Phần 8.

28/05/20202:43 CH(Xem: 2639)
Phần 8.

THE WAY OF ZEN IN VIETNAM
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
NGUYÊN GIÁC
Published by
Ananda Viet Foundation – 2020


PHẦN 8 | PART 8

Phần 8. (từ trang 169 đến  trang 201)

71. Foolish Si | Độn
72.
Message | Lời Nhắn
73.
Dharma Heir | Người Nối Dòng Pháp
74. Seeking The Mind | Tìm Tâm
75. Not A Word | Không Một Lời
76.
The Three Studies | Giới Định Tuệ
77.
Originally Emptiness | Vốn Là Không
78.
The Iron Girl | Cô Gái Sắt
79. Seeing The Buddha | Thấy Phật
80.
Always There | Thường Trụ


71

FOOLISH

Autumn comes with cool air and pleases people.
The talented men look at the moon and make poems.
I am a Zen monk, feel ashamed for being foolish, 
and have no words for the mind transmission.

TỊNH GIỚI (? - 1207)

NOTE: Look at the moon, and write no poems. Gently breathe in and out, gently look at the moon, and gently see the moon with your whole body. The moon is also a symbol of the mind. Gently feel the whole life around and inside you as the world is reflected in your mind. See it, hear it, smell it, touch it, taste it, know it. You will tremble blissfully when you see that the rain falling on you is actually your mind showering on you. How can you look at the moon and make poems?

We were born and we will die. We were born some decades ago and will die in a certain future. How could the Zen masters say that all things are unborn and undying? We all live in this world, weep the tears of sorrow sometimes, have the laughter of joy other times, feel the breaths coming and going endlessly, see babies being born and old people dying. How can we say all things are unborn and undying?

That is Nirvana, a state that Buddha referred to as unborn, unageing, unmade, and undying. Buddha once compared the impermanence of life to a flickering lamp and said that to live a single day realizing the deathless state was better than to live a hundred years in ignorance.

Watch your mind, and observe the state of unborn emptiness. Watch the thoughts coming and going, and observe the unmoving mind. Keep observing.

A Zen master in ancient China once blew out a candle, and his student became suddenly enlightened. What happened there? Let’s see the story. Two monks had a dharma conversation. The student asked a lot of questions, heard some answers, then left when it was dark outside. The master offered a lighted candle. When the student took the candle, the master blew it out. The student became suddenly enlightened.

What did they talk about during the dharma conversation? About the unborn mind? About the unmoving mind? The day was gone, and the night was coming; what was not gone, and what was not coming? Now, look at the candle. The light was lit, and then was extinguished; what was not lit, and what was not extinguished there? Ask the ancient monks. The seeing is non-self, isn't it? Or when the student saw the light and then saw the dark, he realized that in the deathless seeing there was just the seen?

What is there to say when you look at the moon and suddenly realize your mind is not greed, hatred, and delusion? If you open your mouth, everything changes instantly and the moon gets lost in a cloud of thoughts. If you say any word at that moment, Zen masters will use their hands to cover your mouth. Thus, just be mindful constantly and live as a foolish person who has no words to speak or sing.

---  ---

SI ĐỘN

Thu về mát mẻ thích trong lòng, 
Tám đấu tài cao hát thong dong
Cửa thiền những thẹn người si độn
Biết lấy câu gì để truyền tâm.  

TỊNH GIỚI (? - 1207) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hãy nhìn vào mặt trăng, và đừng làm bài thơ nào. Hãy dịu dàng thở vào và ra, hãy dịu dàng nhìn mặt trăng, hãy dịu dàng nhìn trăng với toàn thân của bạn. Mặt trăng cũng là biểu tượng của tâm. Hãy dịu dàng cảm nhận cuộc đời bao quanh và bên trong bạn như là tâm bạn đang hiển lộng. Hãy nhìn nó, nghe nó, ngửi nó, sờ nó, biết nó. Bạn sẽ run rẩy hạnh phúc khi bạn nhìn thấy rằng trận mưa đang rơi trên người bạn thực sự là tâm bạn đang mưa rào trên bạn. Làm sao bạn có thể nhìn vào trăng và làm thơ được?

Chúng ta đã sanh ra và sẽ chết đi. Chúng ta đã sanh vài thập niên trước, và sẽ chết trong một tương lai nào đó. Vì sao các thiền sư nói vạn pháp bất sanh, bất diệt? Chúng ta đều sống trong thế giới này, có những lúc khóc buồn, có những lúc cười vui, cảm nhận hơi thở vào và ra vô tận, và thấy trẻ em sinh ra đời và người già chết đi. Làm sao chúng ta có thể nói tất cả các pháp không sanh và không diệt?

Đó là Niết Bàn, một trạng thái Đức Phật mô tảbất sinh, bất lão, vô tácbất tử. Đức Phật từng so sánh tánh vô thường của cuộc đời như ngọn đèn lập lòe, và nói rằng sống một ngày mà chứng ngộ cảnh giới bất tử thì tốt hơn là sống một trăm năm vô minh. Hãy nhìn vào tâm bạn, và hãy thấy trạng thái của Tánh Không bất sinh. Hãy nhìn các niệm đến và đi, và hãy thấy tâm bất động. Hãy cứ nhìn hoài như thế.

Một Thiền SưTrung Quốc thời xưa từng thổi tắt một cây đèn cầy, và vị môn đệ của ngài hốt nhiên giác ngộ. Chuyện gì xảy ra nơi đây? Hãy nhìn vào chuyện này. Hai vị sư vừa pháp đàm xong. Vị sư học trò đã đưa ra nhiều câu hỏi, nghe một số câu trả lời, rồi lui về khi trời đã tối. Vị thầy đưa cho ngọn đèn cầy đã thắp sáng. Khi vị môn đệ cầm cây nến, vị thầy thổi phụt tắt. Vị học trò hốt nhiên đốn ngộ.

Họ đã nói gì trong cuộc pháp đàm trứơc đó? Có phải về tâm bất sinh? Có phải về tâm bất động? Bây giờ, hãy nhìn vào cây đèn cầy. Ngọn lửa được thắp lên, và rồi bị thổi tắt; cái gì không được thắp lên, và cái gì không bị phụt tắt nơi đó? Hãy hỏi các vị sư thời xưa đó. Có phải đó là cái thấy, mà cái thấy này thì vô ngã? Hay là, khi học trò thấy sáng và rồi thấy tối, vị học trò chứng ngộ rằng trong cái thấy bất tử thì chỉ có cái được thấy thôi?

Bao nhiêu chữ bạn có thể nói khi bạn nhìn mặt trăng và thấy rằng ngay khoảnh khắc đó tâm bạn không còn tham sân si? Khi bạn mở miệng, mọi thứ biến đổi tức khắc và mặt trăng trôi lạc vào vầng mây của các niệm tư lường. Nếu bạn nói bất kỳ lời nào khoảnh khắc đó, các Thiền sư sẽ lấy tay bịt miệng của bạn. Do vậy, hãy tỉnh thức liên tục và sống như kẻ ngu khờ, không có lời nào để nói hay ca hát.

---  ---

72

MESSAGE

The ten thousand attachments are already cut; this one body is at ease.
Living for over forty years, I see life is just a long dream.
My message to all is, don’t ask anymore.
The other side is the infinite – with moon and winds.

