Đại Thừa

05/10/20149:53 SA(Xem: 11882)
Đại Thừa

ĐẠI THỪA

Mãn Tự

Nếu theo giả thuyết thứ nhất thì không đúng với tự ngã của con người, vì một con người khi chưa giác ngộ mà có khả năng sáng tác được những kỳ quan vĩ đại như những bộ kinh Đại thừa thì vị ấy không chấp nhận đứng chung hay đứng dưới một vị nào.

Hiện nay trên thế giới có một số cao nhân học giáo lý giác ngộ, và một số nhà tri thức nghiên cứu giáo lý giác ngộ. Sau nhiều năm bỏ ra công sức suy tìm, từ kinh tạng Nam tông cho đến quay ngược lại dòng lịch sử khi đấng giác ngộ thị hiện thành đạo cho đến lúc nhập Niết bàn vẫn không tim ra cái mốc thời gian của các bộ kinh Đại thừa phát khởi, vì vậy mà những vị ấy cùng tạm đồng ý với nhau rằng: Những bộ kinh Đại thừa không phải do chính Thế tôn thuyết, mà nó chỉ phát khởi vào thời kì Phật giáo phát triển sau khi Thế tôn nhập niết bàn, hay nghi ngờ đó là những sáng tác của người Trung hoa.

  Nếu theo giả thuyết thứ nhất thì không đúng với tự ngã của con người, vì một con người khi chưa giác ngộ mà có khả năng sáng tác được những kỳ quan vĩ đại như những bộ kinh Đại thừa thì vị ấy không chấp nhận đứng chung hay đứng dưới một vị nào.

  Còn theo giả thuyết thứ hai nếu  những bộ kinh Đại thừa do người Trung hoa sáng tác thì lại không đúng với sự tự tôn của dân tộc . Vào thời kỳ đạo giác ngộ truyền vào Trung hoa thì nền văn minh Trung hoa đâu có kém Ấn độ, họ cũng có tôn giáo riêng để sùng kính tôn thờ như: Lão, Trang, Khổng, Mạnh, Vì vậy nếu họ có phát minh sáng tác được những áng văn vĩ đại như kinh Đại thừa thì họ đâu có ngu gì hai tay đem dâng cho người khác. Mỗi dân tộc đều có sự tự hào riêng của dân tộc mình đó mà.

  Người Trung hoa rất giỏi về quan sát hiện tượng cho nên những sáng tác của họ từ Lão, Trang cho đến Khổng, Mạnh và Chu dịch, điều lấy hiện tượng biến hóa làm căn bản, còn về tâm ý thức thì hoàn toàn vắng bóng, cho nên ngài Khổng tử đã trả lời cho vị học trò khi vị này hỏi về cái chết:” Khi chưa biết hết cái sống, hỏi làm gì đến cái chết” Hay cao siêu hơn nửa như Trang Châu Mộng Hồ Điệp, hay lấy ngón tay để thí dụ  con ngựa của Trang Tử, chứ không thể nào vươn tới trí Bát nhã hay cảnh giới Bất nhị như hầu hết trong kinh Đại thừa, vì vậy mới có một vị tổ Thiền tông chê Trang Châu rằng “ sao không lấy ngón tay để thí dụ ngón tay, lấy con ngựa để thí dụ con ngựa” Lấy một vật này để thí dụ cho một vật khác, đó là cách thông thường của những vị thầy dùng để diễn giải những sự_ vật đang vắng mặt. Nhưng bằng cách này hay cách khác mà dùng cái này để thí dụ cho cái kia thì không thể nào thoát khỏi Nhị nguyên luận

  Thay vì như Trang châu lấy ngón tay để thí dụ cho con ngựa thì những vị thầy được trí bất nhị hay trí bát nhã nói thế này “ ngón tay không phải  ngón tay  cũng không rời ngón tay, con ngựa không phải con ngựa  cũng không rời con ngựa”

  Để thêm phần phong phú và sáng sủa của cảnh giới Bất nhị, xin trích một đoạn nhỏ trong kinh Bat Nhã Ba la mật đa khi ngài Tu bồ Đề hỏi Thế tôn về tâm giác ngộ. “Bạch Thế tôn Đại bồ tát được Vô thượng Bồ đề bằng sơ tâm hay bằng hậu tâm, nếu bằng sơ tâm được Vô thượng Bồ đề thì sơ tâm không tới hậu tâm, còn nếu hậu tâm thì sơ tâm đã qua mất rồi như vậy thì Đại bồ tát làm sao được Vô thượng Bồ đề” Thế tôn trả lời ngài Tu bồ đề “ Này Tu bồ đề Bồ tát được Vô thượng Bồ đề không phải bằng sơ tâm cũng không rời sơ tâm, cũng không phải hậu tâm cũng không rời hậu tâm, cũng như đốt đèn sơ trung hậu đều khác nhau nhưng ánh sáng thì không khác”.

  Vậy những bộ kinh Đại thừa từ đâu phát khởi có phải do Thế tôn thuyết hay không. Nói đến Đại thừa thì chúng ta phải hiểu là nói vượt lên trên sự bình thường có nghĩa là nó không hoàn toàn nằm trong cảm nhận của các giác quan. Thí dụ một người muốn quan sát thiên văn cho rỏ ràng thì phải có viễn vọng kính, chứ bằng cặp kính mát bình thường thì không làm sao thấy được những dãy thiên hà mặt dù nó vẫn hiện hữu.

  Cũng vậy muốn tìm hiểu Đại thừa thì trình độ của chúng ta phải vượt lên tri thức bình thường thì mới có thể nhận chân ra, còn không thì dù rằng kinh Đại thừa có ở trước mắt nhưng nó vẫn cách xa như những dãy ngân hà trong vũ trụ. Có những vị tìm hiểu kinh Đại thừa theo lịch sử Thế tôn đản sinh, xuất gia, hành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn vào ngày giờ năm tháng như vậy, như vậy, thì chắc chắn rằng những vị đó không mong gì hiểu được chút ít về Đại thừa, thì làm sao có thể tìm ra được nguồn gốc hay xuất xứ của kinh Đại thừa, những vị đó không mang kính hiển vi thì làm sao thấy được những vi sinh trong chén nước.

  Thông thường muốn tìm hiểu một sự việc gì thì chúng ta quay về điểm xuất phát ra để nghiên cứu. Tuy nhiên có những sự việc không nằm trong quy luật thông thường mà nó vượt lên trên quy luật thông thường như kinh Đai thừa. Chúng ta đọc kinh thấy mỗi lần Thế tôn sắp thuyết pháp thì chư vị thính chúng phải ở trong trạng thái Định, mà trạng thái Định đó vượt lên trên mọi trạng thái bình thường, giống như hai chén nước múc lên cùng một dòng sông nhưng một chén thi lóng trong còn chén kia thì mới múc.

  Đấng đại giác tuyên bố rằng chánh pháp luôn thường hằng, có Như lai ra đời hay không thì chánh pháp vẫn là Như. Chánh pháp không nằm trong ba thời, những bậc giác ngộ cũng không ở trong ba thời, vì vậy muốn tìm nguồn gốc kinh Đại thừa mà quay lại 2560 năm trước thì làm sao tìm ra được.

  Những bậc giác ngộ với kinh Đại thừa cùng đồng hành trong ba thời nhưng ba thời không thể nào tác động đến được. Để diễn tả pháp thường trụ thì tuyệt vời thay bài kệ của ngài Phó đại sĩ “ Tay không nắm cán mai, đi bộ lưng trâu ngồi, theo cầu qua bến nước, cầu trôi nước chẳng trôi”

  Trên một dòng sông trải qua thời gian từ đời này tiếp nối đời nọ chúng ta xây dựng không biết bao nhiêu cây cầu nhưng dòng nước thì vẫn cứ im lìm chảy mãi. Cũng vậy cho dù chúng ta có trôi lăng vô lượng, vô biên hằng hà sa số kiếp thì kinh Đại thừa vẫn tồn tại trong ta chưa bao giờ rời, vì sao? Vì Đại thừa kinh chính là thân tâm này hay thân tâm này chính là Đại thừa kinh vậy.

