Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan

01/04/20234:55 SA(Xem: 3774)
Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan

SỐNG VỚI
“THÁN DỊ SAO” 
CỦA NGÀI
THÂN LOAN

YAMAZAKI RYUUMYOU
THÍCH NHƯ ĐIỂN Việt dịch
Viên Giác Tùng Thư ấn hành lần thứ I quý I 2023

Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân LoanPDF icon (4)Sống Với “Thán Dị Sao” Của Ngài Thân Loan


Sống với “Thán Dị Sao” của Ngài Thân Loan
Tác giả: Yamayaki Ryumyo (Sơn Khí Long Minh).

Nhà xuất bản Đại Pháp Luân Các. Phát hành lần thứ nhất
vào ngày 10 tháng 10 năm Bình Thành thứ 13 (2001).
Phát hành lần thứ ba vào ngày 4 tháng 11 năm Bình Thành thứ 17 (2005)
tại Shibuya, Tokyo, Nhật Bản.
Việt dịch: Thích Như Điển.
Viên Giác Tùng Thư
Ấn hành lần thứ nhất, quý I/2023
Trách nhiệm xuất bản: Nguyên Đạo
Dò chính tả: Thanh Phi
Kỹ thuật và bìa: Nhuận Pháp
ISBN: 978-1-0879-2171-6

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu.
I. Ngôn Ngữ Của “Thán Dị Sao” Và Hãy Học Theo Lời Dạy.
Chương Mở Đầu: Đóng Chặt Niềm Tin Là Sự Nguy Hại.
Chương Thứ Nhất: Sự Đòi Hỏi Cần Thiết Của Thân Mạng.
Chương Thứ Hai: Sống Với Lòng Tin Nghiêm Mật.
Chương Thứ Ba: Ngay Cả Người Ác Cũng Được Cứu Giúp
Chương Thứ Tư: Hãy Dùng Tình Thương Đối Với Những Kẻ Sẩy Chân.
Chương Thứ Năm: Khai Mở Cuộc Sống.
Chương Thứ Sáu: Nghĩ Sai Về Cuộc Sống Bị Vật Tư Hóa.
Chương Thứ Bảy: Hãy Tôn Trọng Cách Sống Tự Tại.
Chương Thứ Tám: Sự Thật Là Không Có Cái Gì Thuộc Về Tôi Cả.
Chương Thứ Chín: Chơn Thật Cảm Ơn Những Người Phía Sau Mình.
Chương Thứ Mười: Chính Mình Không Phải Là Thước Đo Của Thế Giới.

Ii. Từ Chỗ Sai Khác (Khác Nghĩa) Đến Việc Học Theo Điều Đúng .
Chương Thứ Mười Một: Lời Dạy Và Sự Niệm Phật, Công Việc Qua Một Tờ Giấy..
Chương Thứ Mười Hai: Con Người Sống Với Sự Học Vấn.
Chương Thứ Mười Ba: Qua Cách Suy Nghĩ Của Tự Thân Là Cuộc Sống Sao?.
Chương Thứ Mười Bốn: Có Phải Vì Muốn Diệt Cái Tội Và Cái Ác Mà Niệm Phật Chăng?
Chương Thứ Mười Lăm: Thế Giới Chân Thật Và Thế Giới Giả (Tướng) Hai Việc Của Tịnh Độ
Chương Thứ Mười Sáu: Hồi Tâm - Phương Hướng Thay Đổi Của Con Người.
Chương Thứ Mười Bảy: Trường Hợp Tái Sanh Làm Người - Phương Tiện Của Tịnh Độ.
Chương Thứ Mười Tám: Tiền Bạc (Cúng DườngBố Thí) Dùng Để Mua Sự Lợi Ích Là Việc Hiểu Sai.
Iii. “Thán Dị Sao” Nguyên Văn Và Dịch Ra Ngôn Ngữ Hiện Đại..
Lời Cuối: Niềm Tin Của Ai Cũng Giống Nhau Cả.
Lời Phụ.
Lời Sau Cùng.
Tiểu Sử Tác Giả
Đôi Lời Của Dịch Giả.



LỜI NÓI ĐẦU


Buồn thảm và nhiều việc không như ý.

    Những sự ngược đãi từ khi còn bé, không là chuyện lạ. Lại nữa việc bạo lực ở học đường, sự đối xử tàn nhẫn, bạo lực trong gia đình vẫn tiếp tục được báo cáo rằng, trong mười năm gần đây quá xấu tệ.

   Thêm nữa việc chẳng đặng đừng của sự phá sản, thất nghiệp, cả hàng loạt chuyện bị ảnh hưởng không thể biết để so sánh được. Hầu như ở trong thời đại nầy không thể thấy trước hết được, mà chúng ta tùy theo từng trường hợp giới hạn để sinh sống, chứ không được ngoại trừ.

   Những việc nói ở trước sẽ như thế nào, nói sao đây? Ở trong những bất an đó phải làm sao cho tốt, mà mỗi ngày, mỗi ngày chúng ta phải đương đầu sống với nó? Cả chính trị, lẫn giáo dục rồi tôn giáo cũng bị ngộp thở. Sự thật thì chúng ta phải sống để nương vào đâu cho tốt đây, mà đường đi thì thật là mờ tối.

   Việc hủ bại của những chính trị gia về những hành vi quan liêu bất chính, mà dưới mắt của cảnh sát cũng dư biết việc không rõ ràng nầy. Kết quả của việc sa đọa về giáo dục cũng như của những giáo đoàn của tôn giáo về việc dối trá trong việc cưỡng ép việc hiến tặng tiền bạc v.v... toàn là những chuyện đau lòng. Mặt khác chung quanh chúng ta thực tế có nhiều vấn đề hiện thực như sự cùng khổ, đói nghèo, vấn đề dân tộc sai biệt và ngay cả vấn đề chiến tranh cũng  đang gặp phải.

   Với ý nghĩa nầy, đối diện với ngũ trược ác thế (nghĩa là thời đạicon ngườixã hội bị ô nhiễm), trong đời ngũ trược không có Phật (thời đại hầu như không thấy được sự chân thật), ngoài ra thì chẳng còn gì cả. 
    Tuy nhiên con người của thời đại đang hướng mắt tìm về Phật Pháp, không những chỉ để quan sát suông, cũng không phải chỉ để tìm cầu những lời dạy cho tâm được an ổn, tìm cầu lòng bi mẫn trước hiện thực khó khăn, lại cũng chẳng phải để ta thán. Nếu đúng như vậy, thì điều nầy đơn thuần là lời dạy

yếm thế (nghĩa là lời dạy cho cuộc đời đầy bi quan nầy) cũng không phải là quá lời.

     Ngài Thân Loan lúc đương thời có dạy Phật Pháp về sự xa rời uế độ, vui cầu Tịnh độ, đơn thuần là xa rời thế gian, phủ định nó, thích tìm cầu ở đời sống khác, mà đạt được sự nghi ngờ lớn và tự chính mình mở ra con đường của đạo. Điều căn bản là hãy sống với hiện thực, theo đuổi hiện thực, vượt khỏi hiện thực để có một thế giới của Phật giáo. Đây chính là điểm then chốt vậy.

   Đối với chúng ta bây giờ khi tìm cầu đến xã hộicon người thì bi lụy, ta thán nên muốn chấm dứt. Dạo gần đây người ta thường hay nói đến những thiếu niên làm những điều phi pháp và phạm tội rất nhiều. Người lớn thì với những hành vi sai trái ấy, lại không so sánh với những việc phạm tội kia. Hành vi sai
trái của trẻ con đó có thể nói chẳng phải là hình ảnh của người lớn phạm tội sao? Sự thật của vấn đề giáo dục ở đây là vấn đề chính bản thân của người lớn vậy.

   Ngày nay Ngài Thân Loan loại bỏ con đường xấu ác mê mờ kia, hãy nên tìm cầu đến “Thán Dị Sao”, chính là quyển sách nầy. Trải qua trong quá khứ, vượt khỏi cả thời đại cùng lịch sử, nó luôn mang tính cách hiện đại. Hãy đọc sách một lần, quả là điều hân hạnh.

Tháng 8 năm 2001.
Tác giả Yamazaki Ryumyo.

(Dịch từ tiếng Nhật sang Việt ngữ
bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 năm 2022
nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm Nhâm Dần
tại Phương Trượng Đường Tổ Đình Viên Giác,
Hannover, Đức Quốc).





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/10/2019(Xem: 8748)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.