PHÁP LOA (1284 - 1330)

NOTE: Is this life a long dream? Even after we wake up? What is the difference between the dreams you had last night and the years in your childhood? Do you feel that you are reincarnating every morning after sleep? Do you feel that you are reincarnated after each breath? Then, observe who is truly the person that you are among millions of the persons that you’ve been. There is no real you -- just like there is no real bubble among millions of bubbles forming and popping in the ocean. Is there something called the infinity? Is there something called the infinity threading all millions of persons you’ve been? You know you are changing endlessly. And you know you are the moving group of "form, feeling, perception, fabrications, and consciousness" each of which is influenced by the constantly changing causal conditions. Let’s breathe in and out gently, and observe the working of the mind. If there is the infinity, it must be there, neither coming nor going. Don’t give it a name.

Is there an instant way to enlightenment? Yes, there is. You may see all the Four Noble Truths right at the moment you see one of those four. The Four Noble Truths are suffering, the origin of suffering, the cessation of suffering, and the path that leads to the cessation of suffering. The SN 56.30 Sutta says that one who sees one of the Four Noble Truths also sees all the four.

How could a practitioner see all the Four Noble Truths in an instant? Zen masters say that you can suddenly attain enlightenment if you practice watching your mind to see the origin of suffering, i.e., the second noble truth. You know that suffering arises from craving; thus, you watch your mind to see the origin of craving. Zen says that you will attain enlightenment right at the moment you kill your parents (from which the father is ignorance and the mother is craving). Some Zen masters raise this question:  “What is your face before your parents were born?” Actually, you don't need to practice koan; you can burn all the books about koans. You just need to watch your mind day and night to see the process of thinking and watch the space before a thought arises. In case a thought arises, it will instantly disappear when you see it. You will see that the existence (of thought or anything else) and the non-existence (of thought or anything else) are both encompassed in the emptiness nature of the mind; just neither cling to existence nor non-existence. In other words, it is just like peeling an onion or taking off the sheaths of a banana tree until nothing remains in your mind.

Someday, you will directly realize the emptiness of self and of phenomena, inwardly and outwardly. Is the mountain in front of your house or the birdsong outside real or unreal? Zen practitioners don't worry about this question; they only regard that mountain as what they see, and regard the birdsong as what they hear. The emptiness that encompasses all things is also called as "the true person of no rank."

---  ---

LỜI NHẮN

Muôn duyên cắt đứt, một thân nhàn 
Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng 
Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi 
Bên kia trăng gió rộng thênh thang

PHÁP LOA (1284 - 1330) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Cuộc đời là một giấc mơ dài? Ngay cả sau khi chúng ta thức dậy? Những gì khác nhau giữa các giấc mơ bạn có đêm qua và những năm thơ ấu của bạn? Bạn có cảm thấy rằng bạn đang tái sinh mỗi buổi sáng sau giấc ngủ? Bạn có cảm thấy rằng bạn đang tái sinh trong từng khoảnh khắc sau hơi thở? Rồi thì, hãy quan sát xem bạn thực sự là ai trong số hàng triệu nhân vật mà bạn là trong đời. Không có một cái bạn thực nào – y hệt như, không có một bọt nước thực nào giữa hàng triệu bọt nước thành hình và vỡ ra trên mặt biển. Có cái gì gọi là vô tận không? Có cái gì gọi là cái vô tận xuyên suốt hàng triệu nhân vật mà bạn đã từng là hay không? Bạn biết, bạn đang biến đổi vô tận. Và bạn biết bạn là một tổ hợp đang di động của "sắc, thọ, tưởng, hành và thức" mà từng thành phần trong nhóm lại bị tác động của các điều kiện duyên khởi biến đổi liên tục. Hãy thở vàothở ra dịu dàng, và quan sát vận hành của tâm. Nếu có cái vô tận, nó phải ở đó, không đến không đi. Đừng đặt tên cho nó.

Có một pháp nào để tức khắc giác ngộ? Vâng, có. Bạn có thể thấy toàn bộ Tứ Thánh Đế ngay ở khoảnh khắc bạn thấy một trong tứ đế đó. Tứ Thánh Đế là khổ, nguồn cội khổ, tịch diệt khổ, con đường (Bát Chánh Đạo) diệt khổ. Kinh SN 56.30 viết rằng ai nhìn thấy một trong Tứ Thánh Đế cũng thấy toàn bộ cả bốn.

Làm sao một người tu có thể thấy Tứ Thánh Đế trong một khoảnh khắc? Các Thiền sư nói rằng bạn có thể hốt nhiên giác ngộ nếu bạn quán sát tâm bạn để xem cội nguồn của khổ, tức là, thánh đế thứ nhì. Bạn biết rằng khổi tập khởi từ tham dục; do vậy, bạn nhìn tâm để xem cội nguồn tham dục. Thiền nói rằng bạn sẽ giác ngộ ngay khi bạn giết ba mẹ (trong đó, ba là vô minh, mẹ là tham ái). Một vài Thiền sư nêu câu hỏi: "Hãy cho xem khuôn mặt của bạn trước khi ba mẹ bạn sinh ra?" Thực sự, bạn không cần tập công án; bạn có thể đốt tất cả sách về công án. Bạn chỉ cần nhìn vào tâm bạn ngày đêm để quan sát tiến trình niệm và nhìn xem nơi trước khi một niệm khởi. Khi một niệm khởi, nó sẽ tức khắc biến mất khi bạn nhận ra nó. Bạn sẽ thấy rằng Hữu (hiện hữu của niệm hay bất cứ gì) và Vô (không có niệm hay bất cứ gì) đều được bao trùm trong không tánh của tâm; hãy nhớ đừng chấp vào Hữu hay Vô. Nói cách khác, nó y hệt như bóc vỏ hành hay lột các lớp vỏ cây chuối cho tới khi không còn gì bám trong tâm.

Rồi một ngày, bạn sẽ trực tiếp chứng ngộ không tánh của tâm và vạn pháp, nội xứ và ngoại xứ. Ngọn núi trước nhà bạn hay tiếng chim hót ngoài nhà có thực hay huyễn? Người tu Thiền không bận tâm về câu hỏi đó; họ chỉ xem núi kia như cái họ thấy, và xem tiếng chim hót như cái họ nghe. Cái không tánh bao trùm tất cả cũng được gọi là "Vô vị chân nhân."

---  ---

73

DHARMA HEIR

One who understands that the Great Way has no words,
will enter the gate of non-duality, 
and complete the countless teachings.
Who will be that future dharma heir?

TINH TUYEN (1674 – 1744)

NOTE: Non-duality means the middle path. The unwise have the wrong views that the world is either existence or non-existence, both of which are extreme views that make them either cling to the world or reject the world. The right view is the middle path. When you see things arise, you know there is no non-existence in the world; and when you see things vanish, you know there is no existence in the world. It's just like a cloud in the sky. When a cloud forms in the sky, you know there is no non-existence of any cloud in the sky; and when a cloud vanishes, you know there is no existence of any cloud in the sky. You know the vast sky encompasses both those states of existence and non-existence. And you know the sky which is the vast emptiness does not move despite all the clouds appearing and disappearing. The sky is always in the state of non-duality. The sky symbolizes your mind, and the clouds symbolize the states of consciousness.

