Nghiên cứu triết học tôn giáo

20/06/20183:53 SA(Xem: 11551)
Nghiên cứu triết học tôn giáo

NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC TÔN GIÁO
Một công trình nghiên cứu đầy khoa học và thực tiễn
Thích Nhật Đạo

 

Nghien-cuu-Triet-hoc-Ton-giaoTriết học tôn giáo là một phạm trù rộng lớn, bao la; là điểm khám phá đầy thú vị và bất tận cho những ai say mê nghiên cứu triết học nói chung và triết học tôn giáo nói riêng. Bản chất của triết học là gì? Có điểm giống và khác thế nào với bản chất tôn giáo? Hãy cùng tìm câu trả lời qua tác phẩm Nghiên cứu Triết học Tôn giáo của Tiến sĩ Lê Văn Tùng.

Đầu tiên xin được giới thiệu đôi nét về tác giả. Tiến sĩ Lê Văn Tùng chính là Thượng tọa Thích Giác Duyên. Được biết Thượng tọa tốt nghiệp Tiến sĩ tại Trung Quốc, hiện đang là giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì Tịnh xá Phú Cường tại Gia Lai. Sở dĩ Thượng tọa lấy tên tác giả là thế danh vì muốn tác phẩm dễ dàng được mọi giới đón nhận.

Trong Lời giới thiệu, PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã đánh giá đây là một công trình Nghiên cứu Triết học Tôn giáoý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Bởi “Chúng ta đã có những tập đại thành về một số tôn giáo lớn ở Việt Nam như Phật giáo, Công giáo; có những công trình nghiên cứu triết học Việt Nam, triết học về một tôn giáo cụ thể do người Việt nghiên cứu, nhưng nghiên cứu triết học tôn giáo thành một công trình riêng do người Việt thực hiện vẫn còn rất khiêm tốn”.

Công trình Nghiên cứu Triết học Tôn giáo gồm 9 chương. Trong phần Dẫn nhập, tác giả đã viết: “Tôn giáo, dẫu đó là Phật giáo, Hồi giáo hay Kitô giáo… cũng đều cung cấp cho con người những ý nghĩamục đích cuộc sống”. Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy tác giả nghiên cứu Triết học Tôn giáo.

Tác giả đã trình bày cho chúng ta từ khái niệm Triết học, khái niệm Tôn giáo cho đến khái niệm Triết học Tôn giáo. Từ đó, cho chúng ta biết “vấn đề cơ bản trong Triết học Tôn giáovấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại (bản thể) và không tồn tại, giữa vật chất và tâm linh”. “Bản chất hoặc đặc điểm của tôn giáo là Tin; bản chất hoặc đặc điểm của triết học là Tư” (Chương I: Hàm nghĩa cơ bản về Triết học Tôn giáo)

Cũng theo tác giả: “Từ cổ chí kim… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn của cuộc đời”. Điều này có lẽ ai trong chúng ta cũng đã một lần tự hỏi, đại loại như: Con người từ đâu đến? Chết sẽ đi về đâu? Điều này, theo triết lý một số tôn giáo, thế giớicon người là do Thượng Đế sáng tạo ra. Còn theo Phật giáo thì tất cả vũ trụ vạn vật đều vận hành theo giáo lý Duyên khởi. Chính “Giáo lý Duyên khởi giúp cho chúng sanh nhận thức được nguyên nhân và sự hình thành của các pháp tất cả là do nhân duyên kết hợp mà thành, nhân duyên ly tán các pháp liền tan rã”. (chương IV: Luận thần Chánh nghĩa)

Ở một vấn đề khác, tác giả đã so sánh Luân lý Tôn giáoLuân lý Thế tục. Đây là một khía cạnh mà theo chúng tôi là rất thú vị, cần được tìm hiểu. Theo đó, “luân lý tôn giáoluân lý thế tục có mối quan hệ mật thiết với nhau”. “Luân lý Thế tục mang tính chất tiếp thukế thừa từ Luân lý Tôn giáo”. Tác giả cũng đã phân tích góc nhìn của luân lý tôn giáo đối với những vấn đề thực tiễn như: Vấn đề bom nguyên tử, nạo phá thai, vấn đề trợ tử. Và đâu là câu trả lời của Phật giáo đối với những vấn nạn của thời đại? Đáp án sẽ đến với bạn trong chương VIII: Luân lý Tôn giáoLuân lý Thế tục.

Từ cách giải quyết vấn nạn thời đại của các tôn giáo chúng ta sẽ cùng tác giả nhìn về Tương lai Tôn giáo (chương IX). Tác giả đã phân tích xu thế đời sống Tôn giáo hiện nay qua ba phương diện: 1. Toàn cầu đa dạng, thế tục hóa; 2. Phù hợp với đạo đức và 3. Thời đại khoa học. Chương này cũng trình bày quan điểm của một số nhân vật về tôn giáo tương lai với câu nói nổi tiếng của nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo”.

“Nghiên cứu Triết học Tôn giáo” còn đề cập đến rất nhiều vấn đề khác nữa mà trong giới hạn bài giới thiệu chúng tôi không thể đề cập hết được. Như vấn đề Thần và tồn tại (chương II), phân tích về Kinh nghiệm Tôn giáo (chương V), vấn đề Sống và chết (chương VII)… Rất nhiều điểm thú vị, một “chân trời triết học” chờ bạn khám phátìm hiểu. Xin mượn câu kết của tác giả để khép lại bài giới thiệu:

“Hiểu triết học tôn giáo giúp cải thiện, xây dựng mối quan hệ yêu thương giữa người với người, hướng con người vào những việc thiện, biết giữ gìn đạo đức và xa lánh những điều ác. Hiểu về triết học tôn giáo, sẽ có niềm tin chơn chánh về thế giới tâm linh, biết được vấn đề tôn giáo tương lai”.

Xin giới thiệu đến mọi người. NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC TÔN GIÁO. Tác giả: Tiến sĩ Lê Văn Tùng (Thượng tọa Thích Giác Duyên). Nhà xuất bản Tôn Giáo. 455 trang.

Đến đây, thiết nghĩ có một điều chúng tôi cũng nên chia sẻ với độc giả. “Nghiên cứu Triết học Tôn giáo” là một công trình nghiên cứu thật sự ý nghĩathiết thực, nhưng số lượng bản in hiện tại rất khiêm tốn (chỉ 300 cuốn). Mong qua bài giới thiệu này sẽ góp chút “nhân duyên” để cuốn sách có thể lưu hành rộng rãi đến mọi người, mọi giới.

 

TP.HCM, ngày 19-06-2018

Thích Nhật Đạo

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/07/2014(Xem: 22329)
18/04/2014(Xem: 10951)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.