Đọc sách thầy Phước An "HIU HẮT QUÊ HƯƠNG BẾN CỎ HỒNG"

27/01/20201:00 SA(Xem: 7223)
Đọc sách thầy Phước An "HIU HẮT QUÊ HƯƠNG BẾN CỎ HỒNG"
Đọc sách Thầy Phước An, xin ghi lại vài ý thơ 
Nguyên Giác
   
bia sach Hiu Hat Que Huong Ben Co Bong(Xin ghi vài ý thơ, sau khi đọc Tuyển tập “Hiu Hắt Quê Hương Bến Cỏ Hồng” của HT Thích Phước An gồm các bài tùy bút viết về các nhà thơ Huyền Không (HT Mãn Giác), Quách Tấn, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Hoài Khanh, Nguyễn Đức Sơn và nhà văn Võ Hồng.)
          
THẦY PHƯỚC AN
Theo mẹ một thời chạy loạn
bốn ơn nghe nặng hai vai
tuổi thơ vào chùa học đạo
thức nghe sanh tử đêm dài.
          
Thơ đọc chen vào kinh tụng
thấy đời như có như không
nước mắt ngập tràn ba cõi
đêm dài kể chuyện quê hương.
         
THẦY HUYỀN KHÔNG
Hiện thân làm con suối nhỏ
vượt núi thác ghềnh vào sông
bình bát cơm đời muôn dặm
một hôm xa mấy đại dương.
         
Gửi thơ theo lời chim hót
chân trời vọng nhớ trường xưa
thỉnh chuông thức hồn dân tộc
về nghe pháp dưới mái chùa.
         
QUÁCH TẤN
Lời thơ ướp hương cổ sử
ủ thơm gió núi rừng cây
ngợi ca trùng trùng sông núi
biển giăng chùa ẩn trong mây.
          
Cọp nằm nghe sư kinh tụng
đưa người tới cõi bình an
chép thơ gởi vào thiên cổ
trầm hương một cõi mây ngàn.
        
BÙI GIÁNG
Rừng sim tím, em mọi nhỏ
anh bụi đời, thơ hắt hiu
một đời lạc vào phố thị
phụng hiến nắng sớm mưa chiều.
       
Thơ anh mù sương cố quận
múa may rực nắng chiêm bao
nói cười ẩn tàng Kinh Phật
cầm hoa lên hỏi trăng sao.
             
VÕ HỒNG
Bỏ quê tịch mịch ra phố
nhớ bờ cỏ ướt sương đêm
nhớ nắng trên đồng lúa chín
nhớ chùa kinh tụng êm đềm.
           
Chép vào giấy hồn tháp cổ
nâng bút, dòng mực rất buồn
nỗi cô quạnh như đọng lại
hỏi nơi đâu là suối nguồn.
             
PHẠM CÔNG THIỆN
Có ai nghe trên phố lạ
nắng rơi rạn vỡ đìu hiu
anh lên đồi xem cây khế
trổ bông và khóc trong chiều.
  
Ngựa hú hai ngàn năm trước
phả hồn thơ khói vô thường
anh lôi Bồ Đề Tâm dậy
hoa quỳnh chợt nở mười phương.
  
TUỆ SỸ
Đưa sư về thôn Vạn Giã
thác ghềnh lạnh buốt dòng thơ
mở mắt nhìn xuyên cõi tử
rừng khuya u uẩn trăng mờ.
  
Sư đợi gì mà tóc trắng
tàn canh khắp cõi mù khơi
Sư dịch ba ngàn kinh luận
ngẩng đầu thương nước, lệ rơi.
  
HOÀI KHANH
Anh tìm gì trong lục bát
khi trời dậy khắp phong ba
dòng thơ bên dòng nước mắt
thế gian không thấy đâu nhà.
  
Tìm em giữa miền cát bỏng
lạc đà anh cỡi về Phi
phải em có mùi cây lá
để anh thức mãi xuân thì.
  
NGUYỄN ĐỨC SƠN
Một thời nghe lời ẩn mật
trốn học ra ngồi đảo xa
anh thấy mây rừng cô tịch
một ngàn năm em đi qua.
  
Theo nắng rừng thông chỉ lối
đưa em vào núi sương mù
hú thơ vào mưa, vào gió
gửi về ngàn sau hoang vu.
  
GHI CHÚ:
Các bài thơ trên là Lời Bạt của sách: 
HIU HẮT QUÊ HƯƠNG BẾN CỎ HỒNG
Tác giả: Thích Phước An
Lời giới thiệu: Nguyên Không Nguyễn Tuấn Khanh
Lời bạt: Nguyên Giác Phan Tấn Hải
Bìa và trình bày: Uyên Nguyên
Lotus Media và Bodhi Media
xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2020
Có thể mua ở LULU
 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2020(Xem: 6699)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :