- Ai đi trong cõi ta bà

02/09/20189:46 SA(Xem: 10877)
- Ai đi trong cõi ta bà

NHỤY NGUYÊN
SƯƠNG KHÓI PHẬN NGƯỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation


Phần I
CÁI ĐUÔI VÔ MINH

 

AI ĐI TRONG CÕI TA BÀ

 

Trước nền văn minh chưa đạt tới viên mãn của trái đất, có những nền văn minh khác đạt đến “cực thịnh” và đã tàn lụy. Ngành khảo cổ học tìm thấy nhiều hiện vật minh chứng cho một trình độ siêu việt, có niên đại trước lúc trái đất hình thành. Theo chu trình phát triển (hay thụt lùi theo quy luật thành - trụ - hoại - không), điều đó thường hằng diễn ra trong tam giới.

Nhiều nữa nền văn minh đã là sự nuối tiếc khôn nguôi của nhân loại. Văn minh do con người trong tiến trình can dự vào thiên nhiên mà tạo nên. Một thế giới muốn yên bình và trường tồn chỉ có thể nương dựa vào thiên nhiên. Thiên nhiên luôn cần được tôn trọnggìn giữ như chính những loài cây cỏ trang trí trong ngôi nhà của mỗi chúng ta. Nhưng sự phát triển của khoa học kỹ thuật vẫn thường hành xử ngược lại, thực sự rút ngắn tuổi thọ của hành tinh xanh.

Đa phần những người tu họ biết dựa vào tất cả những gì tạo hóa ban, biết tập đi trên con đường hàng ngàn năm trước đức Phật đã vạch (mà nay ít nhiều bị xâm hại bởi công nghiệp kể cả rác do người máy thải ra). Họ xem như ngược chiều với dòng đời cuồn cuộn như một cơn lốc mang bộ mặt giận dữ của nước. Họ không nuối tiếc những thành phố cực thịnh bão cát vùi lấp, không tiếc nuối những con thuyền đầy lụa là châu báu chìm dưới đại dương nay vẫn chưa dấu vết. Người tu không muốn gặp tứ đại mỹ nhân đã hóa thành cát bụi, thành một dạng vật chất vi quan vô xứ. Người tu cảm phục những ai từng vạch đường cho nhân loại trở về với bản chất thật của mình, không còn bám vào vòng quay luân hồi trước lúc bị hất xuống tầng sâu tăm tối.

Địa ngục trên mặt đất, là lúc người nô lệ bị ruồng rẩy hơn loài súc vật bệnh hoạn; địa ngục tồn tại trong xã hội thời Trung cổ; địa ngục vẫn còn tồi tại đâu đó lúc chúng ta đang ca hát nhảy múa, sung sướng đến điên rồ mà cạnh bên vẫn có người tột cùng đau đớn! Niềm hạnh phúc và nỗi thống khổhai mặt khác biệt đối với người thường. Với những ai ngộ đạo, nó là một. Một đại đức, sự cho là niềm ân phước dành cho bản thân, gã keo kiệt phải chia phần của cải thì dằn vặt khổ sở. Đau khổ là tấm gương phản chiếu sự sung sướng. Chúng ta đào xới niềm vui sâu bao nhiêu, hố đau khổ phản chiếu sâu hơn thế ấy. Đau khổ dẫu chưa xuất hiện đồng thời với cái gọi hạnh phúc song lúc hội đủ duyên sẽ trỗi lên dìm con người từng khoét sâu sự hưởng thụ dục lạc xuống như là cú đảo ngược cái phản chiếu trong gương tâm vọng động. Bởi chúng ta trong cõi mê, bị vọng tâm điều khiển. Một bộ óc uyên bác cũng có thể sinh ra hành động thấp hèn, nhưng tuyệt không niệm độc nào sai khiến được Tâm đã chứng ngộ. Thay vì sử dụng tánh giác bổn nhiên sẵn trí tuệ và đức năng, càng sử dụng bộ não vốn chấp trướcphân biệt nặng nề ta càng lệch tần số thế giới tâm linh mầu diệu.

Sự vô minh là lớp màng che mờ tầm nhận diện chân tướng sự thật. Khoa học thời nay thừa nhận trái đất chỉ là một hạt cát trong vũ trụ, nhiều bộ óc vĩ đại vẫn lấy con người làm trung tâm. Sự ngạo mạn khiến họ dùng kính thiên văn khuếch đại nhìn bốn phương rồi kết luận: Không hề thấy thần thánh! Ở Tây Tạng, nhà tu hành chân chính không hề dám vung tay quá trán theo nghĩa đen, vì họ biết trên đầu mình là ai. Đoàn các nhà khoa học hàng đầu của Hoàng gia Anh từng thị sát miền đất thánh trong chuyến Hành trình về phương Đông. Những gì họ tai nghe mắt thấy làm chấn động châu Âu một thời. Nhưng dường như ai từng thấm nhuần pháp nhũ vẫn thật mau quên những gì khoa học chưa và không thực nghiệm được. Một số cao tăng giảng giải tận cùng lý lẽ: chúng ta bật kênh Hà Nội thì kênh Huế “biến mất” (và còn hàng trăm kênh khác nữa), vậy không có nghĩa kênh Huế không tồn lại. Cũng vậy, chúng ta hiện chỉ bật “kênh cõi dương”; những kênh khác thì chập chờn nhiễu sóng, có chăng chúng ta sẽ tiếp nhập những cảnh giới ấy ở kiếp sau!

Một ngày nào đó, có thể, khoa học sẽ chế tạo ra loại kính đeo vào liền nhìn thấy linh hồn, thấy được thế giới bên kia đang tồn tại trong không gian này cùng chúng ta; dĩ nhiên những cảnh giới thâm sâu vi diệu khác luôn nằm ngoài khả năng của loài người. Nhiều vị đắc đạothần thông song họ chẳng sử dụng, bởi ma cũng có chút xíu thần thông, sẽ khiến con người lẫn lộn ma và thánh. Mục Kiền Liên - đệ tử thần thông số một của Phật Thích Ca chịu bị đánh đến chết; Đạt Ma sơ tổ mấy lần bị đầu độc; Chúa Giêsu dang tay nhận đóng đinh trên cây Thập tự; Đức Phật thì “hòa mình” vào quy luật sinh tử dạy bài học cuối cùng: ngay cả xác thân cũng chẳng nghĩa lý để mang theo.

Người phàn hết thảy đều là những con nợ. Ai sống dài lắm chỉ hơn trăm năm, bằng cái nháy mắt nơi thượng giới. Ngắn vậy mà nhiều người khất món nợ mình chưa trả, trong lúc lại muốn chắp cánh bay vào cõi thuần tịnh. Những lỗi lầm từ quá khứ riêng kiếp này đã chất chồng, nói gì đến kiếp trước, hàng ức kiếp người trần mắt thịt không thể minh giải. Tôi từng tâm niệm kiếp này đội lốt người đã quá may mắn. “Thượng đế” và nghiệp dĩ cấp cho thân người để tịnh hóa, trở về với uyên nguyên tánh giác. Trần ai cõi tạm. Ngộ ra điều này chắc đã muốn tu?; Tu, hỏi mấy ai xuống núi.

