Thư Viện Hoa Sen

Suy Tư Về Phật Pháp Qua Ba Thời Kỳ Chánh Pháp, Tượng PhápMạt Pháp

02/03/20153:02 CH(Xem: 30521)
Suy Tư Về Phật Pháp Qua Ba Thời Kỳ Chánh Pháp, Tượng Pháp Và Mạt Pháp

SUY TƯ VỀ PHẬT PHÁP QUA BA THỜI KỲ
CHÁNH PHÁP, TƯỢNG PHÁPMẠT PHÁP

Thích Phổ Huân

 

Theo cổ đức nhận định, y vào lời dạy của Đấng Toàn Giác, thì dòng pháp giải thoát phải trải qua ba thời kỳ: Chánh Pháp, Tượng PhápMạt pháp; điều đó lại càng đúng hơn vì hết thảy các pháp đều sinh diệt vô thường. Tuy nhiên sự sinh diệt như vậy là cái nhìn của hiện tượng, mang nhãn quan tục đế, phù hợp với nhận thức thế nhân. Riêng bản thể các pháp vốn không xoay vần, không lập định theo chiều hướng sinh diệt qua hiện tượng thế gian; do vì các pháp chỉ thực tại hiện hữu, thực tại sinh diệt, khi con người bị lệ thuộc sinh diệt luân hồi theo, chứ chúng vẫn như thị, có nghĩa vẫn tùy theo nhận thứccon người gán cho. Thật nghĩa đó cho nên Đức Phật dạy, vốn các pháp không sanh cũng không diệt, không đến cũng không đi... Ngài phủ nhận tất cả, phủ nhận để xác nhận tâm của chúng sanh vô thường, bất định, đến khi hiểu được điều này, chúng sanh mới vượt lên, trở thành giác ngộ, giải thoát; từ đó mới thấy hết thảy các pháp thật sự không sinh cũng không diệt.

Vậy thì người Phật tử chúng ta sẽ nhận thức thế nào về sự trôi chảy của ba thời kỳ Phật pháp, khi sự xuất hiện của một vị Phật ra đời thường phải trải qua. Mong rằng niềm suy tư của người học Phật ngày nay sẽ thấy được, tìm được chân lý giải thoát, vẫn còn đang tươi nhuận ít ra trong tâm thức; và hy vọng hiện lên thành hành động qua cuộc sống thăng trầm khổ lụy này.

Để nhận xét quan sát cụ thể, sau đây chúng ta thử tìm hiểu phần yếu nghĩa sự

kiện trong ba thời kỳ Phật pháp, từ khi Đấng Toàn Giác xuất hiện cho đến hôm nay, đã hơn hai ngàn năm trăm năm.

Thời kỳ Chánh Pháp:

thời kỳ tươi đẹp huy hoàng nhất, lúc ấy Đấng Toàn Giác không chỉ dạy đệ tử bằng lời qua giảng thuyết, mà tất cả hành động sinh hoạt của Ngài còn làm tăng thêm tính cụ thể của chân lý. Chẳng hạn Ngài dạy từ bi, tức thì đệ tử tìm thấy ngay đời sống từ bi vô hạn của Ngài. Ngài dạy trí huệ, thì trí huệ đó sẽ cho đệ tử thấy, hết thảy việc làm của Ngài thể hiện tính siêu việt giải thoát, luôn giúp mọi người đạt được tánh hiểu biết sáng suốt như Ngài. Từ BiTrí Huệ của Ngài hóa giải hết mọi đối tượng chúng sanh; do đó người có thích hay không thích, đều học được trí huệ siêu việt đó. Chính trí huệ như vậy, mà kẻ hại Ngài, chỉ trích Ngài vẫn tạo được duyên giải thoát trong tương lai. Việc này các bậc Đại sư trong thời Tượng Pháp khó thể làm được nói gì thời Mạt Pháp. Tất cả là do năng lực Từ Bi vô hạn của Ngài, do kim thân dung tướng của bậc thanh tịnh trang nghiêm, có năng lực thấm vào tâm thức nhãn quan người đối diện.

