Gieo Trồng Hạnh Phúc cẩm nang thiền cho bất cứ ai

13/01/20164:04 SA(Xem: 18461)
Gieo Trồng Hạnh Phúc cẩm nang thiền cho bất cứ ai

Giới thiệu sách mới
GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC

cẩm nang thiền cho bất cứ ai
Nguyên Minh

Gieo trong hanh phucTôi phải mất nhiều năm lò mò đi học, đi tìm hiểu, nghiên cứu các thiền cho đúng. Trước đây tôi cứ nghĩ thiền là chỉ ngồi kiết già, im phăng phắc suốt ngày đêm trong rừng sâu hay bóng tối và thiền là dành cho người xuất gia Nhưng đâu phải vậy, Thiền dành cho tất cả chúng ta. May thay nếu bạn có trên tay cuốn cẩm nang này “Gieo trồng hạnh phúc” của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trước đây mỗi khi ngồi thiền, tâm tôi thường hay tán loạn, chạy nơi này, nơi kia. Có lúc đang tôi đang ngồi tại nhà ở Sài Gòn mà tâm tôi đã vọt đi tận đến Huế, Đà Nẵng thậm chí qua đến tận Mỹ. Ôi cái tâm ma lanh thế thì làm sao mà điều phục được chúng. Khi đi, lúc nấu ăn hay bất cứ làm một công việc gì thì tôi cũng đều mong cho nhanh, cho xong việc. Có nhiều khi làm một lần 2, 3 công việc. Đến lúc hoàn thành công việc thì người cũng mệt lả đi.

Tôi cũng đã từng tham gia nhiều khóa tu của Làng Mai, cũng sinh hoạt cùng với tăng thân. Nhưng có một điều rất lạ là khi tham gia khóa tu hay khi sinh hoạt cùng tăng thân thì tôi thực tập rất tốt. Rất có chánh niệmthường xuyên ý thức được rằng là mình đang làm gì. Cũng nhờ vậy mà tôi thấy mình khỏe lên, có một nguồn năng lượng giúp tôi hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng, bình an.

Nhưng rồi nguồn năng lượng ấy cứ mất dần khi tôi quay trở lại đời sống thường ngày. Nhiều lúc công việc nó cuốn làm tôi mất đi chánh niệm, mất đi sự kiểm soát khi có cơn buồn giận nổi lên.

Rồi một ngày, bạn tôi tặng cho cuốn sách “ GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” . Tôi nhận quyển sách từ tay bạn và mở ngay mục lục ra để đọc. Tôi vui mừng quá. Một cảm giác không thể tả được. Vì quyển sách này thực sự là cuốn cẩm nang giúp tôi thực tập thiền hàng ngày. Những điều mà tôi đã được quý thầy và quý sư cô hướng dẫn khi tham gia khóa tu bây giờ có cẩm nang thật sự đây rồi. Tôi dựa vào “ GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” để thưc tập đúng như những khi tôi được tham gia sinh hoạt trong các khóa thiền.

Việc rất quan trọng với tôi và cả bạn nữa là tập 10 động tác chánh niệm mỗi buổi sáng. Đây là những bài tập thể dục hết sức căn bản và đầy đủ kết hợp với hơi thở. Thật tuyệt vời.  Trước đây khi tập thể dục tôi chỉ chú ý đến động tác và tập làm sao mà cho người đổ mồ hôi ra càng nhiều càng tốt. Nhưng đôi khi cũng chính vì tập quá mức nên cơ thể tôi cũng rơi vào tình trạng mệt mỏi.

Tôi tập áp dụng tập 10 động tác kết hợp với hơi thở vào, hơi thơi ra và cảm thấy rất rõ kết quả diệu kỳ. Tôi thở vào thật sâu và thở ra thật nhẹ và chậm. Mỗi động tác cũng làm thạt chậm để ý thức về từng bộ phận trong cơ thể mình. Khi tập xong tôi cảm thấy người nhẹ nhàng và sảng khoái. Bây giờ  hàng ngày tôi thường xuyên duy trì tập 10 động tác chánh niệm này để tạo sức khỏebình an cho mình, để lưu thông khí huyết. Vừa nhẹ nhàng mà vừa ít tốn thời gian. Tôi rất muốn bạn thực tập 10 động tác giản đơn và hiệu quả này mỗi ngày cùng tôi. Nhé.

Tôi cũng hay thực tập thiền buông thư vào buổi trưa và buổi tối. Đặc biệt là những lúc tôi bị căng thẳng, mất ngủ hay có chuyện gì đó làm tôi suy nghĩ. Thiền buông thư đã giúp tôi đi vào giấc nhủ nhanh hơn, sâu hơn và không bị mộng mị. Trong sách “GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC”, thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn rất rõ rất cụ thể và dễ áp dụng. Biết được nguồn lợi lạc từ thiền buông thư từ kết quả của chính mình, tôi cũng đã hướng dẫn thiền buông thư cho các cô chú, anh chị em và các bạn trong những khóa tu mà Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng và công ty Sách Thái Hà tổ chức. Ai cũng khen và thấy hiệu quả. Cũng có thể họ thích chất dọng Huế của tôi.

Tôi cũng thực tập thiền lau nhà. Tôi tập lau chậm lại, lau trong tâm thế không vội vàng. Tôi để ý từng động tác của mình, từ khâu nhúng cây lau nhà vào xô nước, rồi nhấc nó lên, vắt nó khô. Dòng nước chảy từ cây lau nhà vào xô nước nghe róc rách thật vui tai làm sao. Rồi tôi lại theo dõi từng động tác đưa lên kéo xuống của tay, đưa hơi thở yêu thương vào từng động tác lau, tôi thấy sao nhẹ nhàng đến thế. Trước đây khi lau xong nhà thì tôi toát hết mồ hôi và cảm thấy rất mệt. Tôi rất thích cách thiền làm việc này vì quá đơn giảnứng dụng được trong cả ngày.

Có rất rất nhiều lợi lạc mà tôi thu được khi đọc và áp dụng sách “GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC”. Thiền đi, thiền ăn, thiền trà… Đúng là hạnh phúc cần gieo trồng, chăm bón hàng ngày. Hạnh phúc không phải từ bên ngoài đến, cũng không ai mang đến cho mình. Mà chính ta phải là người gieo trồng nó để gặt lấy những cây trái ngọt để có an lạcthảnh thơi.

Gieo trong hanh phuc 2Tôi tin rằng chỉ bạn thực tập 1 trong 49 cách trong sách “GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” này thì bạn cũng đã thu lợi nguồn hạnh phúc lớn, nguồn lợi lạc lớn cho chính bạn và những người xung quanh bạn rồi. Tôi biết chắc điều đó từ trải nghiệm của chính tôi và các em trong Vườn Yêu Thương.

“GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC’ CỦA thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ có 322 trang và rất dễ đọc. Ngay trong lời giới thiệu, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty sách Thái Hà, người đã hành thiền và tu tập theo và với với thiền sư Nhất Hạnh từ năm 2005 cũng nêu rất rõ hiệu quả đối với chính tiến sỹ trong quá trình hành thiền. Một người bận rộn như vậy mà còn có những kết quả đáng khâm phục thì dĩ nhiên bạn và tôi có thể ứng dụng, có thể thực hành rất tốt là chắc rồi.

Bạn biết không, tất cả những pháp môn thực tập trong “GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” đều có chung một mục đích căn bản là đưa tâm trở về với thân, có mặt thực sự trong giây phút hiện tại, sống trọn vẹn và sâu sắc đẻ mọi việc diễn ra dưới ánh sáng của chánh niệm. Mỗi pháp môn trong “GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” thật quá đơn giản, như thở vào thở ra, bước những bước chân thảnh thơi, lắng nghe người thân của mình một cách sâu sắc,.. mang lại những lợi lạc vô biên.

Chúng ta có sắn vốn quý, sẵn châu báu trong ta. Đó là hơi thở, nụ cười. Đó là từng bước chân anh lạc, từng động tác thảnh thơi. Nếu không có cẩm nang thiền “GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” thì tôi đã để kho báu trong tôi lãng quên mãi mãi. Thế thì uổng phí quá, đúng không bạn.

