Con Đường Bồ Tát (Chương 10) Hồi Hướng

26/10/20143:29 SA(Xem: 9576)
Con Đường Bồ Tát (Chương 10) Hồi Hướng

Tịch Thiên
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT
Chương 10
HỒI HƯỚNG
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo bản Phạn- Anh)
Bản Anh: Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life. 
Translated from the Sanskrit and Tibetan 
by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace. 
Snow Lion, 1997

Bodhisattvacharyavatara1.  Nguyện cho tất cả các hữu tình cảm nhận phúc đức đi vào Con Đường Bồ Tát trong khi chiếu soi tác phẩm Con đường Bồ Tát do tôi viết.

2.  Nương nhờ công đức của tôi, nguyện cho tất cả hữu tình trong tất cả các phương trời bị phiền não do các đau khổ thân tâm đều nhận được đại hải hoan hỉ và thoả lòng.

3.  Nguyện cho hạnh phúc của tất cả hữu tình không bao giờ suy giảm khi vẫn còn trong sinh tử luân hồi. Nguyện cho thế giới thành tựu hoan hỉ không ngừng của chư Bồ Tát.

4.  Nguyện cho các hữu tình trong tất cả các địa ngục trong các thế giới  đều hạnh phúchoan hỉ trong Thế Giới Cực Lạc.

5.  Nguyện cho những kẻ bị phiền não do giá lạnh tìm thấy ấm áp. Nguyện cho những kẻ bị bức bách do nóng bức được làm mát mẻ bởi các đại hải nước phóng ra từ các đám mây lớn của chư Bồ tát.

6.  Nguyện cho khu rừng lá kiếm trở thành khu vườn lạc thú mĩ lệ cho họ; nguyện cho những cây Salmali tương tự thanh kiếm trở thành những cây thoả mãn mong ước.

7.  Nguyện cho những miền địa ngục trở thành những ao hoa sen mênh mông thơm ngát, hoan hỉ, mĩ lệ và vui thú với các tiếng kêu của các con ngỗng trắng, vịt trời, ngỗng đỏ, và thiên nga.

8.  Nguyện cho đống than đang cháy trong địa ngục trở thành một gò châu báu. Nguyện cho bãi đất đang cháy trong địa ngục trở thành sàn nhà pha lê cẩm thạch; và nguyện các “địa ngục núi ép” trở thành ngôi đền thờ kính chư Thiện Thệ.

9.  Nguyện cho những trận mưa than đang cháy, các đá nóng chảy tràn ra từ núi lửa, và các dao ngắn từ nay trở thành mưa hoa; nguyện cho hai bên giao chiến với các vũ khí nay trở thành trận đấu tung hoa vui thích.

10.  Nương nhờ năng lực đức hạnh của tôi, nguyện cho những kẻ da thịt bị tróc hết, bộ xương có màu trắng hoa cúc, và những kẻ phải ngâm mình trong giòng sông Vaitarani mà nước giống như lửa, chuyển thành các thân cõi trời, và cư trú với các thiên nữ bên giòng sông Mandakani.

11.  Nguyện cho các lính ngục dữ dằn của Diêm Vương (Yama), các con quạ, các con kên kên chăm chú nhìn nơi đây trong sợ hãi. Chúng nhìn lên thấy Thần Kim Cương Thủ (Vajrapani) chói sáng trong bầu trời và tự hỏi: Ánh sáng rực rỡ này xua tan bóng tối mọi phía và lưu xuất hoan hỉ thoả lòng là của ai? Nguyện cho các hữu tình địa ngục đều ra đi cùng với ngài, cách tuyệt các nết xấu vô đạo đức do nương nhờ năng lực hoan hỉ của chúng.

12.  Một trận mưa hoa sen với các nước thơm, dập tắt các ngọn lửa không ngừng nghỉ của các địa ngục. Nguyện cho các hữu tìnhđịa ngục, bất thình lình vui tươi trở lại với hoan hỉ, thán phục. “Chuyện gì đây?” và nguyện cho chúng thấy Bồ tát Quán Thế Âm (Padmapani = Avalokitesvara).

13.  Các bạn, hãy đến, hãy đến mau! Hãy liệng bỏ sợ hãi! Chúng ta sống rồi ! Ngài Văn Thù, vị chiến thắng đánh tan sợ hãi biểu lộ hạnh phúc tuyệt vời (a radiant vanquisher of fear), một hoàng tử trong áo tăng sĩ đã đến với chúng ta. Năng lực của ngài làm biến mất mọi thứ đối nghịch, và các giòng hoan hỉ  tuôn tràn, Tâm Bồ Đề  sinh ra, cũng là đại bi, mẫu thân bảo vệ tất cả các hữu tình.  

14.  Hãy thấy ngài với bàn chân hoa sen được hàng trăm chư thiên có mũ miện cung kính, ngài ngắm nhìn tất cả với đôi mắt chan chứa đại bi. Trên đầu ngài một giòng mưa hoa các loại tuôn xuống, có những lâu các mùa hè vui tươi với hàng ngàn thiên nữ hát những bài tán ca. Nguyện cho tất cả các hữu tình địa ngục phấn khởi ngay lập tức khi chúng thấy ngài Văn thù.

15.  Nương nhờ các đức hạnh của tôi, nguyện cho các hữu tình của các địa ngục hân hoan khi nhìn thấy các đám mây vô ngại của chư Bồ tát, có Bồ tát Phổ Hiền làm thượng thủ, và mang đến những làn mưa bay vui thích, mát mẻ, và thơm hương, và các làn gió nhẹ.

16.   Nguyện cho những đau đớn bức bách và những sợ hãi của các hữu tình trong địa ngục đều được chuyển thành tịch tĩnh. Nguyện cho các cư dân của tất cả các trạng thái hiện hữu khốn khổ được giải thoát cách tuyệt các trạng thái buồn rầu.

[Bản Tạng ngữ thiếu kệ tụng này]

17.  Nguyện cho các hiểm nguy của các động vật/ loài bàng sinh bị ăn thịt lẫn nhau đều biến mất. Nguyện cho các loài qủy đói được hạnh phúc như những người ở châu Uttarakuru [một trong bốn châu của thế giới].

18.  Nguyện cho các loài qủy đói luôn luôn được no đủ, được tắm rửa, và được tươi mát do các giòng sữa tuôn ra từ bàn tay của Quán Thế Âm cao quý.

19.  Nguyện cho các người mù luôn luôn thấy các sắc tướng, và nguyện cho các người điếc nghe được. Nguyện cho các phụ nữ mang thai sinh con đều không đau đớn, giống như Ma gia phu nhân (Mayadevi).

20.  Nguyện cho các hữu tình thụ đắc mọi thứ lợi íchtùy theo ý muốn của tâm: quần áo, thức ăn, thức uống, các tràng hoa, kem thoa chiên đàn, và các trang sức.

21.  Nguyện cho những kẻ sợ hãi trở thành không sợ hãi, và những kẻ bị đau thương bức bách tìm thấy hoan hỉ. Nguyện cho kẻ tuyệt vọng trở thành quả cảm và cách tuyệt sợ hãi, lo âu.

22.  Nguyện cho người bệnh trở thành khoẻ mạnh. Nguyện cho hữu tình cách tuyệt mọi trạng thái nô lệ. Nguyện cho kẻ yếu thành kẻ mạnh và có tấm lòng cảm mến đối với nhau.

23.  Nguyện cho các cõi miền đều hiếu khách đối với các lữ khách trên các nẻo đường. Nguyện cho mục đích họ hoạch định cho hành trình đều được hoàn thành.  

24.  Nguyện cho những kẻ hải hành bằng tàu thuyền được thành công như họ mong muốn. Nguyện cho họ tới được bến bờ bình yên và cảm thấy hạnh phúc tuyệt vời với thân nhân của họ.

25.  Nguyện cho những kẻ lạc lối trong các khu rừng ảm đạm tình cờ gặp được các nhóm khách lữ đồng hành; và nguyện cho họ hành trình không mệt mỏi, không sợ hãi các kẻ cướp, các hổ báo, v.v…

26.  Nguyện chư thần bảo hộ giữ gìn che chở cho những kẻ thiểu trí, ngu ngốc, điên, không nơi nương tựa, non trẻ , và già cả, và những kẻ sống trong hiểm nguy vì bệnh tật, hoang địa, và v.v…

27.   Nguyện cho các hữu tình cách tuyệt sự không có thuận duyên tu tập; nguyện cho các hữu tình có đủ các cung cấp hoàn cảnh cho chánh tín, trí tuệ, và đại bi; nguyện cho hữu tình đều sở hữu vóc dáng và hành vi thiện hảo; và nguyện cho các hữu tình luôn luôn nhớ lại được các đời sống kiếp trước của họ.

28.  Nguyện cho các hữu tình sở hữu các kho tàng vô tận giống như Hư không tạng. Nguyện cho hữu tình không còn các xung đột hoặc gây rối nhau, có một đời sống tự định hướng.

29.  Nguyện cho các hữu tình có chút rạng rỡ được ban cấp vẻ đẹp lộng lẫy tuyệt vời. Nguyện cho những kẻ tả tơi xấu xí được ban cấp cho vẻ đẹp.

30.  Nguyện cho các phụ nữ trong thế giới trở thành có khả năng như nam giới. Nguyện cho những kẻ thấp kém đạt được các vị thế cao, nhưng không hề hống hách.

31.  Nhờ công đức này của tôi, nguyện cho tất cả các hữu tình không ngoại trừ một ai, đều không làm mọi nết xấu vô đạo đức và luôn luôn thực hiện đức hạnh.

32.  Nguyện cho tất cả hữu tình, luôn luôn có Tâm Bồ Đề, tận tuỵ với Con Đường Bồ Tát, gia hộ bởi chư Phật, cách tuyệt các hành động theo đường lối các ma.

