Phật học phổ thôngtác phẩm sống mãi với thời gian

01/07/20174:02 SA(Xem: 10641)
Phật học phổ thông – tác phẩm sống mãi với thời gian

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG 
TÁC PHẨM SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

THích Nhật Đạo

 

phat hoc pho thong quyen 1 biaSẽ là một thiếu sót vô cùng lớn nếu chúng tôi (www.facebook.com/groups/sachphatgiao) không nhắc đến bộ sách “Phật Học Phổ Thông” của Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa.

Trước sự học quảng bác, tâm huyết vì Đạo pháp của bậc Long tượng, chúng con thật khó có thể dùng ngôn từ nông cạn của mình để diễn bày. Chỉ xin mượn vài lời thô thiển hầu mong quý Tăng Ni, Phật tử lưu tâm hơn nữa với bộ sách được xem là tâm huyết một đời của Cố Hòa thượng.

Phật Học Phổ Thông gồm 3 quyển với 12 khóa. Ba quyển chứa đựng “căn bản giáo lý, hiểu biết Phật Pháp từ thấp đến cao, lấy Ngũ thừa Phật giáo làm nền tảng” (trích Lời nói đầu), nếu chỉ dùng một bài viết để giới thiệu hết thảy 3 quyển thì thật khó để diễn đạt hết ý mà người đọc cũng khó cảm nhận hết tinh ba. Cho nên với bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu quyển Một (từ Khóa thứ nhất đến hết Khóa thứ tư). Về sau, một vài năm nữa, chúng tôi sẽ giới thiệu 2 quyển còn lại.

Thiết nghĩ lúc đầu cũng nên điểm qua vài nét về tiểu sử về Cố Hòa thượng để người chưa biết có thể hiểu thông. Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa (1918 – 1973) húy Trần Thiện Hoa, pháp danh Thiện Hoa, hiệu Hoàn Tuyên. Ngài sanh năm Mậu Ngọ (1918) tại quận Cầu Kè, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Trà Vinh). Xuất gia từ năm 7 tuổi tại chùa Phước Hậu (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), về sau Hòa thượng cầu pháp với tổ Khánh Anh. Sau những năm tháng học gia giáo với tổ Khánh Anh, Hòa thượng được theo học tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (tỉnh Trà Vinh) và Phật học đường Báo Quốc (Thừa Thiên – Huế). Trở về từ đất Thần kinh, trong thời kỳ gian khó của đất nước, Hòa thượng cùng với các vị Tôn túc đã chăm lo việc Hoằng pháp, Giáo dục, viết sách và lãnh đạo Giáo hội. Với câu nói bất hủ: “Dù chỉ còn một Tăng sinh hiếu học tôi vẫn dạy đầy đủ như lúc ba mươi người”, Hòa thượng thật sự là một tấm gương sáng về tinh thần phụng sự, dấn thân vì vận mệnh Phật giáo nước nhà. Và chính trong giai đoạn này Hòa thượng đã soạn ra chương trình Phật học Phổ thông (hay gọi là Cây Thang Giáo Lý), từ năm 1953 – 1965. Sau pháp nạn 1966, Hòa thượng đảm nhận chức vụ Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVN Thống Nhất. “Từ đó (năm 1964) đến năm 1972, có thể nói mọi Phật sự đáng kể ở miền Nam đều được Hòa thượng trợ giúp, hoặc trực tiếp hay gián tiếp” (trích: Văn tưởng niệm của Môn đồ pháp quyến). Hoằng hóa tròn đầy, gánh vác Đạo pháp qua những năm tháng đầy biến cố, Hòa thượng đã an nhiên thị tịch vào sáng ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Tý (1973), trụ thế 55 năm để lại cho đời bao niềm kính tiếc.

Bộ sách PHẬT HỌC PHỔ THÔNG ra đời thật sự là một công trình gắn với tâm huyết một đời của Cố Hòa thượng trong việc hoằng dương Chánh pháp. Trong Lời nói đầu Hòa thượng đã viết: “Vì không hiểu một cách thấu đáo Đạo Phật, nên lòng tin không được chắc chắn. Mỗi khi gặp một lý thuyết nào lạ, một tôn giáo nào mới, thì họ lại ùa hòa tin theo, như cây thiếu rễ cái, gió thổi phía nào thì ngã rạp theo phía ấy, thật đáng buồn thương.” Hơn 40 năm kể từ ngày Hòa thượng quy Tây, lời dạy ấy vẫn còn nguyên giá trị. Dù hiện tại, việc Hoằng pháp đã thuận lợi hơn rất nhiều với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, nhưng nhìn lại, xét kỹ thì người Phật tử, tín đồ hiểu Đạo một cách nông cạn rất… rất nhiều. Nguyên nhân là do đâu? Theo chúng tôi, vì những giáo lý căn bản chưa được phổ cập sâu rộng. Bởi giảng sư khi giảng thường đề cập đến ứng dụng, tâm lý xã hội… chứ không giảng thuần túy Giáo lý.

Khi giới thiệu một bộ sách đã xuất hiện hơn nửa thế kỷ (tính từ năm 1965 khi bộ sách hoàn thành và được xuất bản), chúng tôi muốn góp một phần nhỏ làm sống lại giá trị của bộ sách. Bởi Phật Học Phổ Thông, nhất là quyển Một luôn cần thiết với mỗi người học Phật, dù là tu sĩ hay cư sĩ. Ở đây tác giả đã trình bày giáo lý một cách rất dễ hiểu và tận tường, từ những giáo lý căn bản đến nâng cao, từ Quy y Tam Bảo, niệm Phật, Bổn phận của Phật tử tại gia… đến Tứ diệu đế, Lục độ.

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG quyển Một theo nhận định chủ quan của chúng tôi là cuốn sách đầu tiên nên đọc nếu bạn bước đầu muốn tìm hiểu về Đạo Phật. Khi bước đầu tiên đã vững vàng thì việc bước những bước tiếp theo sẽ không khó. Còn khi căn bản, nền tảng không vững thì khi chúng ta đọc một quyển sách nào đó, nghe một vì Giảng sư nào đó… giảng có những điểm có phần sai lạc, hay dễ gây hiểu lầm… thì chắc chắn bạn sẽ hoang mang.

Có một điểm mà chúng tôi thiển nghĩ không kém phần quan trọng là bộ Phật Học Phổ Thông quá dày, ngay quyển Một đã 654 trang. Mà tâm lý số đông cầm một cuốn sách dày quá thường ngán, chưa kể lý do tế nhị là tài chánh (vì nhà sách chỉ bán trọn bộ). Nên qua bài viết này, rất mong quý Phật tử có tài chánh mạnh, quý Cấp Cô Độc Phật giáo lưu tâmphát tâm in ấn Bộ sách dưới một phiên bản mới, một Khóa in một quyển hay chỉ trích xuất những giáo lý căn bản nhất dành cho Phật tử sơ cơ để in một tập riêng. Có những vậy thì sách dễ đến với mọi ngườigiáo lý cũng dễ dàng phổ cập sâu rộng đến quần chúng Phật tử. Chúng tôi nghĩ dù in với phiên bản nào, bìa sách có thay đổi thế nào, chỉ cần tên sách là Phật Học Phổ Thông gắn với tác giả là Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa thì đã là một bảo chứng cho giá trị của đầu sách. Làm được việc này chính là chúng ta đang tiếp nối tâm nguyện một đời của Cố Hòa thượng vậy.

Chúng tôi xin mượn lời của Cố Hòa thượng trong Lời nói đầu bộ sách để khép lại bài viết trong sự tin tưởng nay mai sẽ có một vị chung tay cho công việc nêu trên: “Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu những vị nhiệt tâm vì đạo, từ quý vị Đại đức Tăng-già cho đến các hàng Cư sĩ, kẻ công người của tiếp sức với chúng tôi (hoặc giúp sáng kiến, tài liệu hay tài chánh), cùng nhau xây dựng cho hoàn bị một chương trình Hoằng pháp ở nước nhà, hầu bổ cứu những khuyết điểm và dẹp bỏ những tình tệ trong Đạo Phật từ trước đến nay”.

Lời giới thiệu nhỏ cho một tác phẩm lớn, PHẬT HỌC PHỔ THÔNG quyển Một, tác giả: Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Trọn bộ 3 quyển. Sách do NXB. Tôn giáo ấn hành.

Bình Chánh, ngày 28-06-2017

Thích Nhật Đạo



Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 12 Kinh Kim Cang
Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 10 Và 11 Luận Thừa Khởi Tín
Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 9: Duy Thức Học Và Nhơn Minh Luận
Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác
Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 7: Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm
Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 6: Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm
Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 5: Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo
Phật Học Phổ Thông Kháo Thứ 4: Duyên Giác Thừa Phật Giáo
Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 3: Thinh Văn Thừa Phật Giáo
Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 2: Thiên Thừa Phật Giáo
Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 1: Nhân Thừa Phật Giáo

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2019(Xem: 8721)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.