Nghiên cứu triết học tôn giáo

20/06/20183:53 SA(Xem: 11508)
Nghiên cứu triết học tôn giáo

NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC TÔN GIÁO
Một công trình nghiên cứu đầy khoa học và thực tiễn
Thích Nhật Đạo

 

Nghien-cuu-Triet-hoc-Ton-giaoTriết học tôn giáo là một phạm trù rộng lớn, bao la; là điểm khám phá đầy thú vị và bất tận cho những ai say mê nghiên cứu triết học nói chung và triết học tôn giáo nói riêng. Bản chất của triết học là gì? Có điểm giống và khác thế nào với bản chất tôn giáo? Hãy cùng tìm câu trả lời qua tác phẩm Nghiên cứu Triết học Tôn giáo của Tiến sĩ Lê Văn Tùng.

Đầu tiên xin được giới thiệu đôi nét về tác giả. Tiến sĩ Lê Văn Tùng chính là Thượng tọa Thích Giác Duyên. Được biết Thượng tọa tốt nghiệp Tiến sĩ tại Trung Quốc, hiện đang là giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì Tịnh xá Phú Cường tại Gia Lai. Sở dĩ Thượng tọa lấy tên tác giả là thế danh vì muốn tác phẩm dễ dàng được mọi giới đón nhận.

Trong Lời giới thiệu, PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã đánh giá đây là một công trình Nghiên cứu Triết học Tôn giáoý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Bởi “Chúng ta đã có những tập đại thành về một số tôn giáo lớn ở Việt Nam như Phật giáo, Công giáo; có những công trình nghiên cứu triết học Việt Nam, triết học về một tôn giáo cụ thể do người Việt nghiên cứu, nhưng nghiên cứu triết học tôn giáo thành một công trình riêng do người Việt thực hiện vẫn còn rất khiêm tốn”.

Công trình Nghiên cứu Triết học Tôn giáo gồm 9 chương. Trong phần Dẫn nhập, tác giả đã viết: “Tôn giáo, dẫu đó là Phật giáo, Hồi giáo hay Kitô giáo… cũng đều cung cấp cho con người những ý nghĩamục đích cuộc sống”. Đây cũng là một trong những lý do thúc đẩy tác giả nghiên cứu Triết học Tôn giáo.

Tác giả đã trình bày cho chúng ta từ khái niệm Triết học, khái niệm Tôn giáo cho đến khái niệm Triết học Tôn giáo. Từ đó, cho chúng ta biết “vấn đề cơ bản trong Triết học Tôn giáovấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại (bản thể) và không tồn tại, giữa vật chất và tâm linh”. “Bản chất hoặc đặc điểm của tôn giáo là Tin; bản chất hoặc đặc điểm của triết học là Tư” (Chương I: Hàm nghĩa cơ bản về Triết học Tôn giáo)

Cũng theo tác giả: “Từ cổ chí kim… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn của cuộc đời”. Điều này có lẽ ai trong chúng ta cũng đã một lần tự hỏi, đại loại như: Con người từ đâu đến? Chết sẽ đi về đâu? Điều này, theo triết lý một số tôn giáo, thế giớicon người là do Thượng Đế sáng tạo ra. Còn theo Phật giáo thì tất cả vũ trụ vạn vật đều vận hành theo giáo lý Duyên khởi. Chính “Giáo lý Duyên khởi giúp cho chúng sanh nhận thức được nguyên nhân và sự hình thành của các pháp tất cả là do nhân duyên kết hợp mà thành, nhân duyên ly tán các pháp liền tan rã”. (chương IV: Luận thần Chánh nghĩa)

Ở một vấn đề khác, tác giả đã so sánh Luân lý Tôn giáoLuân lý Thế tục. Đây là một khía cạnh mà theo chúng tôi là rất thú vị, cần được tìm hiểu. Theo đó, “luân lý tôn giáoluân lý thế tục có mối quan hệ mật thiết với nhau”. “Luân lý Thế tục mang tính chất tiếp thukế thừa từ Luân lý Tôn giáo”. Tác giả cũng đã phân tích góc nhìn của luân lý tôn giáo đối với những vấn đề thực tiễn như: Vấn đề bom nguyên tử, nạo phá thai, vấn đề trợ tử. Và đâu là câu trả lời của Phật giáo đối với những vấn nạn của thời đại? Đáp án sẽ đến với bạn trong chương VIII: Luân lý Tôn giáoLuân lý Thế tục.

Từ cách giải quyết vấn nạn thời đại của các tôn giáo chúng ta sẽ cùng tác giả nhìn về Tương lai Tôn giáo (chương IX). Tác giả đã phân tích xu thế đời sống Tôn giáo hiện nay qua ba phương diện: 1. Toàn cầu đa dạng, thế tục hóa; 2. Phù hợp với đạo đức và 3. Thời đại khoa học. Chương này cũng trình bày quan điểm của một số nhân vật về tôn giáo tương lai với câu nói nổi tiếng của nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo”.

“Nghiên cứu Triết học Tôn giáo” còn đề cập đến rất nhiều vấn đề khác nữa mà trong giới hạn bài giới thiệu chúng tôi không thể đề cập hết được. Như vấn đề Thần và tồn tại (chương II), phân tích về Kinh nghiệm Tôn giáo (chương V), vấn đề Sống và chết (chương VII)… Rất nhiều điểm thú vị, một “chân trời triết học” chờ bạn khám phátìm hiểu. Xin mượn câu kết của tác giả để khép lại bài giới thiệu:

“Hiểu triết học tôn giáo giúp cải thiện, xây dựng mối quan hệ yêu thương giữa người với người, hướng con người vào những việc thiện, biết giữ gìn đạo đức và xa lánh những điều ác. Hiểu về triết học tôn giáo, sẽ có niềm tin chơn chánh về thế giới tâm linh, biết được vấn đề tôn giáo tương lai”.

Xin giới thiệu đến mọi người. NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC TÔN GIÁO. Tác giả: Tiến sĩ Lê Văn Tùng (Thượng tọa Thích Giác Duyên). Nhà xuất bản Tôn Giáo. 455 trang.

Đến đây, thiết nghĩ có một điều chúng tôi cũng nên chia sẻ với độc giả. “Nghiên cứu Triết học Tôn giáo” là một công trình nghiên cứu thật sự ý nghĩathiết thực, nhưng số lượng bản in hiện tại rất khiêm tốn (chỉ 300 cuốn). Mong qua bài giới thiệu này sẽ góp chút “nhân duyên” để cuốn sách có thể lưu hành rộng rãi đến mọi người, mọi giới.

 

TP.HCM, ngày 19-06-2018

Thích Nhật Đạo

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/01/2015(Xem: 10520)
01/12/2014(Xem: 10705)
16/10/2014(Xem: 25739)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.