Tôi xin bạn cùng tôi đọc thêm những dòng thơ này của thiền sư Thích Nhất Hạnh ở cuối sách để cảm nhận được rằng mình đang rất giàu có, rất may mắn nhé

Châu báu chất đầy thế giới 
Tôi đem tặng bạn sáng nay 
Một vốc kim cương sáng chói  
Long lanh suốt cả đêm ngày.

Mỗi phút một viên ngọc quý 
Tóm thâu đất nước trời mây 
Chỉ cần một hơi thở nhẹ 
Là bao phép lạ hiển bày.

Chim hót thông reo hoa nở  
Trời xanh mây trắng là đây  
Ánh mắt thương yêu sáng tỏ  
Nụ cười ý thức đong đầy.

Này người giàu sang bậc nhất 
Tha phương cầu thực xưa nay! 
Hãy thôi làm thân cùng tử  
Về đi, tiếp nhận gia tài!

Hãy dâng cho nhau hạnh phúc 
an trú phút giây nầy 
Hãy buông thả dòng sầu khổ  
Về nâng sự sống trên tay”.

Tôi mong và mong lắm rằng quyển sách có giá trị này đến tay thật nhiều bạn đọc và cùng tôi ứng dụng vào  cuộc sống và công việc hàng ngày. Cuộc sống vốn có quá nhiều phức tạp, quá nhiều bon chen, quá nhiều hận thù, ghen ghét trong xã hội ngày nay nên có cẩm nang “GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” của thiền sư Thích Nhất Hạnh, bạn sẽ hóa giải được tất cả. Chúc mừng những ai đã có sách này rồi.

Tôi biết rằng những ai đã có “GIEO TRỒNG HẠNH PHÚC” tự thấy biết rằng bình an và thư giãn đang có trong bạn, gia đình bạn và những người xung quanh. Hạnh phúc thật giản đơn mà trước đây bạn không từng biết tới, đúng không ạ.

Phật tử Nguyên Minh 

Xem trước nội dung:

Gieo trồng hạnh phúc

gieo trong hanh phuc 3Cho dù những trạng thái nội tại của ta như suy nghĩ, cảm thọtri giác có như thế nào đi nữa thì hơi thở cũng luôn có mặt với chúng ta như một người bạn thân thiết và trung thành. Bất cứ khi nào ta bị lôi kéo, đắm chìm, thậm chí khốn đốn trong những cảm xúc mạnh, hay bị kẹt vào những suy nghĩ miên man về quá khứ hoặc tương lai, ta cũng có thể trở về với hơi thở của mình để thu nhiếp thân tâm.

Trong đời sống hàng ngày, không có khi nào ta không thở nhưng thường thì ta quên là mình đang thở. Nền tảng căn bản của sự thực tập chánh niệm là đưa sự chú tâm của mình trở về với hơi thở vào và hơi thở ra. Đó gọi là chánh niệm về hơi thở hay ý thức về hơi thở. Điều này tuy đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm. Trong đời sống hàng ngày, nhiều khi thân ta thì ở nơi này mà tâm ta thì lại ở một nơi khác. Chú tâm vào hơi thở vào và hơi thở ra giúp ta đem tâm trở về với thân, có mặt trọn vẹn với giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây.

Thở một hơi thởý thức cũng giống như ta đang uống một ly nước mát. Khi thở vào, chúng ta thực sự cảm nhận không khí đang đi vào đầy buồng phổi ta. Ta không cần điều khiển hơi thở. Chỉ cảm nhận hơi thở như nó đang là. Hơi thở của ta có thể dài hay ngắn, sâu hay cạn thì cứ để nó như vậy. Dưới ánh sáng ý thức, hơi thở của ta sẽ trở nên chậm hơn và sâu hơn một cách tự nhiên. Hơi thở ý thức là công cụ thiết yếu giúp ta hợp nhất thân tâm và mang năng lượng chánh niệm vào mỗi giây phút của đời sống hằng ngày.

Cho dù những trạng thái nội tại của ta như suy nghĩ, cảm thọtri giác có như thế nào đi nữa thì hơi thở cũng luôn có mặt với chúng ta như một người bạn thân thiết và trung thành. Bất cứ khi nào ta bị lôi kéo, đắm chìm, thậm chí khốn đốn trong những cảm xúc mạnh, hay bị kẹt vào những suy nghĩ miên man về quá khứ hoặc tương lai, ta cũng có thể trở về với hơi thở của mình để thu nhiếp thân tâm.

Thực tập

Trong khi thở vàothở ra, ta cảm nhận luồng không khí đang đi vào và đi ra qua mũi của ta. Ban đầu có thể hơi thở của ta không được thư thái lắm. Nhưng sau khi thực tập một thời gian, hơi thở của ta sẽ trở nên nhẹ nhàng, thư thái, tự nhiên, êm dịu và bình an hơn. Bất kể lúc nào khi đi, khi làm vườn, đánh máy hoặc làm bất cứ việc gì, chúng ta đều có thể trở về tiếp xúc với nguồn sống an lạc này.

Ta có thể nói:

‘Thở vào, tôi biết là tôi đang thở vào
Thở ra, tôi biết là tôi đang thở ra.’

Sau một vài hơi thở, chúng ta có thể rút ngắn câu này lại, bằng: ‘Vào, Ra.’ Nếu theo dõi hơi thở một cách xuyên suốt, liên tục thì tâm ta sẽ không còn suy nghĩ nữa. Lúc bấy giờ, tâm ta có cơ hội được nghỉ ngơi. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta suy nghĩ quá nhiều. Vì vậy cho tâm cơ hội nghỉ ngơi bằng cách dừng lại những suy nghĩ là một điều rất mầu nhiệm.

‘Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào’ không phải là một sự suy nghĩđơn giảný thức về những gì đang xảy ra. Cái đang xảy ra là: ta đang thở vàothở ra. Khi thở vào và đưa sự chú tâm của mình vào hơi thở vào là ta đang đưa tâm trở về hợp nhất lại với thân. Chỉ cần một hơi thở vào là đã có thể giúp tâm trở về với thân. Khi thân và tâm hợp nhất, ta sẽ thực sự có mặt trong giây phút hiện tại.

‘Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào’ là một cách nói khác của câu thiền ngữ ‘thở vào, tôi biết tôi còn sống’. Sự sống đang có mặt trong ta và chung quanh ta với tất cả những mầu nhiệm của nó như nắng ấm, trời xanh, những chiếc lá mùa thu. Trở về giây phút hiện tại để tiếp xúc với sự sống, trị liệu những đau nhức trong thân tâm, nuôi dưỡng những yếu tố lành mạnh, tươi mát trong ta và chung quanh ta là một điều rất thiết yếu. Một nụ cười nhẹ có thể làm thư giãn tất cả các cơ bắp trên khuôn mặt ta.

‘Thở vào, tôi thấy trời xanh
Thở ra, tôi mỉm cười với trời xanh.’
‘Thở vào, tôi ý thức về những chiếc lá mùa thu rất đẹp
Thở ra, tôi mỉm cười với những chiếc lá mùa thu.’

Chúng ta có thể rút gọn câu này còn ‘trời xanh – mỉm cười’‘Trời xanh’ khi thở vào và ‘mỉm cười’ khi thở ra. Kế đó là: ‘thở vào - lá mùa thu’, ‘thở ra - mỉm cười’. Tập thở như vậy, chúng ta sẽ tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống. Cái đẹp của sự sống sẽ nuôi dưỡng ta, giúp ta vượt thoát được những lo lắngsợ hãi. Thực tập như thế cũng giúp ta tiếp xúc được với hơi thở và cơ thể ta. Cơ thể ta cũng rất mầu nhiệm. Đôi mắt ta là một mầu nhiệm. Chỉ cần mở mắt ra là ta đã có thể tiếp xúc được với thiên đường của sắc màu và hình ảnh. Đôi tai ta cũng rất mầu nhiệm. Nhờ đôi tai mà ta có thể nghe được tất cả các loại âm thanh như âm nhạc, tiếng chim hót, tiếng gió thổi vi vu qua những cành thông. Đưa sự chú tâm vào hơi thở vào ra, ta sẽ trở về với ngôi nhà đích thực của mình trong giây phút hiện tạitiếp xúc được với sự sống mầu nhiệm. Nếu tiếp tục rong ruỗi về quá khứ hoặc tương lai, thì ta sẽ đánh mất tất cả những mầu nhiệm ấy.