Thus, watching a cloud form and dissipate gives you a lesson of impermanence, one of the dharma seals; hearing a soundscape of birdsong arise and vanish gives you a lesson of impermanence, one of the dharma seals. All are encompassed in the silent vast emptiness of the sky. Now it's time for you to watch your mind.

The SN 35.92 Sutta explains the duality: It is the eye and what you see, the ear and what you hear, the nose and what you smell, the tongue and what you taste, the body and what you feel from touches, the mind and what you think. You are tied to this world of duality, which you are attracted to its pleasing sensation and are repelled from its painful sensation. When you try your best to step out of that world of duality, and when your mind escapes from greed and hate, you will attain Nirvana.

A monk asked his Zen master: "What should I do to gain enlightenment?"
The master replied: "Nothing should be done."
How can we understand this answer? You should put the answer into the context of that world of duality. If you think you are doing something, you are sinking deeper into the world of duality. When you are doing nothing, that means you are walking, standing, sitting and lying down with a new world in which there is only the seen, the heard, etc. and there is no eye, no ear, etc.

---  ---

NGƯỜI NỐI DÒNG PHÁP

Đạo cả không lời 
Vào cửa chẳng hai 
Pháp môn vô lượng 
Ai là kẻ sau. 

TÍNH TUYỀN (1674 - 1744) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Bất nhị nghĩa là con đường trung đạo. Kẻ kém trí có tà kiến rằng thế giới hoặc là Hữu (Có) hoặc là Vô (Không), cả hai quan điểm này đều là cực đoan sẽ làm cho họ hoặc là dính mắc vào thế giới hoặc là xua đẩy ra. Chánh kiến là đường giữa. Khi bạn thấy các pháp tập khởi, bạn biết là không có Không trong thế giới, và khi bạn thấy các pháp biến mất, bạn biết không có Hữu trên thế giới. Y hệt như một đám mây trên bầu trời. Khi mây xuất hiện trên bầu trời, bạn biết không thể nói là không có mây; và khi mây tan, bạn biết không thể nói là có mây trên bầu trời. Bạn biết bầu trời mênh mông bao trùm cả hai trạng thái Có và Không Có. Và bạn biết bầu trời đó, vốn là cái Không mênh mông, vẫn bất động bất kể mây hiện và tan. Bầu trời luôn luôn ở trạng thái bất nhị. Bầu trời biểu tượng cho tâm bạn, và các đám mây biểu tượng các trạng thái ý thức.

Như thế, nhìn thấy mây hiện và tan sẽ cho bạn bài học về vô thường, một trong các pháp ấn; khi nghe tiếng chim hót trổi lên và tan biến sẽ cho bạn bài học về vô thường, một trong các pháp ấn. Tất cả được bao trùm trong cái tịch lặng, mênh mông Không Tánh của bầu trời. Bây giờ tới lúc bạn nhìn vào tâm vậy.

Kinh SN 35.92 Sutta giải thích về thế giới nhị nguyên: đó là mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và cái được ngửi, lưỡi và cái được nếm, thân và cái được chạm xúc, tâm và cái bạn suy nghĩ tư lường. Bạn bị buộc vào thế giới nhị nguyên này, bị lôi cuốncảm thọ vui sướng và chống kháng lại vì cảm thọ đau buồn. Sau khi bạn tận lực bước ra khỏi thế giới nhị nguyên này, và tâm bạn rời xa tham và sân, bạn sẽ thành tựu Niết Bàn.

Một nhà sư hỏi vị Thầy: "Con nên tu thế nào để giác ngộ?"
Thầy đáp: "Không có gì nên làm cả."
Chúng ta hiểu lời đáp đó thế nào? Bạn nên đặt câu trả lời này vào ngữ cảnh của thế giới nhị nguyên kia. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang làm cái gì đó, bạn đang lún sâu hơn vào thế giới nhị nguyên đó. Khi bạn không làm gì cả, nghĩa là bạn đang đi, đứng, ngồi và nằm với một thế giới mới trong đó chỉ có cái được thấy, cái được nghe, vân vân, và trong đó không có mắt, không có tai, vân vân.

74

SEEKING THE MIND

Holding a drum at the waist, facing skilled listeners, 
and relaxing both hands, I beat the drum of mind.
Tapping, tapping, seeking the mind, I see the mind is the tapping sound.
Seeking the mind, hearing the mind tapping, I tap to seek the mind.

Drumming sound composes rhymes, and the wind in cypress trees responds. 
Tapping the mind -- the way of the mind is to be serene and reflective.
Always liberally, the bright moon and the cool wind exist there. 
Now you know you can not find the mind; stop seeking the mind.

Stop, stop! Now you know the mind can not be found.
Even if you could find the mind, that is not the true mind.
Carrying a luminous lamp and asking for the fire, you turn things upside down.
You’d better stand in front of the window and sing a song.

THANH ĐÀM (~ 19th century)

NOTE: It is so much fun to enter the gateless gate. It is so much fun to enjoy the enlightenment. Get enlightenment first, then you will see that beating a drum, singing a song, or dancing crazily is not different from sitting still. Some people mistake Zen for some methods of relaxation meditation, and can not see the difference. Don’t make this mistake; however, you can bring a dragon-killing sword into a kitchen to chop vegetables.

Now we know that there is neither a self (or soul) in a human being nor any permanent essence in phenomena. Zen masters only mind about the way to recognize the emptiness nature of the mind and all things else. After a practitioner experiences a profound realization of the emptiness nature, this person will see the fading of the three poisons (greed, hatred, and delusion).

Zen masters put aside many useless questions. Actually, the Buddha put aside many questions that could not help his disciples to cross the ocean of suffering. The SN 44.10 Sutta says that the Buddha kept silent, did not reply to the wanderer Vacchagotta, who asked the Buddha two questions, "Is there a self?" and "Is there no self?"

The MN 63 Sutta also says that the Buddha kept silent on the fourteen questions, and said that he only helped to remove the poisoned arrows and cure the injured. Later, some Mahayana masters developed the doctrine of Tathagatagarbha, which says that the state of an eternal, imperishable Buddhahood should be called the True Self. This is a very different story.

The famous scholar Pei Xiu was a student of the Zen master Huang Po (?-850), an influential Chinese master of Zen during the Tang Dynasty.
One day Pei Xiu saw a drawing depicting a high respectable monk on a wall of the temple. Pei Xiu asked his master: "The drawing is here. Where is that high respectable monk now?"
Huang Po called Pei Xiu by name loudly: "Pei Xiu!"
Pei Xiu replied: "Yes."
Huang Po asked: "Where?"

That story showed that Pei Xiu raised a metaphysical question about a high respectable monk who had passed away. Pei Xiu expected an answer from his teacher about something mystical or religious. The Zen master Huang Po, however, pushed Pei Xiu back into the "here and now" with a loud voice, and pointed at the hearing. The lesson from Huang Po is that: just be mindful constantly, and pay attention to the present with your six senses and their objects.

---  ---

TÌM TÂM   

Ngang lưng đeo trống đối tri âm, 
Duỗi thẳng hai tay, đánh trống tâm. 
Tập tập tìm tâm, tâm tất tập, 
Tìm tâm, tâm tập, tập tìm tâm. 

Âm thanh hợp vận, âm trùng họa, 
Tịch chiếu tâm tông, tức tập tâm. 
Trăng sáng, gió thanh thường tự tại
Tìm tâm chẳng được, nghỉ tìm tâm. 

