Thư Viện Hoa Sen

Tiểu truyện về ngài Tịch Thiên

26/10/20144:26 CH(Xem: 18356)
Tiểu truyện về ngài Tịch Thiên

Tiểu truyện về ngài Tịch Thiên
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: Indian Buddhist Pandits from “The Jewel Garland of Buddhist History”.  
Lobsang N. Tsonawa (trans.). Dharamsala,1985 . p.60-64.

 

blankNgài Tịch Thiên được sinh tại thành phố Saurastra, phương bắc của Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Ngài là con trai Vua Kushalavarma và Hoàng Hậu Vajrayogini. 

Từ tuổi thơ hoàng tử trẻ Shantivarman (tên của ngài lúc sinh) biểu lộ tài năng đặc biệt trong tất cả các lãnh vực kiến thức. Khi mới 6 tuổi ngài gặp một du già sư và thọ nhận lễ điểm đạo và các giáo pháp tu tập theo ngài Văn Thù (Manjushri). Khi tu tập pháp này, ngài đã tri nhận Ngài Văn Thù (Phật Bảo Hộ Trí Tuệ; Wisdom Deity) và đã nhận được trực tiếp nhiều giáo pháp  từ ngài Văn Thù.  

Hoàng tử Shantivarman là người thừa kế ngôi vua; do thế nên khi thân phụ ngài từ trần, lễ đăng quang cho ngài được chuẩn bị. Vào ngày trước lễ đăng quang của ngài, Ngài Văn Thù hiện ra trước Hoàng tử trong một chiêm bao. Ngài Văn Thù ngồi trên một ngai vua và nói: “Ghế này thuộc về tôi, bởi vì tôi là thầy của Hoàng tử. Cả hai chúng ta ngồi trên cùng một ngai vua là không hợp lí”.

Cũng đêm hôm đó Tara cũng hiện ra trước Hoàng tử trong một chiêm bao trong hình dáng thân mẫu của Hoàng Tử. Bà rót nước nóng trên đầu Hoàng Tử và nói, “Vương quyền thì giống như nước nóng của các địa ngục: đó là tình huống Hoàng Tử sắp đi vào”. Khi Hoàng tử thức dậy, ngài thấy vương quyền sắp tới của ngài là một cây độc và vội vã đào thoát khỏi vương quốc.

Hai mươi mốt ngày sau khi đào thoát, Tịch Thiên cảm thấy rất khát nước, và đi tìm nước. Ngài tìm thấy một cái suối ở giữa rừng, nhưng đúng lúc ngài sắp uống, một cô gái xuất hiệncảnh giác ngài không lấy nước đó bởi vì nó là nước có chất độc. Cô cho ngài nước thanh tịnh để uống cho hết khát, và dẫn ngài tới một du già sư sống trong rừng. Vị du già sư này gia trì cho ngài và mở nhiều cánh cửa trí tuệtịnh chỉ. Vị du già sư là một biến hiện của Văn Thù và cô gái là một biến hiện của Tara.

Khi Tịch Thiên rời khu rừng, ngài có đem theo ngài một thanh kiếm gỗ,  biểu hiện thanh kiếm trí tuệ của Văn Thù. Ngài du hành tới Vương Quốc Pancamasimha. Vua xứ đó tri nhận Tịch Thiênhiền giả trí tuệtinh thông tất cả các lãnh vực kiến thức thế tụcbổ nhiệm ngài là một thượng thư trong nội các Vương Quốc. Tịch Thiên chấp nhận chức vụ này và trong suốt nhiệm kì ngài đã giới thiệu các kĩ năng thiện xảo vào vương quốc.