  Muốn tìm hiểu kinh Đại thừa không thể quay lại bánh xe thời gian mà hãy tìm trong sự giác ngộ. Không có giác ngộ kinh Đại thừa biến thành triết lý. Hiện nay có những vị bình luận giảng giải kinh Đại thừa vì không đủ công phu vì thiếu định lực nên những vị đó càng bình luận giảng giải  thì càng đi xa nghĩa chính của kinh và vô tình lần lần những vị đó biến nghĩa lí xâu xa của kinh Đại thừa thành triết lí, như kinh Bát nhã ba la mật đa thành triết lí tánh không, kinh Hoa nghiêm thành triết lí Hoa nghiêm.v.v. Từ ý nghĩa thâm sâu chỉ dẫn chúng ta đi đến giác ngộ, bây giờ trở thành triết lí thật không đáng tiết hay sao.

  Thế tôn hiện đang thuyết phápLinh Thứu sơn đó là lời của vị tổ Thiên thai tông khi ngài giác ngộ kinh Pháp hoa, mặc dù tính theo thời gian thì lúc đó đã cách hàng ngàn năm khi Thế tôn thị hiện. Chư Như lai và chư Đại bồ tác luôn luôn thuyết pháp, nhận được hay không là do trình độ của chúng ta, giống như làn sóng điện phát thanh trong không gian tai ta không thể nào nghe được nhưng có cái radio thì bắt được làn sóng đó. Không chỉ chư Như laichư Đại bồ tát đang thuyết phápvạn vật trong vũ trụ này cũng đang thuyết pháp nhưng vì thân tâm ta không tẩy rửa, không trong sạch nên không nhận ra “ Xanh xanh trúc biếc là pháp thân, mơn mởn hoa vàng chân bát nhã. Những làn sóng phát thanh, những hình ảnh từ satalite phủ trùm khắp địa cầu nhưng những người không có thiết bị thị không thể nào nghe thấy được. Thời đại bây giờ có nhiều thứ chúng ta biết là có nhưng giác quan không thể nhận ra, vì không nhận ra mà bảo rằng không có như vậy chẳng quá miển cưỡng hay sao

  Trong kinh Hoa nghiêm. Thiện tài đồng tử sau khi chiêm ngưỡng lầu các Tí lô giá na xong liền hỏi Di lạc Bồ tác “ Bạch Đại thánh sự trang nghiêm này đi về đâu, Bồ tát Di Lạc nói: đi về nơi chổ đến. Thiện tài hỏi: từ chổ nào đến. Bồ tát Di lạc đáp: từ trong trí huệ thần lực của Bồ tác mà đến, nương thần lực của bồ tác mà trụ, không có chổ đi cũng chẳng có chổ trụ, chẳng phải tích trụ, chẳng phải thường hằng, xa rời tất cả.

  Sự trang nghiêm của tòa lầu cát Tì lô giá na đó được xây dựng lên bởi những bộ kinh Đại thừa, những trân bảo quý báu phóng vô lượng hào quang ánh sáng đó là những ý nghĩa trong những bộ kinh Đại thừa. Nói chung lá những bộ kinh Đại thừa xuất hiện đều không nằm trong thời gian tính. Chỉ từ trong trí huệ của bật giác ngộ mà đến nương thần lực gia trì của những bậc giác ngộ mà trụ, chẳng đến, không đi chẳng thể tìm cầu theo cách thông thường mà được. 

 

Mãn Tự
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19536)
22/08/2013(Xem: 16030)
12/02/2016(Xem: 9465)
19/05/2022(Xem: 5822)
17/08/2012(Xem: 43885)
15/05/2016(Xem: 24439)
18/01/2018(Xem: 25274)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.