Chánh phápthời gian, không gian nơi Đấng Toàn Giác hiện hữu, tới khi Ngài thị tịch trải đến gần 500 năm sau. Thời gian khi Ngài thị tịch trong vòng năm trăm năm, âm hưởng, dư âm giải thoát của bậc siêu nhân vẫn còn. Vì các đệ tử nối tiếp gìn giữ lời dạy và sinh hoạt khuôn mẫu như Ngài. Chư vị Thánh Tăng A La Hán trong thời này vẫn còn nhiều; do đó người ta có thể học đạo rất mau, và chứng đạt an lạc dễ dàng. Khi học đạo, nghe pháp Phật tử lập tức nhận ra hình bóng Đấng Toàn Giác thế nào, việc làm của Ngài ra sao; quán tưởng được như vậy là do vị Pháp sư thời ấy đa số đều chứng đạo, đã chứng đạo thì lời dạy của các Ngài không khác gì Thế Tôn. Các Ngài dạy từ bi, các Ngài dạy vô thường... đều được thể hiện cụ thể qua cuộc sống của một vị Thánh Tăng A La Hán, chứ không phải lời giảng của vị pháp sư chỉ học mà chưa hành, và hành mà chưa chứng quả.

Lại nói thêm sự nhận thức hoàn cảnh môi trường của người học Phật, người ta lại càng có đủ nhân duyên hơn.

Nhân duyên trước tiên nhận thức được đời là khổ. Khổ đó là khổ tinh thần chứ không phải khổ vật chất, vì nếu khổ chỉ do vật chất, tất sẽ không có Đấng Toàn Giác; bởi trước khi Thế Tôn xuất gia Ngài hoàn toàn không có khổ vật chất. Nếu có chỉ là những khổ bình thường đến từ thân ngũ uẩn; nhưng truyền thuyết cho rằng, Ngài khoẻ mạnh lực lưỡng cho tới ngày rời thành xuất gia. Thế thì người học đạo càng dễ nhận thức rằng, có một cái khổ mà kể cả người khỏe mạnh, thông minh xuất chúng như Thái Tử Tất Đạt Đa còn phải cảm nhận.

Khi nhận thức được khổ, gọi là khổ về tinh thần tâm linh, thì người học Phật lại thấy sự từ bỏ hoàng cung của vị Thái tử thông minh kia, quả là điều đáng học; và khi nhìn ngược lại mình, người ta lại thấy đa số con người đều khổ cả hai, vật chất lẫn tinh thần. Cuối cùng sự thành đạo của Thái Tử trở thành bậc Toàn Giác, là một sự thật, một hình ảnh chân lý, chứ không phải một truyền thuyết, một lời đồn đại nào đó của ai. Hơn thế nữa những người theo Ngài học đạo, đã chứng minh thể nghiệm được sự giác ngộ để trở thành chư vị Thánh Tăng siêu xuất, mà không một tôn giáo nào thời bấy giờ có thể vượt qua các Ngài nói gì đến Thế Tôn.

Niềm tôn kính, hân hoan sung sướng đó, khiến vô số người trong thời Thế Tôn cho đến thời gian Ngài vắng bóng suốt gần năm trăm năm, vẫn còn hưng khởi. Hễ ai thật lòng học đạo, ước nguyện thành đạt sẽ dễ dàng. Kể cả người chưa thực hành học hiểu giáo lý giải thoát, cũng có nhân duyên cúng dường khi Tăng đoàn Thánh chúng vào làng khất thực. Công đức cúng dường chư vị Thánh Tăng, khiến khi mạng chung dễ được tái sanh trong thời chánh pháp, hoặc xuất gia hoặc làm đại cư sĩ hộ trì Tam Bảo.

Thời Chánh Pháp xảy ra như vậy nên dễ tu dễ hành, do đó Nhơn Vương Kinh Sớ nói: “Có giáo lý, có hành trì, có quả chứng gọi là chánh pháp’’ ý nghĩa là vậy.

Thời Tượng Pháp:

thời kỳ tính từ 500 năm sau khi Thế Tôn thị tịch, cho đến 1000 năm sau nữa. Con số tính như vậy đó là ước tính theo khoảng thời gian gấp đôi thời chánh pháp hoặc xa hơn, đây không nhất định chính xác. Hay có thể giải thích thêm, nghĩa Tượng Pháp là mường tượng, tưởng tượng lại thời chánh pháp, chứ không giống y ngày xưa thời Thế Tôn còn hiện hữu, hay thời gian Thế Tôn vừa viên tịch trong vòng 500 năm.

Xét cho cùng, chúng ta chỉ hiểu thời gian nầy đã xa Chánh Pháp cả mấy trăm năm rồi. Thời này Thánh Tăng ít đi thấy rõ, người ta không còn dễ dàng thấy Thánh Tăng như thời Chánh Pháp. Dù vậy nếu muốn vẫn tìm được các Ngài, bởi đa số chư vị đều thích ẩn cư nơi rừng sâu hẻo lánh. Tuy nhiên việc cúng dường khất thực cho cả Tăng đoàn, có thể còn có Thánh Tăng lẫn lộn trong đó.

Việc học đạo giải thoát lúc này khó khăn hơn, vì không phải như thời Chánh Pháp, pháp sư thuyết pháp hầu hết đều chứng quả Thánh; chứ không phải Tượng Pháp đòi hỏi phải có nhân duyên, có phước báo công đức; đạo tràng phải thanh tịnh, thính chúng phải thành tâm mới duyên cảm được. Thế là Thời kỳ Tượng pháp, thính chúng nghe pháp hầu như chỉ gieo duyên, tích lũy phước đức mong hẹn đời sau.

Rồi không chỉ người cư sĩ gặp khó khăn học đạo, mà ngay trong hàng đệ tử xuất gia của Thế Tôn, đã có phân chia thành tông phái. Sự phân chia cũng xảy ra trong thời Chánh pháp, nhưng chưa nghiêm trọng, vì chư Thánh chúng hãy còn nhiều. Đến thời Tượng pháp, Thánh chúng thưa dần, sự phân chia trở nên rõ rệt; do đó trở thành khó khăn trong việc tìm cầu Thánh Tăng học đạo giải thoát.

Một số chư Thánh Tăng vì muốn giữ lại truyền thống khất thực độ sanh, nên hay thực hiện hạnh đầu đà, tìm sống ẩn cư rừng núi, chỉ khi khất thực mới tiếp xúc quần chúng. Chính việc bảo trì hạnh sống tịnh tu yên lặng đó, nên Thánh Tăng khó tìm, mà người muốn học đạo còn phải đòi hỏi có đủ thể lực tinh thần mới theo học được.

Riêng hàng Thánh Tăngtinh thần phóng khoáng muốn đem đạo giải thoát vào đời, đích thực bằng giáo lý giải thoát thực tế. Đã phương tiện triển khai giáo lý qua cách sống hài hòa, biết hy sinh, biết thực hiện tinh thần vị tha, vì người quên mình, bởi mình với người cũng chỉ đang trên đường học Phật, hơn nữa mình đây chỉ là giả danh, vô ngã... và đúng hơn hết là tinh thần nhập thế cứu độ chúng sanh như Thế Tôn từng dạy ‘Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh’’.

Do tinh thần phóng khoáng độ tha như vậy, người ta mới nghe, mới gọi là tinh thần Bồ Tát Đạo. Tuy nhiên đã đem đạo vào đời, hòa mình tiếp cận thế tục nhiều hơn, chư vị đệ tử xuất gia trong thời Tượng Pháp đòi hỏi phải là Thánh Tăng. Nếu không phải Thánh Tăng đắc Tứ Quả, thì cũng phải là Sơ Quả - Tu Đà Hoàn, nếu không sẽ bị dao động, phiền trược của thế gian xâm nhập vào tâm, làm lệch đi chí hướng tinh thần Bồ Tát Đạo. Như vậy người học đạo trong thời kỳ này, dù chọn nơi lâm sơn hẻo lánh, hay gần phố thị đông người, đều phải khó khăn học đạo. Bởi phải tự biết thắng mình để gìn giữ truyền thống Như Lai, hoặc tự biết được mình trong khi va chạm vào đời sống thế gian đúng theo tinh thần vô nhiễm của Bồ Tát.

Chính khó khăn đó Nhơn Vương Kinh Sớ lại nói : ‘giáo lý, có hành trì không quả chứng, gọi là tượng pháp’’. giáo lý, như chúng ta hiểu dù bấy giờ chư vị Thánh Tăng đã ít dần đi, nhưng sự trì tụng lập lại lời Phật dạy qua ngôn từ hãy còn đầy đủ tính giải thoát, cho nên vẫn gọi là giáo lý.

hành trì không quả chứng là hành trì một cách không dứt khoát, bởi vì hoàn cảnh bắt buộc phải có tâm lực, thể lực mạnh, mới thắng được hai môi trường hoàn cảnh như đã bàn qua. Và như thế số người đủ tâm lực thể lực thực hành theo giáo lý giải thoát quả thật là ít, ít đến nổi ví là không.

Thời kỳ Mạt Pháp:

thời kỳ từ Tượng Pháp tính đến 1000 năm sau và hơn nữa, đây là thuyết của kinh Đại Bi. Lần nữa chúng ta cũng không quan tâm lắm đến con số chính xác thế nào, chỉ biết là sau thời kỳ Tượng Pháp đã hơn ngàn năm, nay lại tính hơn cả mấy ngàn năm nữa, việc này mới quan trọng. Và quan trọng nhất khi biết rằng đời nay chúng ta đang sống chính là thời kỳ Mạt Pháp. Ta đang sống cách thời Phật hơn 2500 năm vượt qua Tượng Pháp cả 1000 năm.

Thời kỳ như vậy cũng Nhơn Vương Kinh Sớ nói: giáo lý, không hành trì, không quả chứng gọi là Mạt Pháp.

Đến đây đã hiểu khi xem lại phần Chánh PhápTượng Pháp; và phải nhận định thế nào trong thời kỳ gọi là Mạt Pháp; phải nhận thức học hiểu Phật pháp ra sao, so với hai thời kỳ Chánh và Tượng Pháp ở trên!

Trước hết ta hãy nhận định về đối tượng Thánh và Phàm để xét thấy con người tu Phật ngày nay, sau đó sẽ nói về hoàn cảnh môi trường sống.

Thánh Tăng thời nay không thể nào gặp được, dù người ta có đi tìm mọi nơi thâm sơn cùng cốc, hay tận trên những dãy  Hy Mã Lạp Sơn. Nhưng nếu có tìm được các Ngài thì các Ngài cũng từ chối cho mình là Thánh là Thần! Và giả sử gặp ngay một vị Thánh, thì ta cũng chẳng nhận ra được. Vì sao? Vì ta dùng cái tâm nào để tìm các Ngài?  Nếu dùng tâm phàm phu hay tâm chưa thanh tịnh, thì vị Thánh Tăng đó sẽ vừa ẩn vừa hiện theo tâm thức của ta. Nhưng nói như vậy hơi quá khắc khe quá đáng, bởi vì khi đã quyết tâm đi tìm, trải qua bao gian khổ khó khăn, tâm ta lúc này tất phải yên bình, hay ít ra lắng dịu phần nào những lăng xăng của phố thị. Do đó trước tiên ta có thể thấy được tâm mình bắt đầu rung động theo sự an tịnh của không gian hoàn cảnh, và có thể ta sẽ học được nhiều điều từ đối tượng kia.

Còn nếu mong tìm Thánh Tăng ở ngay chùa chiền tịnh xá gần phố thị như ta ước muốn, vậy có tìm được không? Đây lại còn khó hơn gấp trăm ngàn lần tìm Thánh Tăng nơi rừng núi. Bởi sao? Bởi ta phải vượt qua mọi thẩm định, nhận xét... của nhiều người về vị Thánh Tăng mà ta đang tìm đó. Sự khó khăn này còn khó hơn chinh phục đỉnh núi Everest cao nhất thế giới. Nhưng dù muốn hay không ta phải tìm cho ra, nếu ta muốn học đạo giải thoát đúng theo hình ảnhtinh thần của một pháp sư chứng Thánh Quả; bằng không ta phải tự rèn luyện cho mình căn cơ sáng suốt, và nỗ lực thực hành giáo lý nhiều hơn, chỉ có như thế ta mới cảm nhân được giáo pháp Như Lai, và có thể không chừng gặp được Thánh Tăng mà ta không biết được.

