Lễ Phật và Y Học

17/09/20201:00 SA(Xem: 5763)
Lễ Phật và Y Học

LỄ PHẬT VÀ Y HỌC
(lược trích)
Đạo Chứng Pháp Sư biên thuật
Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa chuyển ngữ

 

le phat va y hocCổ đức từng dạy:

Niệm Phật Một Câu Phước Sinh Vô Lượng,
Lạy Phật Một Lạy Tội Diệt Hà Sa”.

Lạy Phật chính là phương pháp tu tập đơn giản, dễ thực hành, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi không gian, giúp con người có cơ hội quán chiếu nội tâm, buông bỏ ngã chấp, chuyển hoá nghiệp lực, tạo khởi nhiều công đức thù thắng, đặc biệt giúp lưu thông khí huyết, tác động hiệu quả vào cơ thể làm khôi phục chức năng của hệ thống miễn dịch, từ đó tự bản thân điều chỉnh được nhiều bệnh tật... Do vậy, làm thay đổi nhận thức, suy nghĩcách sinh hoạt trong đời sống thường nhật của con người được trọn vẹnhiệu quả hơn.

Người Phật tử chúng ta ít nhiều đã biết đến công đức thù thắng của phương pháp lễ Phật, trong Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt cũng từng nhắc đến 10 công đức của việc Lễ Phật. Nhưng lễ Phật như thế nào cho đúng? Có bao nhiêu phương pháp lễ Phật? Tại sao phải chắp tay, cúi đầu, quỳ gối xuống đất, ngửa bàn tay ra khi lễ Phật? Tại sao đầu gối vừa chạm đất, tay phải lập tức buông lỏng? Lễ Phật như thế nào mới hoá giải được bệnh tật?... thì rất ít người biết, hoặc biết nhưng chưa đủ.

Những câu trả lời này đã có trong món quà pháp bảo “Lễ Phật và Y học” do Pháp Sư Đạo Chứng biên soạn. Nay được Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế Vĩnh Nghiêm Tùng Thư ấn hành với bản dịch Việt ngữ do dịch giả Tịnh Tâm thực hiện, trung tâm đã kết hợp với các chuyên gia y học hiệu đính, nhằm giúp mọi người có cơ hội tiếp cận với phương pháp lễ Phật đúng đắnhiệu quả nhất.

Pháp Sư Đạo Chứng (1956 - 2003), từng là bác sĩ Tây y với thế danh Quách Huệ Trân, được sinh ra tại Đài Trung, Đài Loan trong một gia đìnhtruyền thống y học. Năm 1987, sau khi mắc bệnh nan y, nhờ lòng tín tâm với Tam Bảo, bà rũ sạch vạn duyên xuất gia với pháp danh Đạo Chứng. Sau khi xuất gia, Pháp Sư đã chuyên tâm tu tập, nghiên cứu Phật pháp, thực hành lạy Phật đồng thời tìm phương pháp hoá giải bệnh tật để cứu giúp chính mình và nhân sinh.

Pháp Sư Đạo Chứng đã có một số ấn phẩm được xuất bản như: Nhân duyên vẽ hình Phật, Sâu róm hoá bướm, Lễ Phật và Y học, Hành hương xứ Phật…

Trong đó, ấn phẩm Lễ Phật và Y học được Pháp Sư biên soạn bằng chính sự hiểu biết về Y học kết hợp với khả năng Phật học của mình, cùng kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc nghiên cứu, thực hành lễ Phật nhằm hoá giải bệnh tật và hướng tới cảnh giới tối thượng trong việc tu tập.

Ấn phẩm Việt ngữ “Lễ Phật và Y Học” do Dịch giả Thượng toạ Tiến sĩ Thích Tâm Tịnh biên dịch được chia làm các phần, cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn và giải quyết những vướng mắc phổ biến của Phật tử khi thực hành phương pháp lễ Phật xoay quanh các vấn đề:

  • Khái quát về phương pháp lễ Phật;
  • Phương pháp lễ PhậtQuán tưởng;
  • Phân tích các động tác lễ Phật dựa trên phương diện Phật pháp và giải phẫu sinh lý;
  • Bảng giải thích các hình: Chỉ rõ đúng và sai tư thế.

Đặc biệt, tác phẩm còn được bổ sung phần Phụ lục của biên dịch Tịnh Tâm về phương pháp lễ Phật đơn giản nhưng đúng cách được lược viết dựa theo phương pháp chỉ dẫn trong quyển Lễ Phật và Y học của Pháp Sư Đạo Chứng.

Sứ mệnh quan trọng của quyển sách này được ví như linh đơn quý, cứu giúp bao người vượt qua được những bức bách về bệnh tật do tư thế sai lầm hàng ngày tạo áp lực trực tiếp lên từng đốt xương sống, nâng cao tính hiệu quả của phương pháp lạy Phật đúng cách đối với sức khoẻ của con người, đồng thời kết duyên cho người thực hành lạy Phật tăng trưởng niềm tin nơi Tam Bảo. Đây thật sự là cuốn sách gối đầu giường mà mỗi người đệ tử Phật cần có. Xin mời quý độc giả cùng tìm đọc hoặc tìm nghe với từ khoá “Lễ Phật và Y Học” trên Youtube của kênh  “Sách nói pháp âm Vĩnh Nghiêm”.

Tuệ An

LỜI NÓI ĐẦU


Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ lễ Phật chỉ là một hành động bày tỏ lòng cung kính cũng như để sám hối nghiệp chướng, điều phục tâm ngã mạn của chính mình mà thôi, chứ chẳng hề biết lễ Phật còn là một phương pháp tập luyện thân thể tuyệt diệu.

Trong một lần được tiếp chuyện cô Cát Tường, cô có nhắc đến tác phẩm Lễ Phật Dữ Y Học (Lễ Phật và Y Học) của pháp sư Đạo Chứng do Tịnh Tông Học Hội ấn hành và tha thiết yêu cầu chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Trước khi đọc tập sách này, chúng tôi thường lễ Phật theo thói quen, lễ một cách máy móc, lễ cho đủ số. Lễ xong ai nấy thường thở phì phò, mồ hôi nhễ nhại, chứ chưa bao giờ được hưởng pháp vị vi diệu trong khi lễ Phật cả.

Thử thực hành theo cách lễ Phật do Pháp Sư từ bi chỉ dạy, dù chưa nắm hoàn toàn được yếu quyết lễ Phật, chúng tôi đã nhận thấy việc lễ Phật trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Cứ mỗi lần quỳ xuống, cúi thân rạp lạy, lại quán tưởng Đức Phật đoan nghiêm vi diệu, nghiễm nhiên đứng trên hai bàn tay sen của mình, lòng chúng tôi lại thấy lâng lâng khôn tả. Trước đây, mỗi lần lạy Phật sám hối, lễ xong 108 lễ là mệt nhoài; nay lễ đủ 108 lễ chỉ thấy hơi mệt, tâm tình cũng thoải mái, ý cũng chuyên chú hơn. Chúng tôi tin chắc rằng nếu tập luyện lâu ngày theo đúng cách Pháp Sư dạy, chắc chắn việc lễ Phật sẽ trở thành một niềm pháp hỷ sung mãn vô biên đúng như các đệ tử của Pháp Sư đã trần thuật.

Do tập sách khá dày, đã thế 2/3 cuốn sách lại luận giải nhiều về cơ sở sinh lý/vật lý của phương pháp này, nếu dịch đủ cả, bản dịch sẽ trở nên quá dài, trở thành một cuốn sách giáo khoa về sinh vật học, khiến điểm cốt yếu của tập sách này là cách lễ Phật đúng quy cách bị mờ nhạt đi. Vì thế, chúng tôi chỉ chọn dịch phần khái luận, phương pháp lễ Phật và một hai luận điểm Pháp Sư dùng để chứng minh tính cách khoa học và hợp lý của phương pháp lễ Phật này. Tưởng cũng nên nói thêm, trước khi xuất gia, Pháp Sư Đạo Chứng từng là một vị nữ bác sĩ, khuê danh là Quách Huệ Trân. Sau khi bị ác chứng ung thư, nhờ chí tâm tin tưởng vào Tam Bảolễ sám, bác sĩ Quách đã vượt qua được những di chứng ngặt nghèo của căn bệnh. Với lòng tin nhiệt thành vào Tam Bảo, nhất là pháp môn Tịnh Độ, bà đã xuất giatrở thành một vị pháp sư hữu danh của Phật giáo Trung Hoa. Khi nghiên cứu cách lạy Phật này, Ngài đã chú tâm diễn giảihoàn thiện nó trên cơ sở y học và vật lý học. Vì thế, có thể nói không sợ phóng đại rằng cách lạy Phật này rất hợp lý và rất khoa học.

Ngưỡng mong những vị đồng tu có duyên đọc đến tác phẩm này sẽ tìm được niềm vui pháp hỷ sung mãn trong việc lễ Phật, cũng như càng lễ sám, tu niệm, càng thấy thân tâm khang kiện hơn.



pdf_download_2
Le Phat va Y Hoc






.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2019(Xem: 8748)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.