Sự Biến Động Của Tâm Thức

23/10/201312:00 SA(Xem: 14163)
Sự Biến Động Của Tâm Thức

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÂM THỨC
CON ĐƯỜNG THOÁT LY
Như Hùng

Độc lập trong tư duy thường nghiệm
Tự do trong hành động tỉnh thức


Truy tìm những đột phá biến động của tâm thức, không hẳn y vào động tác được hình thành từ bên ngoài, cũng có thể hành động đó được xuất phát từ những nguyên tố, nhưng không do tác động ở nội hay ngoại tại, hoặc với đối tượng thì khép kín nó vào định lý, đã đươc đóng khung bởi bức tường sản phẩm đơn thuần của lý trí, nhưng thật ra nó không mang tính chất như thế.

Sự hành hoạt từ bên ngoài nếu có, ắt hẳn phải được hưng khởi từ nội giới, nhưng cũng có những đột biến tựu thành từ sự lưng chừng giữa nội và ngoại, và có lúc nó hình thành nhưng hoàn toàn chưa kịp đi qua quá trình kiểm chứng của nội tại. Như vậy những đột biến ấy có mang tính chất tư duy thường nghiệm trước khi hưng khởi? Và nếu không đi qua chặng đường ấy thì hậu quả như thế nào?

Nhân loại hôm nay đang đứng trước vực thẳm của ngút ngàn thống hận, điên loạn, sợ hãi triền miên không lối thoát, cũng từ nguyên lý thiếu vắng sự có mặt của những suy tư đúng nghĩa này, nỗi lo sợ bất an đang tràng ngập bao phủ trên vùng tâm linhcon người trực diện, sự xáo trộn, hãi hùng, quẩn trí, tai ương, chập chờn phảng phất đâu đây, bước chân về đâu cũng thấy gập ghềnh vấp ngã, sự sống được đặt ngang hàng với nỗi chết, và chết là trạng huống để trốn chạy niềm đau triền miên thống khổ.

Sự tiến nhanh của con người theo những lối tìm cầu ở bên ngoài, đang làm băng hoại tiềm năng tư duy ở nội tại. Ở đó chỉ có hành động, nhưng không cần kiểm chứng, chỉ có vung vãi nhưng không hề thẩm định tra vấn để tìm phương thoát ly. Những biến động của tâm thức có muôn ngàn trạng huống và dang thái khác nhau, tùy vào sự tàng chứa trong chủng nghiệp của mỗi con người. Tựu trung vẫn hoàn toàn nằm ở nội giới, hậu quả nguy hại hay không, phụ thuộc vào bản năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta có thường nghiệm quán chiếu hay không? Và đâu là phương cách thoát ly ra ngoài biến động ấy?

Con đường thoát ly ra khỏi những biến động đó, cần phải y vào 3 phương thức “Tín, Hạnh, Nguyện’’ trong Phật Giáo. Đây là nền tảng tối hậu của những bậc Bồ Tát siêu phàm đã nương vào để vượt thoát, đã tựu thành hạnh nguyên cao cả, và là cửa ngõ quan yếu nhất, biến thực tại khổ đau thành miền cực lạc. Hẳn nhiên đó là danh từ tổng hợp, để biểu thị đặc tính quan trọng trong tiến trình, chứ không nhất thiết trong giáo lý Tịnh Độ mới có những đặt thù ấy. Nương vào thực thể đang ẩn núp đàng sau những từ ngữ biểu tính đó, ta mới thấy đâu là giá trị tuyệt diệu của một sự thể, vốn không nằm trong kiến giải của sự thể. Nương vào ngữ ngôn, để tìm ra những bí ẩn thâm sâu đang bị khuất lấp bởi những nhãn hiệu lừa phỉnh, khi nào vén mỡ dính mắc ấy ra khỏi lăng kính, lúc đó mới thấy được đâu là thực tại nhiệm mầu. Và chỉ có phưong cách ấy, mới giúp ta thóat ly ra ngoài, mọi phong toả kèm chặt của ý thức hệ, trước ta, trong ta vốn tràn ngập và nhiều lần vung vãi ra ngoài.

Những con người đã từng mệnh danh, đỉnh cao của những triết thuyết. Từ những chủ thuyết Hiện Sinh, Duy Vật Biện Chứng,Tự Do Chủ Nghĩa v.v…đâu đó đang bị tàn phá, băng hoại và là một mớ lý luận nhồi sọ bóp méo, trong đó gây thêm khủng hoảng, xao động, bất an, hay đúng ra là sản phẩm trang sức cho một thời đại. Sau đó còn lại số phận sinh hủy như lúc ban đầu nó đã mang tính chất như thế. Bởi lẽ khi hình thành một tiền đề cho một định lý, trước hết là phải phá tan những gì đã có, để dựng nên một tiêu đề khác, cho có vẽ phù hợp với hiện tình. Điều này đã được thiết lập từ căn bản đập vỡ để xây, và xây để rồi đập, tấn tuồng này cứ thay nhau diễn, và đâu là thực thể nhiệm mầu tươi mát, một hạnh phúc tuyệt diệu trong lòng cuộc đời?

Sự tham lam của con người lúc nào cũng lục lạo, xông xáo tìm kiếm một ít kiến thức, hay vài trò múa rối của kẻ khác và biến họ thành thần tượng chế ngự, chi phối cuộc đời của mình, để rồi bị ru ngủ trong mê cung thầm kín, hay cất giữ trong bảo tàng viện được canh gác, phong toả bởi hàng rào kẽm gai của ý thức hệ.

Lịch sử tư tưỏng đã từng chứng minh, không một thần tượng nào không bị sụp đổ, vì lẽ sự dựng nên nếu có, chỉ là xu hướng nhằm thoả mãn sự khơi động đang ùn ùn trào dâng ở trong, chứ không phải hình thành từ những tra vấn nổ tung trên hành trình giải phóng ra khỏi triền phược. Nếu được cấu tạo từ điểm này, vô tình lôi kéo ý niệm đó, trở thành cửa ngỏ khép lại, chôn chặt, đẩy ta vào hố thẳm đen tối khác.

Thần tượng cũng có thể mang đến cho ta một vài khái niệm theo nghĩa ban bố, hay làm cho ta mê mệt trong những cảm hứng nhất thời, nhưng nếu dùng nó như tiến trình đi tới, thì hẳn chắc sẽ không đem lại giá trị tối hậu đích thực. Nhưng nếu từ rung cảm đê mê đó, chuyển hoá thành niềm vui miêm viễn, không khéo lại rơi vào ngõ ngách được bao trùm bởi màng lưới quan cảm, tưởng chừng khác. Trừ khi nào ta đặt nó như một công án, gõ vào trong tận cùng thâm sâu của hiện hữu, như là sự khơi động thường nghiệm, may ra ta mới vén mở được khởi nguyên. Y vào lối này ta đã hoà điệu vào cung bậc tương xứng và đối tượng ban đầu tự nhiên biến mất. Như vậy có phải là sự sụp đổ đúng nghĩa không?

Đã đến lúc lưỡi đao trãm cần phải chặt ngay vào ý niệm của ta, kể cả ý niệm dùng để chặt, một khi phá tan những chướng ngại thì con đường vượt tung sẽ hiển lộ tức khắc, thoát ra ngoài mọi kiên cố, định lý, lầm tưởng, bất biến, dù điều này hình thành từ những tra vấn khơi động, nhưng không do kết quả tư duy thực nghiệm. Khi nào lưỡi đao trãm chưa chặt phăng, thì lúc đó trong ta vẫn còn là một nỗi trôi không lối về.

Đừng bao giời biến ta thành sản phẩm hay đồ trang sức do sự tác tạo của kẻ khác, dù là ý tưởng để làm nổi bật bản năng đặc thù, hay sự uốn nắn của kẻ khác, mà ta lầm tưởng đó là cách, để đưa mình tới đích của tung hô. Ta phải đập tan hoang, tất cả những ý tưởng đã bao phủ ta vào một phạm trùuốn nắn ta trở nên khuôn mẫu trong mọi tư duy tác tạo.