Sống là nháp, tu là viết lại đời mình. Tu là chỗ dựa duy nhất của đời người. Ngôi nhà cao sang đến mấy cũng chỉ che mưa nắng; quan trọng ở chỗ có nơi thanh tịnh để học Phật và đọc sách thánh hiền giá rẻ nằm lăn lóc ở những quầy sách cũ. Tu là một quá trình rũ bỏ. Loài người chỉ cao phước hơn loài vật thôi. Tổ chức Peta có lần bày 4 chiếc khay lớn đựng 4 người trần truồng nằm gọn, bọc ni lông như món ăn trong tủ lạnh siêu thị, đề “human meat”. Đấy là hình ảnh gây sốc bởi dám nhắc nhở: con người cũng là động vật! Giết chóc sẽ chiêu cảm nghiệp lực, chiêu mộ thêm oan gia trái chủ theo mình. Giữ mạng cho loài vật là góp phần giữ trọn bổn phận người, giữ phước để có một cái kết an lành cuối đời, để có được chút tư lương bước qua thế giới khác với sự chào đón của trăm vạn khó khăn không nơi nương dựa. Lời Đức Phật lúc được chép lại có 500 vị A la hán làm chứng. Kinh Không gì chuyển hướng, Kinh Trung Bộ số 60: “Vì rằng có đời sau, nếu có quan điểm nào nói không có đời sau, thời đó là một cái thấy sai lầm. Vì rằng có đời sau, nếu ai có suy tư rằng không có đời sau, thời đó là suy nghĩ sai lầm. Vì rằng có đời sau, nếu có ai nói không có đời sau thì tự mâu thuẫn đối nghịch với các vị Alahán đã biết được có đời sau”.

Bỗng nhớ văn hào F. Kafka với tác phẩm Hóa thân, tư tưởng trong đấy còn tươi nguyên, và có thể xem là lõi thép tâm linh trong tâm thức thời đại. Sự phi lý ngày xưa nghiễm nhiên chánh lý trong xã hội ngày nay. Đấy là nền tảng, là cái móng quá vững khiến lâu đài văn chương của Kafka khó bão tố nào quật ngã. Hóa thân cho thấy một nhà văn có tầm vóc “quá khổ”. Kafka đã khai thác quặng kim cương ở kênh thiên tài, tức ông đã mở được cảm quan nghệ thuật bằng trực giác tâm linh.

Có thể tóm tắt Hóa thân bằng câu mở đầu: “Một sáng tỉnh giấc băn khoăn, Gregor Samsa nằm trên giường thấy mình biến thành một côn trùng khổng lồ”. Độc giả đủ tưởng tượng ra được “con người” này sẽ gặp muôn vàn khó khăn và phiền phức gì. Song chung quy, thân phận của Gregor phải đối mặt với 3 điểm mà hầu như con vật nào cũng gặp: (1) - Bị xem thường: Bà giúp việc “thậm chí còn gọi anh đến gần với những lời lẽ mà hẳn nhiên bà cho là thân thiện, chẳng hạn như: “Nào, lại đây nào, con bọ hung kia!”, hay “Nhìn cái con bọ hung này mà xem!”; (2) - Phải nhận đồ ăn dơ: Em gái thân yêu của Gregor sau một thời gian ngắn đã “không còn nghĩ đến việc mang vào cho anh những gì có thể làm anh hài lòng nhất, mà thay vào đó, mỗi sáng mỗi trưa, hai lần trước giờ đi làm, cô hấp tập dùng chân đẩy vào phòng anh bất cứ thức ăn nào vớ được”; (3) - Có nguy cơ bị giết:Gregor sững sờ khi nhìn thấy kích thước vĩ đại của hai đế giày ông bố”, nếu không có sự can thiệp kịp thời của mẹ, anh đã bẹp dí.