Mặc dù Tịch Thiên luôn luôn hành sử nhiệm vụ của ngài theo Pháp, một thượng thư khác vốn cực kì ghen tị ngài nên trình với nhà vua rằngTịch Thiên là kẻ gạt gẫm. Viên thượng thư trình bày sự kiện thanh kiếm của Tịch Thiên chỉ là thanh kiếm gỗ chính là một bằng chứng về chuyện gạt gẫm.  Để điều tra tố cáo này, nhà vua ra lệnh tất cả các thượng thư cho nhà vua xem các thanh kiếm của họ. Tịch Thiên cảnh giác nhà vua rằng sự nhìn thấy thanh kiếm của ngài sẽ gây ra nhiều tổn hại, nhưng nhà vua không tin lời ngài và cương quyết rằng ngài phải tuân lệnh nhà vua.  Ngài nói với nhà vua “Trong trường hợp đó, hoàng thượng hãy nhắm con mắt bên phải và chỉ nhìn với con mắt bên trái”.  Nhà vua làm theo lời khuyên, và khi nhìn thấy sự phát sáng chói lọi của thanh kiếm gỗ thì con mắt trái của nhà vua rớt ra ngoài. Ngài Tịch Thiên nhặt con mắt đó lên và đặt nó trở lại vào trong hốc mắt, làm lành nó tức thời. Nhà vua nhận ra Tịch Thiên là một nhà đại thành tựu (great siddha) và nhà vua có chánh tín nơi ngài Tịch Thiên. Nhà vua dâng hiến các phẩm vật cúng dường tới ngài Tịch Thiênthỉnh cầu ngài lưu trú trong vương quốc nhưng ngài Tịch Thiên từ chối. Ngài khuyên nhà vua khẩn thiết cai trị vương quốc sao cho luôn luôn hoà hợp với Pháp và đề nghị nhà vua thiết lập hai mươi Trung Tâm Chánh Pháp (Dharma Foundations) . Sau đó ngài Tịch Thiên rời vương quốc và tới đại tự viện Nalanda.

*

Tại Nalanda, ngài thọ giới tì kheo từ Viện Trưởng Jayadeva và được đặt tên là Tịch Thiên (Shantideva). Trong những ngày ngài ở Nalanda, ngài thọ nhận nhiều giáo pháp từ ngài Văn Thù và thật chứng tất cả các điểm chủ yếu của cả Kinh tạngMật Tạng. Do vượt trên tất cả các tán loạn nội tâmngoại giới, ngài đạt các thật chứng của các giai đoạn cao nhất của đạo lộ.

Nhìn từ bên ngoài, thấy có vẻ ngài chỉ làm mỗi việc là ngày ăn cơm 5 lần, không làm việc, không học hành, không thiền định. Do chuyện này, vài nhà sư đặt tên ngài Bhu-Su-Ku: nghĩa là “Kẻ chỉ ăn, ngủ và bài tiết.” 

Họ do không có các năng lực nhãn thông, nên không nhận biết mức độ thật chứng của ngài và họ đàm tiếu với nhau, họ nói, “Chẳng bao giờ  thấy Tịch Thiên đang văn, tư, tu gì cả theo như nhiệm vụ của một nhà sư. Ông này nên bị trục xuất khỏi tự viện”.  Nhưng vì thấy khó làm cho Tịch Thiên bị trục xuất, họ quyết định công khai làm nhục ngài, để cho ngài tự ý rời tự viện. Kế hoạch của họ là yêu cầu mỗi nhà sư tụng đọc Kinh Pratimoksha (Kinh Ba-la-đề-mộc-xoa; Kinh Biệt Giải Thoát), họ nghĩ rằng Tịch Thiên sẽ không có khả năng làm việc này, và như vậy ngài sẽ bị xấu hổ mà tự ý ra đi.

Lúc mới đầu, ngài Tịch Thiên từ chối yêu cầu của họ, nhưng họ cứ khăng khăng yêu cầu, do thế ngài bảo họ rằng ngài sẽ tụng đọc nếu họ  tạo cho ngài một pháp toà để ngồi tụng đọc. Họ đồng ý điều này ngay và dựng một pháp toà rất cao mà không có bất kì thềm bậc nào cả, nghĩ rằng ngài sẽ không có cách nào lên ngồi trên pháp toà. Khi ngài Tịch Thiên đi tới pháp toà cao, ngài đưa một bàn tay ra, ấn nó xuống với năng lực diệu kì của ngài, và lên ngồi trên pháp toà một cách dễ dàng. Ngài thanh thản hỏi tập hợp các nhà sư là họ muốn ngài trùng tuyên một bản kinh đã được trùng tuyên trước đây hoặc một bản mà trước đây họ chưa được nghe đến. Họ trả lời rằnghọ muốn nghe ngài trùng tuyên một bản chưa từng nghe trước đây. Như vậy, ngài bắt đầu trùng tuyên Bohisattvacaryavatara (Con Đường Bồ Tát) mở đầu như sau:

1. Kính lễ chư Thiện Thệ (= chư Phật), những vị có pháp thân, cùng với chư Bồ tát con của chư Thiện Thệ, và tất cả hiền giả đáng tôn kính, tôi sẽ trình bày vắn tắt một hướng dẫn về giới hạnh của chư Bồ tát con của chư Thiện Thệ hoà hợp với các kinh điển.