Thôi nhé, tâm ta chẳng thể tầm, 
Tìm tâm dẫu được, chẳng chân tâm
Mang đèn xin lửa thêm điên đảo
Thà đứng bên song hát khúc ngâm.

THANH ĐÀM (~ 19th century) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Sẽ rất vui khi bước vào cửa không cửa. Sẽ rất vui khi vui hưởng giác ngộ. Hãy giác ngộ trước, rồi bạn sẽ thấy rằng đánh trống, hát một ca khúc, hay nhảy múa tưng bừng thì không khác gì với ngồi lặng lẽ. Một số người nhầm lẫn Thiền với vài pháp định thư giãn, và không thể thấy dị biệt. Đừng nhầm như thế; tuy nhiên, bạn vẫn có thể mang thanh kiếm giết rồng vào nhà bếp để xắt rau vậy.

Bây giờ chúng ta biết rằng không hề có cái tự ngã (hay linh hồn) nào trong thân người, và cũng không có tự ngã bất biến nào trong các hiện tượng. Các Thiền sư chỉ bận tâm về cách nhận ra Không tánh trong tâm và vạn pháp. Sau khi một người đạt kinh nghiệm chứng ngộ thâm sâu cái Không tánh, vị này sẽ nhìn thấy nhạt dần đi tam độc (tham, sân, si).

Các Thiền sư gác qua một bên nhiều câu hỏi vô ích. Thực sự, Đức Phật đã gác qua một bên nhiều câu hỏi mà các câu này không giúp đệ tử của ngài vượt qua biển khổ. Kinh SN 44.10 Sutta ghi rằng Đức Phật im lặng, không trả lời du sĩ Vacchagotta, người hỏi Đức Phật hai câu hỏi, "Có một ngã nào chăng?" và "Không có ngã nào chăng?"

Kinh MN 63 Sutta cũng ghi rằng Đức Phật im lặng đối với 14 câu hỏi, và nói rằng Ngài chỉ giúp gỡ bỏ các mũi tên tẩm thuốc độc và để chữa người bị thương. Về sau, một số vị Thầy Đại Thừa khai triển lý thuyết Như Lai Tạng, trong đó nói rằng cảnh giới Phật bất hoạithường trụ nên gọi là Chân Ngã. Đây lại là câu chuyện khác.

Học giả nổi tiếng Bùi Hưu là học trò của Thiền sư Hoàng Bá (?-850), một vị thầy Trung Hoa của Thiền Tông thời nhà Đường.
Một hôm Bùi Hưu nhìn thấy một hình vẽ một vị cao tăng trên tường nhà chùa. Bùi Hưu hỏi thầy: "Hình ở đây. Còn cao tăng ở đâu bây giờ?"


Hoàng Bá gọi tên Bùi Hưu: "Bùi Hưu!"


Bùi Hưu đáp: "Dạ."


Hoàng Bá hỏi: "Ở đâu?

Câu chuyện cho thấy Bùi Hưu nêu lên một câu hỏi siêu hình về một vị cao tăng, người đã qua đời. Bùi Hưu mong đợi câu trả lời từ vị thầy về một điều huyền bí hay tôn giáo. Tuy nhiên, Thiền sư Hoàng Bá đẩy Bùi Hưu về lại cái "bây giờ và ở đây" với tiếng gọi lớn, và chỉ vào cái đang nghe. Bài học từ Hoàng Bá là: hãy tỉnh thức liên tục, và chú tâm vào hiện tại với sáu căn và đối tượng của sáu căn.

---  ---

75

NOT A WORD

Understanding the mind and body completely, you will open the eye of wisdom, transform profoundly, and reveal the auspicious appearances.
While walking, standing, sitting and lying down, you will stay peaceful effortlessly, and perform many roles in life amazingly.
Appearing plentifully in front of you, everything in the world is actually seen as emptiness in your mind.
With nothing in the world comparable to, the sacred light illuminates endlessly.
The unthinkable meanings are professed constantly; however, there are no suitable words.

NGUYỆN HỌC (? - 1174)

NOTE: There are no suitable words? Many Zen masters don’t use words. Some prefer to keep silent, while some others threaten to punch those who ask for words. Do you see the mountain out there? Observe it, just observe the mountain. Because your mind has no form, now you see your mind manifesting in the form of that mountain. Because you are non-self, now you see you are what you see, and also you see you are what is seen. Your mind is a mirror. Sometimes you see that, but you rarely recognize that moment. Sometimes you stop by a meat market, see a butcher chopping a chicken, and feel that you are the chicken being chopped apart.

When you undergo a deep experience of the emptiness nature of all things, it is said that you achieve great enlightenment or, in other words, a great death. From then on, you realize constantly that everything in the world, inwardly and outwardly, is unreal, non-self, and impermanent. Your mind, however, still has some habits from the past, and it takes some time to drop all the conditioned burden. Thus, a man who just undergoes a great death is advised that he should not go by night, and should return to life in daylight. The daylight means that this person already has a sharp eye, and does not grasp whatever he sees, hears, smells, tastes, touches and thinks. This person conforms to the Suchness of all things.

The Sn 4.6 Sutta (Jara Sutta) says that a wise person is not affected by anything he sees, hears or perceives; this person also does not interpret, or construe, or conceive upon anything he sees, hears or perceives.

---  ---

KHÔNG MỘT LỜI

Thân tâm liễu ngộ mắt tuệ mở, 
Biến hóa linh thông bày tướng báu. 
Đi đứng ngồi nằm riêng vững vàng
Hóa thân ứng hiện đâu tính được.  
Mặc dầu đầy dẫy cả hư không
Xem ra nào thấy có tướng gì. 
Thế gian không có vật để sánh, 
Thường hiện linh quang sáng khắp nơi. 
Luôn luôn diễn nói không nghĩ bàn, 
Không có một lời cho thỏa đáng.  

NGUYỆN HỌC (? - 1174) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Không một lời thỏa đáng? Nhiều Thiền Sư không dùng lời. Một số vị ưa giữ im lặng hơn, và một số khác đe dọa đánh những ai hỏi tìm lời. Bạn có thấy ngọn núi ngoài kia không? Hãy nhìn nó, hãy nhìn ngọn núi. Bởi vì tâm bạn không hình tướng, bây giờ bạn thấy tâm bạn hiển lộ trong hình tướng ngọn núi đó. Bởi vì bạn là vô ngã, bây giờ bạn thấy rằng bạn là cái bạn thấy, và cũng vậy bạn thấy rằng bạn là cái được thấy. Tâm bạn là một tấm gương. Đôi khi bạn thấy như thế, nhưng bạn hiếm khi nhận ra khoảnh khắc đó. Đôi khi bạn ghé vào một tiệm bán thịt, thấy một anh thợ chặt một con gà, và bạn trực cảm rằng bạn là con gà đang bị chặt rời ra đó.

Vào lúc bạn trải qua một kinh nghiệm sâu sắc về Không tánh trong vạn pháp, còn gọi là bạn đại ngộ, hay cách khác, bạn vừa qua cơn chết lớn. Từ đó, bạn sẽ thường trực nhận rõ mọi thứ trong thế giới, trong và ngoài, là như huyễn, vô ngãvô thường. Tuy nhiên, tâm bạn vẫn còn một vài thói quen quá khứ, và cần thời gian để buông hết gánh nặng hữu vi. Như thế, một người vừa trải qua cơn chết lớn được khuyên rằng không nên đi ban đêm, và nên chờ ban ngày mà trở lại đời sống. Ánh sáng ban ngày có nghĩa là người này đã có mắt sáng, và không nắm giữ bất cứ những gì thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm xúc và tư lường suy nghĩ. Người này sống tương ưng với tánh Như Thị của vạn pháp.

Kinh Sn 4.6 Sutta (Jara Sutta) dạy rằng một người trí tuệ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ gì người này thấy, nghe hay nhận biết; người này cũng không diễn giải, suy tìm ý nghĩa, biện luận tư lường trên bất cứ những gì người này thấy, nghe hay nhận biết.

---  ---

76

THE THREE STUDIES

You all become monks and nuns because you are tired of birth and death. Leaving parents, spouses, and children, you leave home to seek the Way and revere Buddha as the holy teacher. To follow the shortcut path of Buddhas now is to follow the teachings from sutras. And sutras teach only the three studies -- discipline, meditation, and wisdom. The Commentary on Liberation says, “The practice of discipline, meditation and wisdom is called the Way of Liberation.” Discipline is abiding in noble deportment. Meditation is having a mind undisturbed. Wisdom is having a mind that sees the truth.

TRẦN THÁI TÔNG (1218 - 1277)

NOTE: The three studies -- discipline, meditation, and wisdom – say nothing about koan practice. It’s true that Buddha did not teach the koan practice. Also, many Zen monasteries these days don’t teach the koan practice. But Zen is life, and life is full of koans. Actually, you are facing koans anywhere and anytime. Sometimes someone calls you by name, and you suddenly see that you have no name. Sometimes you watch a mountain, and suddenly see that you are the mountain. Sometimes a flower falls in front of you, and you suddenly see that you are already dead. Sometimes you are walking, and suddenly see that every step is truly the emptiness. You don’t need to do koan practice formally; however, koans are part of your life already. Koan is in your every breath; just feel it with your whole body and mind.

You can access a koan with a mind full of doubt; in this state of mind, every thought will vanish almost right at the moment it arises. With full of doubt, you only know that you don't know, and know that you are encompassed by the koan. Your whole body are immersed in the koan, pushing your mind into a state of unknown, from which not a thought from the three poisons arises in your mind. Some day, you will realize the emptiness nature of mind and phenomena.

Actually, the Buddha taught a method of contemplation that is similar to the practice of koan. The SN 22.95 Sutta says that a person will see everything from the five aggregates (form, feelings, perceptions, formations, and consciousness) as completely void, hollow, and insubstantial if this person carefully inspects, ponders and investigates it. The similarity is here: Just observe and investigate attentively everything that comes up in your mind and realize its emptiness nature.

In fact, if you mindfully listen to the soundscape around you, you will easily realize the emptiness nature of what you hear. Similarly, if you mindfully watch a passing rainstorm, you would easily realize the emptiness nature of what you see. Similarly, if you mindfully smell the aroma of freshly brewed coffee, mindfully taste a bit of cake, mindfully touch your forehead to feel the temperature, mindfully think of where you should travel next year, you would easily realize the emptiness nature of all of your mind’s and body’s responses. Just constantly realize that.

---  ---

GIỚI ĐỊNH TUỆ

Phàm tất cả người tu hành đều do hai việc: chán sanh, tử. Bỏ cha mẹ, vợ con, xuất gia cầu đạo, phụng thờ đức Phật làm thầy. Noi theo đường tắt của chư Phật, chỉ có kinh mà thôi. Song trong kinh nói ra, duy giới, định, tuệ. Luận Giải Thoát nói: “Giới, định, tuệ gọi là đạo giải thoát.”  Giới là nghĩa oai nghi. Định là nghĩa chẳng loạn. Tuệ là nghĩa giác tri. 

TRẦN THÁI TÔNG (1218 - 1277) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Tam học – giới, định và tuệ -- không nói gì về tham công án. Sự thậtĐức Phật không dạy tham công án. Thêm nữa, nhiều Thiền viện bây giờ không dạy tham công án. Nhưng Thiền là đời sống, và đời sống thì đầy khắp công án. Thực sự, bạn gặp công ánmọi nơi và mọi thời. Đôi khi có ai gọi tên bạn, và bạn hốt nhiên thấy rằng bạn không có tên. Đôi khi bạn nhìn ngọn núi, và hốt nhiên thấy rằng bạn là ngọn núi. Đôi khi một cánh hoa rơi trước mặt bạn, và bạn hốt nhiên thấy rằng bạn đã chết. Đôi khi bạn đang đi bộ, và hốt nhiên thấy rằng từng bước thực sự là tánh không. Bạn không cần chính thức tham công án; tuy nhiên, công án đã là một phần trong đời của bạn. Công án nằm trong từng hơi thở của bạn; hãy cảm nhận như thế với toàn thân và tâm.

Bạn có thể tiếp cận một công án với một tâm đầy nghi tình; trong trạng thái tâm này, tất cả các niệm sẽ biến mất gần như ngay khi vừa khởi. Với đầy nghi tình, bạn chỉ biết rằng bạn không biết, và biết rằng bạn được bao trùm trong công án. Toàn thân tâm bạn ngấm vào công án, nơi tâm bạn dần tới trạng thái của không biết, nơi đó không một niệm nào từ tam độc khởi trong tâm bạn. Sẽ tới ngày, bạn sẽ nhận ra Không tánh của tâm và vạn pháp.

Thực sự, Đức Phật đã dạy một phương pháp thiền quán tương tự như thiền công án. Kinh SN 22.95 Sutta ghi rằng một người sẽ thấy tất cả các pháp trong ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là hoàn toàn Không tánh, rỗng ruột và không có bản tánh nào nếu người này cẩn trọng khảo sát, nghiền ngẫm kỹ và điều tra nó. Tương tự là ở đây: Hãy quan sát và khảo sát chăm chú bất cứ gì khởi lên trong tâm và nhận ra Không tánh của nó.

Thực vậy, nếu bạn tỉnh thức lắng nghe âm thanh quanh bạn, bạn sẽ dễ dàng nhận ra Không tánh trong những gì bạn nghe. Tương tự, nếu bạn tỉnh thức nhìn một trận mưa giông lướt qua, bạn dễ dàng nhận ra Không tánh trong những gì bạn thấy. Tương tự, nếu bạn tỉnh thức ngửi mùi cà phê mới pha, tỉnh thức nếm chút bánh, tỉnh thức sờ vào trán xem nhiệt độ, tỉnh thức nghĩ về nơi bạn nên du lịch năm tới, bạn sẽ dễ dàng  nhận ra Không tánh của mọi thứ mà thân tâm bạn phản ứng. Hãy thường trực nhận ra như thế.

---  ---

77

ORIGINALLY EMPTINESS

The four snakes hiding in your luggage are originally emptiness.
The five aggregates forming this high mountain are also void.
See the true nature illuminating unhindered,
and don’t worry about Nirvana and the cycle of birth and death.

