- ● Sự Canh Tân Của Phật Giáo Từ Đông Sang Tây
- ● Lotus Hoa Sen - Thơ Rabindranath Tagore
- ● Khái Niệm Về "Thể Dạng Trung Gian" Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo
- ● Khái Niệm Về "Tám Mối Lo Toan Thế Tục" Trong Phật Giáo
- ● Kiến Tạo Lại Tượng Phật Khổng Lồ ở Bamyan (A-phú-hãn)
- ● Sự Hy Sinh Và Hạnh Phúc Gia Đình
- ● Phật Giáo: Tôn Giáo, Triết Học, Luân Lý Hay Khoa Học?
- ● Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Lá Cờ Phật Giáo
- ● Làm Thế Nào Để Giúp Đỡ Người Hấp Hối
- ● Dứt Khoát Với Chữ "Tiểu Thừa"
- ● Câu Trả Lời Đã Có Sẵn Trong Câu Hỏi
- ● Chuẩn Bị Như Thế Nào Cho Cái Chết Của Mình
- ● Lạm Bàn Về Khái Niệm "Khổ Đau" Trong Phật Giáo
- ● Ý Nghĩa Của Việc Ăn Chay Trong Phật Giáo
- ● Phật Giáo Và Vấn Đề Tính Dục
TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
Hoang Phong biên soạn và chuyển ngữ
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2012
(ấn bản thứ hai)
KIẾN TẠO LẠI TƯỢNG PHẬT KHỔNG LỒ
Ở BAMYAN (A PHÚ HÃN)
(Tin AFP ngày 25.2.2011)
1) Pho tượng lớn trước và sau khi bị phá sập, 2) Pho tượng nhỏ trước khi bị phá sập
Kiến tạo lại một trong hai pho tượng Phật khổng lồ ở Bamyan tại A-Phú-Hãn (Afghanistan) là một công trình có thể thực hiện được. Hai pho tượng này bị các người Hồi giáo Taliban đặt mìn phá tan vào năm 2001.
Giáo sư Erwin Emmerling của Đại học Kỹ thuật thành phố Munich (Đức quốc) là người phụ trách dự án này, vào ngày 25 tháng 2 vừa qua đã tuyên bố rằng trong hai pho tượng khổng lồ ở Bamyan thì pho tượng nhỏ – cao 38 thước – nhất định có thể tái tạo được bằng cách « ráp các mảnh vỡ » mà các nhà khảo cổ đã thu nhặt và cất giữ. Thế nhưng cũng theo ông thì việc tái tạo pho tượng lớn cao 55 mét có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ráp lại các mảnh vỡ bằng một phương pháp hoàn toàn mới mẻ
Pho tượng lớn được khắc nổi trong một hốc đá sâu 12 mét, khoét thẳng vào một vách núi bằng sa thạch. Trong khi đó bức tượng nhỏ được khắc trong một hốc đá chỉ sâu có 2 mét.
Giáo sư Erwin Emmerling đề nghị ráp các khối đá của pho tượng nhỏ bị vỡ bằng bằng cách dùng một chất keo silic hữu cơ, đây là một loại keo hoàn toàn mới vừa được phát minh. Keo silic hữu cơ thích nghi hơn với khí hậu của thung lũng Bamyan so với loại keo tổng hợp thông thường.
Thế nhưng trở ngại lớn nhất là phải xây dựng một nhà máy sản xuất loại keo này ngay bên cạnh nơi tái tạo bức tượng. Nếu không thì phải chuyển các mảnh vỡ về tận Đức quốc để lắp ráp, và người ta cũng hiểu rằng có khoảng 1.400 khối đá tất cả và nhiều khối nặng hơn hai tấn.
Các khối đá được cất giữ trong một kho chứa tạm thời
Hiện nay các khối đá được cất giữ cẩn thận trong một kho chứa trong thung lũng Bamyan, thế nhưng Giáo sư Erwin Emmerling rất lo ngại vì theo ông : « Việc tồn kho các khối đá chỉ có thể kéo dài thêm vài năm vì sa thạch có độ xốp cao ».
Vào thế kỷ thứ X, thành phố Bamyan từng là một trung tâm Phật giáo rất lớn và tấp nập, thuộc vùng trung tâm của A-Phú-Hãn và nằm trên trên con đường Tơ lụa. Theo Giáo sư Erwin Emmerling thì pho tượng nhỏ được tạc vào khoảng năm 544 đến 595, và pho tượng lớn vào khoảng 591 đến 644. Áo cà-sa tạc trên hai pho tượng khá dài. Sau khi phân tích hàng trăm mảnh vỡ, các nhà khoa học cho biết áo cà-sa trên hai pho tượng có màu xanh dương đậm và hồng. Thế nhưng về sau thì áo cà-sa trên pho tượng lớn được sơn đỏ và áo cà-sa của pho tượng nhỏ lại được sơn trắng.
Cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một Hội nghị Quốc tế tại thủ đô Paris vào ngày 3 tháng 3 năm 2011 để kỷ niệm 10 năm hai pho tượng bị phá sập và tổng kết sự tiến triển của dự án tái tạo đang được thực hiện.
Hoang Phong tổng kết bản tin của AFP (25.02.11)