Con Đường Bồ Tát (Chương 7) Tinh Tấn Toàn Hảo

24/09/201410:24 SA(Xem: 10533)
Con Đường Bồ Tát (Chương 7) Tinh Tấn Toàn Hảo

Tịch Thiên
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT
Chương 7
TINH TẤN TOÀN HẢO
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo bản Phạn- Anh)
Bản Anh: Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life.
Translated from the Sanskrit and Tibetan
by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace.
Snow Lion, 1997


Bodhisattvacharyavatara1.  Như vậy, bạn có an nhẫn, bạn nên đào luyện tinh tấn, bởi vì Tâm Bồ Đề được an lập với tinh tấn, và nếu khôngtinh tấn thì không có phúc đức, cũng như không có gió thì không có chuyển động.

2.  Tinh tấn là gì? Tinh tấn là nhiệt tình với công đức. Đối nghịch trực tiếp của tinh tấn là gì?  Đó là lười biếng tâm linh (đại lãn tâm linh), bám vào điều đáng khiển trách, thờ ơ, và tự khinh mình (= thối lui).

3.  Lười biếng tâm linh sinh khởi từ lười biếng, mê đắm các lạc thú, thích ngủ, và thèm khát la cà thơ thẩn do bạn thờ ơ trước các khốn khổ của sinh tử luân hồi.

4.  Các kẻ giăng bẫy, những phiền não tinh thần, toả ra các mùi hương khiến bạn bước vào cái bẫy tái sinh. Tại sao bạn không nhận thức được  chính bạn hiện nay đang ở trong miệng tử thần?

5.  Bạn không nhìn thấy các đồng loại của bạn bị giết từng người. Vào thời gian đó bạn bắt đầu ngủ say như một con trâu ở giữa những tên đồ tể.

6.  Khi Tử Thần ngắm nhìn bạn và các lối đi của bạn đều bị phong toả, làm cách nào bạn có thể vui vẻ ăn uống, và làm cách nào bạn có thể ngủ và  vui chuyện tính dục?

7.  Ngay dù bạn buông bỏ lười biếng tâm linh khi tử thần với các công cụ hành sự đầy đủ, đang nhanh chóng tới gần bạn, khi mọi chuyện sẽ là quá muộn, bạn sẽ làm gì?

8.  Bạn nghĩ: “Tôi chưa làm xong cái này. Tôi vừa mới bắt đầu cái này, nhưng mới làm được phân nửa. Tử thần đã đột ngột tới. Ôi, tôi đáng thương!”

9.  Ngắm nhìn các thân nhân đang tuyệt vọng với đôi mắt sưng đỏ, nước mắt tuôn trên mặt, đau buồn chấn động, và các khuôn mặt của các sứ giả của Tử Thần,

10.  Bạn thấy bị hành hạ bởi các hồi ức về các nết xấu vô đạo đức của mình, nghe các âm thanh của địa ngục, thân thể bài tiết các chất nhơ bẩn do sợ hãi, bạn sẽ làm gì khi bạn bị kinh hoàng như thế?

11.  Bạn nhận thấy mình là một con cá mắc lưới, đúng là bạn hiện đang sợ hãi. Khi bạn đã làm các nết xấu vô đạo đứcđối diện cái đau khổ mãnh liệt của địa ngục, bạn sẽ sợ hãi biết bao nhiêu?

12.  Do thế, bạn mỏng manh, bạn bị phỏng ngay cả khi chạm nước nóng. Khi bạn làm những hành động dẫn tới địa ngục, làm cách nào bạn vẫn thản nhiên thoải mái?

13. Bạn không cố gắng chi hết mà lại mong đợi các kết quả. Do thế bạn mỏng manh và nhiều đau đớn. Trong khi ở trong quyền lực của tử thần  (in the clutches of death), bạn hành sử giống như một kẻ bất tử. Này, bạn khốn khổ ơi, bạn đang phá huỷ chính bạn!

14.  Nay bạn tìm thấy con thuyền cuộc sống làm người, hãy vượt qua giòng sông mênh mông của đau thương. Ồ ngốc ơi, chẳng có thời gian để ngủ đâu, bởi vì con thuyền này khó mà gặp lại.

15.  Bạn buông bỏ hoan hỉ tối thượng của Pháp, suối nguồn vô tận của hoan hỉ, làm cách nào bạn có thể vui mừng trong tính phù phiếm và các chuyện vui đùa, chúng là hai nguyên nhân của đau khổ?

