Thư Viện Hoa Sen

Giới Thiệu Sách Huyền Trang Nhà Chiêm BáiHọc Giả

22/06/20173:50 SA(Xem: 7897)
Giới Thiệu Sách Huyền Trang Nhà Chiêm Bái Và Học Giả

Giới thiệu sách
HUYỀN TRANG NHÀ CHIÊM BÁIHỌC GIẢ
Tác giả: Bhikshu Thích Minh Châu, Thích nữ Trí Hải dịch.

Huyen-trangNgược dòng lịch sử khi bộ tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân được dựng phim và thành công rực rỡ, bao thế hệ chúng ta đã biết đến nhân vật Đường Tam Tạng với kỳ công đi thỉnh kinh. Tuy nhiên, cũng chính sự thành công của Tây Du Ký – một trong “Tứ đại kỳ thư” và bộ phim đã cho chúng ta một cái nhìn lệch lạc, ngộ nhận về một nhân vật vĩ đại: Pháp sư Huyền Trang.

Vậy ngài Huyền Trang thật sự là một con người như thế nào? Xin được giới thiệu đến tất cả một câu trả lời từ quyển sách: Huyền Trang nhà chiêm báihọc giả của Cố Hòa thượng Thích Minh Châu.

Trong Lời giới thiệu do chính Hòa thượng chấp bút, đã viết: “Đây là lần đầu tiên ngài Huyền Trang được diễn tả dựa trên những dữ kiện lịch sử, y theo quyển Tây-vức-ký của ngài Biện Cơ, và quyển “Đại-từ-ân-tự Tam tạng pháp sư truyện” của ngài Huệ Lập. Những sự tích thần thoại hoang đường như trong chuyện Tây-du sẽ không có ở trong tập này,”.

Theo đó, tác giả đã lần lượt đưa người đọc tìm hiểu về con người vĩ đại của ngài Huyền Trang. Từ diện mạo và tác phong, nhà chiêm bái, vị học giả, nhà thuyết giáo, nhà hùng biện, nhà dịch thuật… đến những năm tháng cuối cùng và sự viên tịch của pháp sư.

Khó có thể qua vài lời để tất cả có thể hiểu sự vĩ đại của ngài Huyền Trang. Có lẽ điều này mỗi người cần đọc tác phẩm để cảm nhận sự rung cảm của chính mình. Nhưng thể thấy ở Pháp sư, đó là một con người với nghị lực sắt đá và lòng khát khao Chánh pháp, chí học hỏi và sưu tầm kinh điển. Không có một nghị lực sắt đá sao có thể tạo nên một hành trình Tây du thần kỳ hy hữu với lộ trình “hơn 8.333 dặm Anh (khoảng 10.000km) và đã mất tất cả 17 năm” (đi và về).

Pháp sư Huyền Trang – một con người phi thường… Nhưng “chư hành vô thường”, ngày 05/02/664, Pháp sư thị tịch để lại niềm tiếc thương vô hạn cho người thời bấy giờ và hậu thế. Thật là “Con thuyền từ đã chìm trong khi bể dục vọng vẫn còn tràn ngập, ánh sáng trí tuệ đã tắt trong khi đêm vô tận chìm trong bóng tối”.

Vài lời giới thiệu, mời bạn cùng tác giả: Cố Hòa thượng Thích Minh Châu cảm nhận về hành trạng, sự vĩ đại của Pháp sư Huyền Trang qua tác phẩm HUYỀN TRANG NHÀ CHIÊM BÁIHỌC GIẢ.

Sách do NXB. Hồng Đức ấn hành.

Bình Chánh, ngày 15-06-2017

Thích Nhật Đạo

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: