- Lời Nói Đầu
- Vài hàng cùng bạn đọc
- Tiểu sử Hòa thượng Piyadassi
- Lời mở đầu
- Chương 1: Đức Phật
- Chương 2: Đại đức Ananda, vị thị giả thân tín
- Chương 3: Làm chủ cái Tâm
- Chương 4: Con đường tích cực của Đức Phật
- Chương 5: Suy gẫm về Phật Ngôn
- Chương 6: đặc tướng vô thường
- Chương 7: Thuyết Tái sanh trong Phật giáo
- Chương 8: Tùy thuộc phát sanh (Paticca-samuppada)
- Chương 9: Sắc thái tâm lý của Phật giáo
- Chương 10: Thiền tập trong Phật giáo - Con đường đi đến nội tâm vắng lặng và minh mẫn
- Chương 11: Thất giác chi (satta bojjihanga)
- Chương 12: người phụ nữ trong văn học Phật giáo
- Chương 13: lịch sử và văn hóa Phật giáo
- Chương 14: Phật Giáo tại Sri Lanka
- Chương 15: Lễ Xuất Gia Trong Phật Giáo Nguyên Thủy
- Chương 16: Nghi Thức Và Tập Tục Phật Giáo
- Chương 17: Phật Giáo Trong Thế Giới Tây Phương
- Chương 18: Những bài viết ngắn
PHẬT GIÁO
NHÌN TOÀN DIỆN
Piyadassi Manhāthera | Phạm Kim Khánh dịch
Nhà xuất bản Phương Đông
CHƯƠNG 14:
PHẬT GIÁO TẠI SRI LANKA
Câu Chuyện Mahà Mahinda, Sanghamittà, Sri Mahà-Bodhi
Đối với người Phật tử Sri Lanka (Tích Lan) mỗi ngày trăng tròn trong năm đều có một ý nghĩa rõ ràng. Trong tất cả những ngày ấy, ý nghĩa và thiêng liêng nhất là ngày trăng tròn tháng Vesak, bởi vì có liên quan đến ba diễn biến trong đời sống Đức Phật -- đản sanh, thành đạo và nhập Niết Bàn. Như vậy, Vesak (thường gọi là lễ Phật Đản) là lễ Tam hợp, thiêng liêng nhất đối với người Phật tử trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, những ngày rằm tháng Poson (tháng 6 D.L.) và Unduvap (tháng 12 D.L.) chỉ có ý nghĩa đặc biệt đối với người Phật tử Sri Lanka. Tại sao? Họ biết rất rõ, và vì lẽ ấy họ hết lòng nhiệt thành cử hành hai ngày lễ ấy.
Trăng tròn tháng Unduvap là ngày lễ thiêng liêng không thể quên, để tưởng niệm ân đức của công chúa con gái một hoàng đế, một thiếu nữ cao cả có lòng hy sinh lớn lao và tâm đạo nhiệt thành sâu sắc, đến hải đảo này và hiến trọn cuộc sống để tạo an lành và hạnh phúc cho dân chúng, đặc biệt là hạnh phúc của người phụ nữ Sri Lanka. Bà không phải ai khác hơn là Đức Trưởng Lão Ni A La Hán Sanghamittà, con gái của Đại Đế Asoka của xứ Ấn Độ, và là em gái của Đức Trưởng Lão A La Hán Mahà Mahinda, người đã đưa Phật Giáo đến Sri Lanka vào thế kỷ thứ III, trước D.L. trong ngày trăng tròn của tháng Poson (nhằm tháng 6 D.L.). Trước khi học hiểu thêm về hai nhân vật thánh thiện này, hãy nhìn vào trở lại lịch sử của hải đảo, và xem tình trạng tôn giáo của xứ này trước ngày Mahà Mahinda và Sanghamittà đến.
Sri Lanka Trước Ngày Mahinda Đến
Mặc dầu lịch sử được ghi nhận của người Sinhala (Tích Lan) bắt đầu kể từ ngày Vijaya đặt chân lên xứ Sri Lanka vào năm 543 trước D.L., lịch sử Phật Giáo của Sri Lanka khởi đầu từ ngày đến của vị A La Hán Thera Mahinda, con Đại Đế Asoka. Tuy nhiên, một cách chánh đáng, ta không thể kết luận rằng trước đó trên hải đảo này không ai biết gì về Đức Phật và giáo huấn của Ngài. Ba tờ niên sử ở Sri Lanka: Mahàvamsa, Dìpavamsa, và tờ Samantapàsàdikà, Chú Giải Tạng Luật, mô tả rất sống động ba cuộc viếng thăm đảo của Đức Phật Gotama, vào tháng thứ năm, năm thứ năm và năm thứ tám sau ngày Thành Đạo.
Khi Mahà Mahinda đến đây vào triều đại Vua Devànampiya Tissa, 236 năm sau Vijaya, và thuyết giảng Giáo Pháp cho dân chúng, họ có thể lãnh hội nhanh chóng bức thông điệp của Đức Bổn Sư. Giáo Pháp lan truyền cùng khắp hải đảo nhanh chóng một cách bất ngờ. Điều này cho thấy rằng hột giống của Ngài Mahà Mahinda được gieo trồng trên một thửa đất đã được chuẩn bị sẵn, nhờ trước đó có tiếp xúc với Magadha, nơi mà Phật Giáo dồi dào phồn thịnh. Ta biết rằng theo lời yêu cầu của các quan đại thần của Vijaya, Vua Pandya xứ Madhura gã con gái mình đưa sang làm hoàng hậu Vijaya. Cùng đi với công chúa có nhiều thiếu nữ từ vương quốc Padyan, nhiều thủ công khéo léo và hằng ngàn gia đình của mười tám nghiệp đoàn. Những người Pandyan này vốn dòng Kshatriya (chiến sĩ) quý phái từ Madhya-desa, nơi mà Đức Phật trải qua phần lớn cuộc đời hoằng Pháp dài dẳng của Ngài.
Chúng ta cũng được biết rằng Panduvàsudeva, cháu và là người nối ngôi Vijaya, cưới Bhaddhakaccàna, người con gái xinh đẹp của Vua Pandu, anh em chú bác với chính Đức Phật. Hơn nữa, như được biết qua niên sử Mahàvamsa, những giáo phái không-phải-Phật Giáo như Nigantha và Paribbàjaka đã sẵn có tại Sri Lanka. Ta cũng phải kết luận rằng những người đồng thời với, và đồng hương của, Niganthas đã sẵn có mặt ở đây.
Sri Lanka là một hải đảo kế cận với lục địa Ấn Độ, ắt dân chúng của hai nước phải có giao thiệp thường xuyên. Cũng có nhiều thương thuyền từ Ấn Độ sang Sri Lanka, và ta có thể chắc rằng những người lái buôn Phật tử này thỉnh thoảng nói về Đức Phật và Phật Pháp với những người mà họ gặp.
Theo lịch sử thời Devànampiya Tissa ta có thể suy diễn rằng những cơ quan Magadha rất thạnh hành tại trung phần Ấn Độ cũng chiếm ưu thế tại Sri Lanka. Những sự kiện này chứng tỏ hiển nhiên rằng Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài đã được người dân của hải đảo biết, trước thời gian mà bậc thánh vĩ đại Mahà Mahinda và người em gái, Trưởng Lão Ni Sanghamittà, đặt chân đến xứ này.
Câu chuyện kỳ diệu của hai anh em này đã được ghi chép trong niên sử và trong nhiều bài viết đề cập đến tiểu sử và những công trình của Đại Đế Asoka xứ Ấn Độ.
Sự Ra Đời Của Mahinda Và Sangamittà
Vào năm 326 trước D.L. Hoàng Đế Alexander the Great của xứ Macedonia xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ và biến Takshasilà (người Hy Lạp gọi là Taxila) thành một thị trấn to lớn và phồn thịnh, thủ đô của vương quốc. Tuy nhiên vương quốc này không tồn tại lâu dài vì Alexander băng hà vào năm 32 tuổi tại Babylon, vào năm 323 trước D.L. Sau cái chết của Alexander, Candragupta, mà người Hy Lạp gọi là Sandrocatus, nổi dậy tấn công quân trú phòng các thành trì mà Alexander để lại, chiến thắng Vua Nanda, và vào khoảng năm 323 trước D.L. trở thành quốc vương xứ Magadha lấy Pàtaliputa (Patna) làm thủ đô, và sáng lập Đế Quốc Mauryan. Như Vincent A. Smith ghi nhận trong quyển Oxford History of India, ông là nhân vật đầu tiên chính xác được ghi trong lịch sử, có thể được mô tả là Quốc Vương xứ Ấn Độ.
Bindusàra, con của Candragupta, nối ngôi cha và trị vì vương quốc đến năm 273 trước D.L. Asokavardhana, mà thường được gọi là Asoka (A Dục), một trong những người con của Bindusàra, kế vị cha. Vào thời vua cha còn tại vị thì Asoka là Phó Vương của Taxila và Ujjain. Được biết rằng một lần nọ, trên đường đi đến Ujjain, Asoka lưu lại một thời gian tại Vedisa, ngày nay là Besnagar, hay Vessanagara như được đề cập đến trong Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), và nơi đây đem lòng thương Devi, con gái của trưởng giả Deva, và sau khi được cha mẹ ưng thuận, cưới nàng và đưa về Ujjain. Nơi đây bà hạ sanh hai con. Chính hai người con này về sau trở thành hai thành viên của Giáo Hội, hai vị A La Hán nổi tiếng Mahinda và Sanghamittà. Cả hai vị đều gia công thiết lập cơ bản Phật Giáo (Buddha-Sàsana) trên lãnh thổ Sri Lanka.
Khi Vua Bindusàra băng hà, Asoka được triệu về Patna nối ngôi cha, trở thành vì vua thứ ba của Đế Quốc Mauryan. Devi, mặc dầu vẫn cư ngụ tại quê nhà Vedisa, gởi hai con về thủ đô sống với cha.
Asoka là một hoàng đế hăng say chiến tranh như ông nội, không mãn nguyện với vương quốc mà người cha, Candragupta Maurya, để lại, và luôn luôn nghĩ đến việc mở mang bờ cõi. Vào năm thứ tám sau khi lên ngôi, ông gởi quân xâm lăng và chiến thắng Kàlinga. Đây là một trận chiến tàn khốc trong đó 100,000 người bị tàn sát, 150,000 bị bắt làm tù binh và số người chết vì liên lụy đông gấp nhiều lần như vậy. Khi nghe được tình trạng tổn hại nặng nề mà đạo binh của mình đã gây nên tại Kàlinga, Asoka lo ngại sâu xa. Ăn năn hối hận, ông bày tỏ những cảm xúc ấy trong sắc lịnh dài nhất của ông, được ghi tạc trong đá (Rock Edict No XIII).
Ta có thể nói rằng trận chiến Kàlinga chẳng những là ngã rẽ quan trọng trong đời binh nghiệp của Asoka, mà cũng trở thành một trong những diễn biến quyết định đối với lịch sử thế giới. Ông nhận thức tánh cách điên cuồng của sự giết chóc và từ bỏ gươm đao. Ông là vị đế vương duy nhất được ghi nhận là sau khi chiến thắng vẻ vang, từ bỏ những cuộc xâm lăng bằng chiến tranh (dig-vijaya), và đề khởi những cuộc xâm lăng bằng thiện pháp (dharma-vijaya). Ông thọc gươm vào vỏ, không bao giờ rút ra trở lại, và không còn bao giờ muốn làm tổn thương chúng sanh nào.
Theo niên sử của Sri Lanka, chính một vị A La Hán trẻ tuổi, Sàmanera Nigrodha (Sadi Nigrodha), con của Hoàng Tử Sumana, một người anh của Asoka, đã cảm hóa và hướng dẫn Asoka vào đạo Phật bằng một bài giảng rất ngắn nhưng vô cùng sáng tỏ, với chủ đề là tình trạng giác tỉnh chú niệm (appamàda). Kể từ lúc có những diễn biến ấy về sau người mà trước kia được gọi là Asoka hung ác bạo tàn (Chandàsoka), giờ đây có tiếng là Asoka, con người hiền lương đạo đức (Dhammàsoka). Ông trở thành người ủng hộ chư Tăng rất quảng đại rộng rãi, và là vị đại thí chủ trong các Phật sự (Buddha-Sàsana). Cuộc hoằng dương Giáo Huấn từ bi của Đức Phật cùng khắp thế giới Tây phương phần lớn là do công trình và sự cố gắng không biết mệt của ông, và Phật Giáo trở thành ảnh hưởng sâu rộng nhất, làm khuôn mẫu cho nền văn hóa Á Châu.
Những nguyên tắc và lý tưởng Phật Giáo nhượm màu lối suy tư và những xúc cảm của Asoka đến độ ông trở thành con người hoàn toàn khác biệt, và đã đem lại nhiều đổi mới trong hệ thống hành chánh để trị nước an dân. Ông cố gắng giảng dạy và phổ cập giáo huấn của Đức Phật trong dân gian, nhất là trên bình diện luân lý. Ông cho ghi chạm trên đá những lời dạy đạo lý vàng ngọc của Đức Bổn Sư, biến thành những bài giảng trên đá, không phải bóng gió tượng trưng, mà thật sự điển hình. Asoka thấm nhuần tinh thần khoan dung đại độ mà Đức Phật giáo truyền, và trong triều đại của ông tất cả mọi tôn giáo trong nước đều được hưởng tự do tuyệt đối.
Nhiệt tâm của ông đối với Phật Giáo mạnh mẽ đến độ ông cho phép hai người con thân yêu xuất gia. Vào lúc ấy người con trai được hai mươi tuổi, xuất gia và thọ giới tỳ khưu (Upasampadà, cụ túc giới) cùng ngày. Cô gái mười tám tuổi.
Nhiệt Tâm Hoằng Pháp Của Asoka
Nhận thức lợi ích lớn lao mà nhân loại có thể hưởng trong một giáo lý từ bi và trí tuệ như của Đức Phật, Asoka tận lực gia công hoằng dương những lời dạy của Đức Bổn Sư ra ngoài xứ Ấn Độ.
Cuộc Kết Tập Tam Tạng (Dhammasangàyana) lần thứ ba đã chấm dứt. Cuộc họp lần đầu tiên được triệu tập ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, dưới triều đại Ajàtasatu (A Xà Thế), và lần thứ nhì một trăm năm về sau, vào thời của Kàlàsoka. Theo lời cố vấn và dưới sự hướng dẫn của vị A La Hán Moggaliputta Tissa, Asoka gởi các nhà truyền giáo ra xứ ngoài. Sách ghi rằng mỗi phái đoàn gồm năm vị Thera (Đại Đức) để có thể cử hành những Phật sự như lễ thọ Cụ Túc Giới, Upasampadà, ở các nơi xa xôi. Những khám phá của ngành khảo cổ tại Sanchi và Gwalior v.v... rõ ràng chứng minh rằng các phái đoàn truyền giáo là sự kiện thật sự có.
Vào những ngày xa xôi ấy có nhiều đệ tử của Đức Phật đã hành theo lời kêu gọi của Đức Bổn Sư: "Giờ đây hãy ra đi đó đây vì sự an lành và hạnh phúc của chư thiên và nhân loại ... Hãy công bố Giáo Pháp ... Hãy công bố đời sống trong sạch." Những nhà truyền giáo ấy sẵn sàng nhận lãnh bất luận nhiệm vụ truyền giáo nào ở xứ ngoài, mặc dầu vào thủa ấy tình trạng truyền thông và mọi vấn đề đi lại rất khó khăn và cuộc hành trình đầy nguy hiểm. Do nhờ tâm đạo nhiệt thành và lòng kiên trì cố gắng, ý chí sắt đá và dũng khí bất khuất của những vị truyền giáo (Dharmadùtas) thời xưa ấy, Phật Giáo được hoằng khai vào nhiều quốc gia. Sách về Asoka có đề cập đến các phái đoàn truyền giáo được gởi đến những vương quốc Á Đông theo văn hóa Hy Lạp, Phi Châu và Âu Châu -- đến Bactria và Trung Bộ Á Châu.
Theo niên sử, Vua Asoka và Vua Devànampiya Tissa của Sri Lanka, mặc dầu không bao giờ gặp nhau, là hai người bạn rất thân từ trước khi Mahà Mahinda đến xứ này. Sách chép rằng Vua xứ Sri Lanka gởi sứ giả với nhiều tặng phẩm quý giá đến bạn mình, Vua Dhammasoka, và vị này gởi trở lại một phái đoàn ngoại giao gồm những vị đại thần quan trọng mang theo bức thông điệp như sau:
"Tôi đã quy y với Đức Phật, với Pháp Bảo, Giáo Pháp của Ngài, và với Tăng Bảo, chư tăng trong Giáo Hội. Chính tôi đã tuyên bố rằng mình là một thiện tín cư sĩ trong tôn giáo của Đức Thích Ca; giờ đây Đại Vương, ôi! con người tốt nhất trong đám người, hãy lấy niềm tin mà cải hóa tâm của mình, hãy quy y với bảo vật quý giá nhất trong các bảo vật."
Như vậy đất lành đã được chuẩn bị để đón rước đoàn truyền giáo của Đại Đức Mahà Mahinda tại Sri Lanka.
Khi Đức Thera Mahà Mahinda được vị bổn sư Moggaliputta Tissa Mahà Thera và Tăng Già yêu cầu sang Sri Lanka để thành lập cơ bản Phật Giáo (Sàsana) tại đó, thì Ngài rời tự viện Asokàràmà tại Patna, đi Vedisagiri thăm và từ giả bà mẹ yêu dấu.
Cùng đi với Ngài có chư vị tỳ khưu A La Hán Ittiya, Uttiya, Sambala và Bhaddasàla, vị sa-di A La Hán Sumana có nhiều biệt tài, và vị thiện tín cư sĩ A Na Hàm Bhanduka, một người cháu của Vedisa Devi.
Khi đoàn chư tăng đến Vedisagiri, bà mẹ rất hoan hỷ đón mừng con và phái đoàn, hướng dẫn vào thăm ngôi chùa Vedisagiri Mahà Vihàra rất xinh đẹp mà bà đã tạo dựng, và chăm lo dâng cúng đến các Ngài trọn tháng.
Mahinda Đến Sri Lanka
Lúc bấy giờ ở Sri Lanka, Vua Mutasiva đã băng hà và Devànampiya Tissa được cử lên ngôi, kế vị cha. Sau khi trải qua một tháng tại Vedisagiri, vào ngày trăng tròn tháng Jetta, năm 236 Phật Lịch (tức 308 trước D.L., nhằm năm thứ mười tám triều đại Asoka), vị A La Hán Mahà Mahinda cùng với sáu vị kia, dùng thần thông bay bổng lên không trung và, rời Vedisagiri, các Ngài nhẹ nhàng đáp xuống tại đỉnh đồi Missaka, ngọn đồi cao nhất trong vùng Mihintale hiện nay, nằm phía Đông Anuradhapura cách tám dặm Anh, một ngọn núi sừng sựng nổi lên giữa cánh đồng mênh mông bằng phẳng, từ trên đó nhìn xuống thị trấn Anuradhapura.
Hôm ấy nhằm một ngày quốc lễ. Vua đang săn bắn vui chơi, thình lình gặp Ngài A La Hán Mahinda.
Vua nhìn thấy người lạ thì giựt mình -- lần đầu tiên thấy một nhà sư đắp y vàng nghệ -- nhưng vị A La Hán sớm trấn an vua với những lời như sau:
"Samanà mayam mahàràja
Dhammaràjassa sàvakà
Taveva anukampàya
Jambudìpà idhàgatà."
"Tâu Đại Vương, chúng tôi là những nhà sư
Đệ tử của vì vua Chân Lý.
Vì lòng từ bi đối với Đại Vương
Từ xứ Jambudìpa chúng tôi đến đây."
Câu chuyện về cuộc truyền giáo vĩ đại từ Ấn Độ đến, về cuộc gặp gỡ giữa những nhà sư với Vua Tissa của hải đảo, và việc bao trùm trọn vẹn tất cả bốn mươi ngàn tín đồ vào một niềm tin mới mẻ như thế nào, đã được mô tả rành mạch trong các niên sử thời xưa. Kinh Cùla Hatthi-padopama Sutta (Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 27) là bài Pháp mà Ngài Mahà Mahinda thuyết giảng cho vua. Một cách sống động, bài này mô tả Tam Bảo (tri-ratana, Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo), cuộc sống ở tự viện của một nhà sư lý tưởng, và nhấn mạnh đến giá trị của lối phân biện quan sát sự vật và sáng suốt tìm hiểu.
Tin tức về phái đoàn vừa đến và nhà vua cùng đông đảo quần thần đã quy y Tam Bảo được loan truyền nhanh chóng, và dân chúng kéo đến đứng chật ních trước cổng cung điện. Nhà vua có tâm đạo nhiệt thành, sắp xếp cho mọi người thiện tín đều có thể nghe giáo huấn. Bài thuyết giảng Giáo Pháp của Đức Mahà Mahinda cảm kích mạnh mẽ tất cả thính giả và mọi người đều có thể lãnh hội những lời dạy của Đức Phật. Không bao lâu, bức thông điệp của Đức Bổn Sư nhanh chóng hoằng khai cùng khắp, theo chiều ngang và chiều dọc hải đảo.
Vào ngày trăng tròn tháng 6 (Poson), 236 năm sau khi Vijaya đặt chân lên đảo, Phật Giáo chánh thức được công nhận. Về sau Đức Mahà Mahinda và các vị Trưởng Lão A La Hán sáng lập Giáo Hội Tăng Già, và cơ bản Phật Giáo (Sàsana) được thiết lập trong xứ, lúc bấy giờ là trung tâm điểm của niềm tin trên thế giới. Xá Lợi Đức Phật, cung thỉnh của Hoàng Đế Asoka, được tôn trí tại bảo tháp Thùpàràma Dàgaba, lần đầu tiên loại này, được xây dựng trong thành phố thiêng liêng Anuradhapura, nơi mà hằng ngàn khách hành hương và thiện tín nhiệt thành cử hành cuộc lễ Poson để tưởng niệm Đức Mahà Mahinda, Ánh Sáng của Lanka (dipapasàdaka). Nhiều tháp, nhiều đền thờ và chùa được tạo dựng trong thành phố Anuradhapura và nhiều thánh địa khác. Sự kiện nhà vua dâng cúng công viên Mahà Meghavana Park đến Tăng Già là một diễn biến quan trọng, bởi vì chính tại nơi đây mà ngôi chùa chánh Mahà Vihàra và trung tâm văn hóa Phật Giáo được thành lập.
Với thời gian, cơ sở học tập này trở thành nổi tiếng và đào tạo nhiều học giả uyên thâm lỗi lạc từ những lãnh thổ khác nhau. Được biết nhiều nhất là Ngài Buddhaghosa, đến từ Ấn Độ, nhà chú giải đã viết ra những bộ chú giải quý giá về giáo lý Phật Giáo, trong khi lưu ngụ tại ngôi chùa Mahà Vihàra.
Cũng từ trung tâm học tập Phật Giáo này, nhiều nhà truyền giáo, Dhammadùta, nam và nữ, được gởi đến nhiều nơi ở Á Châu để hoằng dương Giáo Pháp. Chí đến ngày nay dân chúng ở Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia và Lào, những nơi mà Phật Giáo Nguyên Thủy đang phồn thạnh, và đến tận Trung Hoa, Triều Tiên và Đài Loan, mọi nơi đều có tiếp nhận những công trình phục vụ của các nhà truyền giáo Lanka (Tích Lan).
Khi Đức Mahà Mahinda đã châm sâu gốc rễ của niềm tin trong xứ này và thiết lập nền tảng cơ bản cho Giáo Hội chư Tỳ Khưu thì phía nữ giới cũng thấy cần phải có một Giáo Hội chư Tỳ Khưu Ni, Bhikkhuni Sàsana. Câu chuyện về lòng ước muốn mạnh mẽ này được tường thuật trong các niên sử và Bản Chú Giải Tạng Luật, Samantapàsàdika.
Mahà Mahinda là vị Pháp sư có tài trình bày Giáo Pháp một cách sáng tỏ và rõ ràng. Ngài đã thuyết giảng nhiều thời Pháp rất gợi cảm. Ngài dạy, soi sáng, và tạo niềm vui cho vua và cho người dân thường. Đông đảo dân chúng xin quy y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Những người trong hoàng tộc cũng lấy làm thích thú lắng nghe những lời giảng sáng tỏ của Ngài mà đến nay họ chưa từng biết, bởi vì họ chưa bao giờ được nghe giáo huấn của Đức Phật.
Hoàng Hậu Anulà, thứ phi của một vị phó vương tên Mahànàga, cùng với 500 thị nữ đến nghe Pháp, thành đạt tiến bộ tinh thần và xin Ngài A La Hán Mahinda cho xuất gia. Tuy nhiên vào lúc bấy giờ ở Lanka chưa có Giáo Hội Tỳ Khưu Ni và theo giới luật (vinaya), Ngài Mahinda không có quyền chủ trì lễ xuất gia cho người nữ. Chỉ có một vị Phật hay những hội viên của Giáo Hội Tỳ Khưu Ni mới có quyền. Do đó Đức Mahinda gợi ý Vua Tissa cung thỉnh Sanghamittà, em Ngài, lúc ấy là một tỳ khưu ni tại Ấn, để làm lễ xuất gia cho hàng phụ nữ, và do đó Giáo Hội Tỳ Khưu Ni được thành lập trên đảo.
Sanghamittà đến Sri Lanka
Vua Devànampiya Tissa lấy làm hoan hỷ, sắp xếp mọi việc và gởi đến Hoàng Đế Asoka một phái đoàn do vị đại thần Arittha hướng dẫn, để bày tỏ lòng mong mỏi của Đức Mahà Mahinda và của chính mình. Sách ghi rằng khi phái đoàn Arittha trình bức thông điệp lên thì Hoàng Đế Asoka vô cùng sầu muộn, vì người con trai đã ra đi, xa Ngài và xa quê hương xứ sở, giờ đây lại đến lượt sắp mất con gái. Asoka không phải là A La Hán, đấng Trọn Lành, nên chưa tận diệt luyến ái, và theo bản chất thường tình của con người ông cố khuyên can con gái đừng rời xa. Tuy nhiên Sangha-mittà tìm lời an ủi cha, giải thích rằng đây là thỉnh cầu của người anh cao quý và cũng là cơ hội tốt hiếm có để thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni tại Sri Lanka, và như vậy giúp tổ chức cơ bản Phật Giáo (Sàsana) và nâng đỡ dân chúng xứ Lanka, đặc biệt là phái nữ.
Cuối cùng hoàng đế đồng ý, và như lời yêu cầu của Mahà Mahinda, bà Sanghamittà sẽ mang theo một cây con chiết từ cội Bồ Đề Sri Mahà Bodhi đã che mưa đỡ nắng cho Bồ Tát Gotama trong khi Ngài chiến đấu để trở nên toàn giác. Một cây nhỏ được chiết từ một nhánh hướng về phía Nam của cội Bồ Đề, và Asoka sắp đặt hoàn bị để Đức Sanghamittà đem theo sang Sri Lanka, cùng với mười một vị Tỳ Khưu Ni A La Hán. Những hoàng thân của dòng Kshatriya (chiến sĩ), những vị bà la môn, các quan đại thần và những người dòng quý phái trong triều Vua Asoka cũng tháp tùng theo, cung nghinh cây Bồ Đề. Như sử sách ghi chép, buổi lễ đã được cử hành rất trọng thể để đưa Đức Sanghamittà ra đi từ hải cảng có tên là Tàmralipti (Tamluk). Sách ghi rằng Hoàng Đế Asoka đưa con ra đến tận bến tàu và, vô cùng xúc động, đứng nhìn đoàn thuyền xa dần cho đến khi khuất dạng.
Sau bảy ngày vượt biển, thuyền đến hải cảng Jambukola, miền Bắc xứ Lanka. Lòng đầy tâm đạo nhiệt thành, Vua Devànampiya Tissa nhận lãnh cây Bồ Đề con trong một buổi lễ vô cùng trọng thể và đặt cái cây trong một gian rạp dựng sẵn trên bãi biển. Nhiều buổi lễ được cử hành rất long trọng trọn mười ngày. Vào ngày thứ mười cây được trang nghiêm đặt trên một chiếc xe rồi linh đình cung nghinh đến thủ đô Anuradhapura. Nơi đây cây được hạ thổ trong một buổi lễ vô cùng long trọng trong khu vườn Megha Garden, và chí đến nay vẫn còn sum sê tươi tốt, tiếp nhận lòng kỉnh mộ sùng bái của hằng triệu khách nhiệt thành đến hành hương. Đây cũng là cội cổ thụ được ghi nhận, lớn tuổi nhất trên thế giới. Từ cội này nhiều cây con đã được chiết và trồng lại ở nhiều nơi trên đảo. Ta cũng thích thú ghi nhận rằng có những cây đã được trồng trong các quốc gia xa xôi khác.
Về điểm này, cũng nên nhớ rằng dầu cội cây có được sùng bái với lòng nhiệt thành như thế nào, trong khi người thiện tín đứng dưới tàng bóng rộng lớn của cội Bồ Đề, lễ lạy, tỏ lòng thành kính tri ân, không phải một cái cây vô tri vô giác, mà những gì cội cây tiêu biểu, tức Đức Phật tối thượng, đã liễu ngộ dưới cội Bồ Đề. Cội cây tượng trưng sự giác ngộ một cách rất sống động.
Tiếng Pali gọi cây này là assatha, một loại cây da thiêng liêng ở Ấn Độ, tên khoa học là ficus religiosa. Bởi vì Đức Phật chứng ngộ toàn giác dưới cội cây đặc biệt này nên nó được biết nhiều dưới cái tên Bodhi (tiếng Sinhala là Bo), có nghĩa giác ngộ. Như vậy theo nghĩa trắng, cây Bodhi là "Cây Giác Ngộ", hay "Cây Trí Tuệ". Chúng ta phiên âm là cây Bồ Đề.
Chính Đức Phật nhắc đến cội cây tại Gayà này như sau: "Giờ đây, này chư tỳ khưu, Như Lai là A La Hán (Araham, đấng Trọn Lành), bậc Toàn Giác Tối Thượng (Sammà-Sambuddho, Chánh Đẳng Chánh Giác). Như Lai chứng ngộ dưới cội cây assattha (assatthassa mùle abhisam- buddho)." (Mahàpadana Sutta, Dìgha Nikàya, Trường A Hàm).
Lịch sử truyền giáo của Đức A La Hán Mahinda đã được xác nhận trong một bức họa trên trần ở Ajanta. Câu chuyện Trưởng Lão Ni A La Hán Sanghamittà cung nghinh cây Bồ Đề sang Sri Lanka, được mô tả trong một bức hoạ chạm nổi trên đá ở Sanchi, Ấn Độ.
Cội Bồ Đề Sri Mahà Bodhi
Diễn biến Phật Giáo đến Sri Lanka, và việc trồng xuống, tại Anuradhapura, cây Bồ Đề con chiết từ một nhánh hướng về phía Nam của cội Bồ Đề chính, là những giai đoạn vô cùng thiêng liêng trong lịch sử người Sinhala (Tích Lan), và các bản tường thuật đọc rất cảm động.
Những nhà viết sách và các sử gia (mà phần lớn là người ngoại quốc) không bao giờ quên đề cập đến hai diễn biến này, và những bài tường thuật của họ rất sống động và thích thú, tưởng cũng nên trích đăng nơi đây: Dr. Paul E. Peiris (người Sri Lanka) viết: "Thật không chắc có diễn biến đơn độc nào trong lịch sử dài dẳng của dân tộc Sinhala mà đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến trí tưởng tượng của họ bền dai như việc trồng xuống cái cây mà ngày nay là một cội cổ thụ.
"Cũng như rễ cây mềm dẻo của nó cố tìm nguồn sống trên mặt đá khô khan và len lỏi ăn sâu vào lòng đất cứng còng, ảnh hưởng của những gì mà cội cây tiêu biểu thấm sâu vào nội tâm của dân chúng đến độ hầu như cội cây đã trở thành một nhân vật, một con người, và chí đến nay, vào đêm khuya lặng gió nhất, những chiếc lá hình trái tim trên những cành cây mỏng manh không ngừng xao xuyến và thở dài, cũng như đã chuyển động và rền rỉ thở dài từ hai mươi ba thế kỷ nay."
H.G. Wells ghi nhận: "Tại Ceylon (Tích Lan) có một cội cây lịch sử cổ xưa nhất trên thế giới, mà chúng ta biết chắc chắn là được chiết từ cội Bồ Đề (tại Gayà) và trồng vào năm 245 trước D.L. Cây vẫn còn sống, vẫn luôn luôn được chăm sóc và tưới nước từ thủa ấy đến nay. Những cành lớn của nó, người ta dùng cột trụ để chống ... Nó giúp nhận định rằng đời sống của lịch sử nhân loại quả thật ngắn ngủi, khi ta nhìn bao nhiêu thế hệ con người đã trải qua trong thời gian mà chỉ một cội cây, bền gan chịu đựng sương gió của tháng ngày. (The Outline of History, Cassel, 1934, trang 392).
Fa Hien (Pháp Hiển), nhà sư Trung Hoa, có sang viếng thăm xứ Lanka vào thế kỷ thứ năm và lưu ngụ tại chùa Mahà Vihàra, Anuradhapura, có thấy cây Bồ Đề sum sê tươi tốt và có đề cập đến trong những bài tường thuật về cuộc hành trình của Ngài.
Đề cập đến cuộc truyền giáo của Asoka, Dr. Rhys Davids viết:
"Diễn biến nòng cốt là sự trồng lại tại Ceylon (Tích Lan) một nhánh cây Bồ Đề chiết từ Bodh Gayà mà dưới gốc cây ấy Đức Phật thành tựu trạng thái toàn giác."
"Diễn biến này được mô tả trong hai bức họa lạ lùng được chạm trổ trên đá ở Cổng Phía Đông của đền Sanchi, vốn cũng xưa cũ như câu chuyện. Vào phần giữa của bức họa, phía dưới là cây Bồ Đề, vì câu chuyện xảy diễn tại Gayà, với đền thờ mà Asoka cho xây dựng ở khoảng giữa đường lên tới cây. Hai bên là những nhạc sĩ đang diễn hành. Bên mặt, một người có vẻ là vương giả, có thể là Asoka, đang nhờ một cận vệ lùn đỡ xuống ngựa. Phần trên bức họa là một cây Bồ Đề nhỏ trong chậu, và một lần nữa, cuộc diễn hành vĩ đại. Bên trái là một thành phố, có thể là Anura- dhapura, cũng có thể là Tamralipti, nơi mà người ta đưa cây Bồ Đề con đến, trước khi vượt biển sang Ceylon. Được dùng làm phần trang trí ở cả hai bên phía dưới bức họa là chim công, tượng trưng cho gia đình Asoka, dòng Moriyas (công), và sư tử, tượng trưng cho dòng vua (Sinhala, hải đảo sư tử) ...
"Đây là một diễn biến quan trọng, một quốc lễ và một điểm cùng tột, xứng với cố gắng truyền giáo của triều đại Asoka, vốn tạo nhiều thành quả." (Buddhist India, 1950, Indian Edition, trang 198).
Ta cũng thích thú ghi nhận những gì Emerson Tennent nói về phương diện lịch sử của cội cây:
"Người ta tin rằng những cây thủy tùng (yew) tại Fountain Abbey đã sống sum sê ở đó từ một ngàn hai trăm năm nay; những cây ô liu (olive) trong vườn Gethsamane đã lớn lên tươi tốt từ khi người Saracen bị trục xuất ra khỏi Jerusalem, và những cây trắc bá (cypress) của Soma, tại Lombardy đã có từ thời Julius Caesar; vậy mà cội Bồ Đề còn già hơn các cây ấy cả một thế kỷ, và hình như đúng lời tiên tri khi cây được hạ thổ, cây sẽ mãi mãi sum sê và tươi tốt."
Hơn nữa, Tennent nói:
"Mặc dầu người ta nói cây "baobab" ở Senegal, cây "eucalyptus" ở Tasmania, cây "dragon tree" ở Oratava, cây "Wellingtonia" ở California, và cây "chesnut" ở Mount Etna, có thể sống từ một đến năm ngàn năm, tất cả những ước lượng ấy là vấn đề phỏng đoán, và những trù liệu như vậy dầu có kỹ xảo đến đâu, hoàn toàn chỉ là suy luận. Trong lúc ấy thì tuổi thọ của cội Bồ Đề là vấn đề lý lịch, bao nhiêu triều đại nối tiếp nhau cẩn trọng chăm lo săn sóc để bảo tồn, và lịch sử của bao nhiêu thăng trầm mà cội cây trải qua đã được liên tục ghi chép trong các niên sử chánh thức và chắc thật nhất mà nhân loại lưu truyền" (Ceylon).
Bà Sanghamittà lưu ngụ tại chùa Upasikà-Vihàra, một nữ tự viện trong thành phố. Sau khi cây Bồ Đề con đã được trồng xuống và các cuộc lễ liên quan đến việc hạ thổ cái cây đã được cử hành, thì Anulà và đoàn tùy tùng của bà xuất gia, và Giáo Hội Tỳ Khưu Ni được thành lập dưới sự hướng dẫn của Trưởng Lão Ni A La Hán Sanghamittà. Như thế ấy Giáo Hội Tỳ Khưu Ni bắt đầu và phồn thịnh tại xứ này trong nhiều thế kỷ. Lịch sử ghi rằng các vị tỳ khưu ni Sinhala (Tích Lan) đi bằng đường biển sang tận Trung Hoa thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni tại đây vào thời Yuan Chia (429 D.L.).
Đức Bà Sanghamittà chẳng những chủ trì lễ xuất gia cho Công Chúa Anulà, các vị hoàng thân quốc thích và các bậc cao cấp trong xã hội, mà cho tất cả, bất luận ở tầng lớp nào. Người phụ nữ từ mọi giới đều có thể gia nhập vào Giáo Hội.
Bước theo dấu chân của Đức Phật, kính nhường, đối xử thanh nhã với nữ giới, và soi sáng cho họ con đường đến thanh bình an lạc, trong sạch và thánh thiện, Đức Bà Sanghamittà tận lực nâng cao nữ giới từ thấp lên những tầng lớp cao của đời sống.
Đối với giáo lý nhà Phật không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tất cả đều cùng theo một giáo lý và giới luật mà Đức Phật ban hành. Tất cả, không phân biệt nam nữ, giai cấp hay màu da, đều có thể thành đạt mức độ cao thượng nhất, miễn là theo đúng con đường mà Đức Bổn Sư chỉ vạch, tức Bát Chánh Đạo, vốn là pháp hành trong Phật Giáo.
Cái Chết Của Mahinda và Sanghamittà
Do bẩm tánh thánh thiện và phẩm hạnh cao cả, do đức từ bi và ý chí tận tâm phục vụ đạo pháp, Trưởng Lão Ni Sanghamittà được dân chúng trong xứ rất yêu thương mến chuộng. Cũng như anh, Mahà Mahinda, bà là một nhân vật sáng chói và lỗi lạc. Trong lịch sử, không bao giờ có trường hợp hai anh em nhiệt thành với nhiệm vụ hoằng dương đạo pháp ở xứ ngoài và tạo được thành quả thâm sâu, rộng lớn và lâu dài như Mahà Mahinda và Sanghamittà.
Cả hai anh em, Mahà Mahinda và Sanghamittà, đều sống lâu hơn Devànampiya Tissa, vua trị vì xứ Lanka trong bốn mươi năm. Đại Đức Mahà Mahinda, vị Dipappasàdaka, người làm cho hòn đảo chói sáng -- Ánh Sáng của Lanka -- đã hiến trọn đời sống mình để tạo an lành và phúc lợi cho dân chúng của hải đảo tốt đẹp này, viên tịch lúc tám mươi tuổi, trong khi nhập Hạ (vassàna) tại Núi Tháp (Cetiya Mountain) vào năm thứ tám triều đại Vua Uttiya, em và là người kế vị Vua Devànampiya Tissa. Vua Uttiya cử hành vô cùng trọng thể cuộc lễ hỏa táng. Một số bảo tháp đã được tạo dựng để tôn thờ xá lợi của Ngài sau khi nhục thể được hỏa táng. Một trong các tháp ấy được xây dựng tại Mihintale, nơi mà Ngài Mahinda lưu trú nhiều nhất.
Đức Bà Theri Sanghamittà viên tịch một năm sau, hưởng thọ bảy mươi chín tuổi, trong khi lưu ngụ tại ni viện Hatthàlhaka rất an lạc. Lễ hỏa táng của bà cũng được Vua Uttiya long trọng cử hành tại một địa điểm kế cận cội Bồ Đề. Tại nơi đây, một ngôi đền được xây dựng để tôn thờ bà. Các vị A La Hán vĩ đại ấy đã không còn. Nhưng cả hai vẫn còn ngỏ lời với chúng ta, xuyên qua những công trình của các Ngài. Danh thơm tiếng tốt của các Ngài vẫn mãi mãi tươi sáng trong trí nhớ của chúng ta. Dân chúng xứ Lanka vẫn mãi mãi tri ân, và chí đến nay hằng ngàn khách hành hương cố gắng trèo 1840 nấc thang đá để đến địa điểm thiêng liêng, Mihintale, nơi mà hai anh em vĩ đại sống, truyền bá Giáo Pháp, và nêu gương đạo đức trong sạch cho dân tộc xứ này.
Đối với người Phật tử Sri Lanka (Tích Lan) mỗi ngày trăng tròn trong năm đều có một ý nghĩa rõ ràng. Trong tất cả những ngày ấy, ý nghĩa và thiêng liêng nhất là ngày trăng tròn tháng Vesak, bởi vì có liên quan đến ba diễn biến trong đời sống Đức Phật -- đản sanh, thành đạo và nhập Niết Bàn. Như vậy, Vesak (thường gọi là lễ Phật Đản) là lễ Tam hợp, thiêng liêng nhất đối với người Phật tử trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, những ngày rằm tháng Poson (tháng 6 D.L.) và Unduvap (tháng 12 D.L.) chỉ có ý nghĩa đặc biệt đối với người Phật tử Sri Lanka. Tại sao? Họ biết rất rõ, và vì lẽ ấy họ hết lòng nhiệt thành cử hành hai ngày lễ ấy.
Trăng tròn tháng Unduvap là ngày lễ thiêng liêng không thể quên, để tưởng niệm ân đức của công chúa con gái một hoàng đế, một thiếu nữ cao cả có lòng hy sinh lớn lao và tâm đạo nhiệt thành sâu sắc, đến hải đảo này và hiến trọn cuộc sống để tạo an lành và hạnh phúc cho dân chúng, đặc biệt là hạnh phúc của người phụ nữ Sri Lanka. Bà không phải ai khác hơn là Đức Trưởng Lão Ni A La Hán Sanghamittà, con gái của Đại Đế Asoka của xứ Ấn Độ, và là em gái của Đức Trưởng Lão A La Hán Mahà Mahinda, người đã đưa Phật Giáo đến Sri Lanka vào thế kỷ thứ III, trước D.L. trong ngày trăng tròn của tháng Poson (nhằm tháng 6 D.L.). Trước khi học hiểu thêm về hai nhân vật thánh thiện này, hãy nhìn vào trở lại lịch sử của hải đảo, và xem tình trạng tôn giáo của xứ này trước ngày Mahà Mahinda và Sanghamittà đến.
Sri Lanka Trước Ngày Mahinda Đến
Mặc dầu lịch sử được ghi nhận của người Sinhala (Tích Lan) bắt đầu kể từ ngày Vijaya đặt chân lên xứ Sri Lanka vào năm 543 trước D.L., lịch sử Phật Giáo của Sri Lanka khởi đầu từ ngày đến của vị A La Hán Thera Mahinda, con Đại Đế Asoka. Tuy nhiên, một cách chánh đáng, ta không thể kết luận rằng trước đó trên hải đảo này không ai biết gì về Đức Phật và giáo huấn của Ngài. Ba tờ niên sử ở Sri Lanka: Mahàvamsa, Dìpavamsa, và tờ Samantapàsàdikà, Chú Giải Tạng Luật, mô tả rất sống động ba cuộc viếng thăm đảo của Đức Phật Gotama, vào tháng thứ năm, năm thứ năm và năm thứ tám sau ngày Thành Đạo.
Khi Mahà Mahinda đến đây vào triều đại Vua Devànampiya Tissa, 236 năm sau Vijaya, và thuyết giảng Giáo Pháp cho dân chúng, họ có thể lãnh hội nhanh chóng bức thông điệp của Đức Bổn Sư. Giáo Pháp lan truyền cùng khắp hải đảo nhanh chóng một cách bất ngờ. Điều này cho thấy rằng hột giống của Ngài Mahà Mahinda được gieo trồng trên một thửa đất đã được chuẩn bị sẵn, nhờ trước đó có tiếp xúc với Magadha, nơi mà Phật Giáo dồi dào phồn thịnh. Ta biết rằng theo lời yêu cầu của các quan đại thần của Vijaya, Vua Pandya xứ Madhura gã con gái mình đưa sang làm hoàng hậu Vijaya. Cùng đi với công chúa có nhiều thiếu nữ từ vương quốc Padyan, nhiều thủ công khéo léo và hằng ngàn gia đình của mười tám nghiệp đoàn. Những người Pandyan này vốn dòng Kshatriya (chiến sĩ) quý phái từ Madhya-desa, nơi mà Đức Phật trải qua phần lớn cuộc đời hoằng Pháp dài dẳng của Ngài.
Chúng ta cũng được biết rằng Panduvàsudeva, cháu và là người nối ngôi Vijaya, cưới Bhaddhakaccàna, người con gái xinh đẹp của Vua Pandu, anh em chú bác với chính Đức Phật. Hơn nữa, như được biết qua niên sử Mahàvamsa, những giáo phái không-phải-Phật Giáo như Nigantha và Paribbàjaka đã sẵn có tại Sri Lanka. Ta cũng phải kết luận rằng những người đồng thời với, và đồng hương của, Niganthas đã sẵn có mặt ở đây.
Sri Lanka là một hải đảo kế cận với lục địa Ấn Độ, ắt dân chúng của hai nước phải có giao thiệp thường xuyên. Cũng có nhiều thương thuyền từ Ấn Độ sang Sri Lanka, và ta có thể chắc rằng những người lái buôn Phật tử này thỉnh thoảng nói về Đức Phật và Phật Pháp với những người mà họ gặp.
Theo lịch sử thời Devànampiya Tissa ta có thể suy diễn rằng những cơ quan Magadha rất thạnh hành tại trung phần Ấn Độ cũng chiếm ưu thế tại Sri Lanka. Những sự kiện này chứng tỏ hiển nhiên rằng Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài đã được người dân của hải đảo biết, trước thời gian mà bậc thánh vĩ đại Mahà Mahinda và người em gái, Trưởng Lão Ni Sanghamittà, đặt chân đến xứ này.
Câu chuyện kỳ diệu của hai anh em này đã được ghi chép trong niên sử và trong nhiều bài viết đề cập đến tiểu sử và những công trình của Đại Đế Asoka xứ Ấn Độ.
Sự Ra Đời Của Mahinda Và Sangamittà
Vào năm 326 trước D.L. Hoàng Đế Alexander the Great của xứ Macedonia xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ và biến Takshasilà (người Hy Lạp gọi là Taxila) thành một thị trấn to lớn và phồn thịnh, thủ đô của vương quốc. Tuy nhiên vương quốc này không tồn tại lâu dài vì Alexander băng hà vào năm 32 tuổi tại Babylon, vào năm 323 trước D.L. Sau cái chết của Alexander, Candragupta, mà người Hy Lạp gọi là Sandrocatus, nổi dậy tấn công quân trú phòng các thành trì mà Alexander để lại, chiến thắng Vua Nanda, và vào khoảng năm 323 trước D.L. trở thành quốc vương xứ Magadha lấy Pàtaliputa (Patna) làm thủ đô, và sáng lập Đế Quốc Mauryan. Như Vincent A. Smith ghi nhận trong quyển Oxford History of India, ông là nhân vật đầu tiên chính xác được ghi trong lịch sử, có thể được mô tả là Quốc Vương xứ Ấn Độ.
Bindusàra, con của Candragupta, nối ngôi cha và trị vì vương quốc đến năm 273 trước D.L. Asokavardhana, mà thường được gọi là Asoka (A Dục), một trong những người con của Bindusàra, kế vị cha. Vào thời vua cha còn tại vị thì Asoka là Phó Vương của Taxila và Ujjain. Được biết rằng một lần nọ, trên đường đi đến Ujjain, Asoka lưu lại một thời gian tại Vedisa, ngày nay là Besnagar, hay Vessanagara như được đề cập đến trong Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo), và nơi đây đem lòng thương Devi, con gái của trưởng giả Deva, và sau khi được cha mẹ ưng thuận, cưới nàng và đưa về Ujjain. Nơi đây bà hạ sanh hai con. Chính hai người con này về sau trở thành hai thành viên của Giáo Hội, hai vị A La Hán nổi tiếng Mahinda và Sanghamittà. Cả hai vị đều gia công thiết lập cơ bản Phật Giáo (Buddha-Sàsana) trên lãnh thổ Sri Lanka.
Khi Vua Bindusàra băng hà, Asoka được triệu về Patna nối ngôi cha, trở thành vì vua thứ ba của Đế Quốc Mauryan. Devi, mặc dầu vẫn cư ngụ tại quê nhà Vedisa, gởi hai con về thủ đô sống với cha.
Asoka là một hoàng đế hăng say chiến tranh như ông nội, không mãn nguyện với vương quốc mà người cha, Candragupta Maurya, để lại, và luôn luôn nghĩ đến việc mở mang bờ cõi. Vào năm thứ tám sau khi lên ngôi, ông gởi quân xâm lăng và chiến thắng Kàlinga. Đây là một trận chiến tàn khốc trong đó 100,000 người bị tàn sát, 150,000 bị bắt làm tù binh và số người chết vì liên lụy đông gấp nhiều lần như vậy. Khi nghe được tình trạng tổn hại nặng nề mà đạo binh của mình đã gây nên tại Kàlinga, Asoka lo ngại sâu xa. Ăn năn hối hận, ông bày tỏ những cảm xúc ấy trong sắc lịnh dài nhất của ông, được ghi tạc trong đá (Rock Edict No XIII).
Ta có thể nói rằng trận chiến Kàlinga chẳng những là ngã rẽ quan trọng trong đời binh nghiệp của Asoka, mà cũng trở thành một trong những diễn biến quyết định đối với lịch sử thế giới. Ông nhận thức tánh cách điên cuồng của sự giết chóc và từ bỏ gươm đao. Ông là vị đế vương duy nhất được ghi nhận là sau khi chiến thắng vẻ vang, từ bỏ những cuộc xâm lăng bằng chiến tranh (dig-vijaya), và đề khởi những cuộc xâm lăng bằng thiện pháp (dharma-vijaya). Ông thọc gươm vào vỏ, không bao giờ rút ra trở lại, và không còn bao giờ muốn làm tổn thương chúng sanh nào.
Theo niên sử của Sri Lanka, chính một vị A La Hán trẻ tuổi, Sàmanera Nigrodha (Sadi Nigrodha), con của Hoàng Tử Sumana, một người anh của Asoka, đã cảm hóa và hướng dẫn Asoka vào đạo Phật bằng một bài giảng rất ngắn nhưng vô cùng sáng tỏ, với chủ đề là tình trạng giác tỉnh chú niệm (appamàda). Kể từ lúc có những diễn biến ấy về sau người mà trước kia được gọi là Asoka hung ác bạo tàn (Chandàsoka), giờ đây có tiếng là Asoka, con người hiền lương đạo đức (Dhammàsoka). Ông trở thành người ủng hộ chư Tăng rất quảng đại rộng rãi, và là vị đại thí chủ trong các Phật sự (Buddha-Sàsana). Cuộc hoằng dương Giáo Huấn từ bi của Đức Phật cùng khắp thế giới Tây phương phần lớn là do công trình và sự cố gắng không biết mệt của ông, và Phật Giáo trở thành ảnh hưởng sâu rộng nhất, làm khuôn mẫu cho nền văn hóa Á Châu.
Những nguyên tắc và lý tưởng Phật Giáo nhượm màu lối suy tư và những xúc cảm của Asoka đến độ ông trở thành con người hoàn toàn khác biệt, và đã đem lại nhiều đổi mới trong hệ thống hành chánh để trị nước an dân. Ông cố gắng giảng dạy và phổ cập giáo huấn của Đức Phật trong dân gian, nhất là trên bình diện luân lý. Ông cho ghi chạm trên đá những lời dạy đạo lý vàng ngọc của Đức Bổn Sư, biến thành những bài giảng trên đá, không phải bóng gió tượng trưng, mà thật sự điển hình. Asoka thấm nhuần tinh thần khoan dung đại độ mà Đức Phật giáo truyền, và trong triều đại của ông tất cả mọi tôn giáo trong nước đều được hưởng tự do tuyệt đối.
Nhiệt tâm của ông đối với Phật Giáo mạnh mẽ đến độ ông cho phép hai người con thân yêu xuất gia. Vào lúc ấy người con trai được hai mươi tuổi, xuất gia và thọ giới tỳ khưu (Upasampadà, cụ túc giới) cùng ngày. Cô gái mười tám tuổi.
Nhiệt Tâm Hoằng Pháp Của Asoka
Nhận thức lợi ích lớn lao mà nhân loại có thể hưởng trong một giáo lý từ bi và trí tuệ như của Đức Phật, Asoka tận lực gia công hoằng dương những lời dạy của Đức Bổn Sư ra ngoài xứ Ấn Độ.
Cuộc Kết Tập Tam Tạng (Dhammasangàyana) lần thứ ba đã chấm dứt. Cuộc họp lần đầu tiên được triệu tập ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, dưới triều đại Ajàtasatu (A Xà Thế), và lần thứ nhì một trăm năm về sau, vào thời của Kàlàsoka. Theo lời cố vấn và dưới sự hướng dẫn của vị A La Hán Moggaliputta Tissa, Asoka gởi các nhà truyền giáo ra xứ ngoài. Sách ghi rằng mỗi phái đoàn gồm năm vị Thera (Đại Đức) để có thể cử hành những Phật sự như lễ thọ Cụ Túc Giới, Upasampadà, ở các nơi xa xôi. Những khám phá của ngành khảo cổ tại Sanchi và Gwalior v.v... rõ ràng chứng minh rằng các phái đoàn truyền giáo là sự kiện thật sự có.
Vào những ngày xa xôi ấy có nhiều đệ tử của Đức Phật đã hành theo lời kêu gọi của Đức Bổn Sư: "Giờ đây hãy ra đi đó đây vì sự an lành và hạnh phúc của chư thiên và nhân loại ... Hãy công bố Giáo Pháp ... Hãy công bố đời sống trong sạch." Những nhà truyền giáo ấy sẵn sàng nhận lãnh bất luận nhiệm vụ truyền giáo nào ở xứ ngoài, mặc dầu vào thủa ấy tình trạng truyền thông và mọi vấn đề đi lại rất khó khăn và cuộc hành trình đầy nguy hiểm. Do nhờ tâm đạo nhiệt thành và lòng kiên trì cố gắng, ý chí sắt đá và dũng khí bất khuất của những vị truyền giáo (Dharmadùtas) thời xưa ấy, Phật Giáo được hoằng khai vào nhiều quốc gia. Sách về Asoka có đề cập đến các phái đoàn truyền giáo được gởi đến những vương quốc Á Đông theo văn hóa Hy Lạp, Phi Châu và Âu Châu -- đến Bactria và Trung Bộ Á Châu.
Theo niên sử, Vua Asoka và Vua Devànampiya Tissa của Sri Lanka, mặc dầu không bao giờ gặp nhau, là hai người bạn rất thân từ trước khi Mahà Mahinda đến xứ này. Sách chép rằng Vua xứ Sri Lanka gởi sứ giả với nhiều tặng phẩm quý giá đến bạn mình, Vua Dhammasoka, và vị này gởi trở lại một phái đoàn ngoại giao gồm những vị đại thần quan trọng mang theo bức thông điệp như sau:
"Tôi đã quy y với Đức Phật, với Pháp Bảo, Giáo Pháp của Ngài, và với Tăng Bảo, chư tăng trong Giáo Hội. Chính tôi đã tuyên bố rằng mình là một thiện tín cư sĩ trong tôn giáo của Đức Thích Ca; giờ đây Đại Vương, ôi! con người tốt nhất trong đám người, hãy lấy niềm tin mà cải hóa tâm của mình, hãy quy y với bảo vật quý giá nhất trong các bảo vật."
Như vậy đất lành đã được chuẩn bị để đón rước đoàn truyền giáo của Đại Đức Mahà Mahinda tại Sri Lanka.
Khi Đức Thera Mahà Mahinda được vị bổn sư Moggaliputta Tissa Mahà Thera và Tăng Già yêu cầu sang Sri Lanka để thành lập cơ bản Phật Giáo (Sàsana) tại đó, thì Ngài rời tự viện Asokàràmà tại Patna, đi Vedisagiri thăm và từ giả bà mẹ yêu dấu.
Cùng đi với Ngài có chư vị tỳ khưu A La Hán Ittiya, Uttiya, Sambala và Bhaddasàla, vị sa-di A La Hán Sumana có nhiều biệt tài, và vị thiện tín cư sĩ A Na Hàm Bhanduka, một người cháu của Vedisa Devi.
Khi đoàn chư tăng đến Vedisagiri, bà mẹ rất hoan hỷ đón mừng con và phái đoàn, hướng dẫn vào thăm ngôi chùa Vedisagiri Mahà Vihàra rất xinh đẹp mà bà đã tạo dựng, và chăm lo dâng cúng đến các Ngài trọn tháng.
Mahinda Đến Sri Lanka
Lúc bấy giờ ở Sri Lanka, Vua Mutasiva đã băng hà và Devànampiya Tissa được cử lên ngôi, kế vị cha. Sau khi trải qua một tháng tại Vedisagiri, vào ngày trăng tròn tháng Jetta, năm 236 Phật Lịch (tức 308 trước D.L., nhằm năm thứ mười tám triều đại Asoka), vị A La Hán Mahà Mahinda cùng với sáu vị kia, dùng thần thông bay bổng lên không trung và, rời Vedisagiri, các Ngài nhẹ nhàng đáp xuống tại đỉnh đồi Missaka, ngọn đồi cao nhất trong vùng Mihintale hiện nay, nằm phía Đông Anuradhapura cách tám dặm Anh, một ngọn núi sừng sựng nổi lên giữa cánh đồng mênh mông bằng phẳng, từ trên đó nhìn xuống thị trấn Anuradhapura.
Hôm ấy nhằm một ngày quốc lễ. Vua đang săn bắn vui chơi, thình lình gặp Ngài A La Hán Mahinda.
Vua nhìn thấy người lạ thì giựt mình -- lần đầu tiên thấy một nhà sư đắp y vàng nghệ -- nhưng vị A La Hán sớm trấn an vua với những lời như sau:
"Samanà mayam mahàràja
Dhammaràjassa sàvakà
Taveva anukampàya
Jambudìpà idhàgatà."
"Tâu Đại Vương, chúng tôi là những nhà sư
Đệ tử của vì vua Chân Lý.
Vì lòng từ bi đối với Đại Vương
Từ xứ Jambudìpa chúng tôi đến đây."
Câu chuyện về cuộc truyền giáo vĩ đại từ Ấn Độ đến, về cuộc gặp gỡ giữa những nhà sư với Vua Tissa của hải đảo, và việc bao trùm trọn vẹn tất cả bốn mươi ngàn tín đồ vào một niềm tin mới mẻ như thế nào, đã được mô tả rành mạch trong các niên sử thời xưa. Kinh Cùla Hatthi-padopama Sutta (Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 27) là bài Pháp mà Ngài Mahà Mahinda thuyết giảng cho vua. Một cách sống động, bài này mô tả Tam Bảo (tri-ratana, Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo), cuộc sống ở tự viện của một nhà sư lý tưởng, và nhấn mạnh đến giá trị của lối phân biện quan sát sự vật và sáng suốt tìm hiểu.
Tin tức về phái đoàn vừa đến và nhà vua cùng đông đảo quần thần đã quy y Tam Bảo được loan truyền nhanh chóng, và dân chúng kéo đến đứng chật ních trước cổng cung điện. Nhà vua có tâm đạo nhiệt thành, sắp xếp cho mọi người thiện tín đều có thể nghe giáo huấn. Bài thuyết giảng Giáo Pháp của Đức Mahà Mahinda cảm kích mạnh mẽ tất cả thính giả và mọi người đều có thể lãnh hội những lời dạy của Đức Phật. Không bao lâu, bức thông điệp của Đức Bổn Sư nhanh chóng hoằng khai cùng khắp, theo chiều ngang và chiều dọc hải đảo.
Vào ngày trăng tròn tháng 6 (Poson), 236 năm sau khi Vijaya đặt chân lên đảo, Phật Giáo chánh thức được công nhận. Về sau Đức Mahà Mahinda và các vị Trưởng Lão A La Hán sáng lập Giáo Hội Tăng Già, và cơ bản Phật Giáo (Sàsana) được thiết lập trong xứ, lúc bấy giờ là trung tâm điểm của niềm tin trên thế giới. Xá Lợi Đức Phật, cung thỉnh của Hoàng Đế Asoka, được tôn trí tại bảo tháp Thùpàràma Dàgaba, lần đầu tiên loại này, được xây dựng trong thành phố thiêng liêng Anuradhapura, nơi mà hằng ngàn khách hành hương và thiện tín nhiệt thành cử hành cuộc lễ Poson để tưởng niệm Đức Mahà Mahinda, Ánh Sáng của Lanka (dipapasàdaka). Nhiều tháp, nhiều đền thờ và chùa được tạo dựng trong thành phố Anuradhapura và nhiều thánh địa khác. Sự kiện nhà vua dâng cúng công viên Mahà Meghavana Park đến Tăng Già là một diễn biến quan trọng, bởi vì chính tại nơi đây mà ngôi chùa chánh Mahà Vihàra và trung tâm văn hóa Phật Giáo được thành lập.
Với thời gian, cơ sở học tập này trở thành nổi tiếng và đào tạo nhiều học giả uyên thâm lỗi lạc từ những lãnh thổ khác nhau. Được biết nhiều nhất là Ngài Buddhaghosa, đến từ Ấn Độ, nhà chú giải đã viết ra những bộ chú giải quý giá về giáo lý Phật Giáo, trong khi lưu ngụ tại ngôi chùa Mahà Vihàra.
Cũng từ trung tâm học tập Phật Giáo này, nhiều nhà truyền giáo, Dhammadùta, nam và nữ, được gởi đến nhiều nơi ở Á Châu để hoằng dương Giáo Pháp. Chí đến ngày nay dân chúng ở Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia và Lào, những nơi mà Phật Giáo Nguyên Thủy đang phồn thạnh, và đến tận Trung Hoa, Triều Tiên và Đài Loan, mọi nơi đều có tiếp nhận những công trình phục vụ của các nhà truyền giáo Lanka (Tích Lan).
Khi Đức Mahà Mahinda đã châm sâu gốc rễ của niềm tin trong xứ này và thiết lập nền tảng cơ bản cho Giáo Hội chư Tỳ Khưu thì phía nữ giới cũng thấy cần phải có một Giáo Hội chư Tỳ Khưu Ni, Bhikkhuni Sàsana. Câu chuyện về lòng ước muốn mạnh mẽ này được tường thuật trong các niên sử và Bản Chú Giải Tạng Luật, Samantapàsàdika.
Mahà Mahinda là vị Pháp sư có tài trình bày Giáo Pháp một cách sáng tỏ và rõ ràng. Ngài đã thuyết giảng nhiều thời Pháp rất gợi cảm. Ngài dạy, soi sáng, và tạo niềm vui cho vua và cho người dân thường. Đông đảo dân chúng xin quy y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Những người trong hoàng tộc cũng lấy làm thích thú lắng nghe những lời giảng sáng tỏ của Ngài mà đến nay họ chưa từng biết, bởi vì họ chưa bao giờ được nghe giáo huấn của Đức Phật.
Hoàng Hậu Anulà, thứ phi của một vị phó vương tên Mahànàga, cùng với 500 thị nữ đến nghe Pháp, thành đạt tiến bộ tinh thần và xin Ngài A La Hán Mahinda cho xuất gia. Tuy nhiên vào lúc bấy giờ ở Lanka chưa có Giáo Hội Tỳ Khưu Ni và theo giới luật (vinaya), Ngài Mahinda không có quyền chủ trì lễ xuất gia cho người nữ. Chỉ có một vị Phật hay những hội viên của Giáo Hội Tỳ Khưu Ni mới có quyền. Do đó Đức Mahinda gợi ý Vua Tissa cung thỉnh Sanghamittà, em Ngài, lúc ấy là một tỳ khưu ni tại Ấn, để làm lễ xuất gia cho hàng phụ nữ, và do đó Giáo Hội Tỳ Khưu Ni được thành lập trên đảo.
Sanghamittà đến Sri Lanka
Vua Devànampiya Tissa lấy làm hoan hỷ, sắp xếp mọi việc và gởi đến Hoàng Đế Asoka một phái đoàn do vị đại thần Arittha hướng dẫn, để bày tỏ lòng mong mỏi của Đức Mahà Mahinda và của chính mình. Sách ghi rằng khi phái đoàn Arittha trình bức thông điệp lên thì Hoàng Đế Asoka vô cùng sầu muộn, vì người con trai đã ra đi, xa Ngài và xa quê hương xứ sở, giờ đây lại đến lượt sắp mất con gái. Asoka không phải là A La Hán, đấng Trọn Lành, nên chưa tận diệt luyến ái, và theo bản chất thường tình của con người ông cố khuyên can con gái đừng rời xa. Tuy nhiên Sangha-mittà tìm lời an ủi cha, giải thích rằng đây là thỉnh cầu của người anh cao quý và cũng là cơ hội tốt hiếm có để thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni tại Sri Lanka, và như vậy giúp tổ chức cơ bản Phật Giáo (Sàsana) và nâng đỡ dân chúng xứ Lanka, đặc biệt là phái nữ.
Cuối cùng hoàng đế đồng ý, và như lời yêu cầu của Mahà Mahinda, bà Sanghamittà sẽ mang theo một cây con chiết từ cội Bồ Đề Sri Mahà Bodhi đã che mưa đỡ nắng cho Bồ Tát Gotama trong khi Ngài chiến đấu để trở nên toàn giác. Một cây nhỏ được chiết từ một nhánh hướng về phía Nam của cội Bồ Đề, và Asoka sắp đặt hoàn bị để Đức Sanghamittà đem theo sang Sri Lanka, cùng với mười một vị Tỳ Khưu Ni A La Hán. Những hoàng thân của dòng Kshatriya (chiến sĩ), những vị bà la môn, các quan đại thần và những người dòng quý phái trong triều Vua Asoka cũng tháp tùng theo, cung nghinh cây Bồ Đề. Như sử sách ghi chép, buổi lễ đã được cử hành rất trọng thể để đưa Đức Sanghamittà ra đi từ hải cảng có tên là Tàmralipti (Tamluk). Sách ghi rằng Hoàng Đế Asoka đưa con ra đến tận bến tàu và, vô cùng xúc động, đứng nhìn đoàn thuyền xa dần cho đến khi khuất dạng.
Sau bảy ngày vượt biển, thuyền đến hải cảng Jambukola, miền Bắc xứ Lanka. Lòng đầy tâm đạo nhiệt thành, Vua Devànampiya Tissa nhận lãnh cây Bồ Đề con trong một buổi lễ vô cùng trọng thể và đặt cái cây trong một gian rạp dựng sẵn trên bãi biển. Nhiều buổi lễ được cử hành rất long trọng trọn mười ngày. Vào ngày thứ mười cây được trang nghiêm đặt trên một chiếc xe rồi linh đình cung nghinh đến thủ đô Anuradhapura. Nơi đây cây được hạ thổ trong một buổi lễ vô cùng long trọng trong khu vườn Megha Garden, và chí đến nay vẫn còn sum sê tươi tốt, tiếp nhận lòng kỉnh mộ sùng bái của hằng triệu khách nhiệt thành đến hành hương. Đây cũng là cội cổ thụ được ghi nhận, lớn tuổi nhất trên thế giới. Từ cội này nhiều cây con đã được chiết và trồng lại ở nhiều nơi trên đảo. Ta cũng thích thú ghi nhận rằng có những cây đã được trồng trong các quốc gia xa xôi khác.
Về điểm này, cũng nên nhớ rằng dầu cội cây có được sùng bái với lòng nhiệt thành như thế nào, trong khi người thiện tín đứng dưới tàng bóng rộng lớn của cội Bồ Đề, lễ lạy, tỏ lòng thành kính tri ân, không phải một cái cây vô tri vô giác, mà những gì cội cây tiêu biểu, tức Đức Phật tối thượng, đã liễu ngộ dưới cội Bồ Đề. Cội cây tượng trưng sự giác ngộ một cách rất sống động.
Tiếng Pali gọi cây này là assatha, một loại cây da thiêng liêng ở Ấn Độ, tên khoa học là ficus religiosa. Bởi vì Đức Phật chứng ngộ toàn giác dưới cội cây đặc biệt này nên nó được biết nhiều dưới cái tên Bodhi (tiếng Sinhala là Bo), có nghĩa giác ngộ. Như vậy theo nghĩa trắng, cây Bodhi là "Cây Giác Ngộ", hay "Cây Trí Tuệ". Chúng ta phiên âm là cây Bồ Đề.
Chính Đức Phật nhắc đến cội cây tại Gayà này như sau: "Giờ đây, này chư tỳ khưu, Như Lai là A La Hán (Araham, đấng Trọn Lành), bậc Toàn Giác Tối Thượng (Sammà-Sambuddho, Chánh Đẳng Chánh Giác). Như Lai chứng ngộ dưới cội cây assattha (assatthassa mùle abhisam- buddho)." (Mahàpadana Sutta, Dìgha Nikàya, Trường A Hàm).
Lịch sử truyền giáo của Đức A La Hán Mahinda đã được xác nhận trong một bức họa trên trần ở Ajanta. Câu chuyện Trưởng Lão Ni A La Hán Sanghamittà cung nghinh cây Bồ Đề sang Sri Lanka, được mô tả trong một bức hoạ chạm nổi trên đá ở Sanchi, Ấn Độ.
Cội Bồ Đề Sri Mahà Bodhi
Diễn biến Phật Giáo đến Sri Lanka, và việc trồng xuống, tại Anuradhapura, cây Bồ Đề con chiết từ một nhánh hướng về phía Nam của cội Bồ Đề chính, là những giai đoạn vô cùng thiêng liêng trong lịch sử người Sinhala (Tích Lan), và các bản tường thuật đọc rất cảm động.