33.  Nguyện cho tất cả hữu tình đều có tuổi thọ vô lượng. Nguyện các hữu tình đều luôn luôn sống hạnh phúc, và nguyện cho chính từ ngữ “chết” biến mất.

34.   Nguyện tất cả các phương của thế giới đều hoan hỉ với các vườn cây như ý, có chư Phật và Các Con của chư Phật (= Bồ tát) hiện diện, vang lên các âm thanh của Pháp.

35.  Nguyện cho mặt đất mọi nơi không có sỏi đá, êm trơn như lòng bàn tay, mềm mại và làm bằng lưu li.

36.  Nguyện cho các hội thượng Chư Bồ Tát an vị tất cả các phương. Nguyện Chư Bồ Tát trang nghiêm trái đất với sự huy hoàng rực rỡ của chư vị.

37.  Nguyện cho tất cả hữu tình nghe âm thanh của Pháp không ngừng nghỉ, từ các con chim, từ mỗi cây, từ các tia sáng, và từ bầu trời.

38.  Nguyện cho các hữu tình luôn luôn gặp Chư Phật và Các Người Con của Chư Phật. Nguyện cho các hữu tình tôn kính Đạo Sư của Thế Giới với vô lượng đám mây dâng cúng.

39.  Nguyện cho một vị trời ban mưa đúng thời, và nguyện cho mùa màng phong phú. Nguyện cho dân chúng thịnh vượng, và nguyện cho nhà vua công bằng chính trực.

40.  Nguyện cho các thuốc đều hữu hiệu, nguyện cho các thần chú của các kẻ tụng đọc đều ứng nghiệm. Nguyện cho các không hành nữ (dakinis), các la sát (raksasas) và các tinh linh (ghouls) khác đều có lòng đại bi.

41.  Nguyện cho không hữu tình nào làm nghiệp tội, đau yếu, bị bỏ ngơ, không hạnh phúc, hoặc bị ghét bỏ; và nguyện cho không ai bị chán nản.

42.  Nguyện cho các tự viện đều được an lập, lễ tụng và học hỏi đầy đủ. Nguyện cho luôn luôn hoà hợp giữa Tăng Già, và nguyện cho mục đích của Tăng Già được hoàn thành.

43.  Nguyện cho chư tăng muốn tu tập tìm được nơi độc cư. Nguyện chư tăng thiền định với các tâm của họ linh hoạt và cách tuyệt tất cả các tán loạn.

44.  Nguyện cho chư ni được các trợ cấp và cách tuyệt các tranh cãi và phiền nhiễu trách móc. Nguyện cho tất cả chư vị viễn li (= chư tăng ni) đều có giới hạnh không bị xám xỉn.

45.  Nguyện cho những kẻ giới hạnh kém cỏi bị ghê tởm và trở thành chủ tâm chuyên nhất tận diệt những nết xấu vô đạo đức của họ. Nguyện cho họ vươn tới trạng thái phúc lành của hiện hữu và nguyện cho các giới nguyện của họ không bị phá vỡ.

46.  Nguyện cho họ được tinh thông, được đào luyện, nhận được thực phẩm, và có các khoản trợ giúp. Nguyện cho các giòng tâm của họ thanh tịnhdanh tiếng của họ được công bố rõ ràng khắp mọi phương.

47.  Nguyện cho các hữu tình đạt được trạng thái Phật trong cái thân linh thánh đơn nhất, không phải trải nghiệm những trạng thái hiện hữu tái sinh khốn khổ và không phải tu tập theo đường gian lao hiểm trở.

48.  Nguyện cho tất cả hữu tình tôn kính chư Phật theo nhiều phương cách. Nguyện cho tất cả các hữu tình hoan hỉ vô biên với đại lạc bất khả tư nghị của chư Phật.

49.  Nguyện cho tất cả các nguyện của chư Bồ tát cho an sinh của thế giới đều được viên thành; và bất kì cái gì chư Thủ Hộ định làm cho các hữu tình, nguyện cho đều được hoàn thành.

50.  Nguyện cho chư Độc giác và chư Thanh Văn đều hạnh phúc, luôn luôn được chư thiên, các  a-tu-la, và loài người tôn kính.

51.  Xuyên qua phúc ân của ngài Văn Thù, tôi nguyện luôn luôn thành tựu sự thọ giới và hồi nhớ về các đời quá khứ cho tới khi tôi đạt tới Hoan Hỉ Địa.

52.  Nguyện cho tôi sống khoẻ mạnh trong bất kì tư thế tôi sống. Trong mọi đời tôi nguyện cho tôi tìm được nhiều nơi độc cư.

53.  Khi tôi mong ước thấy hoặc thỉnh vấn điều gì, nguyện cho tôi thấy ngài Thủ Hộ Văn Thù, không có bất kì chậm trễ.

54.  Nguyện cho đời sống của tôi tương tự như của ngài Văn Thù, ngài sống để hoàn thành lợi ích cho tất cả hữu tình khắp mười phương.