DAI XA (1120 – 1180)

NOTE: Observe your body and mind, and see the emptiness nature of the four snakes and five aggregates. The four snakes symbolize the four elements which create all things: earth, characteristic of solidity; water, or fluidity; fire, or heating; and air, or motion. The four snakes are working in your body. Treat them carefully; otherwise, they will make you sick. The five aggregates symbolize the five groups making up a human being: form, feeling, perception, volition, and consciousness. The high mountain symbolizes your body and mind – all things you believe you are.

Just see the true nature of ‘this high mountain’ for all times, day and night, and don’t mind anything else. What is the true nature of ‘this high mountain’? It is void; it is originally emptiness. To see that, you don’t need to do any ritual. Everything is changing instantly, everything empties itself instantly, and everything is empty in its causal condition. The Buddha once told his son, Rahula, that all things forming the body and mind should be seen with the right discernment: “This is not mine, this is not me, this is not my self.”

In the EA 19.3 Sutra, the Buddha said to Sakra, the leader of gods, that one who heard,  understood and cultivated the dharma of emptiness would see the emptiness nature of his body and mind, and he would drop all the notions of I and mine by understanding his feelings as impermanent and ultimately empty. The Buddha said that when a person is immersed in the insight of impermanence, his mind enters a state of thoughtlessness and fearlessness. In the state of fearlessness, his mind realizes Nirvana.

The monk Nguyễn Thế Đăng (my elder dharma brother) wrote in his article “Mùa Xuân của Hiện Tại” (The Spring of the Present): "At that moment, there is no thought, nothing recollected, and nothing in the past, present and future. A thought lasts over many moments; thus, within a moment there is no space for any thought or any image. The insight of that moment is the state of thoughtlessness, at which time there is no thought, no discrimination of here and there, and nothing related to yesterday and tomorrow."

When you are deeply mindful in the state of thoughtlessness and fearlessness, your consciousness has nowhere to cling to, has no support to grow, and has no inclination to any future rebirth; you live with the thoughtless awareness that sees things as they are, and that reflects things without any judgment or any choice. If you meditate with a mind that depends on nothing in this world or the other world, you are an outstanding person who was praised by the Buddha in the AN 11.9 Sutta.

In the SN 12.38 Sutta, the Buddha said: "If you don’t intend or plan or have underlying tendencies, this doesn’t become a support for the continuation of consciousness. With no support, consciousness is not established. When consciousness is not established and doesn’t grow, there’s no rebirth into a new state of existence in the future. When there is no rebirth into a new state of existence in the future, future rebirth, old age, and death cease, as do sorrow, lamentation, pain, sadness, and distress. That is how this entire mass of suffering ceases.” (Translated by Bhikkhu Sujato)

---  ---

VỐN LÀ KHÔNG

Bốn rắn chung rương trước giờ không,
Núi cao năm uẩn đâu chủ ông. 
Chân tánh sáng ngời không chướng ngại
Niết-bàn sanh tử mặc che lồng. 

ĐẠI XẢ (1120 - 1180) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hãy niệm thân và tâm của bạn, và thấy tánh không của bốn con rắn và năm uẩn. Bốn con rắn tượng trưng cho bốn thành tố lập ra vạn pháp: đất, hay tính chất cứng; nứơc, hay tính chất lỏng; lửa, hay hơi nóng; và gió, hay tính chuyển động. Bốn con rắn đang làm việc trong thân bạn. Hãy cư xử với chúng cẩn trọng; nếu không, chúng có thể làm bạn bệnh. Còn năm uẩn là năm tập hợp cấu thành một người: sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Núi cao tượng trưng cho thân và tâm của bạn – mọi thứ mà bạn tin là bạn.

Hãy nhìn vào thực tánh của ‘núi cao này’ trong mọi thời, ngày và đêm, và đừng bận tâm gì khác. Cái gì là tánh thực của ‘ngọn núi cao này’? Nó là rỗng rang, nó vốn là không. Để thấy như thế, bạn không cần làm nghi lễ nào. Vạn pháp đang biến diệt chớp nhóang, vạn pháp tự làm rỗng rang chớp nhóang, vạn pháp trong tánh duyên khởi đã là không. Đức Phật một lần nói với con ngài, Rahula, rằng mọi thứ hình thành thân và tâm cần được nhìn với chánh niệm như “Cái này không phải của tôi, cái này không phải tôi, cái này không phải ngã của tôi.”

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm EA 19.3, Đức Phật nói với Sakra, vua của chư thiên, rằng người nào nghe, hiểu và tu tập pháp không sẽ nhìn thấy không tánh trong thân tâm vị đó, và vị này sẽ buông bỏ tất cả các khái niệm về "tôi" và "của tôi" bằng cách thiền quán về cảm thọ như là vô thường và tận cùng là không tánh. Đức Phật nói rằng khi vị đó thể nhập vào các nhìn về vô thường, tâm vị này sẽ vào cảnh giới vô niệmvô úy. Trong cảnh giới vô úy, tâm vị này sẽ chứng nhập Niết Bàn.

Nhà sư Nguyễn Thế Đăng (sư huynh của tôi), trong bài “Mùa Xuân của Hiện Tại” đã viết: “Trong khoảnh khắc đó không có tư tưởng, không có nhớ về, không có đã, sẽ và đang. Vì một tư tưởng kéo dài qua nhiều khoảnh khắc nên trong một khoảnh khắc thì không có chỗ cho một tư tưởng, một hình ảnh nào cả. Khoảnh khắc là vô niệm, không có tư tưởng, không phân biệt đây kia, không có hôm qua, ngày mai.”

Khi bạn tỉnh thức sâu thẳm trong trạng thái vô niệmvô úy, thức của bạn không dính vào nơi nào, không nương vào đâu để tăng trưởng, và không có thiên hướng tới bất kỳ cuộc tái sinh tương lai nào; bạn sống với cái biết vô niệm đang nhìn các pháp như là các pháp, và nhận biết các pháp mà không phán đoán hay chọn lựa nào. Nếu bạn thiền định với một tâm không nương tựa bất cứ gì trong thế giới này hay thế giới khác, bạn là một người rất mực xuất sắc như được Đức Phật khen ngợi trong Kinh AN 11.9 Sutta.

Trong Kinh SN 12.38 Sutta, Đức Phật nói: "Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không có tư niệm, không có tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên không có mặt thời thức không an trú. Do thức ấy không an trú và không tăng trưởng, nên trong tương lai tái hữu không sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu không có mặt trong tương lai, nên sanh, già chết, sầu, bi, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này." (Bản dịch HT Thích Minh Châu)

---  ---

78

THE IRON GIRL

In this world reflecting via your mind, you have to constantly turn away from the reflections.
When your mind is completely still, it will have no relation to anything in this world.
Its essence is originally spontaneous; it reflects all things impartially.
It holds all heavens and earth, reaches far beyond humankind, nurtures all things, helps all things bring forth the spring, makes the iron girl dance, and leads the wooden human to play drums.

TRUONG NGUYEN (1110 – 1165)

NOTE: Is there any light without shadow? When you see something beautiful and cling to a thought of desire, or when you hear something offensive and raise a thought of aversion, you fall into the world of reflections which essentially are unreal, non-self and impermanent; you will get stuck in this suffering world.

You can experience this: keep breathing gently, watch your mind attentively, see the stillness in your interaction with this world at all times, and then later you would see the unborn nature of the mind, which peacefully reflects this world and depends on nothing in this world.