Gregor nghiễm nhiên bị xem là loài vật gớm guốc, bẩn thỉu. Nhưng con vật đó vẫn nhìn thấy người thân ruột rà của mình, vẫn nghe và hiểu sâu sắc lời nói của người. Loài vật nằm ở tầng mà con người nếu không sống thật tốt sẽ phải trôi lăn vào đó. (Thuyết đầu thai chuyển kiếp đã được khoa học hiện đại chứng minh thuyết phục; có luận án tiến sĩ gom thâu lên tới 3 ngàn trường hợp xác thực thuộc nhiều nước trên thế giới). Sau một đêm Gregor bị hóa thân thành con bọ hung; cũng khác gì một người tạo nghiệp ác, (sau đêm ngủ ngon) chết thì lập tức (tỉnh dậy) thấy mình đã là con vật mới mở mắt trong chính gia đình mình. Con vật thấy, nghe, hiểu; hiểu con người đối xử thậm tệ với “đồng loại của nó” như thế nào. Thử đặt vấn đề có thể rất chủ quan: Kafka không hề nghĩ tới, nếu viết theo kiểu người chết - bị đầu thai làm vật nuôi - bị ngược đãi, bị chính con cháu làm thịt, hẳn nhiên người đọc sẽ không phục, sẽ cho nhà văn sùng tín, mượn văn chương truyền đạo gượng ép. Nhưng khi Kafka sử dụng thủ pháp phi lý, thì ông đã dựng nên một tháp ngà văn chương. Rồi đến Vụ án dự đoán về sự phi lý, cũng là suy đồi của xã hội; nhưng khi sự suy đồi đó trở nên hiển nhiên, trở lên chai sần, thì những quan tòa sẽ nghĩ ra một “vụ án” khác để tiêu khiển. Rất nhiều nhà văn nhận sự ảnh hưởng từ Kafka. Vùng vẫy để thoát

khỏi cái bóng dềnh dàng này luôn cần thiết, bức thiết và dũng cảm trước những phi lý đang ngày một phình to của xã hội loài người.

Không ai muốn kéo dài đời mình trong sự khổ não, cũng chẳng ai rút ngắn cuộc đời trong giàu sang. Nhưng, ví như tôi muốn tiêu hủy sự sống thông qua chu trình tận hưởng và gọi đó là Thiên Đường, thì tạm hiểu mình đã chết lâu lắm rồi. Tôi cũng từng sống trong cảnh địa ngục do chính mình dựng lên không hay biết. Địa ngục hiển nhiên tồn tại trên trái đất này, thiên đường cũng vậy. Thiên đường của người trần tục là một cuộc sống tràn đầy hoa thơm cỏ lạ, mỗi bước chân đều có bàn tay nâng đỡ, là cuộc phiêu du trên cánh đồng dục vọng vô biên, là niềm khát khao những nấc thang danh vọng tưởng sẽ thấu trời nếu tuổi thọ nối thêm vài kiếp. Đó là một thiên đường ảo tích trữ nghiệp khổng lồ vô hình tướng song đau khổsự thật. Với người tu thiên đường vụt hiện khi đài nước tự tâm phun trào trong thời nhập định. Thiên đường bung nở trong mỗi hình hài bất động với khuôn mặt thuần khiết. Thiên đường theo bước chân hành thiền và lúc người tu cúi xuống hòa vào bể khổ. Xưa kia xứ Ấn có một hoàng tử đã che mắt không nhìn ngai vàng chói lóa, lần theo đường đạo rồi chứng Vô thượng Bồ đề. Ở Việt Nam hơn ngàn năm sau cũng có vị vua nhường lại cuộc sống không thiếu thứ gì, lên núi nương mình dưới ánh hào quang Đức Phật. Hiếm ai từng bước qua hai thiên đường như vậy và nhận ra thiên đường nào thật thiên đường nào là ảo.

Mỗi thời mỗi khác, nhân loại đang biến chuyển theo hướng li viễn với chân lý của vũ trụ. Cục vàng nằm ở đâu cũng bị moi móc, đôi khi người ta còn xới tung mồ mả tìm cho ra; Phật pháptrước mắtchâu ngọc lại không nhiều người để mắt. Thấy pháp là người có duyên, tại những kiếp trước từng huân tu. Tu là một khái niệm chung cho tất cả người muốn trở lại nơi tự mình lưu đày rồi lạc lối. Ngay những người tu, ai bảo không lẫn lộn lối về? Nếu năm mươi người cùng hướng về cõi Tịnh thì con đường đó vẫn là sự độc hành của một trăm dấu chân không trùng khớp. Và nếu ai đó vén được bức màn vô minh, cũng xem như đã nhìn thấy Miền Cực Lạc dẫu còn xa vời giữa mây khói mong manh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2020(Xem: 6119)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.