Dưới mái chùa artbook – đời sống tu sĩ qua những góc ảnh

03/03/20202:00 CH(Xem: 7391)
Dưới mái chùa artbook – đời sống tu sĩ qua những góc ảnh

DƯỚI MÁI CHÙA ARTBOOK –
ĐỜI SỐNG TU SĨ QUA NHỮNG GÓC ẢNH
Thiện Ngộ

 

duoi mai chua art bookTrong những tác phẩm viết về Phật giáo, hầu hết đều đi sâu về mảng nghiên cứu, hiếm có những tác phẩm nào lột tả, sâu sát những góc cạnh, những sinh hoạt thường nhật của đời sống tu sĩ. Đó là ngồi thiền khuya, tụng kinh Lăng Nghiêm, chấp tác, hô chuông chiều… Cuốn sách Dưới Mái Chùa của tác giả Trần Công Đức là một trong những tác phẩm làm được điều đó. Ở đó, độc giả có thể ngắm nhìn những khoảnh khắc sinh hoạt thường nhật của đời sống trong tự viện.

 

Trần Công Đức là thế danh của đại đức Thích Chúc Hạnh – một người bạn từ thời cấp hai của người viết. Thuở chúng tôi còn học chung ở thị xã Tuy Hoà thì thầy chỉ mới là một chú điệu. Mãi đến tận sau này khi thầy được bổ nhiệm làm trụ trì chùa Thiên Quang (TP. Tuy Hoà) thì chúng tôi mới có dịp gặp lại. Từ đó, chúng tôi vẫn thường dành thời gian cho nhau, ôn lại những kỷ niệm thuở thiếu thời. Có lẽ những ấn tượng sâu sắc từ thời còn hành điệu đã khiến thầy ấp ủ một tác phẩm nghệ thuật Phật giáo. Và mãi cho đến cuối năm 2019 sau khi thầy đã tốt nghiệp xong thạc sỹ mỹ thuật, sau khi thời gian cho phép, cũng như hội tụ đủ nhân duyên, công trình tốt nghiệp đại học năm nào của thầy đã tái sinh dưới một hình hài khác – một cuốn sách ảnh về đời sống tu sĩ Phật giáo - một thứ khác lạ giữa một rừng tác phẩm về Phật giáo.  

 

Do NXB Văn Học cấp phép cuối năm 2019, Dưới Mái Chùa hiện lên một cách không quá cầu kỳ, lộng lẫy. Tác giả không dùng nhiều lời nhưng qua những bức ảnh được trình bày khéo léo, theo trình tự thời gian sinh hoạt trong chốn thiền môn, đời sống tăng sĩ hiện ra rất đời thường nhưng cũng không kém phần thi vị – thứ mà có lẽ rất nhiều người quan tâm. Thông qua những hình ảnh trắng đen được chụp từ những góc ảnh khác nhau, độc giả sẽ phần nào hiểu hơn về đời sống thường nhật chốn thiền môn – điều mà những tác phẩm chỉ dùng chữ không thể nào diễn đạt hết được.

 

Artbook Dưới Mái Chùa là một tác phẩm Phật giáo đáng đọc. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị độc giả!

Tacgiatangsach
Thầy Thích Thiện Ngộ (bên trái) và thầy Thích Chúc Hạnh (tác giả)
Tacgia
Tác giả ký tặng sách






                                                                                                                         





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2020(Xem: 6726)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.