Chết Vào Thân Trung ẤmTái Sinh Theo Phật Giáo Tây Tạng

27/05/20169:10 SA(Xem: 21299)
Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh Theo Phật Giáo Tây Tạng

CHẾT VÀO THÂN TRUNG ẤMTÁI SINH
THEO PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Đại sư Lati Rinbochay & Jeffrey Hopkins | Lời tựa của Đức Đạt-lai Lạt-ma
Bản dịch Việt ngữ: Giao Trinh Diệu Hạnh & Chân Giác Bùi Xuân Lý
Dịch từ nguyên bản Anh ngữ Death, Intermediate State and Rebirth in Tibetan Buddhism - Lati Rinbochay, Jeffrey Hopkins - Ấn bản Việt ngữ lần thứ hai
Nhà xuất bản Tôn Giáo

Chết Vào Thân Trung ấm và Tái Sinh theo Phật Giáo Tây TạngMỤC LỤC 
Lời nói đầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma  
Lời tựa 
Giác Đạo Đăng,
Căn Bản Tam Thân Luận Chết,
Trung ẤmTái Sinh - Đại sư Yang-jen-ga-way-lo-dro
Nhập đề 
1. Các Giai Đoạn của Sự Chết 
2. Các Giai Đoạn Hoàn Tất Thân Trung Ấm 
3. Đi Tái Sinh 
4. Dứt Sinh Tử  
Thư mục tham khảo 

dalailama-0123457LỜI NÓI ĐẦU
của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 (Trích từ các bài giảng có tựa đề Thứ Đệ Đạo Đại Luận của Tổ Tông Khách Ba)1

Vì bị kiềm chế bởi tam độc tham, sân, si nên con người luôn tạo nghiệp ác và do đó tạo ra trong tâm thức những nghiệp lực dưới dạng tiền định lực, trói buộc tâm thức. Khi mạng sống chấm dứt, người bị kiềm chế bởi những tiền định lực ấy sẽ phải đi theo nghiệp lực của mình để tái sinh trong cõi luân hồi với một tâm thứcthân thể của kiếp sống mới, phù hợp với các nghiệp nhân đã tạo tác ra trong quá khứ.

Có người chết đi sau khi đã kéo dài mạng sống đúng với thọ mạng của mình để trả các nghiệp lực gây ra từ các đời trước, các lực đó là nhân làm thành nền tảng của kiếp sống này. Cũng có người chết đi trước kỳ hạn thọ mạng của mình vì không hội đủ các nhân duyên để giữ mạng sống lại, ví dụ như thiếu những điều kiện tối thiểu để thọ mạng tiếp tục. Chết như thế gọi là chết ngoài kỳ hạn, hoặc chết do thọ báo công đức đã kiệt tận; nghiệp lực để (1) tạo ra đời này vẫn còn đó, nhưng các ngoại duyên do công đức tích tập từ các đời trước thì không còn nữa.

Con người luôn luôn chết đi với một trong các trạng thái tâm thức: thiện, ác hoặc vô ký (tức là không thiện không ác). Trong trường hợp đầu, người sắp chết mang trong tâm thức của mình một đối tượng thiện, ví dụ như Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng) hay là vị thầy Bổn sư của mình và làm phát khởi tín tâm vào Phật pháp. Hoặc có khi người sắp chết phát khởi tâm xả vô lượng, và thoát ra khỏi tất cả tham áisân hận đối với mọi chúng sinh hữu tình. Hoặc giả người sắp chết thiền quán nhập vào tánh Không hay phát khởi tâm từ bi. Quán tưởng được như thế là bởi vì người sắp chết nhớ lại công phu hành trì của mình lúc còn sống hoặc là nhờ có người ở bên cạnh nhắc nhở thúc đẩy. Nếu người sắp chết phát khởi được các tâm thiện kể trên vào lúc lâm chung thì người đó tạo được cận tử nghiệp thiện và sẽ đi tái sinh trong các cảnh giới cao tốt hơn. Lúc lâm chung được như thế thì rất tốt.

Nhưng đôi khi, tuy không cố tình chọc giận, nhưng vì tâm thần hoảng hốt kích động nên những người chung quanh đã làm cho người sắp chết nổi cơn giận dữ. Cũng có khi bạn bè quyến thuộc tụ họp bên giường của người sắp chết khóc than đến nỗi người sắp chết phát khởi lên một tâm tham ái rõ rệt. Dầu là tham ái hay giận dữ, nếu người đang lâm chung chết đi trong một trạng thái tâm thức bất thiện vốn thường phát khởi trong quá khứ, thì điều này rất nguy hiểm cho người ấy.

Có người chết đi trong trạng thái tâm vô ký, không phát khởi đối tượng thiện hoặc ác nào trong tâm và cũng không sinh tâm giận dữ hoặc tham ái.

Ba trạng thái này, tức là lâm chung trong trạng thái tâm thiện, bất thiện hay vô ký, sẽ diễn ra cho đến khi người lâm chung đi vào cõi tâm vi tế của tiến trình chết. Theo hệ thống của Kinh điển, tâm vi tế sau cùng này nhất thiết phải là tâm vô ký vì trong hệ Kinh điển không giảng dạy cách sử dụng pháp môn chuyển hóa tâm vi tế thành tâm thiện như trong hệ thống Mật điển, mà chỉ đưa ra các pháp môn đối trị những trạng thái tâm thức thô. Ngược lại, một vị cao tăng Mật tông [hành giả Mật tông] có thể chuyển hóa các tâm vi tế xuất hiện trong giờ phút lâm chung thành tâm thức thiện. Khi tu tập đến mức này, hành giả đã đạt được trình độ rất cao sâu.

Dù sao, trạng thái của tâm thức lúc lâm chung (gọi là cận tử nghiệp) rất quan trọng bởi vì ngay cả một người có tu tập, dẫu đã đạt đến mức độ trung bình, vẫn có thể phát khởi tâm tham ái hay sân hận rõ rệt khi bị kích động phiền não lúc gần chết. Đó là vì tất cả chúng ta đều còn có các tiền định lực do ác nghiệp quá khứ tạo tác, chỉ chực chờ phát tác khi gặp các hoàn cảnh bất lợi. Chính các tiền định lực này là nghiệp lực lôi kéo ta đọa sinh xuống các cõi như súc sinh v.v... Cũng tương tự như thế, ta cũng có các phước đức do các thiện nghiệp tạo tác trong quá khứ, khi gặp các hoàn cảnh thuận lợi, là nghiệp lực sẽ mang ta tái sinh vào các kiếp luân hồi cao như cõi người v.v...

Các tiềm năng có sẵn trong thần thức này được nuôi từ tham dụcchấp trước, dẫn đến các cảnh giớI tái sinh xấu hoặc tốt. Như thế, nếu các tiền định lực đúc kết bởi các ác nghiệp được phát động thì người chết sẽ đi tái sinh trong cảnh giới súc sinh, ngạ quỷ hay địa ngục.

Tương tự, nếu một người luôn tạo ác nghiệp trong đời sống, nhưng lại chết trong một trạng thái tâm thức thiện thì người này sẽ rất có thể được đi tái sinh trong cảnh giới tốt. Vì thế, người lâm chung cũng như thân nhân bên giường bệnh phải tránh kích thích tâm chấp trước hay giận dữ, mà trái lại, bằng mọi cách, nên nuôi dưỡng một trạng thái tâm thức thiện. Điều này rất quan trọng, cần được hiểu rõ.

Những người chết đi trong trạng thái tâm thức thiện sẽ có cảm giác đi từ chỗ tối vào vùng ánh sáng, giải thoát khỏi mọi lo lắng bất an và thấy hiện ra các hình tượng lành. Đã có nhiều trường hợp người bệnh rất nặng, nhưng lúc lìa đời lại nói rằng cảm thấy vô cùng sảng khoái mặc dù đang mang bệnh khổ. Có người khác tuy mang bệnh nhẹ nhưng lại lâm vào tình trạng sợ hãi ghê gớm, hơi thở nặng nề khó khăn đau đớn.Những người này đang bị chìm đắm trong những tư tưởng bất thiện, có cảm giác đi từ nơi sáng sủa vào vùng tăm tối và thấy xuất hiện các hình ảnh dữ.

Còn có người bị bệnh hoạn làm cho nhiệt độ trong thân hạ xuống thấp, khởi tâm ham muốn hơi ấm, vì thế phát động lực khởi nghiệp đi tái sinh trong cảnh giới địa ngục nóng, và thác sinh vào một cõi cực kỳ nóng bức. Người khác, lại vì dính mắc trong sự ham muốn một cảm giác mát mẻ, ví dụ như ham muốn uống một ly nước lạnh, làm phát động lực khởi nghiệp đi tái sinh trong cảnh giới địa ngục lạnh, và do đó tạo sự liên kết để đi thác sinh như thế. Do đó, khi lâm chung, quan trọng nhất là phải tránh đừng khởi tâm tham ái và hãy cố hướng tâm về các đối tượng lành.


Trong đời sống thường ngày, các tâm rất quen thuộc như tham lam, sân hận, đố kỵ... chỉ cần chút ít kích thích là đã nổi lên tự nhiên trong ý thức. Nhưng có những tâm thức khác mà chúng ta ít quen thuộc, cần nhiều cố gắng hơn mới kích thích lên được như là khi ta muốn suy tưởng, lý luận về một đề tài gì. Tương tự, khi lâm chung các tâm thức đã quen thuộc thường hiện hành trước tiênchi phối nẻo tái sinh. Vì lý do này, tâm chấp ngã khởi lên mạnh mẽ vì ta sợ hãi cái ngã của ta không còn hiện hữu. Chính tâm chấp ngã này làm sợi dây liên kết dẫn ta đi vào cõi trung ấm, cõi này là trạng thái giữa lúc chết và lúc đi tái sinh. Tâm ham muốn có được thân mới tiếp theo đó lại chính là cái nhân để tạo tác thành thân trung ấm.

Với những người chuyên tạo ác nghiệp thì hơi ấm của thân thường thất thoát ở phần trên của thân trước tiên và sau đó mới thất thoát ở các phần khác của thân. Ngược lại, người chuyên tạo nghiệp thiện, thì hơi ấm thường thất thoát từ dưới chân trước tiên. Trong cả hai trường hợp trên, hơi ấm sau cùng tụ lại ở nơi tim, và từ đấy lìa khỏi thân. Các phần tử vật chất này, gồm tinh cha và huyết mẹ kết hợp lại, là nơi thần thức nhập vào lúc đầu tiên để vào tử cung mẹ khi bắt đầu sự sống. Các phần tử vật chất này biến thành trung tâm luân xa tim, và chính từ điểm này mà thần thức cuối cùng lìa khỏi thân lúc lâm chung.

Ngay khi thần thức lìa luân xa tim, thân trung ấm bắt đầu - trừ trường hợp của các vị tu hành cao, thác sinh trong cảnh trời vô sắc của các cõi không vô biên giới, thức vô biên giới, các “cõi Không” hoặc là các cảnh giới cao nhất của cõi luân hồi, thì đi tái sinh ngay sau khi chết. Những người thác sinh vào các cõi dục giớisắc giới thì vẫn phải trải qua thân trung ấm, ở trong đó những người này sẽ mang hình dạng của thân tái sinh tương lai. Thân trung ấm có đầy đủ 5 giác quan và có cả nhãn thông, có khả năng đi xuyên qua vật chất, và bay ngay lập tức đến nơi mình muốn. Thân trung ấm cũng có thể thấy được các thân trung ấm khác cùng thể loại (tức là cùng cõi đi tái sinh). Các thể loại khác nhau là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la và trời. Các đồng cốt cũng có khả năng thấy được thân trung ấm.

Khi thân trung ấm chưa tìm được nơi đi tái sinh thích hợp với nghiệp lực của mình sau 7 ngày thì nó sẽ phải trải qua sự chết của trung ấmtái sinh trong một thân trung ấm mới. Tái sinh trung ấm chỉ có thể diễn ra nhiều nhất là 6 lần, có nghĩa là thần thức chỉ có thể trải qua tối đa là 49 ngày trong cõi trung ấm. Điều đó cũng có nghĩa là khi một thần thức sau khi chết đi một năm trời, hiện racho biết vẫn chưa được tái sinh, không còn ở trong cõi trung ấm nữa, thì thần thức đó đã tái sinh thành ma.

Khi tái sinh thành người, thần thức sẽ thấy cảnh cha mẹ ăn nằm với nhau. Nếu tái sinh thành thân nam, cảnh này sẽ làm thần thức khởi tâm ham muốn người mẹ và ghét bỏ người cha - còn nếu phải tái sinh thành thân nữ thì thần thức sẽ khởi tâm ngược lại.

tham ái, thần thức nhào xuống để hưởng dục lạc, nhưng xuống đến chỉ thấy bộ phận sinh dục của người mà mình tham ái. Thần thức sẽ nổi cơn sân hận, làm chấm dứt kiếp trung ấm và bắt đầu liên kết với kiếp sống mới. Thần thức lúc đó chui vào trong bụng mẹ và bắt đầu một kiếp người. Khi tinh cha và huyết mẹ kết hợp với sự sống này - hay là với thần thức, thì tất cả sự hòa hợp tự nhiêndần dần phát triển để trở nên các thành phần của một thân người. Vì tham ái, thần thức bị lôi kéo đến nơi tái sinh tương lai, dẫu cho đó là địa ngục. Lấy thí dụ như thần thức người đồ tể sẽ thấy cảnh đàn cừu ở xa như trong một giấc mộng, bèn vội vàng chạy đến để giết chúng, nhưng khi đến nơi tất cả liền biến mất. Thần thức nổi cơn giận dữ, khiến kiếp thân trung ấm chấm dứt liền ngay đó và kiếp mới trong địa ngục bắt đầu. Phần trước cũng đã nói về sự tái sinh vào các địa ngục nóng vì khởi tâm ham muốn hơi nóng và địa ngục lạnh vì khởi tâm ham muốn hơi mát mẻ. Cảnh giới trung ấm của kẻ sẽ phải đi tái sinh vào nẻo dữ tự nó rất khủng khiếp đáng sợ; cuối cùng thần thức xông đến chốn tái sinh và khi thấy ý nguyện không toại, bèn nổi cơn giận dữ; ngay lúc đó, thân trung ấm chấm dứt và kiếp sống mới bắt đầu.

Do đó, sự liên kết với một kiếp sống mới được tạo ra từ ảnh hưởng của tham lam, sân hậnsi mê. Trừ khi các phiền não này được tiêu trừ, ta như bị trói buộc bằng một sợi dây xích sắt, không được tự do. Tuy có những nơi tái sinh cao, tốt và có nơi tái sinh xấu, thấp, nhưng khi còn bị trói buộc trong luân hồi sinh tử, ta vẫn phải chịu gánh nặng của các uẩn thuộc sắc và tâm dưới sự kiềm chế của nghiệp ácphiền não. Quá trình tái sinh này không phải chỉ diễn ra một lần mà là mãi mãi, luân hồi không ngừng nghỉ.

Để vượt qua, siêu thoát khỏi đau khổ của luân hồi, sinh, lão, bệnh, tử, các tà kiến tham lam, sân hậnsi mê cần phải được tiêu trừ. Căn gốc của nó chính là si mê - tà kiến cho rằng có một tự ngã riêng biệt của ta và của mọi hiện tượng (tức là các pháp) thật sự hiện hữu. Thuốc uống ngoài chỉ chữa được bệnh khổ bề ngoài nhưng không chữa được căn bệnh chính yếu của nội tâm. Các pháp tu nội tâm - như là cầu viện đến các pháp môn đối trị tham áisân hận - hữu ích hơn nhiều, nhưng tác dụng của các giải pháp này cũng chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, nếu ta có thể diệt trừ được tâm si mê - là căn gốc của ba độc - thì tất cả ba độc sẽ tự động tiêu tan.

Khi si mê bị tiêu trừ, các nghiệp ác tạo tác đặt căn bản trên si mê cũng chấm dứt. Hơn thế nữa, nếu không còn si mê, các tham ái dính mắc và chấp trước vốn tăng cường sức mạnh cho các tiền định lực cấu tạo bởi các nghiệp quá khứ cũng ngừng hoạt động. Từ đó, vòng tái sinh luân hồi sinh tử bất kham cũng chấm dứt theo.

 

(1) Thứ Đệ Đạo Đại Luận: Lam rim bring; luận trong các chương 89a.1-92a.5 (Dharmsala: Shes rig par khang, 1968). Các lời giảng trong quyển Con đường thứ lớp của Tổ Tông Khách Ba (Tsong-ka-pa’s Great Exposition of the Stages of the Path, Lam rim chen mo) (Dharmsala: Shes rig par khang, 1964) ghi lại ở các chương 157a.3-162a.1 8 



pdf_download_2
Chết Vào Thân Trung ấm và Tái Sinh theo Phật Giáo Tây Tạng













Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2019(Xem: 8722)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.