Những nhà viết sách và các sử gia (mà phần lớn là người ngoại quốc) không bao giờ quên đề cập đến hai diễn biến này, và những bài tường thuật của họ rất sống động và thích thú, tưởng cũng nên trích đăng nơi đây: Dr. Paul E. Peiris (người Sri Lanka) viết: "Thật không chắc có diễn biến đơn độc nào trong lịch sử dài dẳng của dân tộc Sinhala mà đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến trí tưởng tượng của họ bền dai như việc trồng xuống cái cây mà ngày nay là một cội cổ thụ.
"Cũng như rễ cây mềm dẻo của nó cố tìm nguồn sống trên mặt đá khô khan và len lỏi ăn sâu vào lòng đất cứng còng, ảnh hưởng của những gì mà cội cây tiêu biểu thấm sâu vào nội tâm của dân chúng đến độ hầu như cội cây đã trở thành một nhân vật, một con người, và chí đến nay, vào đêm khuya lặng gió nhất, những chiếc lá hình trái tim trên những cành cây mỏng manh không ngừng xao xuyến và thở dài, cũng như đã chuyển động và rền rỉ thở dài từ hai mươi ba thế kỷ nay."
H.G. Wells ghi nhận: "Tại Ceylon (Tích Lan) có một cội cây lịch sử cổ xưa nhất trên thế giới, mà chúng ta biết chắc chắn là được chiết từ cội Bồ Đề (tại Gayà) và trồng vào năm 245 trước D.L. Cây vẫn còn sống, vẫn luôn luôn được chăm sóc và tưới nước từ thủa ấy đến nay. Những cành lớn của nó, người ta dùng cột trụ để chống ... Nó giúp nhận định rằng đời sống của lịch sử nhân loại quả thật ngắn ngủi, khi ta nhìn bao nhiêu thế hệ con người đã trải qua trong thời gian mà chỉ một cội cây, bền gan chịu đựng sương gió của tháng ngày. (The Outline of History, Cassel, 1934, trang 392).
Fa Hien (Pháp Hiển), nhà sư Trung Hoa, có sang viếng thăm xứ Lanka vào thế kỷ thứ năm và lưu ngụ tại chùa Mahà Vihàra, Anuradhapura, có thấy cây Bồ Đề sum sê tươi tốt và có đề cập đến trong những bài tường thuật về cuộc hành trình của Ngài.
Đề cập đến cuộc truyền giáo của Asoka, Dr. Rhys Davids viết:
"Diễn biến nòng cốt là sự trồng lại tại Ceylon (Tích Lan) một nhánh cây Bồ Đề chiết từ Bodh Gayà mà dưới gốc cây ấy Đức Phật thành tựu trạng thái toàn giác."
"Diễn biến này được mô tả trong hai bức họa lạ lùng được chạm trổ trên đá ở Cổng Phía Đông của đền Sanchi, vốn cũng xưa cũ như câu chuyện. Vào phần giữa của bức họa, phía dưới là cây Bồ Đề, vì câu chuyện xảy diễn tại Gayà, với đền thờ mà Asoka cho xây dựng ở khoảng giữa đường lên tới cây. Hai bên là những nhạc sĩ đang diễn hành. Bên mặt, một người có vẻ là vương giả, có thể là Asoka, đang nhờ một cận vệ lùn đỡ xuống ngựa. Phần trên bức họa là một cây Bồ Đề nhỏ trong chậu, và một lần nữa, cuộc diễn hành vĩ đại. Bên trái là một thành phố, có thể là Anura- dhapura, cũng có thể là Tamralipti, nơi mà người ta đưa cây Bồ Đề con đến, trước khi vượt biển sang Ceylon. Được dùng làm phần trang trí ở cả hai bên phía dưới bức họa là chim công, tượng trưng cho gia đình Asoka, dòng Moriyas (công), và sư tử, tượng trưng cho dòng vua (Sinhala, hải đảo sư tử) ...
"Đây là một diễn biến quan trọng, một quốc lễ và một điểm cùng tột, xứng với cố gắng truyền giáo của triều đại Asoka, vốn tạo nhiều thành quả." (Buddhist India, 1950, Indian Edition, trang 198).
Ta cũng thích thú ghi nhận những gì Emerson Tennent nói về phương diện lịch sử của cội cây:
"Người ta tin rằng những cây thủy tùng (yew) tại Fountain Abbey đã sống sum sê ở đó từ một ngàn hai trăm năm nay; những cây ô liu (olive) trong vườn Gethsamane đã lớn lên tươi tốt từ khi người Saracen bị trục xuất ra khỏi Jerusalem, và những cây trắc bá (cypress) của Soma, tại Lombardy đã có từ thời Julius Caesar; vậy mà cội Bồ Đề còn già hơn các cây ấy cả một thế kỷ, và hình như đúng lời tiên tri khi cây được hạ thổ, cây sẽ mãi mãi sum sê và tươi tốt."
Hơn nữa, Tennent nói:
"Mặc dầu người ta nói cây "baobab" ở Senegal, cây "eucalyptus" ở Tasmania, cây "dragon tree" ở Oratava, cây "Wellingtonia" ở California, và cây "chesnut" ở Mount Etna, có thể sống từ một đến năm ngàn năm, tất cả những ước lượng ấy là vấn đề phỏng đoán, và những trù liệu như vậy dầu có kỹ xảo đến đâu, hoàn toàn chỉ là suy luận. Trong lúc ấy thì tuổi thọ của cội Bồ Đề là vấn đề lý lịch, bao nhiêu triều đại nối tiếp nhau cẩn trọng chăm lo săn sóc để bảo tồn, và lịch sử của bao nhiêu thăng trầm mà cội cây trải qua đã được liên tục ghi chép trong các niên sử chánh thức và chắc thật nhất mà nhân loại lưu truyền" (Ceylon).
Bà Sanghamittà lưu ngụ tại chùa Upasikà-Vihàra, một nữ tự viện trong thành phố. Sau khi cây Bồ Đề con đã được trồng xuống và các cuộc lễ liên quan đến việc hạ thổ cái cây đã được cử hành, thì Anulà và đoàn tùy tùng của bà xuất gia, và Giáo Hội Tỳ Khưu Ni được thành lập dưới sự hướng dẫn của Trưởng Lão Ni A La Hán Sanghamittà. Như thế ấy Giáo Hội Tỳ Khưu Ni bắt đầu và phồn thịnh tại xứ này trong nhiều thế kỷ. Lịch sử ghi rằng các vị tỳ khưu ni Sinhala (Tích Lan) đi bằng đường biển sang tận Trung Hoa thành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni tại đây vào thời Yuan Chia (429 D.L.).
Đức Bà Sanghamittà chẳng những chủ trì lễ xuất gia cho Công Chúa Anulà, các vị hoàng thân quốc thích và các bậc cao cấp trong xã hội, mà cho tất cả, bất luận ở tầng lớp nào. Người phụ nữ từ mọi giới đều có thể gia nhập vào Giáo Hội.
Bước theo dấu chân của Đức Phật, kính nhường, đối xử thanh nhã với nữ giới, và soi sáng cho họ con đường đến thanh bình an lạc, trong sạch và thánh thiện, Đức Bà Sanghamittà tận lực nâng cao nữ giới từ thấp lên những tầng lớp cao của đời sống.
Đối với giáo lý nhà Phật không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Tất cả đều cùng theo một giáo lý và giới luật mà Đức Phật ban hành. Tất cả, không phân biệt nam nữ, giai cấp hay màu da, đều có thể thành đạt mức độ cao thượng nhất, miễn là theo đúng con đường mà Đức Bổn Sư chỉ vạch, tức Bát Chánh Đạo, vốn là pháp hành trong Phật Giáo.
Cái Chết Của Mahinda và Sanghamittà
Do bẩm tánh thánh thiện và phẩm hạnh cao cả, do đức từ bi và ý chí tận tâm phục vụ đạo pháp, Trưởng Lão Ni Sanghamittà được dân chúng trong xứ rất yêu thương mến chuộng. Cũng như anh, Mahà Mahinda, bà là một nhân vật sáng chói và lỗi lạc. Trong lịch sử, không bao giờ có trường hợp hai anh em nhiệt thành với nhiệm vụ hoằng dương đạo pháp ở xứ ngoài và tạo được thành quả thâm sâu, rộng lớn và lâu dài như Mahà Mahinda và Sanghamittà.
Cả hai anh em, Mahà Mahinda và Sanghamittà, đều sống lâu hơn Devànampiya Tissa, vua trị vì xứ Lanka trong bốn mươi năm. Đại Đức Mahà Mahinda, vị Dipappasàdaka, người làm cho hòn đảo chói sáng -- Ánh Sáng của Lanka -- đã hiến trọn đời sống mình để tạo an lành và phúc lợi cho dân chúng của hải đảo tốt đẹp này, viên tịch lúc tám mươi tuổi, trong khi nhập Hạ (vassàna) tại Núi Tháp (Cetiya Mountain) vào năm thứ tám triều đại Vua Uttiya, em và là người kế vị Vua Devànampiya Tissa. Vua Uttiya cử hành vô cùng trọng thể cuộc lễ hỏa táng. Một số bảo tháp đã được tạo dựng để tôn thờ xá lợi của Ngài sau khi nhục thể được hỏa táng. Một trong các tháp ấy được xây dựng tại Mihintale, nơi mà Ngài Mahinda lưu trú nhiều nhất.
Đức Bà Theri Sanghamittà viên tịch một năm sau, hưởng thọ bảy mươi chín tuổi, trong khi lưu ngụ tại ni viện Hatthàlhaka rất an lạc. Lễ hỏa táng của bà cũng được Vua Uttiya long trọng cử hành tại một địa điểm kế cận cội Bồ Đề. Tại nơi đây, một ngôi đền được xây dựng để tôn thờ bà. Các vị A La Hán vĩ đại ấy đã không còn. Nhưng cả hai vẫn còn ngỏ lời với chúng ta, xuyên qua những công trình của các Ngài. Danh thơm tiếng tốt của các Ngài vẫn mãi mãi tươi sáng trong trí nhớ của chúng ta. Dân chúng xứ Lanka vẫn mãi mãi tri ân, và chí đến nay hằng ngàn khách hành hương cố gắng trèo 1840 nấc thang đá để đến địa điểm thiêng liêng, Mihintale, nơi mà hai anh em vĩ đại sống, truyền bá Giáo Pháp, và nêu gương đạo đức trong sạch cho dân tộc xứ này.