55.  Bao lâu hư không còn, bao lâu thế giới còn, tôi nguyện vẫn còn sống, để xoá bỏ các đau khổ của thế giới.

56.  Thế giới này có bất kì đau khổ nào, nguyện cho nó hình thành quả báo trên tôi. Nguyện cho thế giới tìm thấy hạnh phúc do nương nhờ tất cả các đức hạnh của chư Bồ tát.

57.  Nguyện cho giáo pháp của Phật vốn là dược phẩm duy nhất cho đau khổ của thế giới và là suối nguồn của thịnh vượnghoan hỉ tồn tại một thời gian dài, cùng với các sự giàu cócông chúng kính trọng.

58.  Tôi kính lễ ngài Văn Thù, do nương nhờ ân đức của ngài tâm tôi chuyển thành đức hạnh. Tôi kính lễ bạn lành của tôi, do nương nhờ từ bi của bạn, đức hạnh trở thành mạnh hơn nữa.   

------------

Chú thích

1. Từ ngữ

Samantabhadra; Univeral Good; All - around Goodness: Phổ Hiền

Manjughosa; Gentle - Voiced: Diệu Âm = Manjusri; Manjunatha: Văn Thù

provisions: các khoản trợ giúp

untarnished: xám xỉn

Bản dịch Đặng Hữu Phúc

1. Nguyện cho tất cả các hữu tình cảm nhận phúc đức đi vào Con Đường Bồ Tát trong khi chiếu soi tác phẩm “Con Đường Bồ Tát” do tôi viết.  

1. May all sentient beings be graced with the Bodhisattva way of life by the virtue I have obtained while reflecting on.

(A Guide to the Boddhisattva Way of Life . Vesna A. Wallace&  B. Alan  Wallace)

1. By the good that is mine from considering “ Undertaking the Way to Awakening”, the Bodhicaryavatara, may all people adorn to the path to Awakening. 

( Kate Crosby & Andrew Skilton)

--------------------

Bản dịch của NS Trí Hải

1. Có bao nhiêu phước lành phát sinh do tạo (và dịch) luận Nhập bồ tát hạnh này, tôi đều hướng về chúng sinh, nguyện cho tất cả đều đi vào đường đi của Bồ tát

Bản dịch của Thích Trí Siêu

1. Do công đức biên tập Bồ Tát Hạnh này, nguyện cho tất cả chúng sinh đều bước chân trên Bồ Tát Đạo

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ Bản 1. Tiểu sử ngài Tịch Thiên (lược trích)

Ngài thọ giới tì kheo tại Nalanda với ngài Viện Trưởng Jayadeva , và có tên là Santideva (Tịch Thiên).

Ngài Tịch Thiên được sinh ra tại Saurastra, phía bắc Bồ Đề Đạo Tràng, thân phụHoàng Đế Kushalavarma, thân mẫu là Hoàng Hậu Vajrayogini. Ngài được đặt tên là Shantivarman.

Dưới đây là bản lược trích từ tiểu truyện về ngài, dịch theo bản Anh:

Indian Buddhist Pandits from “The Jewel Garland of Buddhist History”. Lobsang N. Tsonawa (trans.). Dharamsala,1985 . p.60-64.

***

“Từ  tuổi thơ hoàng tử trẻ Shantivarman ( là tên của ngài lúc sinh) biểu lộ tài năng đặc biệt trong tất cả các lãnh vực kiến thức. Khi mới 6 tuổi ngài gặp một du già sư và thọ nhận lễ điểm đạo và các giáo pháp tu tập theo ngài Văn Thù (Manjushri). Khi tu tập pháp này, ngài đã tri nhận Ngài Văn Thù (Phật Bảo Hộ Trí Tuệ; Wisdom Deity) và đã nhận được trực tiếp nhiều giáo pháp  từ ngài Văn Thù.  

Hoàng tử Shantivarman là người thừa kế ngôi vua; do thế nên khi thân phụ ngài từ trần, lễ đăng quang cho ngài được chuẩn bị. Vào ngày trước lễ đăng quang của ngài, Ngài Văn Thù hiện ra trước Hoàng tử trong một chiêm bao. Ngài Văn Thù ngồi trên một ngai vua và nói: “Ghế này thuộc về tôi, bởi vì tôi là thầy của Hoàng tử. Cả hai chúng ta ngồi trên cùng một ngai vua là không hợp lí”.

Cũng đêm hôm đó Tara cũng hiện ra trước Hoàng tử trong một chiêm bao trong hình dáng thân mẫu của Hoàng Tử. Bà rót nước nóng trên đầu Hoàng Tử và nói, “Vương quyền thì giống như nước nóng của các địa ngục: đó là tình huống Hoàng Tử sắp đi vào”. Khi Hoàng tử thức dậy, ngài thấy vương quyền sắp tới của ngài là một cây độc và vội vã đào thoát khỏi vương quốc.

Hai mươi mốt ngày sau khi đào thoát, Tịch Thiên cảm thấy rất khát nước, và đi tìm nước. Ngài tìm thấy một cái suối ở giữa rừng, nhưng đúng lúc ngài sắp uống, một cô gái xuất hiệncảnh giác ngài không lấy nước đó bởi vì nó là nước có chất độc. Cô cho ngài nước thanh tịnh để uống cho hết khát, và dẫn ngài tới một du già sư sống trong rừng. Vị du già sư này gia trì cho ngài và mở nhiều cánh cửa trí tuệtịnh chỉ. Vị du già sư là một biến hiện của Văn Thù và cô gái là một biến hiện của Tara.

….

Tại Nalanda, ngài thọ giới tì kheo từ Viện Trưởng Jayadeva và được đặt tên là Tịch Thiên (Shantideva). Trong những ngày ngài ở Nalanda, ngài thọ nhận nhiều giáo pháp từ ngài Văn Thù và thật chứng tất cả các điểm chủ yếu của cả Kinh tạngMật Tạng. Do vượt trên tất cả các tán loạn nội tâmngoại giới, ngài đạt các thật chứng của các giai đoạn cao nhất của đạo lộ.

Nhìn từ bên ngoài, thấy có vẻ ngài chỉ làm mỗi việc là ngày ăn cơm 5 lần, không làm việc, không học hành, không thiền định. Do chuyện này, vài nhà sư đặt tên ngài Bhu-Su-Ku: nghĩa là “Kẻ chỉ ăn, ngủ và bài tiết.” 

Họ do không có các năng lực nhãn thông, nên không nhận biết mức độ thật chứng của ngài và họ đàm tiếu với nhau, họ nói, “Chẳng bao giờ  thấy Tịch Thiên đang văn, tư, tu gì cả theo như nhiệm vụ của một nhà sư. Ông này nên bị trục xuất khỏi tự viện”. Nhưng vì thấy khó làm cho Tịch Thiên bị trục xuất, họ quyết định công khai làm nhục ngài, để cho ngài tự ý rời tự viện. Kế hoạch của họ là yêu cầu mỗi nhà sư tụng đọc Kinh Pratimoksha (Kinh Ba-la-đề-mộc-xoa; Kinh Biệt Giải Thoát), họ nghĩ rằng Tịch Thiên sẽ không có khả năng làm việc này, và như vậy ngài sẽ bị xấu hổ mà tự ý ra đi.

Lúc mới đầu, ngài Tịch Thiên từ chối yêu cầu của họ, nhưng họ cứ khăng khăng yêu cầu, do thế ngài bảo họ rằng ngài sẽ tụng đọc nếu họ tạo cho ngài  một pháp toà để ngồi tụng đọc. Họ đồng ý điều này ngay và dựng một pháp toà rất cao mà không có bất kì thềm bậc nào cả, nghĩ rằng ngài sẽ không có cách nào lên ngồi trên pháp toà. Khi ngài Tịch Thiên đi tới pháp toà cao, ngài đưa một bàn tay ra, ép nó xuống với năng lực diệu kì của ngài, và lên ngồi trên pháp toà một cách dễ dàng. Ngài thanh thản hỏi tập hợp các nhà sư là họ muốn ngài trùng tuyên một bản kinh đã được trùng tuyên trước đây hoặc một bản mà trước đây họ chưa được nghe đến. Họ trả lời rằnghọ muốn nghe ngài trùng tuyên một bản chưa từng nghe trước đây.Như vậy, ngài bắt đầu trùng tuyên Bohisattvacaryavatara (Con Đường Bồ Tát) mở đầu như sau:

1. Kính lễ chư Thiện Thệ (= chư Phật), những vị có pháp thân, cùng với chư Bồ tát con của chư Thiện Thệ, và tất cả hiền giả đáng tôn kính, tôi sẽ trình bày vắn tắt một hướng dẫn về giới hạnh của chư Bồ tát con của chư Thiện Thệ hoà hợp với các kinh điển.

Khi ngài tới chương thứ chín, nói về trí tuệ siêu việt, giải thích về tri kiến thâm mật về tính không, ngài bay lên cao. Khi ngài lên cao hơn nữa, thân ngài không hiện ra nhưng tiếng của ngài vẫn có thể nghe rõ.

Sau đó, những kẻ đạt nhĩ thông và những kẻ đạt thần chú về trí nhớ toàn hảo đã ghi lại những lời của ngài Tịch Thiên. Tuy nhiên có các dị biệt giữa các bản văn. Bản văn của xứ Magadha ( Ma kiệt đà - trung tâm xứ Ấn) có một ngàn kệ tụng, bản văn của xứ Đông Bengal có gần 800 kệ tụng (thiếu hai chương sám hốitrí tuệ siêu việt) và bản văn xứ Kashmir có hơn một ngàn kệ tụng (không có các kệ tụng kính lễ) .

Bản văn nào ghi chính xác lời ngài Tịch Thiện thì chưa xác định được.

Nghe tin ngài Tịch Thiên cư trú tại Shri Daksina Kalinga (một bộ phận của Trilinga), ba nhà học giả đi đến đó để gặp ngài. Họ mời ngài trở về Nalanda nhưng ngài từ chối. Họ hỏi ngài bản văn nào của Boddhisattvacaryavatara là chính xác nhất, và ngài nói rằng bản văn của xứ Magadha là bản ghi lời ngài chính xác. Họ còn hỏi nên tìm ở đâu hai bản Sikshasamuccaya (Bản tóm tắt giáo pháp của Con Đường Bồ Tát) và Sutrasasmuccaya  (Tóm tắt các bản kinh) mà trước đây ngài đã khuyên họ nên tìm học. Ngài bảo họ có thể tìm thấy chúng ở trên kệ sách trong căn nhà cũ của ngài tại Nalanda . Sau đó ngài bắt đầu giảng cho họ các giáo pháp trong hai bản văn này. …”

Phụ Bản 2

Tịch Thiên. Bản Tóm tắt Giáo Pháp của Con Đường Bồ Tát

Chương 1    Kính lễ chư Phật và chư Bồ tát

-------

1.  Hãy nghe viên ngọc của Diệu Pháp mà vì không nghe nên các bạn, các độc giả tôn quý của tôi, đã trải nghiệm đau thương bị lửa đốt cháy tiêu tán trong các ngọn lửa khủng khiếp của địa ngục, đau đớn dễ sợ, bị tái diễn mãi, không hề chấm dứt, và tôi nói điểm này là để gửi tới các bạn: sự quan tâm kính trọng nhất của bạn đến sự nghe Diệu Pháp.

2.  Khi mà bạn nghe Diệu Pháp với tâm không-thở-hổn-hển-vì- mệt- mỏi , bạn chấm dứt làm các ác hạnh để có tương lai tốt đẹphoàn toàn phá hủy các nghiệp tội mà bạn đã tích tập trước đây, vâng tất cả, dù nó là bao lớn.

3.  Khi nghe Diệu Pháp như thế, các bạn đạt hoan hỉ mà các bạn chưa từng có trước đây, và không bao giờ đi tới tâm cảnh chẳng có hoan hỉ đúng nghĩa hoan hỉ; các bạn đạt tới  cam lồ bất tử tối thượng của chư Thành Tựu Bồ Tát (Sambodhisattvas) và địa vị Phật, một kết hợp của các sự gia hộ phúc ân không gì có thể so sánh được: viên ngọc của Pháp, khó mà có được, ngày hôm nay bạn đã có, vậy giờ đây đối với Pháp bạn hãy nghe một cách tôn kính, vâng giờ đây bạn có thời điểm thuận duyên và Pháp nói với bạn .

----------------

Santideva. Siksa Samuccaya. Compendium of Buddhist Doctrine

Compiled by: Santideva    Translated by: Cecil Bendall and W.H. D. Rouse

(1922, 1971, reprinted  Dehli, 1999)

-------------------------------------

Chapter 1   Salution to all Buddhas and Bodhisattvas

1. To hear that jewel of the Good Law through not hearing which you, mine honoured readers, have suffered the pain of consuming fire in the terrible flames of hell, agony awful, renewed, unending, this I say to hear bestow your most respectful care.

2. When that one has given ear to it with mind not puffed up, one puts away all one’s offence for the future and completely destroys the sin formerly  accumulated, yea all, great though it be.

3. Such men as hear gain delight that they never had before, and never come to lack true joy; they gain the highest deathless sweets of the Sambodhisattvas and the stage of Buddha, incomparable combination of blessings: this jewel of the Law, hard though it be to get, today gotten, yet now to this give respectful ear, now ye have gotten acceptable time  and it is told to you.     (page 1)

-----------------------

Tịch ThiênĐại thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Hán dịch: Pháp Hộ    Việt dịch: Thích Như Điển

-------------

Đại thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Quyển thứ nhất: Tập Bố Thí Học

Phẩm thứ nhất, phần 1 (trang18)

----------------------

Con nghe địa ngục quá đau thương

Lửa dữ vây quanh khổ nan lường

Tâm xưa chưa hề được tịch tĩnh

Nay thích nghe nhiều, gần Pháp Vương

*

Nghe rồi, tội ác được lìa xa

Ăn năn tội lỗi đã tạo ra

Bao nhiêu phước thiện con chưa nhận

Trong ấy ít nhiều bị xóa nhòa

*

Niềm vui Bồ Tát thật cao vời

Pháp Bình đẳng, chỉ Phật rõ thôi

Pháp báu khó lường, hiếm có ấy

Ai nghe con nói xin vui cười

------------

Bản Việt: ĐHP

“Ta và kẻ khác hiện hữu một cách quan liên
cũng như bờ này và bờ kia của một con sông
và thế nên đây là hư dối.

Bờ kia thì không do tự nó [độc lập, không nương nhờ ] mà thành bờ kia;
vậy thì trong quan liên tới cái gì mà bờ kia hiện hữu?

Tính của ta/ ngã tính/ ta là ta thì khộng tự ta thật chứng
một cách độc lập, không nương nhờ cái khác,
vậy thì trong quan liên tới cái gì mà sẽ có tha tính/ tính của kẻ khác?

****

Bản Anh dịch:

“Self and not-self exist only relatively,
just as the hither and further banks of a river,
and therefore this is false.

That bank is not itself the other bank;
then in relation to what could this bank exist?
Self-hood is not of itself realized,
then in relation to what should there be another?
(Santideva. Siksa Samuccaya. p315)

*
Bản Việt dịch: Thích Như Điển (dịch từ bản Hán dịch: Pháp Hộ) (trang 387)

Đứng ở bờ bên kia
Thấy chờ đợi bên này
Bờ kia cũng chẳng có
Ngã này vốn chẳng thật.
——
Nay xin giới thiệu vắn tắt, theo quy ước thế tục, và chân lí thế tục, có ngã. Theo chân lí tối hậu, ngã này vốn chẳng thật , và chẳng thật — hiểu theo nghĩa là do duyên hội

----------

Phụ Bản 3. Kính lễ ngài Văn Thù

Tịch Thiên. Bản tóm tắt Giáo Pháp của Con Đường Bồ Tát  (trang cuối cùng)

*

Với màu xanh lam đậm của một đàn ong lớn,

mặc áo tăng sĩ (= tu tập vô ngã),

mang chuỗi hoa đang nở ngọt ngào,

vượt nhiều cõi Phật mười phương

trong cùng một thời điểm,

toàn năng, tối thắng,

phá tan tất cả chướng ngại,

phóng nước dập tắt các ngọn lửa của cõi ngã qủy và địa ngục,

chuyển hoá hữu tình thành  hữu tình thiện hảo,

đứng trong những hố thẳm tuyệt vọng của các hữu tình chuyển cư tái sinh,

trang nghiêm với năng lực làm nguyên nhân

khai hiển các con mắt của các hữu tình, để có trí và dũng trong thân ,

làm cho các hữu tình tự tin vào chính mình.

Với toàn tâm toàn thân tôi,

huy hoàng mãi mãitịch tĩnh giải thoát

do nương nhờ ngài Văn Thù

một đại hồ hoan hỉ

cho những kẻ bị hành hạ

với nhiều đau thương dị biệt

một đám mây toàn năng

làm thoả mãn các địa ngục  của khát ái trong ba cõi

một cây như ý trong mười phương

với những đoá hoa đang nở mà thế giới mong cầu

được tôn kính bởi các đôi mắt hoa sen của thế giới,

được hân hoan chào đón

khi đem tới các hữu tình các mong cầu của chúng,

được ca ngợi bởi hàng trăm Bồ Tát

khiến các hữu tình ngưỡng mộ với tóc dựng đứng.

Tôi tôn qúy ngài Văn Thù với các kính lễ tối thượng.

Hãy sùng kính ngài, ngài Văn Thù, vị y sĩ của sầu muộn,

thí chủ của đại tiệc của hạnh phúc

do nương nhờ ngài

trong tất cả các lối sống chúng ta sống.

Như vậy, viết về cuộc đời 

theo giòng đời trường thiên của chư Tối Thắng,

diệu mĩ muôn nơi,

tôi đã thụ đắc thiện hảo;

hãy có hạnh phúc không bao giờ tận

cho tất cả các hữu tình

đã mang lấy hình hài hiện thể

cho tới khi  cõi của Thiện Thệ

trải hết các phương trời vô tận.

-------

Santideva. Siksa Samuccaya. ( p.320 - the last page)

With the dark blue color of swarm bees, wearing an ascetic dress, carrying a chaplet of various sweet and blooming flowers, traversing a multitude of Buddha’s fields in all directions  at the same time, mighty, invicible, taking away every obstacles, emitting the water of quenching  for the fires of ghostly existence and hell, pursuing the good of beings who may be converted, standing in the abysses of transmigration, wearing the ornament of strength for causing the opening of the world’s eyes, wise, strong in the body, causing people to feel confidence. With all my being, glory again and again to that concentrated salvation which has for the name Manjusri, a great lake of joy for those tormented with different pains, a mighty cloud for satisfying the hells of thirst in the three worlds, a wishing-tree filling the ten regions with blooming flowers that the world desires, venerated by the lotus eyes of the world, rejoiced by reaching their desire, praised by hundreds of Boddhisattvas their hair shivering with admiration. I revere Manjusri with ever- increasing salutations. Honor to thee, Manjusri, sorrow’s physician, giver of feast of happiness, by whom in every way we live.

Thus, having written of the life of the long line of Conquerors, most wonderful  everywhere, good have been acquired by me; let there be happiness without end for embodied creature thereby until the sovereignty of the Sugata extends over the infinite boundaries of heaven.

Tịch Thiên. Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận

(Hán dịch: Pháp Hộ;  Việt dịch: Thích Như Điển)

*

Cầu xin Đức Quán Âm

Bậc Đại Từ Đại Bi

Tóc xanh đầu xoắn ốc

Mượt mà ở trên đầu

Mười phương mọi quốc độ

Thong dong trên biển cả

Cứu địa ngục quỷ thú

Thoát luân hồi cực khổ

Vì tất cả chúng sanh

Tầm thanh mà cứu độ

Bà Trĩ A Tu La

Oán hại không còn khổ

Thật trang nghiêm vô lượng

Trên đời chưa từng thấy

Biết ngu chúng hữu tình

Cung phụng hoặc vui vẻ

Lại nữa cùng tin lễ

Đại Sĩ Diệu Cát Tường

Nơi gom Chánh Pháp Tạng

Thế gian lợi lạc thường

KHÔNG sánh Đại Y Vương        [Không: Tánh Không]

Khéo chữa các bệnh tật

Ban vui và cứu sống

Nên ta kính lễ luôn

Nhiệt não khổ vô cùng

Hiện suối nước trong lành

Khiến tâm sanh an lạc

Khát ái chẳng thể sanh

Mười phương các thế giới

Mỗi mỗi Kiếp La Ba    [kalpa: kiếp]

Chúng sanh tâm thỏa mãn

Đều hiện mắt Thanh Liên

Bồ Tát đông vô số

Tán dương đến vô cùng

Kính lễ đấng Văn Thù

Tối thắng chẳng ai bằng

Công đức Bồ Tát thật hiếm sao

Bao nhiêu tích tụ biết là bao

Phước báo vô biên ta tác tạo

Gọi là Văn Thù trí tuệ cao

Viết lách Chánh Pháp nầy

Ta có chút phước đây

Xót thương loài hữu tình

Trí huệ phát từng ngày

Các Pháp từ duyên sanh

Pháp nương duyên mà diệt

Thầy ta, Đại Sa Môn

Thường thường nói như thế.

(Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận. p.384)

---------------

Phụ Bản 4.  Bổn Vô / Chân Như

Xin nhớ đến lời Đại sư Tăng Triệu (384 - 414) trong Triệu luận, phần Tông Bản Nghĩa:

“Bổn vô, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.

Để vạch ra tông chỉ chánh phápcăn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô, chẳng phải có ý làm thành vô.

(có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô này nó vượt ngoài cái có và không tương đối).

Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là Duyên Hội.

duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là Tánh Không, vì pháp thểchơn như biến hiện nên gọi là Pháp Tánh.

Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là Thật Tướng.

Vì bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …

Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là Tánh Không, bởi vì tánh không nên gọi Pháp Tánh, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là Thật Tướng, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn Vô.”

(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, in trong Chư Kinh Tập Yếu, trang 470 - 471) .

Chú thích về Bản Vô = Chân Như: trích từ Phật quang đại từ điển, Thích Quảng Độ dịch, xb 2000.

Chân Như: Sanskrit: bhuta-tathata hoặc tathata.

Chỉ bản thể chân thực tràn khắpvũ trụ; là nguồn gốc của hết thảy muôn vật.

Còn gọi Như như, Như thực, Pháp giới, Pháp tính, Thực tế, Thực tướng, Như lai tạng, Pháp thân, Phật tính, Tự tính thanh tịnh thân, Nhất tâm, Bất tư nghị giới.

Trong sách Phật Hán dịch ở thời kì đầu dịch là Bản vô. Chân, chân thật không hư dốiNhư, tính của sự chân thật ấy không thay đổi.

----------

Lời cuối

Kính thưa quý độc giả

Bản dịch Con Đường Bồ Tát đến đây là hoàn thành. Tôi rất vui được giới thiệu một bản dịch để quý độc giả và tôi cùng tu học. Tôi xin thành tâm sám hối về các sai lầm thiếu sót có trong bản dịch này.

Kính mong quý độc giả hoan hỉ từ bi chỉ giáo theo địa chỉ thư:  phucdang143@hotmai.com

Tôi cũng chân thành tri ân các tác giả, dịch giả các sách tôi đã tham khảo. Tôi cũng tri ân trang Thư Viện Hoa Sen đã đăng các bản dịch, các bài viết của tôi, và Thư Viện Hoa Sen cũng là nguồn tham khảo Phật Học tốt nhất cho tôi .

Nguyện cho tất cả quý độc giả và tôi đều có các thuận duyên tu tập Con Đường Bồ Tát.

Và trong những ngày buồn ở tuổi 66 ,  xin tưởng nhớ đến ân đức song thân - ông bà Đặng Hữu Hồng - Bùi Thị Lan , đã từ trần 22/10/1965 và 17/5/1988 tại Việt Nam.

Kính thư

Đặng Hữu Phúc

Sydney, Australia       26/10/2014 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/04/2011(Xem: 79891)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.