Quan trọng hơn nữa đừng biến ta trở thành một thứ tín đồ, chỉ biết gục đầu sống với chứng thư được cấp phát, hay độc quyền do kẻ khác cứu rỗi, mà chính kẻ rao giảng tín điều đó, chưa một lần biết rõ bản mặt ban sơ của kẻ đã truyền trao.

Con đường để đi tới, để tựu thành và thoát ly ra ngoài mọi dính mắc khuôn mẫu đó, là phải tìm cho chính mình một hướng đi đích thực, một lý tưởng đúng nghĩa để phụng sự. Điều tối hậu nhất là phải độc lập trong suy tư và tự do trong hành động. Dĩ nhiên đây không phải là hai từ ngữ để mặc chúng ta vung vãi, hay khoác vào nó những hành động nguy hại do chính nó lừa phỉnh, và càng không có nghĩa che dấu những ý tưởng đen tối đằng sau từ ngữ ấy. Nó được hình thành hoàn toàn độc lập, những ý tưởng được hưng khởi đều phải đi qua quá trình tư duy đúng mức, không nằm trong tín điều hoặc sự chi phối của đấng quyền năng nào.

Phải là độc lập trong tư duy thường nghiệm và tự do trong hành động tỉnh thức, thì mọi hành hoạt thường dụng mới thể hiện trọn vẹn được giá trị an lạc, hạnh phúc. Đó là con đường y vào những gì hưng động, quật tung, thầm kín, đang ngự tiềm trong tâm của chính mình. Ở đó và trong đó, không bị sự mê hoặc, ru ngủ của kẻ khác, trừ khi sự vén mở hiển bày chưa đạt đến mức, thì nó lại lôi kéo khiến ta hệ luỵ. Tìm mọi phương cách để thành tựu và đem sở đắc đó, biến thành niềm thương yêu xoa dịu đồng loại, phục vụ bằng cả chân tình, phụng sự cho kẻ khác làm bước tiến tới hạnh phúc cao cả trong thương yêu, tạo dựng thế giới cực lạc trong lòng khổ đau của muôn loài. Ba phương thức để tiến tớithoát ly đó là:

TÍN: là niềm tin tưởng tuyệt đối vào chân lý, vào chính khả năng hữu dụng bất biến đang tiềm ẩn trong ta. Khả năng này khơi mở đúng lúc, thì cả càn khôn biến thành thực thể nhiệm mầu, đây là then chốt quan trọng nhất, trong việc mở tung cánh cửa tìm tới thực ngộ.

Ý thức trọn vẹn thâm tín vào chính ta, những kết quả tốt đẹp trong tương lai hoàn toàn do chính mình tác tạo, không do bất cứ một đấng nào có thẩm quyền đặt vị trí cho ta cả. Nếu tư duy đúng mức ta sẽ thấy những đấng toàn năng bất lực trước những nghiệp quả mà ta đang cảm nhận gánh chịu. Quả thật nếu quý ngài là biểu tượng tuyệt đối của quyền năng mà ta thường tôn thờ, có lẽ ngài đã mang chúng ta lên thiên đường hay niết bàn từ lâu rồi. Tại sao chúng ta vẫn cứ lặn hụp trong thế giới đầy thống hận, khổ đau này?

Đức Phật, một nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại đã từng minh định, ngài là một con người như tất cả những con người cư ngụ trên mặt đất và ngài đã dùng trí tuệ của chính mình để thực hiện con đường giải thoát, mà không cần đến sự gia hộ của bất cứ đối tượng nào, và ngài đã tựu thành sự nghiệp ấy. Vậy ai là người có thẩm quyền tối hậu để đưa ta thoát khỏi tử sinh, nếu không phải là ta?

HẠNH: Là những hành hoạt được xuất phát và tưụ thành trong tỉnh thức, đem đến cho mình và kẻ khác giá trị tuyệt hảo, niềm an vui, hạnh phúc trong lòng biến hiện của cuộc đời. Ở đó ta không tìm thấy, sự có mặt của những bản ngã, chỉ biết hành xử trong độc đoán, do sự sai sử của ý thức nguy hại, vung vãi những cặn bã kinh khiếp mà con người từng phải ghê tởm, lắc đầu, chối bỏ, trốn chạy.

Cái thẩm quyền đó không ai nhắc khéo và ban bố cho ta, nó vốn nằm sẵn trong ta, ở hai cánh cửa khác nhau, một bên là con đường đưa ta đến ngút ngàn hoa thơm thơ mộng tuyệt diệu, sự hân hoan sung sướng chào đón ta trên mọi lối về, và trong ta là cả một khung trời mơ đang ngự trị, một chân trời màu hồng, một bình minh ướp đầy hương thơm ngào ngạt hoa lá, và những đêm trăng sáng soi hành trình tìm tới đỉnh cao của tử sinh vượt thoát, thấp thoáng đâu đây dáng chị Hằng làm mát diu từng đêm trường cô quạnh, một thực tại vô cùng nhiệm mầu phủ vây. Lối thứ hai đó là khúc quanh của con người, của những thống khổ triền miên không một ngày mai tươi sáng. Đâu đó chỉ có hố thẳm thương đau, và những bóng đen ma quái bao phủ, gieo rắc nỗi khổ đau cho muôn loài. Sự nguy hại cứ thay nhau đè nặng, trên lối về cuối cùng của một đời. Lắm lúc ta tưởng chừng vào quyền uy thế lực có được, để tạm quên thực tế biến động, đè nặng, ám ảnh, trong từng đêm chập chờn với giấc ngủ không trọn. Và ngày mai thiên hạtung hô, cũng chỉ là sự miễn cưỡng, để xén bớt một chút gì ta có thể bù đắp được, nó trá hình và không thật như chính cái không thật mà ta đã tưởng chừng.

Và đâu là ngõ hoa đem đến cho mình và tha nhân, một bình minh tươi sáng, một đóa hồng chớm nụ trong nắng mai?

NGUYỆN: là con đường để hoàn thành những nguyện lực cao cả, chân chính, được nuôi dưỡng huân đúc ở trong ta. Những nguyện lực ấy đã được đúc kết từ những cơ nguyên ban đầu, nó là môi giới nối liền giữa thực nghiệm và tựu thành, biên giới giữa tác độngan lạc, và là kết quả tất nhiên của những tác tạo, hành hoạt, thường xuyên do ta mang đến.

Không phải chờ đến lúc sắp xuôi tay nhắm mắt, ta mới sực nhớ đến con đường tối hậu để đi tới phát khởi, lúc đó quá muộn màng, bởi lẽ nó là môi giới và kết quả, không hẳn là sự quyết định của chính nó. Sự tựu thành phải được xây móng ngay từ niềm tin, nguyên tố thứ nhất và thứ hai, kết quả còn lại là điều tất nhiên, không do ai mang đến mà chính ta, chính niềm tinhiện thực ban đầu đó. Những ý lực nào ru ngủ ta, đừng để đến lúc thảnh thơi mới thực hiện, ta cần phải chặt phăng ngay, vì sẽ không có một ngày nào ngơi nghỉ đúng mức cả, nếu ngày ấy còn nằm trong sự chờ, đợi để được. Phải duy trì ý niệmnguyện lực liên tục trong ta, thì điểm đích mới có cơ may tựu thành.

Những biến động của tâm thức sẽ không đè nén mãi trong ta, nếu ta chuyển hướng và biến nó trở thành nguồn suối tắm mát triền phược, bằng con đường hành động vượt thoát. Và đâu là điểm khởi và chung cuộc cho một đời trôi nổi?

Như Hùng

(CÙNG TÁC GIẢ)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19537)
22/08/2013(Xem: 16031)
12/02/2016(Xem: 9465)
19/05/2022(Xem: 5822)
17/08/2012(Xem: 43885)
15/05/2016(Xem: 24440)
18/01/2018(Xem: 25276)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.