Phẩm 3 Ái Dục

23/07/20193:14 CH(Xem: 3978)
Phẩm 3 Ái Dục

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Phẩm 3
ÁI DỤC

 ______________________________________

Ghi nhận: Phẩm này nói rằng phải xa lìa các loại ưa thích say đắm nơi mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân chạm xúc, tài sản, sắc dục, tên tuổi quyền thế, ăn ngon, ngủ nhiều (tức là, các ưa thích nơi: sắc, thanh, hương, vị, xúc, tài, sắc, danh, thực, thùy). Đặc biệt là cũng phải xa lìa kiến dục, các lập trường quan kiến (có/không; hữu/vô).

 

 

Phẩm Ái Dục như sau.

 

1. Chúng sinh bị vọng tưởng kéo trôi; người nào cho rằng say đắm bất thiện như là thanh tịnh sẽ chỉ làm tăng mạnh thêm  say đắm, thêm sức mạnh cho dây tự trói  buộc.

 

2. Người liên tục giữ tâm an tịnh, vắng bặt vọng tưởng, quán sát các pháp bất tịnh, sẽ tự xả ly ái dục, gỡ được dây trói buộc.

 

3 Chúng sinh bị lưới tham vây phủ như người đi trong bóng tối, bị say đắm ái dục xé tan nát; phàm phu bị trói buộc mãi, hệt như cá trong ao nước sôi.

 

4 (284) Ái dục mọc nhanh như dây leo, trói buộc những người buông lung; chúng sinh cứ chạy mãi theo tuổi già và chết, hệt như bê chạy theo bò mẹ tìm sữa bú.

 

5. (334) Người có tâm bất tịnh, và người có tâm say đắm, và người chạy theo dục lạc, cứ mãi sinh tử luân hồi, hệt như khỉ trong rừng tìm hái trái cây.

 

6. (342) Cứ mãi tìm dục lạc, và cứ mãi đi đường sinh tử, chúng sinh bị ái dục lôi kéo, và chạy mãi y hệt nai trong lưới.

 

7. Những người bị ái dục trói buộc, và những người cứ lý luận quan kiến (về có/không, về hữu/vô) sẽ cứ mãi tìm vui dính mắc, sẽ thọ khổ hoài thôi.

 

8. Người thiếu chính kiến, người thiếu an tịnh, và người dính mắc ái dục sẽ chạy theo già chết như bê theo mẹ tìm sữa.

 

9 Khi xả ly tham ái, xả ly cả ưa thích [quan kiến] có với không (lìa cả hữu/vô), bậc tỳ khưu vượt thắng tất cả sinh hữu, và sẽ thành tựu niết bàn tối thượng.

 

10 (335) Muốn giải thoát phải làm điều rất khó, là xả ly ái dục nam nữ, vì nó chỉ tăng sầu khổ, như cỏ mọc sau mưa.

 

11 (336) Ai đã làm điều rất khó, là xả ly ái dục nam nữ, sầu khổ sẽ tự lìa xa, hệt như giọt sương rơi khỏi lá sen.

 

 12 (337 Pali, phần đầu). Do vậy, với pháp hội nơi đây, hãy nghe lời ta dạy: phải nhổ gốc cỏ ái dục, cây mới lớn được.

 

13 (337 Pali, phần sau). Làm bạn với ái dục sẽ trôi lăn vô lượng kiếp; nhổ xong gốc ái dục, sầu khổsợ hãi sẽ biến mất.

 

14 (341) Chúng sinh cứ mãi sinh ra, cứ mãi vào bụng mẹ, cứ mãi tới và đi, cảnh giới này rồi cảnh giới kia.

 

15 Rất khó thoát khỏi ba cõi; người xả ly tham ái mới nhổ được hạt giống sinh hữu (seed of existence), sẽ rời vòng sinh tử.

 

16 Tuy còn tham dục trói buộc khi sinh vào cõi người hay cõi trời, hãy tận lực vượt qua tham dục. Vì kẻ rơi vào cõi địa ngục, sẽ hối tiếc cơ hội đã mất này.  

 

17 (340) Tham dục là cội nguồn luân hồi. Tham dục là rễ dây leo, mọc lên buộc người vào lưới. Nếu không phá hủy tham dục, sẽ sầu khổ hoài, và sẽ mất cơ hội giải thoát hoàn toàn.

 

18 (338) Cây bị cắt, hễ còn gốc rễ, rồi sẽ mọc lại; do vậy, hễ còn mảy may vi trần tham dục, là sẽ khổ luân hồi mãi.

 

19 Vũ khí mình làm, sẽ giết chính mình, khi vũ khí vào tay kẻ cướp; do vậy, tham dục khởi từ tâm mình, sẽ giết chính mình.

 

20 Biết tham dục dẫn tới khổ, khi rời tham dục xong, không nắm giữ dính mắc gì, vị tỳ khưu tỉnh thức xa lìa thế giới này.

 

Hết Phẩm 3, về Ái Dục

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/09/2018(Xem: 11336)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.