực tập và phát hiện ra rằng thiền chính là sống, rằng mình đang thực tập sống thiền. Khi mình thư giãn theo dõi hơi thở của mình, quan sát các bộ phận trong cơ thể, mọi hành động của mình, khi quán chiếu các cảm thọ, khi quan sát các pháp diễn ra quanh mình thông qua 6 giác quan thì ta có ngay bình anhạnh phúc. Đơn giản chỉ quan sát mà không phán xét. An lạc tự đến rất bất ngờ.

Tôi nhân ra rằng, chỉ cần thực tập những cái đơn giản nhất như khi ăn biết mình đang ăn, khi đi biết mình đang đi, khi ngồi biết mình đang ngồi, khi uống nước biết mình đang uống, khi ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn ta biết mình đang ngắm mặt trờihạnh phúcngay lập tức. Như sớm nay, tôi ngồi ngắm lọ hoa trong phòng, tôi tiếp xúc với từng cánh hoa, từng chiếc lá tôi thấy thật bình an. Như tôi đang gõ những dòng chữ được rót ra từ tâm mình, tôi thấy hạnh phúc đến lạ kỳ.

Ngày nhỏ, tôi cứ nghĩ Đức Phật là ông thần, ông thánh, là người ban phát tiền bạc, niềm vui, công danh, sự nghiệp,... Cũng như bao người dân thôn quê miền Bắc, tôi theo bà, theo mẹ vào chùa để lễ, để cầu xin. Mãi đến sau này, lớn lên rồi, tôi mới biết Đức Phật là một vị thầy đáng kính. Rằng không ai mang vật chất lẫn vui buồn cho mình. Rằng không có con đường đi đến hạnh phúchạnh phúc chính là con đường. Rằng mình cứ thực tập quán bốn lĩnh vực: thân, thọ, tâm, pháp là tức khắc có hạnh phúc tức thì. Dễ vậy vậy mà sao bao năm xưa tôi không phát hiện ra. Đơn giản đến vậy mà đến nay, đến tận lúc này, bao người vẫn không biết.

Chúng tôi may mắn được xuất bản cuốn sách “Con đường chuyển hóa” của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong những ngày này. Cuốn sách quý này là một phần bổ sung cho tủ sách Phật pháp ứng dụng của Thái Hà Books.  Cuốn sách được chính thức xuất bản tại Việt Nam là niềm vui không của riêng ai. Chúng tôi biết rằng, sách này sẽ giúp hàng vạn người dân nước Nam chuyển hóa tâm mình, biết cách xử lý khổ đau, chế tác hỷ lạc, biết cách giảm ưu phiền, tăng thêm an vui và có thêm hạnh phúc cho chính mình và những người xung quanh.

Trong kinh Pháp cú có những câu mà tôi nhớ rất kỹ ngay từ những lần đọc đầu tiên cách đây nhiều năm “Hươu nai ưa đồng quê; Chim chóc ưa trời mây; Các bậc thức giả ưa niết bàn”. Tôi nhận thêm ra rằng, những ai muốn chuyển hóa chính mình và người thân của mình ưa đọc và thực hành kinh Bốn lĩnh vực quán niệm.

Thành tâm mong rằng những ai may mắn có trên tay cuốn sách quý này mang vào ứng dụng cho cuộc sống và công việc của chính mình, để chuyển hóa chính mình, gia đình và người thân. Mong thật nhiều người được chuyển hóa.  

Con đường chuyển hóa đã có rồi. Việc của bạn, của tôi, của mỗi chúng ta chỉ là đọc và tự mình chuyển hóa. Bởi không ai giúp bạn chuyển hóa được bạn đâu. Trừ chính bạn. Bạn có thể giúp tổi chuyển cuốn sách này đến thật nhiều người nhé. Tôi mong lắm đấy. Giúp tôi nhé bạn.

Nguyện hồi hướng công đức xuất bản cuốn sách này đến chúng sinh muôn loài.

TS Nguyễn Mạnh Hùng        

Paris, Pháp tháng 11 2015  

Quý độc giả ở xa nhà sách hay ở nước ngoài không thể mua được sách, có thể download phiên bản PDF  "Con Đường Chuyển Hóa" dưới đây:
http://thuvienhoasen.org/images/file/VklAvp1G0QgQAKNK/con-duong-chuyen-hoa.pdf
và phiên bản PDF: Kinh Quán Niệm Hơi Thở


Tạo bài viết
07/10/2020(Xem: 6919)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: