NHÂN MÙA AN CƯ, NGHĨ VỀ LÒNG TỪ BI VỚI LOÀI VẬT Hồ Dụy
Mùa an cư được gây dựng trên tinh thần “sống chung hòa hợp của chúng tăng tại một trú xứ”, “giúp tu sĩ trưởng thưởng về mặt tâm linh”, “tạo cơ hội để truyền chánh pháp”, “tránh giẫm đạp lên cây cỏ non, côn trùng”, v.v. Nghĩ về ý nghĩa của mùa An cư, xin gợi lại vài mẫu chuyện đời thường để hiểu hơn về lòng từ bi của Đức Phật trải rộng đến muôn loài vạn vật.
Nhà tôi có một căn gác nhỏ, trên lợp bia-rô nên rất nóng, dành để đựng đồ vật không thường dùng. Lần tôi lên đó tìm cuốn sách cũ. Ngạc nhiên tột độ. Một cái ổ nhỏ xinh nằm ngay ở thành cửa sổ, và hai chú chuột nằm gọn trong đó ngủ ngon lành. Tôi lặng đi, không muốn nhúc nhích, sợ chúng sẽ thức giấc vụt chạy. Lũ chuột thính tai thế mà không hay tôi đang đứng bên và có thể dùng thứ gì đó kết liễu cuộc sống của chúng. Tôi xuống kể lại câu chuyện này với người nhà, gọi chúng là đôi vợ chồng. Bẵng đi thời gian lâu, tôi lên lại căn gác và quên luôn chuyện này, đến nay cái ổ cũng biến đâu mất. Tôi không hề làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng, thật lạ là trong nhà chuột không sinh sôi thêm, không thấy phá phách gì.
Một chuyện khác, từ cô em hàng xóm. Cô kể. Sáng ấy đi thể dục (đúng hơn là hành thiền niệm Phật), về đến nhà cô liền múc nước tưới vạt rau trước hiên chỉ vài mét vuông. Lạ. Sao thấy cụm đất cứ trồi lên hụp xuống như con gì đang thở. Lấy cái que khơi thì giật mình, một con ba ba lớn bằng hai bàn tay. Điều đầu tiên là cô nhìn quanh, nhìn ra đường xem có ai không. Nhanh chóng, cô ém chú ba ba vào chậu nhốt lại trong nhà tắm. Rất hồi hộp. Cô ra đứng đường nghe ngóng. Thường mỗi sáng hai gia đình hàng xóm trước mặt nhà đều dậy quét dọn; cô ra nói chuyện nhằm dò xét có ai kêu mất con ba ba. Không. Đến trưa cô cũng dạo qua nhà họ uống nước, hỏi tình hình chợ búa thế nào, trưa nay có mua gì ngon không. Tuyệt nhiên không ai nhắc đến con ba ba trị giá. Về, cô chững lại nhận định. Nhà cô nằm giữa mấy ngôi nhà liền kề đều tường cao; chỉ có hai nhà trước mặt là không, còn những nhà khác thì xa. Vậy con ba ba này từ đâu tới? Hay nó thoát ra khỏi một trong dãy quán nhậu ngoài quốc lộ, đã bò cật lực suốt đêm để làm một cuộc giải thoátngoạn mục. Nhưng tại sao nó không tạt vào nhà nào, lại rẽ ngang vào nhà cô - vốn là một Phật tửthuần thànhduy nhất ở xóm. Hay ngẫu nhiên nó bò vào đây, và đã được cô chủ âm thầm mang điphóng sanh.
Dĩ nhiêncon người không cần phải hiểu ngôn ngữ của loài vật mới cảm thông với chúng. Bồ Tát thương loài vật như mẹ thương con. Phật xem hết thảy chúng sinhhữu tình đều là quyến thuộc của mỗi người từ vô thỉ, đều là Phật vị lai. Phương hại loài vật chính là phương hạiquyến thuộc, là chưa hiểu chính mình cũng là Phật vị lai đồng đẳng. Thế nên Đức Phật luôn khuyên nên ăn chay để mở lượng từ bi vốn sẵn trong tâm mọi người.
Lạm bàn vào vấn đềăn chay, thiết nghĩchúng ta cần giải quyết mối tương quan giữa Con Người và Con Vật. Con người là động vật bậc cao. Con vật là động vật bậc thấp. Như vậy, giữa hai loài này khác trước hết ở chữ “cao” và “thấp”, nhưng đều là động vật, không nên tàn nhẫn phương hại nhau. Con vật do trí óc kém phát triển, sống theo bản năng tăm tối là điều dễ hiểu. Con người với trí thông minhvượt trội, lại vẫn nhiều người sống dựa vàobản năng nên nhân tâm tụt dốc.
Đức Phật không bảo người tu tại gia phải tuyệt đốiăn chay, mà trước hết khuyên người nên ăn theo Tam tịnh nhục: ăn thịt của con vật khi không giết nó, không thấy nó bị giết và không nghe tiếng nó kêu [cứu] khi bị giết. Tuy nhiên nếu một lòng hướng về Phật, một lòng nguyện được về Tây phương Cực Lạc thân cận cùng mười phương chư Phật thì việc tiến tớiăn chay cũng cần thiết lắm, bởi trước hết nó thể hiện sự tương ưng với tâm Phật.
Trường traisức khỏe có đảm bảo? Ngày nay khoa học đã chứng minh, ăn mặn đương nhiên sức khỏe tăng nhanh so với ăn chay, song mầm bệnh nhiều hơn ăn chay. Ăn chay, tiết thực là cơ sở của trường sinh. Xét về nghiệp lực: ăn mặntrái với Đạo, ăn chay thì ngược lại. Ấy là chưa bàn đến vấn đềcốt lõi: nếu chay tịnhđạm bạc, ăn với tâm vui vẻ thì thức ăn ấy là dưỡng sinh. Còn trước mặt đủ sơn hào hải vị song ta ăn với tâm tham sân thì thảy đều có thể tiết ra độc tố. Dễ hiểu hơn, ai thực hànhviên mãnThập Thiện, thì vài cọng rau cũng đủ giúp họ khỏe mạnh và minh mẫn. Mỗi vận mạng đều tiệm tiến theo nghiệp quả mà bản thân tạo ra. Sống thuận với Đạo có thể cải tạo vận mạng, trái với Đạo thường tổn thọ.
Người tu có những chướng ngại cơ bản cần đả phá là vọng tưởng - chấp trước - phân biệt. Nếu căn cơ không thuộc hàng tiền “thất lai”, thường niệm “A Di Đà Phật” sẽ đẩy lùi vọng tưởng. Chấp trước lớn nhất là xem thân này đồng với ta (thật ra chỉ là “của ta” như áo quần), từ đó không tin nhân quảluân hồi. Muốn trừ chấp trước phải thâm nhậpkinh điển Đại thừa, mà trước hết cần đọc/nghe giảng kinhĐịa Tạng (như cuốn Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký của HT Tịnh Không), kinh Vô Lượng Thọ (cuốn chú giảiVô Lượng ThọTrang NghiêmThanh TịnhBình Đẳng Giác Kinh của Kim cangThượng sư Hoàng Niệm Tổ), v.v. Phân biệt lớn nhất là cho con người thuộc hàng tối cao trong trời đất. Từ đó xem thường, đối xử tàn tệ với loài vật mà không biết rằng trong các đời quá khứchúng ta cũng từng khoác vô số thân khác nhau thuộc Tam đồ.
Con người hơn loài vật nhưng không thể tự thân sống dưới nước và bay trên bầu trời cao rộng. Thừa nhận người cao hơn người cốt nơi trái tim chứ không ở cái đầu, nhưng con người lại phủ nhận tình thương vô hạn của con vật. Bởi chúng cũng chảy nước mắt khi bị lôi vào các lò mổ, chúng cũng xả thân cứu người, chúng cũng đứt ruột mà chết khi nhìn con bị thợ săn sát hạ... Việc các nhà ngoại cảm nhìn thấy người chết, sau bao nhiêu năm vẫn còn ở ngoài mồ, đã khiến nhiều người hoài nghi về luân hồi trong nẻo ác. Các vị Bồ Tátứng thâncảnh báo: Con ngườinếu khôngtu tập, lúc mất đi muộn nhất sau 49 ngày đều theo nghiệp lực kéo vào trong lục đạo; việc họ còn ngoài mồ chỉ là tác dụng của “cái bóng” thần thức, không phản ánh đúng cảnh giới xấu họ đang phải chịu nhận.
Công phutu tập của hành giả trước hết thể hiện rõ ở lượng từ binới rộng đến đâu. Nếu thấu lý con vật cũng có Phật tánh, dĩ nhiên khi tổn người hại vật chính là chưa thấm nhuần mưa Pháp, bởi ta và vật và tha nhân vốn không hai. Rộng hơn, theo tinh thầnKinh điển: vạn vật đều cùng một tự tánh câu thông khắp hư không trọn pháp giới; lẽ nào ta tự hủy hoại chính ta.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.