Tâm Thư Thái (sách)

27/12/202011:18 SA(Xem: 10097)
Tâm Thư Thái (sách)

TÂM THƯ THÁI

7 BƯỚC ĐI SÂU VÀO THIỀN ĐỊNH

Dza Kilung Rinpoche 
Huỳnh Văn Thanh dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức

tam thu thai (2)

NI DUNG

 

Lời giới thiệu           
Lời người biên tập
Dẫn nhập     

PHẦN MỘT
1.  Pháp thiền thứ nhất Thiền tọa cơ bản
2.  Pháp thiền thứ hai: Thiền chi    
3.  Pháp thiền thứ ba: Thiền tọa cơ bân tính luyện
4.  Pháp thiền thử tư: Thiền quán 
SUY NGẪM THỨ NHẤT:  Một cái nhìn sâu hơn vào các chủ đề   
PHẦN HAI
5.  Pháp thiền thứ năm: Thiền khai phóng tâm  
6.  Pháp thiền thứ sáu: Thiền thanh tịnh trí        
7.  Pháp thiền thứ bảy: Thiền vô niệm      
SUY NGẪM THỨ HAI:  Tổng quan về các pháp môn truyền thống của Đại thừa, Kim cang thừa và đại viên mãn     
Hậu từ:        
Từ vựng       

 

Dza Kilung RinpocheDza Kilung Rinpoche sinh năm 1970, trụ trì của Thiền viện Kilung (Khắc Long Tự) tại Dzachuka, tỉnh Kham, Tây Tạng từ khi ông còn là một thanh niên. Ông đã hoàng pháp tại phương Tây kề từ năm 1998, và cũng thường xuyên được mời giảng dạy về Phật giáo trên khắp thế giới.
DZA KILUNG RINPOCHE  (Dza Kilung Rinpoche)
Người dịch: HUỲNH VĂN THANH

 

LỜI GIỚI THIỆU

 

Dza Kilung Rinpoche là hóa thân thứ năm của Dza Kilungjigme Ngostar, một trong tứ đại đệ tử của đạo sư xuất chúng Rígdzín Jigme Lingpa, người đã tìm ra giáo lý Longchen nyingthig thuộc truyền thống Đại viên mãn (Dzopachenpo). Sau khi đã trải, qua vài chục năm thiền định và học tập tại Tây Tạng cũng như Ấn Độ, Rinpoche đã chia sẻ không biết mệt mỏi trí tuệ tựa như cam lộ, tinh khiết của tông phái mình với hết thảy những ai muốn tiếp thu, ở phương Đông lẫn phương Tây.

Trong tác phẩm Tâm thư thái này, Rinpoche tổng hợp một cách tỉ mỉ những hướng dẫn liên quan đến các bước cực kỳ quan trọng cho việc rèn luyện tâm trí - bắt đầu bằng việc phải ngồi thiền ra sao, hít thở và tập trung đầu óc ra sao cho đúng cách, cho đến việc làm thế nào để buông bỏ hết thảy các tạp niệm nhằm đánh thức bản chất giác ngộ của tâm.

Tâm trí, hay tâm thức, chính là cái tôi là ai của chúng ta. Cái Thân, tuy quý, nhưng cũng chỉ là một thứ nhà trọ cho tâm thức trú ngụ trong lúc chúng ta đang sống. Sau khi chết, chúng ta sẽ có một cuộc tái sinh vào thiện đạo hay ác đạo, tất cả đều phụ thuộc vào những xu hướng thói quen tiêu cựctích cựcchúng ta đã sinh ra trong dòng tâm thức của mình và được thể hiện qua thân trong suốt cuộc sống của mình. Nếu tâm của chúng ta tự tại, nhân ái và biết thiện lương, khi ấy (và chỉ khi ấy) các diễn đạt qua thân khẩu ý của chúng ta mới lập tức trở thành các hành vi công đức. Thế rồi chúng ta sẽ trở thành một nguồn lợi ích .cho tha nhân. Nếu chúng ta viên mãn các suy nghĩ đức hạnh củạ mình, sự khổ sẽ chấm dứtbản chất trí tuệ của tâm thức của chúng ta sẽ thức tỉnh  Do đó, biết chú trọng việc rèn luyện tâm trí thông, qua các pháp môn thiền định đúng. đắn. như đã được chỉ dẫn là điều hết sức quan trọng. Trong kinh Pháp cú (Dhammapada), Đức Phật dạy:

Không có trí tuệ thì không có thiền định,

Không có thiền định thì không có trí tuệ.