16. Bạn nên xa lìa tính thờ ơ, hãy kết hợp các khả năng, tỉ dụ thận trọng và khôn ngoan, tự kiểm soát, tính bình đẳng giữa tôi và kẻ khác, và sự hoán chuyển tôi với các kẻ khác,

17. Bạn nên tu tập các phẩm tính đó, chẳng chán nản băn khoăn suy nghĩ, “Làm cách nào tôi có thể đạt Bồ Đề?”  Vì Như Lai Như Lí Sư đã tuyên bố chân lí này:

18. “Ngay cả những kẻ đã từng là các con ruồi trâu, muỗi, ong, và sâu bọ, họ cũng đã đạt Bồ Đề vô thượng, vốn khó đạt, xuyên qua năng lực cố gắng của họ”.

19.  Tôi sinh ra làm người và có khả năng nhận biết cái gì lợi ích, và cái gì không, nếu tôi không buông bỏ sự hướng dẫn của đấng Nhất Thiết Trí (Phật), tại sao tôi không thể đạt Bồ đề?

20.  Nếu tôi sợ hãi, nghĩ, “Tôi sẽ phải hi sinh tay, chân, v.v...”, tôi có thể  lầm lẫn cái quan trọng với cái không quan trọng do tôi không có khả năng phân biệt.

21. Trong suốt hàng triệu kiếp tôi sẽ bị cắt, đâm xuyên, đốt cháy, và chẻ phơi nhiều lần, nhưng Bồ Đề sẽ không thành.

22.  Tuy thế, cái đau khổ nhỏ này của tôi, phương tiện để đạt Tỉnh Biết toàn hảo, thì cũng tương tự như đau khổ khi bị tiểu phẫu để lấy đi một cái gai đâm sâu.

23.  Tất cả các thầy thuốc đều chữa lành bệnh với các trị liệu có gây đau đớn. Thế nên để chữa lành nhiều thứ đau đớn, tôi cũng nên an nhẫn với cái đau nhỏ.

24.  Mặc dầu trị liệu như thế là thông thường, Thầy Thuốc Tối Thượng không theo cách đó. Ngài chữa lành các bệnh tật kinh niên với các trị liệu êm dịu.

25. Mới đầu, Đạo Sư kê thuốc bố thí các thứ rau cỏ, và các thứ giá trị chỉ như rau cỏ. Bạn làm việc đó tuần tự lên cấp do thế sau đó bạn có thể bố thí ngay cả da thịt của chính bạn.

26.  Khi tuệ quán sinh khởi rằng da thịt của bạn thì cũng tương tự như một thứ rau cỏ, kết quả là chuyện bố thí thịt xương của bạn có gì là khó đâu?

27.  Bạn không khổ vì buông bỏ các nết xấu vô đạo đức, và bạn không bị phiền não trong tâm vì khôn ngoan; vì các đau đớn tinh thần là do từ các phóng chiếu sai lầm [về thật tướng], và đau đớn thân thể là do từ các hành động nghiệp tội.

28.  Thân trải nghiệm lạc thú bởi vì có phúc đức. Tâm vui vẻ bởi vì có trí tuệ. Cái gì có thể làm phiền não một kẻ tâm đại bi ở lại trong sinh tử luân hồi để làm các lợi ích tốt đẹp cho những người khác?

29.  Nhờ có năng lực của Tâm Bồ Đề, bạn giập tắt các nết xấu vô đạo đức có từ trước và tích lũy đại hải phúc đức, bạn tiến bộ nhanh chóng hơn các thanh văn.

30.  Khi leo lên cỗ xe Tâm Bồ Đề, cỗ xe xa lìa thất vọng và mỏi mệt, bạn tiến từ hoan hỉ tới hoan hỉ, cái gì sẽ làm chán nản một kẻ biết suy nghĩ?

31.  Các năng lực của dục (Skt. chanda; desire), tín, hỉ và xả đều làm   lợi ích cho các hữu tình. Do sợ hãi đau khổ, bạn nên lưu xuất lòng dục đó khi bạn thiền quán về ân phúc của lòng dục.

32.  Bạn nên tăng trưởng tinh tấn của bạn với các năng lực của dục, tín, hỉ, xả, hồi hướngquyết tâm, để nhổ gốc rễ đối nghịch của tinh tấn.

33.  Tôi phải xoá bỏ vô số lỗi lầm đối với tôi và đối với các người khác. Thời gian để xoá bỏ mỗi một lỗi lầm có thể cần đến vô số kiếp.