Khi ngài tới chương thứ chín, nói về trí tuệ siêu việt, giải thích về tri kiến thâm mật về tính không, ngài bay lên cao. Khi ngài lên cao hơn nữa, thân ngài không hiện ra nhưng tiếng của ngài vẫn có thể nghe rõ.

Sau đó, những kẻ đạt nhĩ thông và những kẻ đạt thần chú về trí nhớ toàn hảo đã ghi lại những lời của ngài Tịch Thiên. Tuy thế vẫn có các dị biệt giữa các bản văn. Bản văn của xứ Magadha ( Ma kiệt đà - trung tâm xứ Ấn) có một ngàn kệ tụng, bản văn của xứ Đông Bengal có gần 800 kệ tụng (thiếu hai chương sám hốitrí tuệ siêu việt) và bản văn xứ Kashmir có hơn một ngàn kệ tụng (không có các kệ tụng kính lễ) .

Bản văn nào ghi chính xác lời ngài Tịch Thiện thì chưa xác định được.

Nghe tin ngài Tịch Thiên cư trú tại Shri Daksina Kalinga (một bộ phận của Trilinga), ba nhà học giả đi đến đó để gặp ngài. Họ mời ngài trở về Nalanda nhưng ngài từ chối. Họ hỏi ngài bản văn nào của Boddhisattvacaryavatara (Con Đường Bồ Tát) là chính xác nhất, và ngài nói rằng bản văn của xứ Magadha là bản ghi lời ngài chính xác. Họ còn hỏi nên tìm ở đâu hai bản Sikshasamuccaya (Bản tóm tắt giáo pháp của Con Đường Bồ Tát) và Sutrasasmuccaya  (Bản tóm tắt các bản kinh) mà trước đây ngài đã khuyên họ nên tìm học. Ngài bảo họ có thể tìm thấy chúng ở trên kệ sách trong căn nhà cũ của ngài tại Nalanda . Sau đó ngài bắt đầu giảng cho họ các giáo pháp trong hai bản văn này.

*

Trong cùng khu rừng ngài Tịch Thiên cư trú, có một tự viện có 500 nhà sư. Vài nhà sư chú ý thấy có nhiều động vật đi vào am của ngài Tịch Thiên nhưng không thấy chúng đi ra; thế nên họ nghi ngờ ngài đã giết chúng. Nhưng sau đó, canh gác cái am cẩn thận, họ thấy các động vật này trở ra đều khỏe mạnh. Thế nên họ thấy hối tiếc vì đã gieo những tâm niệm không tốt về ngài. Họ yêu cầu ngài ở lại trong khu rừng và giảng dạy họ, nhưng ngài cởi áo tăng sĩ và đi về Nam Ấn Độ, ở đó ngài sống cuộc đời của một du sĩ khổ hạnh.

một lần, khi ngài Tịch Thiên đi ngang qua, một gia chủ trút nước rửa ra khỏi cửa nhà. Nước rơi trên bàn chân ngài Tịch Thiên và bắt đầu sôi lên, giống như nước khi rơi trên sắt nóng. Vị gia chủ ngạc nhiênbối rối. Cũng vào thời gian đó,  Shankaradeva, một vị thầy phi- Phật giáo,  muốn tranh luận với một học giả Phật giáo, nên đi đến gặp vua Khatibihdri, đang cai trị miền này. Các điều kiện ông đề nghị cho cuộc  tranh đua là kẻ nào thua sẽ phải chấp nhận học thuyết của kẻ kẻ thắng , và các cơ sở thờ phượng của kẻ thua sẽ bị phá hủy.  Ông ta yêu cầu nhà vua chứng kiến cuộc thi này. Nhà vua đồng ý và gửi một sứ giả tới thông báo cho các cộng đồng Phật giáo về sự thách thức này. Họ trả lời không có một Phật tử nào có khả năng để tham dự thách thức này, và vua Khatibihadri cảm thấy rất chán nản.

