Sách mới: Kinh Nhập Lăng-già Phạn bản Tân dịch

11/06/20193:54 CH(Xem: 6404)
Sách mới: Kinh Nhập Lăng-già Phạn bản Tân dịch
GIỚI THIỆU
THÁNH PHÁP NHẬP LĂNG GIÀ KINH

PHẠN BẢN TÂN DỊCH – BỘ 2 TẬP
Phước Nguyên

“Thánh pháp Nhập Lăng-già” – Phạn bản tân dịch, là bản kinh trọng yếu của Phật giáo Bắc truyền, nguyên bản Sanskrit lưu hành hiện có mười chương, thông qua mỗi chương là những đề tài giáo nghĩa “nan tư nghị” được đức Thích Tôn thuyết giảng chi tiết cho pháp hội Lăng-già. Việt dịch từ Phạn bản, thực hiện bởi Thích Phước Nguyên, sách gồm 2 tập: Chánh văn và Tổng mục lục, ấn bản bìa cứng dày trên 800 trang, phần phụ lục được soạn tập riêng bổ sung cho tác phẩm.

Bản dịch Việt, Thánh pháp Nhập Lăng-già kinh, về cơ bản, được thực hiện theo nguyên bản Sanskrit Devanagari: Laṅkāvatāra-sūtra, 376 trang, 10 chương, do học giả Nhật Bổn Bunyiu Nanjio hiệu đính, xuất bản năm 1923. Về đại thể, ý nghĩa y theo bản Sanskrit, cú pháp phần lớn theo chuẩn bản Bunyiu Nanjio. Về xử lý văn bản trong khi phiên dịch, phần lớn căn cứ công trình hiệu đínhđối chiếu của học giả Daisetz Teitaro Suzuki: Laṅkāvatāra-sūtra, index, 1934; khi cần thiết tham khảo thêm Laṅkāvatāra-sūtra, corrections, hiệu đính bởi Kōsai Yasui, 1976.

PHÁT HÀNH NGÀY 11/6/2019 
TẠI NHÀ SÁCH HÀ NỘI
ĐỊA CHỈ: 958/13 Lạc Long Quân, P8, Tân Bình, Saigon, Vietnam
Facebook: A-tì-đạt-ma Bắc Truyền
Email: Tangkinhcacthienthe@gmail.com

_____________________________
DẪN NHẬP
I/ NIÊN ĐẠI THÀNH LẬP

Bản Hán dịch sớm nhất của kinh Lăng-già được Đàm-vô-sấm (Dharma-rakṣa) thực hiện hoàn tất tại Cô-tang, mà niên đại được học giả Nhật Bản D.T. Suzuki phỏng định vào khoảng năm 412 ~ 433 Tây lịch[1], tức sau khi dịch kinh Đại Bát Niết-bàn[2]. Theo ghi nhận trong Khai nguyên thích giáo lục, bản dịch này đồng một nguyên bản với ba bản Hán dịch khác[3], nhưng điều này đã bị D.T. Suzuki phủ định, cho là không chính xác[4].

Như vậy, điều có thể khẳng định là nguyên bản của kinh Lăng-già được tập thành và xuất hiện trước năm 443, tức là trước khi Đàm-vô-sấm bị ám sát. Với tình hình tư liệu và hiểu biết hiện nay của chúng ta về lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ, rất khó có thể xác định niên đại thành lập chính xác của kinh Lăng-già, chúng ta không biết rõ Phạn bản phát triển như thế nào, nhưng điều có thể suy đoán là nó không xuất hiện như một văn bản hoàn chỉnh ngay từ ban đầu, vì nhiều tiết mục của Lăng-già nhất định phải được biên tập trước các phần khác, vì khi thực hiện khảo sát các truyền bản Phạn – Hán, rõ ràng có nhiều hạng mục được thêm vào sau, điển hình là sự vắng mặt của các chương Thuyết minh về sự ăn thịt (Māṃsabhakṣaṇa), chương Thuyết minh đà-la-ni (Dhāraṇī) và chương Tổng kệ (Sagāthakam) trong bản Tống (năm 443), nhưng lại xuất hiện trong thủ bản Sanskrit, bản Tây Tạng, bản Ngụy (năm 513) và bản Đường (700-704). Sự kiện vắng mặt các phẩm này trong bản Tống, tức bản Hán dịch sớm nhất còn đọc được, chứng tỏ ít nhất từ đó trở về sau việc liên kết các vấn đề giáo nghĩa được thuyết minh trong các phẩm ấy với kinh Lăng-già trở thành một yêu cầu trong truyền thống Phật giáo của một số bộ phận Phật tử nhất định.

Từ những cơ sở này, trong phần Dẫn nhập bản dịch Anh ngữ của mình, học giả D.T.Suzuki suy đoán Lăng-già được kết tập và phát triển khi các tư tưởg Đại thừa bắt đầu kết tinh ở Bắc phương cũng như Nam phương Ấn Độ vào khoảng kỷ nguyên Tây lịch hay sớm hơn nữa, người biên tập Lăng-già đã thâu thập và sắp xếp các đoạn kinh rời rạc thành một bản kinh hoàn bị với nhan đề thường gọi là Lăng-già[1].

Tất nhiên, không thể hoàn toàn căn cứ vào sự vắng mặt của các phẩm ấy trong bản Tống, mà khẳng quyết các phẩm ấy ra đời sau bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la, bởi vì, có thể các bản Hán dịch Lăng-già đã y cứ vào các truyền bản khác với truyền bản Sanskrit của kinh Lăng-già hiện tìm được.

Hơn nữa, theo ghi nhận của Đại sư Pháp Tạng trong Nhập Lăng-già tâm huyền nghĩa, khi Thật-xoa-nan-đà phiên dịch Nhập Lăng-già vào đời Đường, để bản văn được chuẩn mực, Ngài đã thực hiện công tác đối chiếu năm thủ bản Phạn ngữ khác nhau của kinh Lăng-già[2]. Nếu đúng như vậy, thì rõ ràng kinh Lăng-già Phạn văn ngay từ ban đầu trong quá trình truyền thừa đã có khá nhiều dị bản.

Cho nên, sự kết liên các phẩm này với các truyền bản kinh Lăng-già chỉ là một sự tiếp thu, nếu quả thật có sự tiếp thu, thì đó chỉ là sự nối tiếp một truyền thống giáo nghĩa đã xuất hiện từ trước rồi. Như vậy sự hình thành Phạn bản kinh Lăng-già được diễn ra trong một thời gian lâu dài, ít nhất là hơn 700 năm từ những năm đầu kỷ nguyên Tây lịch cho đến khi bản dịch đời Đường được hoàn tất vào năm 700-704. Điều này có thể chứng minh khi so sánh các tiết mục nội dung và số lượng kệ tụng của bản Đường với hai thủ bản Sanskrit của Nanjio và Vaidya.



[1] Nghiên cứu, tr. 4: “it is likely that the work was taken up after the parinirvāṇa-sūtra, that is, between 412-433”.

[2] 大般涅槃經, T12, no. 374, p. 365a2.

[3] Khai nguyên 4, T55, no. 2154, p. 520a12:「楞伽經四卷(初出與宋功德賢元魏菩提留支唐實叉難陀等所出同本見長房錄)」.

[4] Nghiên cứu, ibid., tr. 4: But this statement is not quite exact.

[5] Cf. Dẫn nhập (introduction), bản dịch Anh ngữ của D.T. Suzuki, The Lankavatara-sutra, 1932, tr. xlii – xliii.

[6] Xem phần phụ lục, bản dịch Việt.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2020(Xem: 6124)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.