Riêng người tu sĩ xuất gia, các vị đệ tử Như Lai trong thời Mạt Pháp thì sao? Đương nhiên hầu hết đều là phàm Tăng, đều chưa chứng quả, chỉ có gieo duyên giải thoát. Các vị chỉ có một công đức là gậy dựng đạo tràng, lập nên hình ảnh Tam Bảo cho mọi người nhận biết, đó là hình ảnh của đạo giải thoát; và cũng chưa đủ, các vị phải tập tành làm giống theo đệ tử của Phật, phải cạo đầu, phải sống đời sống không gia đình, không vợ con và thường giữ gìn giới luật, kinh điển là lời dạy của Thế Tôn. Tuy nhiên dựa vào Thời kỳ Tượng Pháp đã trình bày trên, ta thấy ngay thời kỳ đó đã có sự khó khăn. Hàng xuất gia sống nơi phố thị, phải tiếp xúc quần chúng phải nguyện độ sanh; hàng sống nơi rừng núi phải lo độ mình sớm mau chứng quả để độ chúng sanh, báo ân Phật Tổ. Sự khó khăn đó là kết quả Thánh Tăng thưa dần, giáo lý giải thoát đã bị phân hóa diễn dịch sai đi, và người học Phật theo đó càng mất đi niềm tin chánh pháp.

Như vậy tu sĩ ngày nay chỉ tạo nhân duyên, và lo giữ nhân thiện giải thoát bằng hình ảnh thờ phượng đã quý lắm rồi, nếu không sẽ không còn gì cả. Nhưng thờ phượng mà không học hiểu giáo lý lại trở thành mê tín, khiến chánh pháp mờ dần, lý tưởng xuất gia hóa ra nhân quả trong vòng lục đạo, thì thật uổng tiếc thế nào!

Nói thêm về hoàn cảnh môi trường ngày nay, càng tăng thêm trở ngại cho người học Phật, điều này ai cũng thấy. Trên mặt hiện tượng thế gian học Phật, ta thấy thật nhiều chùa chiền đồ sộ nguy nga, ta thấy phương tiện truyền thông điện toán giới thiệu Phật học, chinh phục được không gian, thời gian khoảng cách. Nhưng về an lạc nội tâm áp dụng được Phật pháp trong đời sống thuần thành qua ý thức sinh tử luân hồi nhân quả, ta còn quá xem thường, quá dễ duôi, để rồi chứng kiến bao nhiêu người ra đi mà ta chưa hề tỉnh ngộ. Ta chưa tỉnh ngộ có khác gì câu trả lời ta chưa học hiểu gì giáo lý căn bản của Như Lai!. Và dù ta có hiểu Phật pháp căn bản đi nữa, ta còn phải vô cùng khó khăn khi bắt buộc vượt qua bao cam go thử thách của vật chất, tiền tài danh vọng đang vây bủa chung quanh.

Ta hay cho mọi thứ là phương tiện, nhưng phương tiện học Phật chỉ đem đến người an lạc, giải thoát khổ đau, nhưng ta vẫn còn quá đau khổ thì làm sao gọi là phương tiện! Nếu ta dùng phương tiện để tạo duyên cho người học Phật, thì ta cũng phải biết phương tiện đó cũng là cho ta, không thôi ta sẽ là người đếm tiền trong ngân hàng, mà chính bản thân mình không lợi chi cả.

Thời kỳ Mạt Pháp hoàn cảnh không sao kể hết được, cho nên Nhơn Vương Kinh Sơ đã nói rằng: giáo lý, không hành trì, không quả chứng, gọi là Mạt Pháp.