Thở vào, tôi theo dõi hơi thở vào của tôi từ đầu cho đến cuối
Thở ra, tôi theo dõi hơi thở ra của tôi từ đầu cho đến cuối

Khi mới bắt đầu thở, có thể hơi thở của ta còn nặng nề, hổn hển nhưng sau một thời gian hơi thở sẽ nhẹ nhàng, êm dịu hơn. Hơi thở liên quan mật thiết với thân thểcảm thọ, hơi thở là kết quả của thân thểcảm thọ. Nếu thân thể ta căng thẳng, đau nhức, nếu cảm thọ ta đau buồn thì hơi thở của chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo. Vì thế, ta hãy đưa sự chú tâm vào hơi thở và thở một cách có ý thức.

Thở vào, tôi biết là tôi đang thở vào
Thở ra, tôi biết là tôi đang thở ra.
Thở vào, tôi mỉm cười với hơi thở vào của tôi
Thở ra, tôi mỉm cười với hơi thở ra của tôi.

Đừng bao giờ thúc ép hơi thở của mình. Nếu hơi thở ngắn, hãy để cho nó ngắn. Nếu hơi thở chưa an lạc, ta cũng để như vậy. Không can thiệp, không ép buộc hay ‘làm việc’ với hơi thở của mình. Chúng ta chỉ đơn thuần ý thức về hơi thở. Sau một thời gian, hơi thở của ta sẽ tự nhiên có phẩm chất. Chánh niệm về hơi thởnhận diện, ôm ấp hơi thở vào và hơi thở ra, như một người mẹ trở về ôm lấy đứa con của mình trong vòng tay thương yêu một cách dịu dàng. Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy chỉ sau một hai phút, phẩm chất của hơi thở sẽ tăng lên. Hơi thở vào của ta trở nên sâu hơn và hơi thở ra của ta chậm lại. Hơi thở của ta trở nên an lạc và hòa điệu hơn.

Thở vào, tôi thấy hơi thở vào của tôi trở nên sâu hơn
Thở ra, tôi thấy hơi thở ra của tôi trở nên chậm lại.

Khi thấy hơi thở vào và hơi thở ra của ta đã trở nên sâu hơn, chậm hơn và yên lắng hơn, ta có thể gửi đến cơ thể ta sự bình an, yên tĩnh và êm dịu đó. Trong đời sống hàng ngày, có thể chúng ta đã lãng quên, không để ý tới thân thể của mình thì bây giờ đây là cơ hội để chúng ta trở về với thân thể của mình, nhận diện sự có mặt của thân thể và làm bạn với nó.

Thở vào, tôi ý thức về thân thể tôi
Thở ra, tôi buông thư tất cả những căng thẳng trên thân thể tôi.

Những bài tập về hơi thở này do chính Bụt dạy. Rất đơn giản, giống như trò chơi trẻ con vậy. Chúng ta hãy đặt tay lên phần bụng dưới của mình. Khi thở vào, ta thấy bụng ta phồng lên và khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Đặc biệt là trong tư thế nằm, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận sự phồng lên, xẹp xuống của bụng. Chúng ta ý thức về hơi thở vào và hơi thở ra từ đầu cho đến cuối. Thở như vậy rất khỏe. Chúng ta không còn suy nghĩ về quá khứ, tương lai, về những dự án hay nỗi khổ niềm đau của ta nữa. Thở trở thành một niềm vui thích, một lời nhắc nhở chúng ta ý thức về cuộc sống.

Thở vào, tôi tận hưởng hơi thở vào của tôi
Thở ra, tôi tận hưởng hơi thở ra của tôi.

Sau khi đã có thể hiến tặng sự bình an êm dịu cho thân thể, giúp thân thể buông thư những căng thẳng, ta có thể nhận diện những cảm thọcảm xúc của mình.

Thở vào, tôi ý thức về những cảm thọ đau buồn trong tôi
Thở ra, tôi mỉm cười với những cảm thọ đau buồn trong tôi.

Ta đang có một cảm thọ đau buồn, nhưng đồng thời ta cũng đang có chánh niệm. Chánh niệm giống như người mẹ, ôm ấp những cảm thọ một cách nhẹ nhàng. Chánh niệm luôn luôn phải là chánh niệm về một cái gì. Khi ta thở có chánh niệm, thì đó là chánh niệm về hơi thở. Khi ta đi có chánh niệm thì đó là chánh niệm về đi. Khi ta uống có chánh niệm thì đó là chánh niệm về uống. Khi ta có chánh niệm về những cảm thọ của mình, thì đó là chánh niệm về cảm thọ. Ta có thể mang chánh niệm vào những hoạt động sinh lý, tâm lý của ta để nhận diện và làm lắng dịu chúng.

Tôi muốn cống hiến cho quý vị một vài bài thi kệ mà quý vị có thể sử dụng để thực tập trong khi thở và mỉm cười :

Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào
Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.
Thở vào, hơi thở vào của tôi trở nên sâu hơn
Thở ra, hơi thở ra của tôi trở nên chậm lại
Thở vào, tôi làm lắng dịu thân thể tôi
Thở ra, tôi thấy khỏe nhẹ
Thở vào, tôi mỉm cười
Thở ra, tôi buông thư
Thở vào, tôi an trú trong giây phút hiện tại
Thở ra, tôi biết đây là giây phút tuyệt vời.

Quý vị có thể rút gọn những câu trên bằng:

Vào, ra
Sâu, chậm
Khỏe, nhẹ
Lặng, cười
Hiện tại, tuyệt vời.

Mỗi chữ hoặc mỗi câu cho mỗi hơi thở vào ra.

Giây phút hiện tại là giây phút duy nhất thực sự có thật. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là có mặt trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây để tận hưởng những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta.

 

Mục lục:

Lời giới thiệu

1. Hơi thở ý thức

2. Thiền ngồi

3. Thiền hành

4. Thức dậy

5. Nghe chuông

6. Thiền điện thoại

7. Xá chào

8. Thi kệ

9. Đã về, đã tới

10. Quay về nương tựa

11. Năm giới

12. Ăn cơm chánh niệm

13. Thực tập trong nhà bếp

14. Thiền trà

15. Nghỉ ngơi và dừng lại

16. Thiền buông thư

17. Mười động tác chánh niệm 18. Xây dựng tăng thân

19. Làm mới

20. Hiệp ước sống chung an lạc

21. Đệ nhị thân

22. Thiền ôm

23. Sử dụng ái ngữ và lắng nghe sâu

24. Chăm sóc cơn giận và những cảm xúc mạnh

25. Soi sáng

26. Viết thư cho người thương

27. Độc cư

28. Im lặng hùng tráng

29. Làm biếng

30. Nghe pháp thoại

31. Pháp đàm

32. Thiền lạy

NĂM CÁI LẠY

33. Du lịch

34. Từ quán

35. Giải giới đơn phương (Hòa giải với tự thân)

36. Chăm sóc em bé trong tự thân

37. Mười bốn giới tiếp hiện

38. Lắng nghe con em mình

39. Đi thiền hành với trẻ em

40. Giúp con em mình chăm sóc cơn giận và những cảm xúc mạnh

41. Bữa cơm gia đình

42. Thỉnh chuông

43. Thiền sỏi

44. Phòng thở

45. Bốn câu thần chú

47. Thiền quýt

48. Thiền ôm cây

49. Ngày của ngày hôm nay

Phần kết 







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2020(Xem: 6148)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.