How can the iron girl dance? How can a wooden human play drums? Some Zen masters like to ask their guests, “Hey, guest! What makes this corpse walk?” The unborn nature makes the iron girl dance, leads the wooden human to drum, and induces a corpse to walk. That state of mind is unborn, undying, non-self, and unconditioned.

The iron girl and the wooden man mean that your consciousness should neither depend on anything in this world or the other worlds nor have an inclination to anything. Bodhidharma gave a poem to his student Huike (487–593): "Outwardly, turn away from all causal effects. Inwardly, do not have any construed thought. Keep your mind as steady as a wall. Then you can enter the Way."

Some day, Huike said that he had turned away from all causal effects. Bodhidharma replied: "Do not let yourself fall into nihilism." Huike said: "Not nihilism." Bodhidharma asked: "How can you know that is not nihilism?" Huike said: "Everything is perceived clearly and constantly. Words have no place in this state of mind."
Bodhidharma said: "Thus is the dharma of mind transmission from all Buddhas. You should  have no doubt."

In the DN 11 Sutta, the Buddha said that the cessation of consciousness would lead to the end of name and form, where Nirvana is realized.

---  ---

CÔ GÁI SẮT  

Ở chỗ bóng trần, 
Thường lìa bóng trần, 
Tâm phủ lóng tột, 
Cùng vật không thân. 
Thể vốn tự nhiên
Hiện vật không thiên, 
Tài bằng trời đất, 
Vượt cả nhân luân. 
Dưỡng nuôi muôn vật, 
Cùng vật làm xuân, 
Đứng múa gái sắt, 
Đánh trống người cây. 

TRƯỜNG NGUYÊN (1110 - 1165) – HT Thanh Từ dịch

GHI NHẬN: Có ánh sáng nào mà không có bóng? Khi bạn thấy gì đó xinh đẹp và khởi niệm thèm muốn, hay khi bạn nghe lời nào kình chống và khởi niệm sân, bạn rơi vào thế giới của các ảnh chiếu trong gương tâm, mà vốn cốt tủy là như huyễn, vô ngãvô thường; bạn sẽ kẹt trong thế giới đau khổ này.

Bạn có thể kinh nghiệm thế này: hãy giữ hơi thở dịu dàng, quan sát tâm chăm chú, thấy sự tịch lặng trong tương tác của bạn với thế giới này trong mọi lúc, và rồi sau đó bạn sẽ nhìn thấy bản tánh vô sanh của tâm, mà tánh này bình lặng phản chiếu thế giới này và không nương dựa vào bất kỳ thứ gì trong thế giới này.

Làm sao cô gái sắt múa? Làm sao người gỗ đánh trống? Một số vị thiền sư ưa thích hỏi khách tới thăm, “Chào ngài! Cái gì làm xác chết này đi tới đây?” Tự tánh vô sanh làm cô gái sắt múa, làm người gỗ đánh trống, và làm xác chết đi bộ tới. Trạng thái tâm này là bất sanh, bất diệt, vô ngãvô lậu.

Cô gái đá và người gỗ chỉ cho thức của bạn không nên nương tựa bất cứ gì trong thế giới này hay các thế giới khác, và cũng không nghiêng về bất cứ gì. Bồ Đề Đạt Ma đã đọc một bài kệ cho môn đệHuệ Khả (487–593): "Ngoài lìa các duyên. Trong không nghĩ tưởng. Tâm như tường vách. Khả dĩ vào đạo."
Một hôm, Huệ Khả nói rằng sư đã lìa được các duyên. Bồ Đề Đạt Ma hỏi: "Chớ để rơi vào đoạn diệt." Huệ KHả đáp: "Chẳng thành đoạn diệt." Bồ Đề Đạt Ma hỏi: "Làm sao con nghiệm biết được là chẳng đoạn diệt?" Huệ Khả đáp: "Rõ ràng thường biết, lời nói chẳng thể đến."
Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói: "Đây là chỗ truyền tâm thể của chư Phật, chớ có hồ nghi."

Trong Kinh DN 11, Đức Phật nói rằng tịch diệt thức sẽ dẫn tới tịch diệt danh và sắc, nơi đó Niết Bàn được thể nhập.

---  ---

79

SEEING THE BUDDHA

If you want to see the Buddha, just observe sentient beings who, ignorantly, don’t know that everyone has their own inner Buddha. 
Remember that a Buddha never deludes sentient beings. 
Being aware of the self-nature, a sentient being is Buddha; one who is not aware of the self-nature is a sentient being, not a Buddha.
Upholding the self-nature equally, a sentient being is Buddha; one who slips wickedly the self-nature is a sentient being, not a Buddha.
Your mind already has Buddha; why continue to look for Buddha elsewhere?
Thus, the sutras said, “When the mind arises, all phenomena arise; when the mind vanishes, all phenomena vanish.”
Thus, unenlightened beings are Buddhas, and afflictions are Bodhi.
If your previous thought is delusional, you are an unenlightened being.
If your next thought is insightful, you are a Buddha.
If your previous thought clings to the scenes, the afflictions arise.
If your next thought turns away from the scenes, the Bodhi insight arises.

HUONG HAI (1628 – 1715) 

NOTE: Should we cling to the present? Some might say living mindfully in the present is wonderful. This is true: the Buddha said that it’s very rare to be reborn as a human, and it’s very rare to hear the Buddha’s teachings. Now we have both. Some might feel that we should not say it’s wonderful now, because the Buddha urged us to escape from this burning house as soon as possible. It is true that thousands of people are killing each other in this world, millions of children are living in poverty and many in slavery, and we can feel the unhappiness anywhere we look at, even at our aging bodies.

We should not fall into sectarian arguments. One should be pragmatic. Look at your mind: everything instantly empties itself; how can we say we should stay with the so-called wonderful present? When your mind still clings to any trace, you get caught in this samsara world -- just like an ox tries to escape from the burning house through a window, with all its head and body already outside, but its tail finds no way to get through that window. In the blissful realization, there is no past, no future, no present; however, does a thought last ten thousand years?

In the Sn 5.12 Sutta, the Buddha replied to the young man Jatukannin that one who wants to give up completely birth and old age should abandon greed for sensual pleasures, neither grasp nor reject anything, wipe out all things of the past, conceive nothing for the future, and cling to nothing in the present.

The Chinese Zen Master Shenhui (684-758) said: "If your mind clings to nothing, you are sitting constantly in Nirvana. If you act without any action, you already completed the journey to the other shore." Clinging to nothing means your mind neither grasps nor rejects anything of the past, future, and present; it also means that you have entered the concentration of emptiness. Acting without any action means that you act while your mind sees neither any actor nor any action.

--- ---

THẤY PHẬT

Muốn cần thấy Phật cứ nhận nơi chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mê không tự biết có Phật, chớ Phật đâu có làm mê chúng sanh
Ngộ được tự tánh của mình thì chúng sanh là Phật, mê tự tánh của mình thì Phật là chúng sanh. Giữ được tự tánh của mình bình đẳng thì chúng sanh là Phật, để tự tánh mình gian hiểm thì Phật là chúng sanh. Tâm ta sẵn có Phật, còn tìm Phật nơi nào? 
Nên kinh nói: “Tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt.”   


Phàm phu tức là Phật, phiền não tức là bồ-đề. Niệm trước mê là phàm phu, niệm sau giác là Phật. Niệm trước chấp cảnh là phiền não, niệm sau ly cảnh là bồ-đề. 

Thiền Sư  HƯƠNG HẢI (1628 - 1715) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Chúng ta có nên trụ tâm vào hiện tại? Một vài vị có thể nói rằng sống tỉnh thức trong hiện tạituyệt vời. Điều này đúng: Đức Phật nói thân người khó được, và Phật Pháp khó nghe. Bây giờ chúng ta có cả hai. Một vài vị có thể cảm thấy rằng chúng ta không nên nói hiện tạituyệt vời, bởi vì Phật thúc giục chúng ta thoát ra khỏi nhà lửa càng sớm càng tốt. Sự thật là nhiều ngàn người đang giết nhau trên thế gian này, nhiều triệu trẻ em đang sống nghèo khó và nhiều em sống cảnh nô lệ, và chúng ta có thể cảm nhận sự đau khổ bất cứ nơi nào chúng ta nhìn tới, ngay cả trong tấm thân đang lão hóa của chúng ta.

Chúng ta không nên rơi vào cuộc tranh luận bộ phái. Nên cứu xét mọi thứ một cách thực dụng. Hãy nhìn vào tâm bạn: mọi thứ ngay tức khắc tự hóa thành không; làm sao chúng ta có thể nói chúng ta nên an trụ với cái gọi là hiện tại tuyệt vời? Khi tâm vẫn còn dính vào bất kỳ chút tì vết nào, bạn vẫn kẹt trong cõi luân hồi này – y hệt như một con trâu tìm cách thoát ra khỏi nhà lửa xuyên qua một cửa sổ, với toàn bộ đầu và thân đã ra ngoài rồi, nhưng đuôi thì không cách nào qua khỏi cửa sổ. Trong niềm chứng ngộ hân hoan, không hề có quá khứ, không hề có tương lai, không hề có hiện tại; nhưng, có phải một niệm kéo dài tới vạn năm?

Trong Kinh Sn 5.12 Sutta, Đức Phật trả lời chành thanh niên Jatukannin rằng người nào muốn hoàn toàn rời bỏ sinh và gia hãy nên rời bỏ lòng tham ái dục, không nắm giữ gì và cũng không chống kháng gì, phải xóa bỏ mọi thứ trong quá khứ, chớ mơ tưởng gì tương lai, và không nắm giữ gì trong hiện tại.

Thiền sư Trung Hoa Thần Hội (684-758) nói: "Vô trụ mà trụ tức là thường trụ Niết Bàn. Không làm mà làm tức đã vượt qua bờ bên kia." Không trụ vào đâu nghĩa là tâm bạn không nắm giữ và cũng không kình chống bất cứ gì trong quá khứ, hiện tạivị lai; nó cũng có nghĩa là bạn đã vào Không tam muội. Làm mà không làm nghĩa là bạn hành động trong khi tâm bạn không thấy có ai làm và cũng không thấy có hành động làm.

---  ---

80

ALWAYS THERE

The circular sun shines bright in the sky constantly.
When the clouds mask the sun, illusions will appear.
When the wind comes and blows the clouds away,
you will see countless worlds appear in the bright shining sky.

THỦY NGUYỆT (1637 - 1704)

NOTE: Always there? The eternity? The countless worlds? Or any eternal soul? We should be careful here. Words are very slippery. The Buddha says all things are changing endlessly, and no soul ever exists. Buddha also says Nirvana is the deathless bliss; it is unborn and undying. And Nirvana is the state of mind when all the three poisons (greed, hatred, and delusion) are burnt out. Don’t step on words. Just practice carefully, and watch your mind continuously. The eternity is in front of your eyes now; it has no form. Also, the sun from your mind has no past and future in itself.

Simply watch your mind. You see that the mind resides nowhere, is neither square nor round, and has neither border nor color. When you see a bird flying or hear a birdsong, you know that the mind is shown as a flying bird and some audible sound. Thus, there is not a trace of I or mine that can be found in the mind and in what you see, hear and perceive. Thus, the nature of the mind is peaceful and non-self; it is a mirror that encompasses all things and does not lean toward like or dislike. One day, the Chinese Zen master Hui Neng (638–713) heard two monks argue over a banner. The first monk said that the banner was moving while the second monk said that the wind was blowing. Hui Neng said that the correct view was that the two monks saw their minds were moving.

In the MN 62 Sutta, the Buddha urged Ven. Rahula to meditate like the wind that impartially blows away all pleasing and unpleasing sensations. Then, no thought will cling to your mind. The Buddha also urged Ven. Rahula to meditate like a space which is nowhere, which cannot be pinpointed, which impartially vanishes away all pleasing and unpleasing sensations. Then, no thought will cling to your mind.

---  ---

THƯỜNG TRỤ

Sáng tròn thường ở giữa hư không 
Bởi bị mây mê vọng khởi lồng 
Một phen gió thổi mây tứ tán  
Thế giới hà sa sáng chiếu thông. 

THỦY NGUYỆT (1637 - 1704) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Thường trụ? Cái vô tận? Các thế giới vô lượng? Hay bất kỳ một linh hồn vĩnh cửu nào? Chúng ta nên cẩn trọng nơi đây. Chữ nghĩa rất là trơn trợt nơi đây. Đức Phật nói vạn pháp biến đổi không ngừng, và không hề có một linh hồn nào. Đức Phật cũng nói Niết Bàn là niềm an lạc bất tử, là cái bất sanhbất diệt, và là cảnh giới của tâm khi tất cả tam độc (tham sân si) đã được đốt cháy. Đừng giẫm lên lời nói. Hãy tu tập cẩn trọng, hãy quan sát tâm liên tục. Cái vĩnh cửu đang ở trước mắt bạn, và không có hình tướng nào. Thêm nữa, cái mặt trời trong tâm bạn tự thân không có quá khứ và tương lai.

Bạn thử nhìn vào tâm xem. Tâm không ở đâu hết, không có biên giới, không màu sắc, không vuông tròn. Khi thấy một cánh chim bay xa hay nghe một tiếng chim, bạn mới biết tâm hiển lộ ra như cảnh chim bay và như tiếng nhạc. Do vậy, không hề có chút gì về "tôi" hay "của tôi" có thể dựng lập trong tâm và trong những gì bạn thấy, nghe và nhận biết. Do vậy, bản tánh của tâm là tịch lặng và vô ngã; nó là tấm gương bao trùm mọi thứ và không nghiêng lệch gì về ưa với ghét. Một hôm, Thiền sư Trung Hoa Huệ Năng (638–713) nghe hai vị sư tranh luận về một lá phướn. Vị sư đầu nói rằng lá phướn động, trong khi vị thứ nhì nói gió đang động. Huệ Năng nói rằng cái nhìn đúng đắn là: tâm hai vị sư động.

Trong Kinh MN 62, Đức Phật dạy ngài Rahula hãy thiền định như gió mà gió này bình đẳng thổi đi tất cả các cảm thọ hài lòng và không hài lòng, từ đó không niệm nào vướng mắc vào tâm. Đức Phật cũng dạy ngài Rahula là hãy thiền định như hư khônghư không này không trụ ở nơi nào có thể chỉ ra và để bình đẳng tan biến đi tất cả các cảm thọ hài lòng và không hài lòng, từ đó không niệm nào vướng mắc vào tâm.   

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2020(Xem: 6047)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.