Dù vậy một điều vẫn còn mừng vui, thời nay vẫn còn có giáo lý, vì có giáo lý là có gieo duyên với Phật pháp; riêng việc hành trì Nhơn Vương Kinh Sớ bảo là không, có nghĩa là quá hiếm hoi, hay hành trì không đúng với chánh pháp, nên cho rằng không có hành trì. Nghĩ ra đúng như vậy, Thánh Tăng không có, hoàn cảnh lại đảo điên phức tạp, việc hành trì có đúng đi nữa chỉ là ít tháng vài ngày, hay vài giờ rồi lại rơi vào chấp ngã, chấp pháp, kẹt vào danh tướng... uổng phí một đời tu. Hành trì đã sai, tức xem như không có hành trì, nghĩa cũng đúng. Cuối cùng hành trì mà còn không đúng hay không có, thì làm sao thấy người chứng quả. Đó là hiện trạng hoàn cảnh đời nay.

Tự quán xét chính mình.

Trên đây là cách nhìn suy diễn, suy tư của người học Phật, còn trong vòng phàm tục vô minh; tuy nhiên điều tối quan trọng nhận ra trên đây là chúng ta vẫn còn ý thức được sự khó dễ thế nào trong ba thời kỳ Phật pháp. Và sự quan trọng để nhận ra nữa là phước duyên, quả báo của chúng ta đã có sẵn từ thời nào trong quá khứ; có thể trong thời Chánh Pháp cũng không chừng; khi đó ai biết được, ta là những người ngu ngơ nhìn Phật hay nhìn Tăng đoàn mà không biết kính quý; nhưng cũng không đến nổi lạnh lùng vô cảm, do đó sau khi mạng chung phải trải bao nhiêu đời mới hoàn hồn mến mộ.

Hay chắc chắn hơn có thể ta đã là một nhà tu, một cư sĩ Phật giáo trong thời Tượng pháp, nên bây giờ mới đủ duyên xúc động suy tư về thân phận của người học Phật trong ba thời. Tóm lại giáo pháp giải thoát vẫn hằng hữu với không gian thời gian, không sanh cũng không diệt, nhưng con người ngây dại vô minh, nên luôn bị ý thức cuốn theo dòng sinh diệt sinh tử luân hồi.

Ngày hôm nay nhận thức được giáo lý giải thoát siêu việt, không lẽ nào ta lại tiếp tục để trôi lăn trong biển sinh tử như đã từng sinh tử từ vô thỉ kiếp đến nay. Ta hãy thực tế suy tư chấp nhận rằng, bao kiếp quá khứ, ta đã không đủ nhân duyên phước báo công đức giải thoát, không đủ trí huệ của Như Lai, nên trong ba thời kỳ Phật pháp, ta chẳng lợi ích chi, ngoài việc sinh ra làm người ít vui nhiều khổ. Ta hãy nhất tâm nguyện chỉ trong một thời kỳ cuối này, thời kỳ cuối của cuộc đời chúng ta, chứ không phải của giáo pháp, vì giáo pháp chỉ có cuối trên mặt hiện tượng, chứ bản thể nhất như trước sau như một.

            Ta phải nguyện làm được điều lành hướng về giải thoát, nguyện bỏ điều dữ để giữ vững niềm tin chánh pháp, và nguyện khi bỏ xác thân này sẽ nhất định sanh vào thế giới hoàn thiện, nơi có Thánh nhân Bồ Tát, nơi có chánh pháp Như Lai, để tâm giác ngộ trí Như Lai được khai sáng, từ đó không còn không gian quốc thổ, không có thời kỳ quá khứ vị lai, mà chỉ có khởi tâm bi, trí nguyện độ khắp chúng sanh trong pháp giới.

 

Nam  Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Thích Phổ Huân

Bài đọc thêm:
Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở thời Mạt pháp (Chân Hiền Tâm):

http://thuvienhoasen.org/a20910/nam-phap-khien-chanh-phap-khong-diet-o-thoi-mat-phap
Chánh Pháp Là Gì? (HT. Tuyên Hóa):
http://thuvienhoasen.org/a9252/chanh-phap-la-gi-ht-tuyen-hoa

Tạo bài viết
21/01/2011(Xem: 45058)
11/09/2012(Xem: 50609)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.