34.  Thế mà tôi chẳng thấy các lỗi lầm của tôi bắt đầu được xoá, dù chỉ một phần nhỏ. Khi tôi bị duyên hội gặp phải vô lượng khổ đau [do các lỗi lầm của tôi], làm gì mà trái tim của tôi không tan nát? [= Tôi cần tránh các lỗi lầm]

There I do not see even a small fraction of a beginning of the elimination of faults. Why does my heart not burst open when I am to be allotted immeasurable suffering?

Cobuild Dictionary: You use BE with an infinitive to indicate that something is planned to happen, that it will definitely happen, or that must happen.

35.  Tôi phải nỗ lực học và tăng trưởng nhiều phẩm tính tốt đối với bản thân và đối với các người khác; dưới các hoàn cảnh khác, tôi không nỗ lực tu tập, sự đào luyện mỗi một phẩm tính tốt có thể không duyên hội xảy ra trong nhiều kiếp.

35. I must acquire many good qualities for myself and for the others; otherwise, the cultivation of every single good quality may not take place in myriads of eons (otherwise: under different circumstances; in different way).

36. Tôi chưa bao giờ luyện tập hướng về một chút phẩm tính tốt nào. Đời sống làm người này, thật khó mà có được, điều đáng ngạc nhiên là tôi lại sống như một kẻ vô ích.

37.  Tôi chưa tìm thấy hoan hỉ trong các lễ hội và lễ phụng hiến Đấng Cát Tường (The Blessed One/ Fortunate One). Tôi chưa tỏ lòng kính trọng giáo pháp, tôi cũng chưa đáp ứng được các hi vọng của những người nghèo.

38.  Tôi chưa đem đến vô úy cho những kẻ sợ hãi, tôi cũng chưa giúp đỡ những kẻ bị phiền não. Như vậy tôi chỉ như một cái móc làm mẹ tôi khổ đau khi cưu mang tôi trong thai tạng.

39.  Do vì tiền thân của tôi chẳng có mong cầu Pháp, thế nên tôi nay duyên hội bất hạnh như thế. Ai sẽ buông bỏ mong cầu về Pháp?

40.  Đức Phật tuyên bố mong cầu Pháp là gốc rễ của tất cả các hành động công đức, và thiền định liên tục về các kết quả của sự thuần thục của nghiệp là gốc rễ của lòng mong cầu Pháp.

41.  Các sự đau thương, các trầm cảm, các nỗi sợ hãi, và các nguyện vọng bị ngăn trở thì duyên hội xảy ra cho những kẻ làm ác hạnh.

42.  Bất cứ ở đâu lòng ham muốn của những kẻ dốc lòng làm thiện hạnh đi tới, ở đó các phúc đức của thiện hạnh sẽ là các hiến tặng của các kết quả thiện hạnh.

43.   Bất cứ ở đâu lòng ham muốn hạnh phúc của những kẻ làm ác hạnh đi tới, ở đó các nết xấu vô đạo đức phá hủy nó bằng các vũ khí của đau khổ.

44.  Do các công đức của mình, Các Người Con của Đấng Thiện Thệ,  cư trú trong lòng của các đoá sen khoáng đạt, thơm ngát, và mát mẻ, vẻ huy hoàng của họ được nâng cao với diệu âm của đấng Tối Thắng, và thân thể đẹp của họ hiện ra từ các đoá sen được nở do ánh sáng của Đấng Trí Tuệ (the Sage), họ được sinh ra trong sự hiện diện của đấng Thiện Thệ.

45.  Do làm các bất thiện hạnh, bạn kêu khóc trong đau thương, toàn thể da bạn bị các lính ngục của Diêm Vương lột, thân bạn bị dìm vào nước đồng sôi trên lửa nóng, thịt bạn bị cắt thành miếng nhỏ bởi hàng trăm nhát đâm của gươm và giáo nóng đỏ rực, và bạn té nhiều lần trên các sàn sắt nóng dữ dội.

46.  Thế nên, bạn nên nuôi dưỡng một lòng mong cầu công đức, đào luyện nó với lòng tôn kính. Một khi bạn đã khởi sự, bạn nên đào luyện tự tin theo phương pháp được nói trong kinh Kim Cương Tràng (Vajradhvajasutra).

47.  Trước nhất hãy khảo sát phương tiện để đạt mục đích của bạn, bạn nên hoặc khởi sự hoặc không. Chắc chắn là không khởi sự thì tốt hơn là khởi sự rồi sau đó thối lui.

48.  Thói quen này tiếp tục ngay cả trong một đời sống khác; và do nghiệp tội đó, sự đau khổ tăng thêm. Một cơ hội khác để hành động thì bị mất đi, và nhiệm vụ thì không được hoàn thành.

49.  Bạn nên thực hiện tự tin đối với 3 điều này: các hành động, các tuỳ phiền não tinh thần (Skt. upaklesa; secondary mental afflictions), và khả năng. “Tôi nên một mình làm việc đó” diễn tả tự tin quan liên tới hành động.

50.  Người đời bị các phiền não tinh thần đánh bại nên không có khả năng hoàn thành các tự lợi cho họ. Thế nên tôi phải làm lợi ích cho họ. Tôi thì không bất lực như họ.

51.  Tại sao một kẻ khác phải làm công việc thấp kém trong khi tôi đứng nhìn? Nếu tôi không làm việc đó bởi vì kiêu hãnh, vậy thì tốt hơn hãy để kiêu hãnh của tôi bị hủy diệt.

52.  Ngay cả một con quạ cũng hành sử như một con phượng hoàng khi tấn công một con rắn nước đã chết. Nếu tâm trí tôi yếu, ngay cả một  nghịch cảnh nhỏ bé cũng thành một phiền muộn.

53.  Khi bạn nản lòng, bạn thành ra bất lực, dễ tạo ra các nghịch cảnh, nhưng khi bạn phấn khởi và nhiệt tình, bạn không thể bị đánh bại ngay cả khi đối diện các nghịch cảnh lớn lao.

54.  Thế nên, với một tâm trí không linh động, tôi sẽ mang thêm tai họa vào nghịch cảnh. Bởi vì theo tầm mức tôi bị chế ngự bởi các nghịch cảnh, lòng ham muốn chiến thắng của tôi trên ba thế giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) là một chuyện đùa.

55.  Tôi phải chiến thắng mọi sự và không bị bất lực bởi mọi sự. Tôi phải nỗ lực học sự tự tin này, vì tôi là Đứa Con của Những Sư Tử, Chư Tối Thắng.

56.  Những ai bị kiêu mạn khống chế thì khốn khổ và không tự tin; họ ở dưới quyền lực của kẻ thù, kiêu mạn. Một người tự tin không đầu hàng trước quyền lực của kẻ thù.

57.  Bị kiêu mạn dẫn tới các trạng thái khốn khổ của hiện hữu tái sinh, họ không tìm thấy hoan hỉ trong đời sống nhân sinh. Họ là những kẻ nô lệ ăn những mẩu thức ăn vụn của các người khác, ngu si, xấu xí, và yếu ớt.

58.  Họ bị khinh miệt mọi nơi, vênh váo tự đắc với kiêu mạn, và khốn khổ. Nếu họ được liệt kê vào các người tự tin, họ là những người đáng thương. Hãy nói, họ thuộc loại nào? [Họ thuộc loại người tu khổ hạnh]

59.  Những Người Con của Đấng Tối Thắng là những anh hùng tự tin và chiến thắng. Họ có tự tin để chinh phục kẻ thù, kiêu mạn. Khi giết kẻ thù đang lớn mạnh, kiêu mạn, họ vui vẻ biểu thị kết quả của họ trước thế giới.

60.  Bạn an nhẫn (abide) trước nhiều loại phiền não tinh thần, bạn nên tinh tấn theo một ngàn cách và các chủ nhân của các phiền não tinh thần chẳng thể nào khống chế bạn, nên bạn giống như con sư tử bên cạnh một đàn nai.

61. Đúng vào thời điểm của nhiễu loạn lớn lao, mắt không tri nhận hương vị [vì đang quan tâm bảo vệ mắt trước nhất]. Cũng tương tự như thế, khi đối đầu với khó khăn, bạn không bị các phiền não tinh thần làm cho bất lực.

62.  Bạn nên dốc lòng vào hành động bạn đang tiến hành. Vui vẻ thú vị với hành động đó, bạn là tâm trí bất khả thoả mãn, giống như bạn gắng sức tìm thoả mãn theo kết quả của một trò chơi gieo hạt xúc xắc.

63.  Bạn làm một hành động vì muốn làm điều tốt cho hạnh phúc, và hạnh phúc có thể duyên hội xảy ra hoặc không. Nhưng làm cách nào bạn kẻ hoan hỉ trong hành động có thể hạnh phúc khi bạn không hành động?

64.  Trong sinh tử luân hồi, không có sự thoả lòng trong sự ham muốn giác quan vì nó giống như thưởng thức mật ong trên lưỡi dao sắc bén. Cam lộ của phúc đức ngọt ngào trong thuần thụclợi ích, làm cách nào bạn lại có thể no chán?

65.  Thế nên, sau khi hoàn tất một hành động, bạn nên phóng thẳng vào hành động kế tiếp, cũng như một con voi, bị cháy xém bởi mặt trời giữa trưa, tức khắc chạy tới một hồ nước.

66.  Khi sức lực của bạn bắt đầu suy giảm, bạn nên ngừng lại, do thế sau đó bạn có thể tham dự trở lại. Khi một công việc đã hoàn thành tốt, bạn nên rời khỏi nó, và ham muốn làm các việc kế tiếpkế tiếp.

67.  Bạn nên ngăn ngừa các cú đánh của các phiền não tinh thần, và tấn công mãnh liệt chúng, như là trong trận đấu kiếm với một kẻ thù lão luyện.

68.  Trong trận đấu kiếm bạn sẽ nhanh chóng, sợ hãi nhặt thanh kiếm bị rớt, cũng thế, bạn sẽ nhặt ngay lập tức thanh kiếm chánh niệm vừa mới bị đánh rơi, trong khi nhớ đến các địa ngục trong tâm.

69.   Cũng như chất độc lan truyền toàn thân một khi nó vào tới máu, một lỗi lầm lan truyền toàn thể tâm một khi nó tới được điểm có thể thương tổn.

70.  Một hành giả nên giống như một kẻ mang bình dầu phải cẩn thận tránh vấp té do sợ bị giết, trong khi ở dưới sự giám sát của một kẻ mang kiếm.

71.  Thế nên, cũng như bạn nhanh chóng nhảy lên khi một con rắn bò trên đùi bạn, do thế bạn nên phản ứng nhanh chóng khi thấy thích ngủ và biếng nhác đi tới.

72.  Ở mỗi lỗi lầm, bạn nên cảm thấy hối hận mạnh mẽ và suy nghĩ cẩn thận: “Tôi sẽ hành sử như thế nào để cho sự việc này không xảy ra với tôi thêm lần nữa?

73.  Bạn nên tìm kiếm một bạn đồng hành hoặc một nhiệm vụ được chỉ định với động cơ này: “Làm cách nào tôi có thể tu tập chánh niệm trong các hoàn cảnh này?

74.  Hãy nhớ đến giáo pháp về lương tâm (conscientiousness), bạn nên tự đánh thức mình, do thế bạn luôn luôn chuẩn bị trước khi đảm nhiệm công việc.

75.  Cũng như bông vải bị đong đưa theo chiều gió đến và đi, bạn nên tự giao phó cho nhiệt tâm bạn, và trong cách này các năng lực phi thường của bạn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và lành mạnh.

75.  Just as cotton is swayed in the direction of the wind’s coming and going, so should one surrender oneself to one’s enthusiasm, and in this way one’s supernormal powers will thrive.  


Xem bản tiếng Anh (PDF): ● Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life.

CÁC CHƯƠNG TRƯỚC: (Cùng dịch gỉa)
Con Đường Bồ Tát (Chương 1) Lợi Lạc Của Tâm Bồ Đề.
Con Đường Bồ Tát (Chương 2) Sám Hối Nghiệp Tội.
Con Đường Bồ Tát (Chương 3) Tâm Bồ Đề Nguyện.
Con Đường Bồ Tát (Chương 4) Thực Hành Tâm Bồ Đề.
Con Đường Bồ Tát (chương 5) Bảo Vệ Tỉnh Biết
Con Đường Bồ Tát (Chương 6) An Nhẫn Toàn Hảo
Con Đường Bồ Tát (Chương 7) Tinh Tấn Toàn Hảo
Con Đường Bồ Tát (Chương 9) Trí Tuệ Siêu Việt.

SÁCH ĐỌC THÊM (KHÁC DỊCH GIẢ):
NHẬP HẠNH BỒ TÁT Tịch Thiên - Nguyên Hiển Việt dịch (sách)
NHẬP BỒ TÁT HẠNH Tịch Thiên (Shantideva
)- Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải (sách)

BỒ TÁT HẠNH Santideva (Tịch Thiên) - Thích Trí Siêu dịch (sách)
BỒ TÁT HẠNH TRONG KINH VIÊN GIÁC Thích Nguyên Tịnh


    





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2022(Xem: 3773)
18/09/2012(Xem: 71918)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.