Người nào gồm đủ thiền địnhtrí tuệ thì gần đến Niết-bàn. '■■■' .

~ (Phẩm Tỳ kheo - Bhikkhuvagga) ~

 

Tâm thư thái là một quyển sách quý giá trình bày các bước không thể tách rời nhau của công phu rèn luyện tâm thức theo, giáp lý đạo Phật. Sách dẫn dắt chúng ta đi từ những bước ban đầu trong cuộc hành trình thiền định, cho đến nhận thức cuối cùng, sự viên mãn của tâm thức giác ngộ. Cuốn sách này có đủ tất cả. Bạn chẳng cần phải tìm kiếm đâu xa nữa. Như đại sư Tịch Thiên (Shantideva) nổi tiếng người Ấn Độ sống vào thế kỷ 8, có nói, “Đâu là cái dụng của các pháp môn khác nhau, ngoài việc huấn luyện tâm thức?”

Tulku Thondup

 

 

LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP

Tôi còn nhớ lần đầu tiên mà tôi cố gắng ngồi thiền. Đó là cách đây mấy thập niên, lúc ở phương Tây chỉ mới có một vài quyển sách viết về thiền định. Tôi đã gặp được một quyển giảng dạy những điều cơ bản về phương pháp tập trung tâm trí, và vị thầy yoga của tôi có giúp tôi một số lời khuyên. Tất cả đều rất hay. Do đó, vào một buổi chiều, tôi đã ngồi bắt chéo chân trên một chiếc sofa nệm hơi, với lưng có khi thẳng có khi hơi khom, nhắm mắt và chăm chú nhìn vào tâm trí của mình.

Đột nhiên, tôi thấy mình bị ngập chìm trong tiếng ồn của những búa khoan và máy cưa. Tôi đang ở đâu? Có phải tôi đã chui vào một tổ ong bắp cày? Tôi không thể giữ sự an tĩnh nữa, bắt đầu đổ mồ hôi, giống như một đứa trẻ đang trong phòng đợi của nha sĩ. Đi ngang qua một cái kính vạn hoa gồm những suy nghĩcảm xúc - một số mạch lạc, còn một số khác thì chẳng đâu vào đâu - cuộc "thiền định” của tôi giống như cưỡi trên chiếc tàu lượn siêu tốc vậy!

            Cuộc ngồi thiền ấy chẳng kéo dài được lâu, và tôi chẳng thấy hạnh phúc hay hứng thú trước trải nghiệm, nhưng có một điều rất hay đã xảy ra, mặc dù mãi về sau thì tôi mới nhận ra giá trị của nó: Tôi hiểu rằng trạng thái huống âm thanh hỗn tạp này chẳng bất thường một chút nào - do mệt mỏi hay ăn không tiêu, hoặc một cuộc tranh cãi mà có. Đây là cái thế giới thông thường của tâm trí. Điều này diễn ra suốt. Chỉ đến lúc ấy tồi mới ngừng lại để lắng nghe. Và tôi đã có một cảm giác mơ hồ, một cảm giác hết sức đáng sợ, rằng trong cả cuộc đời mình, tôi đã là tù nhân của các cưỡng ép tâm lý của chính mình.

Chuỗi bảy bước thiền định được trình bày trong sách này là con đường để đi đến sự giải thoát bên trong. Nó được dựa trên các pháp môn Phật giáo, nhưng bạn không cần phải là một Phật tử thì mới có thể thực hành. Chúng có thể, hữu ích cho sự phát triển cuộc sống nội tâm của bất kỳ ai, cho dù người đó có gắn bó với một truyền thống tôn giáo chuyên biệt nào đó hay không. Chúng được thiết lập cho người phương Tây, mặc dù có lễ nên nói là "cho những con người thời hiện đại”, bởi vì văn hóa phương Tây đang trải rộng khắp nơi và đã hòa nhập với tất cả các nền văn hóa khác.

Tác giả Kilung Rinpoche, đến từ một chốn xa xôi, xứ Tây Tạng. Ở đó, ông đã lớn lên trong một môi trường thoát khỏi phần lớn những điều gây xao lãng tâm tríchúng ta đang trải nghiệm trong cuộc sống hiện đại. Vì vậy, khi tới phương Tây, bắt gặp tính chất phiền toái ngày càng tăng của nó, và khi bắt đầu giảng dạy tại đây, ông hoàn toàn chẳng ngạc nhiên một chút nào thấy rằng đa số các môn sinh chẳng thể nào đạt được trạng thái an định sầu lắng đủ để đi sâu vào cốt lõi của thiền định. Với cùng một lý do như vậy, họ đã chẳng thể nào hiểu được các khác biệt lẫn những mối liên kết tế vi giữa các kỹ thuật thiền định truyền thống: những kỹ thuật dẫn đến sự an nhiên thâm sâu nhất - trạng thái giác ngộ. Tốc độ, sự căng thẳnglo âu, vốn đang tràn ngập phổ biến trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng một cách tự nhiên lên chúng ta, những người đang tu tập thiền định. Chúng ta đã bị ghì chặt trong cảnh trói buộc. Do đó, trong việc vận dụng hệ thống gồm bảy pháp thiền định này, phát triển tâm thư tháimục tiêu hàng đầu.

Bảy pháp thiền định này được giảng dạy cho các môn sinh của Kilung Rinpoche trên cơ sở hàng tuần trong suốt một năm. Kết quả hết sức tích cực đến độ các môn sinh của ông đă tiếp tục tiếp nhận cũng như tập luyện một cách nhiệt thành hết năm này sang năm khác. Các chủ đề và các bài tập tuy lặp lại, nhưng trải nghiệm thì không ngừng mới mẻ và sâu sắc hơn. Điều đó mang đến một câu hỏi quan trọng: Để đạt được sự nhận thức thâm sâu thông qua hệ thống này, các chỉ dẫn trực tiếp của một vị thầy là cần thiết?

 

Hầu hết các cẩm nang thiền địnhuy tín trên thị trường sách ngày nay, xuất phát từ các truyền thống thiền tịnh lớn, đều có ý bổ sung cho các chỉ dẫn chi tiết của một vị thầy. Thường là các sách đó đều được sắp xếp theo nhiều chủ đề triết họctôn giáo được liệt kê, tiếp theo là những chỉ dẫn ngắn gọn, tổng quát về thiền định. Vị thầy được cho là sẽ làm công việc triển khai và điền vào các chỗ trống.

Nhưng quyển sách này thì khác. Hầu hết các thiền sinh khó gặp được một vị thầy thiền định giỏi, hay không có thời giờ để đến dự  đều đặn các buổi thuyết pháp. Họ phải trông cậy vào sách - những quyển sách thường để lại cho họ sự thắc mắc, “Những đỉều này phối hợp với nhau ra sao? Làm cách nào tôi tổ chức việc thiền định của mình thành một con đường khả thi?”, và đôi lúc, sau một thời gian, “Tại sao tôi cứ thấy mình bị mắc kẹt?” Tác phẩm Tâm thư thái  được viết từ các chỉ dẫn trực tiếp của Kilung Rinpoche, qua đó, ông có thể theo dõi cũng như tìm giải pháp cho những vấn nạn thường là tế nhị của các môn sinh tại mỗi bước đi trên con đường tu tập. Trong cuốn sách này, thiền địnhmục tiêu trên hết, bất kỳ chủ đề lẫn định nghĩa mang tính triết học hoặc chuyên môn nào cũng  đều được giữ ở mức tối thiểu và được giới thiệu một cách ngắn gọn, trong bối cảnh có những pháp môn thiền định tương thích với chúng. (Hai phần bổ sung, Suy ngẫm thứ nhất và Suy ngẫm thứ hai, được đan xen trong chuỗi bảy bước là để giải thích chi tiết hơn các vấn đề triết học cũng như để cung cấp bối cảnh cho chúng).

Trải nghiệm thật sự về thiền định có một cảm giác thật đặc biệt, do đó điều cực kỳ quan trọng là cần tránh đừng để tâm trí phải vướng bận vì những kế hoạch, mục tiêumong đợi phổ biếnchúng ta vẫn hay có đối với các nỗ lực của mình - các dự án, công việc, các thú vui,...

Tâm thư thái được trình bày theo một cách thức tránh né tình trạng ấy, do đó thiền sinh thực hành theo cẩm nang hướng dẫn thực tiễn nhưng rất có bản sắc này, có thể đạt đứợc nhiều thành tựu bằng sự tự lực của chính mình. Dĩ nhiên, các chỉ dẫn của một vị thầy có đủ tư cách sẽ rất hữu ích, và đối với phần lớn chúng ta, điều đó là hết sức cần thiết cho việc đạt được những nhận thức cao nhất. Nhưng một hành giả thành tín vẫn có thể tiến xa khi sử dụng những hướng dẫn trong cuốn sách này.

 

Thư thái, giản dị và cuộc sống hiện đại

Điều quan trọng đối với thiền địnhtâm thức. Mỗi pháp thiền trong số bảy pháp thiền ở đây là một phương cách để quán chiếuan định tâm thức. Tâm thức có thể được mô tả theo nhiều cách. Nhưng người ta chỉ có thể hiểu nó qua sự khám phá của bản  thân - qua việc thấy nó một cách trực tiếp và nhận ra bản chất đích thực của nó. Việc nhận ra bản chất đích thực của tâm, vốn là cửa ngõ dẫn đến sự giác ngộ, có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, và sự ổn định của tri kiến lẫn trải nghiệm chính là mục tiêu của cúốn sách này. Nếu mục tiêu có vẻ quá tham vọng, tác giả không ngừng nhắc nhở chúng ta rằng bản chất của giác ngộ chính là nhân dạng đích thực của chúng ta và chẳng phải là một điều gì đó mà chúng ta cần phải thủ đắc. Nó giống như ánh sáng mặt trời vẫn luôn luôn có đó, chiếu rọi, thanh khiết tự khởi thủy - nhưng các thói quen của chúng ta, cũng giống như các đám mây đang che khuất vầng thái dương khiến cho nó không ló dạng được. Mặt trời trước sau vẫn ở đó, chỉ có điều là chúng ta chẳng thấy nó mà thôi. Cái tâm trí bận rộn của chúng ta đang che khuất sự giản dị tuyệt đối của tâm thức sáng tỏ. Tất nhiên, việc buông bỏ căng thẳnglo âu là hệ quả phụ đáng mừng của quá trình thiền định chân chính, nhưng mục tiêu an lạcgiải thoát viên mãn - của sự giác ngộ - thì chẳng bao giờ bị quên lãng.

Cốt tủy của bảy pháp thiền này là sự thư thái - thư thái cho tâm thức của chúng ta và trải rộng để cho phép sự tinh khiết và giản dị hiện diện một cách tự nhiên. Ở đây, bạn sẽ thấy chữ thư thải được lặp đi lặp lại. Bạn cũng sẽ thấy mình được khuyên khích hoàn toàn trải rộng, thư giãn, chú ý nhẹ nhàng quân bình và không phê phán, hết lần này đến lần khác. Đó là vì mặc dù có bảy pháp thiền định nối tiếp nhau, nhưng đây không phải là một cẩm nang hướng dẫn theo thang bậc. Có nhiều điều trùng lặp. Khi bạn trải qua từng chương và bắt tay thực hiện các pháp thiền định, những từ ngữ được nhắc đi nhắc lại sẽ có ý nghĩa rất lớn. Việc trải nghiệm bảy pháp thiền định có chuyển động giống như theo hình xoắn ốc, với các chủ đề và các chỉ dẫn giống nhau, nhưng sẽ bổ sung thêm nhiều ý nghĩa hơn khi bạn bước lên cao hơn rồi cao hơn nữa trong trình tự. Nói chung, đó là một quá trình phong phú hóa dần dần, nhưng những cái nhìn thấu suốt thâm sâu có thể xảy ra tại bất kỳ điểm mốc nào, bởi vì sự thâm sâu nằm sẵn bên trong chúng ta ngay từ đầu.

Chìa khóa để thư thái là sự giản dị. Làm thế nào chúng ta có thể thư thái nếu phải liên hệ với quá nhiều chi tiết? Để người đọc tiếp thu phẩm chất cốt yếu của từng cách thức mà không phải mất công nghiên cứu nhiều về triết lý, Kilung Rinpoche cung cấp một số kiến thức ngắn gọn. Điều đó không có nghĩa là các pháp thiền này giống như những thứ thức ăn nhanh tiện lợi nhưng chẳng có bao nhiêu giá trị dinh dưỡng.

Mà chúng cung cấp phần tinh túy - những điểm then chốt của các pháp thiền mà từ đó chúng được tạo ra lẫn những phẩm chất chân chínhthâm sâu sẽ xuất hiện khi bạn thực hành.

            Nhưng, ngay cả như vậy đi nữa thì toàn bộ chuyện này chẳng phải là dễ gây nản chí hay sao? Bạn có thể thắc mắc, "Tôi sẽ tìm ở đâu ra thời gian?” Là một vị thầy thiền định, có môn sinh ở khắp nơi trên thế giới, điều quá rõ đối với Kilung Rinpoche là cuộc sống hiện đại đang khiến cho những người muốn tu tập chẳng có được nhiều thời gian. Nhưng, ngoài thiền định chính thức - tại nơi mà chúng ta ngồi yên lặng - Phật giáo và các truyền thống thiền định khác luôn luôn thuyết giảng về tầm quan trọng của việc hội nhập thiền định vào cuộc sống hàng ngày. Thiền định phải là một phần của cuộc sống, và bảy pháp thiền này bắc một nhịp cầu nối liền giữa thiền định chính thứcthiền định nhật dụng. Do đó, nếu không có nhiều thời gian để ngồi trên nệm thiền, bạn vẫn có thể tu tập được trong quãng thời gian của một ngày bình thường của mình - trong lúc đang làm việc, vui chơi, trong khi ăn, trong khi đi, tại bất kỳ chỗ nào. Việc thiền định trong cuộc sống càng trở nên thường xuyênđều đặn bao nhiêu, nó càng dễ trở thành chính thức bấy nhiêu. Chúng hỗ trợ cho nhau và có tầm quan trọng ngang nhau.

 

Hiểu được các bí ẩn

 

Chỉ có một cách để biết cái bánh là hãy ăn nó. Với tâm thức cũng vậy: người ta có thể nói rất nhiều về nó, nhưng người ta không thể dùng lời để nắm bắt tinh túy của nó được. Bạn đã đọc một số từ khá bí ẩn - bản chất của tâm thức, (sự tinh khiết nguyên sơ) giác ngộ - và một số chỉ dẫn đi liền với các từ ngữ đó lúc đầu có vẻ chẳng có gì là rõ ràng, bởi vì thiền luôn luôn thể hiện một cái gì đó mới mẻ và khác biệt. Thậm chí những trải nghiệm mà người ta có thể diễn tả bằng những từ ngữ giống nhau cũng chẳng bao giờ là giống nhau cả.  

Do đó, hãy từ từ bước vào mỗi pháp thiền một cách thoải mái, nhẹ nhàng, và hãy cho phép bất kỳ hướng dẫn hoặc lời bình nào có vẻ bí ẩn từ từ ngấm sâu vào tâm trí. Khi chúng đã chìm sâu vào bên trong, bạn sẽ bắt đầu nhận ra ý nghĩa của chúng thông qua cái nhìn thấu suốt của riêng mình. Chẳng hạn, một câu mật chú ngắn - OM, AH, HUNG - được đưa vào pháp thiền đầu tiên và được bổ sung thêm tại mỗi chương kế tiếp. (Các mật chú của Phật giáo là những câu tụng đọc mang ý nghĩa biểu trưng, và thỉnh thoảng cũng mang đến lợi ích do chính thanh âm của chúng). Thoạt đầu thì điều này có thể có vẻ khá rõ ràng, dễ hiểu - có lẽ chỉ là một cách để thư giãn Thân và Tâm như một bước chuẩn bị cho việc thiền định. Nhưng ý nghĩa của ba từ này sẽ có tầm quan trọng ngày càng lớn hơn, đồng thời còn bao hàm nhiều điều chứ không chỉ đơn thuần là một kỹ thuật thư giãn. Đến một mức nào đó thì nó có thể có vẻ, hoàn toàn thần bí, nhưng với sự kiên nhân, theo thời gian, bạn sẽ hiểu và cảm nhận được các ý nghĩa sâu sắc của OM, AH, HUNG. Điều này cũng vậy đối với bản chất của tâm thức cùng nhiều từ ngữ khác được dùng để miêu tả trải nghiệm thiền định mỗi lúc mỗi sâu hơn - kể cả từ thư thái.

Có hai cách cơ bản để trình bày một chủ đề: Có thể chia các thông tin thành những chủ đề nhỏ và rồi những chủ đề nhỏ đó được sử dụng làm những khối kiến tạo để làm ra một phác thảo - cái này nối tiếp cái kia theo một trình tự logic. Hoặc có thể trình bày chất liệu một cách hữu cơ hơn, giống như nhiều sợi nhỏ làm thành một sợi dây thừng háy dày cáp vậy, mỗi sợi nhỏ đóng góp cho cái toàn thể thống nhất. Các lời pháp truyền khẩu của Kilung Rinpoche có phẩm chất hữu cơ như thế. Ông tiếp cận con đường thiền định từ nhiềụ góc độ - lặp lại cùng lời khuyên nhưng mỗi lần lại mang một sắc thái hơi khác đồng thời dần dần cung cấp thêm những chi tiết quan trọng để làm sáng tỏ các quan hệ nối kết tế vi, và tô thêm màu sắc cho sự hiểu biết ngày càng thăng tiến về một pháp thiền nào đó hoặc về thiền định nói chung. Tính chất đa chiều đa sắc trong sự trình bày của ông được làm sống động thêm lên bằng những nhắc nhở, những giải thích, những lời khuyên, óc hài hước và sự nhiệt tình - tất cả đều nhắm vào việc phản ứng với các thói quen của chúng ta, sao cho chúng ta có thể hiểu được.

Sự kỳ bí của tâm thức thông qua việc tu tập của mình. Trong quyển cẩm nang này, phẩm chất ấy đã được trần trọng hết mức có thể.

Khi bạn đọc qua bảy pháp thiền và thử thực hành một trong số đó, hãy nhớ kỹ điều này: các kết quả của thiền định hiệu dụng chẳng thể ngay lập tức có được. Thật vậy, nhẫn nại là yếu tố then chốt trong thiền định, đồng thời cho phép các phẩm chất chúng ta vốn có hiện ra khi sự nóng lòng muốn thu hoạch kết quả nhanh chóng lắng xuống. Sự nôn nóng là một trong những chướng ngại chính cho chiều sâu và sự quần bình trong thiền định. Và sự thiếu kiên nhẫn có quan hệ mật thiết với kỳ vọng, mong đợi. Nếu mong muốn có kết quả nhanh chóng khi bước vào thiền định, chúng ta sẽ chỉ làm tăng thêm những điều gây phân tâm. Thay vì làm tăng thêm, chúng ta phải cố gắng giảm bớt chúng. Do đó, đừng nghĩ ngợi đến chuyện đã có một buổi thiền “tuyệt vời” hay một buổi thiền “tệ hại” gì hết. Cũng vậy, hãy biến thiền định thành một thói quen và hãy tập luyện  đều đặn, bất luận việc bạn có thể ấn định mức độ thường xuyên của mình như thế nào. Hãy nhớ, thói quen thiền định đối nghịch với các cấu trúc lâu đời của cái tâm trí tán loạn và bồn chồn, đi ngược lại với xu hướng vội vã của cuộc sống hiện đại có thể đã ăn sâu bên trong chúng ta.

 

Những lợi ích thêm nữa

Cuộc sống luôn biến dịch không ngừng. Đây là một sự thật hiển nhiên, và là chủ đề cốt lõi trong giáo lý đạo Phật với cái tên vô thường. Sợ thay đổi sẽ chẳng ích lợi gì. Nếu có thể thư giãn trong thiền định và an trụ cởi mở với những suy nghĩcảm xúc của mình, chúng tathể đạt được trạng thái tự bảo vệ khỏi những nỗi cay đắng của cuộc đời và có thể lí trí khôn ngoan với đủ mọi loại thách đố của nó, kể cả những thách đố của bệnh tật. Thiền định đã được chứng minh về mặt khoa học là có những phẩm chất trị bệnh. Chẳng hạn, tiến sĩ Herbert Benson, một trong những nhà tiên phong trong lãnh vực y khoa thần-tâm và là người khám phá ra phương pháp đáp ứng thư giãn (relaxation response), đã đạt được cái nhìn thấu suốt cũng là dựa vào nghiên cứu khoa học về thiền định. Một sự quân bình tự tại giữa Thân và Tâm giúp gỡ bỏ hoặc làm giảm căng thẳng, nguyên nhân gây nên hoặc làm trầm trọng thêm nhiều căn bệnh.

Bảy pháp thiền này dựa trên các điểm then chốt trong pháp môn truyền thống của Phật giáo, chúng thích hợp cho những ai đã thực hành từ trước cũng như những ai chưa từng thiền định bao giờ. Các thiền sinh mới luyện tập sẽ tìm thấy ở đây một con đường thú vị để đi vào trải nghiệm cùng với sự hiểu biết càng lúc càng sâu sắc hơn, còn các hành giả từng trải có thể tiếp fục với sự thoải mái, xác quyết cùng sự thư thái nhiều hơn.

Bản PDF để in hoặc tải về nhà đọc sau:
Tâm Thư thái-7 bước đi vào Thiền


Thư Viện Hoa Sen xin cảm ơn Đạo hữu Son Le Minh đã gửi cho sách này.


.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2019(Xem: 8748)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.