Cũng vào lúc đó, vị gia chủ đã trút nước vào chân ngài Tịch Thiên đến tường thuật câu chuyện biến cố đó tới nhà vua để hỏi nhà khổ hạnh huyền bí này là ai. Khi nhà vua nghe câu chuyện của vị gia chủ, nhà vua gửi ngay các sứ giả khắp các phương để tìm kiếm nhà khổ hạnh Phật giáo. Sau một cuộc tìm kiếm dài, họ tìm thấy ngài Tịch Thiên là một vị khất sĩ đang ngồi dưới một cái cây. Ngài Tịch Thiên chấp thuận thách thức của vị phi-Phật tử.

Một tập hợp đông đảo đến dự cuộc tranh luận. Hai vị luận chủ ngồi trên hai pháp toà tại trung tâm. Vua Khatibidhari ngồi một bên, có các thượng thư ngồi bên trái của vua và các học giả khác ngồi bên phải của vua. Cuộc tranh luận bắt đầu. Ngài Tịch Thiên đánh bại Shankaradeva  mau chóng . Kế đó vị phi-Phật tử thách đố ngài Tịch Thiên thi đua biểu diễn huyễn thuật (display of magic) và bắt đầu vẽ một mandala Shiva rất lớn bên trên mặt đất. Khi Shankaradeva hoàn thành cửa phía đông của mandala, ngài Tịch Thiên nhập đại định gió phá hủy (Samadhi of destructive wind) và bất thình lình một gió bão thổi tới. Nhà vua, các thượng thư và tất cả các khán giả khác thì chỉ nhận được gió lắng dịu (were blown over); khu vực xung quanh thì bị tan tác và phủ đầy bụi. Shankaradeva với mandala của ông bị gió đưa lên và đảo tung như cánh chim trong giông bão. Kế đến toàn khu vực bóng tối bao phủ. Bất thình lình ngài Tịch Thiên phóng một tia cực sángtừ giữa hai chân mày của ngài và gió ngừng. Trong một sát na, mọi người hồi phục từ thử thách và toàn khu vực trở thành sạch sẽ và trật tự nhiều hơn. Để thi hành đầy đủ các điều kiện của cuộc tranh tài, các đền thờ phi Phật giáo bị đóng cửa và nhiều người phi Phật giáo theo học giáo pháp Phật giáo. Thành phố nơi tổ chức cuộc tranh tài được đặt tên là “Sự thất bại của những người phi Phật giáo.” 

*

một lần khi vài triết gia phi Phật giáo đang trải nghiệm khó khăn trong việc kiếm sống, ngài Tịch Thiên tạo ra thực phẩm bằng năng lực huyền diệu và dẫn họ vào sự tu tập Phật Pháp. Trong một trườnghợp khác, có nạn đói và hàng ngàn người đang sắp chết đói. Ngài Tịch Thiên cứu họ khỏi chết và ban các giáo pháp cho họ giúp họ có khả năng xây dựng một cuộc sống từ đó vui vẻ hài lòng. Trong miền Đông Ariboshana, có một vị vua bị nhiều kẻ ác âm mưu chống lại nhà vua. Ngài Tịch Thiên giúp nhà vua ngăn ngừa tai họa này và hướng dẫn nhà vua và dân chúng vào con đường thiện hảo. Một lần khác, ngài ngăn chặn một cuộc chiến tranh bằng cách giảng giải chi tiết Thánh Phápbiểu thị các phe tham chiến phương tiện chân chính để đạt hạnh phúc.
Đây chỉ là vài tỉ dụ về các hành động tuyệt vời ngài Tịch Thiên, vị Bồ tát tuyệt vời, đã thực hiện trong đời ngài, và bởi vì thế, ngài được tôn kính như là một trong các vị Thầy Ấn Độ tuyệt vời nhất của mọi thời.

--------------

Chú thích

Kính giới thiệu qúy độc giả

Tịch Thiên. Con Đường Bồ Tát. Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc. Thư viện Hoa Sen

Santideva. A Guide to the Boddhisattva Way of Life. Translated from the Sanskrit and Tibetan by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace. Snow Lion , 1997.

Santideva. Siksa Samuccaya. A Compendium of Buddhist Doctrine.(Bản tóm tắt Giáo Pháp của Con Đường Bồ Tát)

Translated by Cecil Bendall and W.H.D. Rouse

Tịch Thiên. Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận. Hán dịch : Pháp Hộ .

Việt dịch: Thích Như Điển

--------

Xin giới thiệu trang thứ nhất:

Tịch Thiên

Lợi lạc của Tâm Bồ Đề. Con đường Bồ tát (chương 1)

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo bản Phạn- Anh)

Bản Anh: Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life. Translated from the Sanskrit and Tibetan by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace. Snow Lion, 1997

Kính Lễ Đức Phật

Chương 1. Lợi lạc của Tâm Bồ Đề

1.  Kính lễ chư Thiện Thệ (= chư Phật), những vị có pháp thân, cùng với chư Bồ tát con của chư Thiện Thệ, và tất cả hiền giả đáng tôn kính, tôi sẽ trình bày vắn tắt một hướng dẫn về giới hạnh của chư Bồ tát con của chư Thiện Thệ hoà hợp với các kinh điển.

2.  Không một điều nào nơi đây đã không được nói đến trước đây, tôi cũng không có tài viết các tụng. Thế nên tôi không tưởng tượng tôi có thể làm lợi lạc cho các người khác, và tôi viết bản này chỉ là để luyện tâm tôi.

3. Nhờ làm việc này, năng lực tín tâm của tôi làm tăng đào luyện công đức. Hơn thế nữa, nếu có một ai khác, có tính khí giống như của tôi, khảo sát bản này, nó có thể có ý nghĩa.

4. Thuận duyên để tu tập (leisures) và các cung cấp do hoàn cảnh (endowment), đều khó mà nhận được, nay đã có được, và chúng tạo nên an sinh cho thế giới. Nếu bạn không quan tâm và nhận lấy cơ hội tốt lành này, làm cách nào cơ duyên này duyên hội trở lại?

5.  Giống như ánh chớp chiếu sáng bóng tối của một đêm nhiều mây trong một sát na, cũng như thế, do năng lực của Phật, các tâm của người ta có cơ hội chớp nhoáng hướng về phúc đức.

6.  Như vậy, công đức vẫn mãi mãi yếu đuối như thế, trong khi năng lực của tính xấu thì lớn lao và cực kì xấu xaNếu không có Tâm Bồ Đề tuyệt vời, công đức nào khác sẽ thắng được nó?

7.  Chư  Đại Thánh Chủ (The Lords of Sages) (= chư Phật) thiền quán qua nhiều đại kiếp đã thấy  chỉ Tâm Bồ Đề là một chấp thuận hỗ trợ và tùy thuận (a blessing) mà từ  đó hoan hỉ đã được tăng tiến dễ dàng và vô số vô lượng hữu tình được cứu độ.  

8.  Những kẻ mong muốn thắng được những khốn khổ của hiện hữu thế gian, những kẻ ước muốn trục xuất những bất hạnh, nghịch cảnh của các hữu tình, và những kẻ khao khát (trong nỗi phiền muộn vì không có) (yearn) để trải nghiệm hằng hà sa số các niềm vui không bao giờ nên buông bỏ Tâm Bồ Đề.

9.  Khi Tâm Bồ Đề sinh khởi, trong một tức thời một kẻ tả tơi bị trói buộc trong nhà tù của luân hồi thì được gọi là  Con của đấng Thiện Thệtrở thành đáng tôn kính trong các thế giới của các vị trời và  người.

10.  Tâm Bồ Đề làm chuyển biến sắc tướng nhơ nhuốm này thành hình ảnh vô giá của viên ngọc của đấng Tối Thắng. Thế nên hãy giữ vững cam lộ diệu hảo, được gọi tên Tâm Bồ Đề, nó tác dụng làm chuyển biến hoàn toàn.

11. Những người dẫn đường duy nhất của thế giới (= chư Phật), các tâm của chư vị đều là bất khả tư nghị, đã khảo sát giá trị tuyệt vời của Tâm Bồ Đề. Bạn muốn thoát khỏi các trạng thái hiện hữu thế gian, hãy nắm giữ vững chắc viên ngọc Tâm Bồ Đề.

--------------------

Phụ Bản 2

Tịch Thiên

Bản Tóm tắt Giáo Pháp của Con Đường Bồ Tát

Chương 1

Kính lễ chư Phật và chư Bồ tát

-------

1. Hãy nghe viên ngọc của Diệu Pháp mà vì không nghe nên các bạn, các độc giả tôn quý của tôi, đã trải nghiệm đau thương bị lửa đốt cháy tiêu tán trong các ngọn lửa khủng khiếp của địa ngục, đau đớn dễ sợ, bị tái diễn mãi, không hề chấm dứt, và tôi nói điểm này là để gửi tới các bạn: sự quan tâm kính trọng nhất của bạn đến sự nghe Diệu Pháp.

2. Khi mà bạn nghe Diệu Pháp với tâm không-thở-hổn-hển-vì-mệt-mỏi , bạn chấm dứt làm các ác hạnh để có tương lai tốt đẹphoàn toàn phá hủy các nghiệp tội mà bạn đã tích tập trước đây, vâng tất cả, dù nó là bao lớn.

3.  Khi nghe Diệu Pháp như thế, các bạn đạt hoan hỉ mà các bạn chưa từng có trước đây, và không bao giờ đi tới tâm cảnh chẳng có hoan hỉ đúng nghĩa hoan hỉ; các bạn đạt tới  cam lồ bất tử tối thượng của chư Thành Tựu Bồ Tát (Sambodhisattvas) và địa vị Phật, một kết hợp của các sự gia hộ phúc ân không gì có thể so sánh được: viên ngọc của Pháp, khó mà có được, ngày hôm nay bạn đã có, vậy giờ đây đối với Pháp bạn hãy nghe một cách tôn kính, vâng giờ đây bạn có thời điểm thuận duyên và Pháp nói với bạn.

----------------

Santideva

Siksa Samuccaya

Compendium of Buddhist Doctrine

Compiled by: Santideva

Translated by: Cecil Bendall and W.H. D. Rouse

(1922, 1971,  reprinted  Dehli, 1999)

-------------------------------------

Chapter 1

Salution to all Buddhas and Bodhisattvas

1. To hear that jewel of the Good Law through not hearing which you, mine honoured readers, have suffered the pain of consuming fire in the terrible flames of hell, agony awful, renewed, unending, this I say to hear bestow your most respectful care.

2. When that one has given ear to it with mind not puffed up, one puts away all one’s offence for the future and completely destroys the sin formerly  accumulated, yea all, great though it be.

3. Such men as hear gain delight that they never had before, and never come to lack true joy; they gain the highest deathless sweets of the Sambodhisattvas and the stage of Buddha, incomparable combination of blessings: this jewel of the Law, hard though it be to get, today gotten, yet now to this give respectful ear, now ye have gotten acceptable time  and it is told to you.

-----------------------

Tịch Thiên

Đại thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Hán dịch: Pháp Hộ

Việt dịch: Thích Như Điển

-------------

Đại thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Quyển thứ nhất: Tập Bố Thí Học

Phẩm thứ nhất, phần 1

----------------------

Con nghe địa ngục quá đau thương

Lửa dữ vây quanh khổ nan lường

Tâm xưa chưa hề được tịch tĩnh

Nay thích nghe nhiều , gần Pháp Vương

*

Nghe rồi, tội ác được lìa xa

Ăn năn tội lỗi đã tạo ra

Bao nhiêu phước thiện con chưa nhận

Trong ấy ít nhiều bị xóa nhòa

*

Niềm vui Bồ Tát thật cao vời

Pháp Bình đẳng, chỉ Phật rõ thôi

Pháp báu khó lường, hiếm có ấy

Ai nghe con nói xin vui cười

 

Tạo bài viết
08/03/2015(Xem: 14340)
23/11/2010(Xem: 77753)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: