Bản đồ cảm xúc và thiền về tâm từ bi (song ngữ)

06/07/20154:04 CH(Xem: 14744)
Bản đồ cảm xúc và thiền về tâm từ bi (song ngữ)
blank

BẢN ĐỒ CẢM XÚC VÀ THIỀN VỀ TÂM TỪ BI
Phúc Cường

Anaheim, CA, USA, ngày 04 tháng bảy 2015 – Ngoài bầu trời Aniheim khá u ám vào buổi sáng, nhưng bên trong một cuộc hội ngộ nồng ấm đã diễn ra giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và người bạn cũ Paul Ekman. Cùng với con gái Eve, người vợ Mary Ann Mason và Eric Rodenback, Ekman đã tới thuyết trình về tiến độ của dự án thiết lập bản đồ cảm xúc. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mở đầu buổi hội thoại:

"Trọng tâm của chúng phải là tất cả 7 tỷ con người đang sống ngày nay, mỗi người đều mong cầu một đời sống hạnh phúc. Chúng ta đang cố gắng giúp mỗi người thấu hiểu hạnh phúc không phải hoàn toàn phụ thuộc vào tiền bạc và vật chất, mà phụ thuộc vào các giá trị tinh thần như tâm từ bi, cũng không hoàn toàn phải dựa vào niềm tin tôn giáo. Chúng ta đang nỗ lực áp dụng một phương pháp thế tục giúp tất cả mọi người có thể tiếp cận được.

dalai lama map of emotion 1
Đức Đạt Lai Lạt Ma dắt tay ngài Paul Ekman tới buổi
gặp gỡ tại Anaheim, CA, USA, ngày 4 tháng 7 năm 2015.
Ảnh/ Sonam Zoksang

"Trong nỗ lực này, tôi đặc biệt coi trọng các nhà khoa học, bởi vì họ có xu hướng đánh giá bằng kinh nghiệm và bằng chứng. Chúng ta cần thúc đẩy các giá trị thế tục dựa trên những kinh nghiệm thông thường như khi ta được sinh ra và lớn lên dưới tình cảm bao bọc của cha mẹ; dựa trên các nhận thức thông thường chẳng hạn như quan sát những người dễ sân giận luôn thiếu hạnh phúc và những tri thức khoa học phát hiện tầm quan trọng của các giá trị tinh thần như tâm từ bi. Khi mới bắt tay vào công việc, ngài có thể chỉ có một mình, nhưng tới giờ đã có rất nhiều người quan tâm và cùng theo đuổi dự án này."

Ekman đáp lời: "Quý ngài đã dạy rằng chúng ta cần một bản đồ những cảm xúc và tôi đã tham khảo công trình của 250 nhà khoa học nghiên cứu về cảm xúc. Chúng tôi phân loại năm cảm xúc căn bản: vui thích, sân giận, sợ hãi, buồn phiềnphẫn nộ. Chúng tôi muốn chỉ ra cách thức các cảm xúc vận hành như thế nào, các cảm xúc có thể giúp ích chúng ta, nhưng cũng có thể đưa chúng ta vào rắc rối”.

Ông giải thích rằng bản đồ các cảm xúc, được hiển thị như mô hình máy tính, nên chúng được nhận dạng giống như thường được định nghĩa trong tiếng Anh. Ông đồng ý rằng có những cảm xúc không có trong tiếng Anh ví như “schadenfreude” một trạng thái vui sướng khi chứng kiến sự đau khổ của người mà ta không ưa thích, và “naches”, thuật ngữ cổ của người Do Thái chỉ sự tự hào và niềm vui của cha mẹ đối với con cái mình. Ông khẳng định rằng chưa có nghiên cứu nào nỗ lực phác thảo và làm rõ các loại cảm xúc tiêu cựctích cực như vậy cũng như các cảm xúc liên quan khác. Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý rằng những cảm xúc không phát sinh biệt lập mà trong mối tương quan với những cảm xúc khác.

Eve Ekman mô tả các mốc thời gian sử dụng trong bản đồ, trong đó có việc ước định, kích thích cảm xúc và những cách thức chúng ta phản ứng với chúng. Paul Ekman làm rõ rằng nhận biết về sự kích thích cảm xúc không xuất hiện một cách tự nhiên mà là một kỹ năng có thể được đào tạo. Ông cho rằng một người kích động phiền não và sân giận cho ông có thể là một người đang nói với ông cần làm những gì. Hoàn toàn có thể nhận thức được tia lửa trước khi nó bùng phát thành ngọn lửa. Sự tỉnh thức đó là phẩm chất rất cần rèn luyệnnuôi dưỡng. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đồng ý với quan điểm này, ngài trích lời đạo sư Shantideva rằng chúng ta nên đối trị sân giận khi nó vẫn còn ở giai đoạn ban đầu chứ không phải khi nó đã bùng phát dữ dội.

dalai lama map of emotion 2
Paul Ekman và người con gái Eve giải thích bản đồ cảm xúc
lên Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Anaheim, CA, USA,
ngày 04 tháng 7, 2015. Ảnh / Jeremy Russell/

Eve Ekman cho rằng hoc được cách thức để có sự tĩnh tại và đạt tới an bình là rất cần thiết. Mọi người cần biết rằng điều này rất quan trọng. Cha cô cho rằng vẫn luôn có một sự tĩnh tại đầy xung lực có thể giúp chúng ta thay đổi những gì đang diễn ra. Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý rằng chúng ta có thể dễ dàng bị kích động, nhưng đồng thời có thể rèn luyện để đối trị với chúng. Chúng ta có thể học hỏi để giữ sự tĩnh tại khi đối mặt với thách thức. Chúng ta có thể nhẫn nại và duy trì tĩnh tại. Ngài chỉ ra rằng trí tuệ của con người cho phép chúng tanăng lực đánh giá những lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn, năng lực này rất hữu ích trong trường hợp này.

"Những pháp thực hành cổ xưa của Ấn ĐộPhật giáo, ví như định tâm vào hơi thở, hít thở, có thể giúp tâm thức thư thái. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không giúp được nhiều nếu chỉ một bên xung đột dừng lại."

Ekman trả lời rằng một quy tắc hữu ích khi đào tạo trẻ em là nói rằng trong thời điểm xung đột, nếu một bên ngưng lại, cả hai phía nên dừng.

Khi bài thuyết trình kết thúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ca ngợi bản đồ các cảm xúc là một sự đổi mới lớn lao.

"Thật tuyệt vờitrí tuệ. Cho phép chúng ta chia sẻ sự hiểu biết về những cách thức gây tổn hại mà các cảm xúc tiêu cực có thể tạo ra."

Paul Ekman đặt câu hỏi ông đã có ý tưởng về một bản đồ cảm xúc ở đâu và Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với ông rằng khi ngài đi tới một nơi chốn mới nào đó, một tấm bản đồ sẽ giúp ngài tìm đường đi chính xác. Một bản đồ như vậy có thể giúp chúng ta luận giải các cảm xúc tích cực hữu ích như thế nào và các cảm xúc phá hủy mang lại tổn hại như thế nào.

Buổi gặp gỡ kết thúc với một bản tóm tắt công việc mà nhóm tiếp tục triển khai. Kế hoạch này bao gồm việc kết hợp các trạng thái vào bản đồ và một tham khảo về thói quen bạo lực liên quan đến việc khảo cứu trạng thái, tính cáchtâm lý. Họ muốn dịch toàn bộ dự án sang ngôn ngữ Tây Ban Nha, đây là ngôn ngữ thứ hai tại nước Mỹ hiện nay, và tạo ra một phiên bản hoàn toàn độc lập có thể tư vấn mà không kết nối với internet.

dalai lama map of emotion 3
Nam diễn viên Forest Whitaker giới thiệu Đức Đạt Lai Lạt Ma
trước buổi chia sẻ của ngài tại Rancho Las Lomas
ở Silverado, CA, USA, ngày 04 tháng 7, 2015.
Ảnh / Tenzin Choejor /

Sau giờ trưa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới Rancho Las Lomas theo lời thỉnh mời của dự án Peak Mind chia sẻ về thiền. Diễn viên và nhà hoạt động xã hội Forest Whitaker đọc giới thiệu về ngài trước 400 thính chúng, sau đó ông bắt giai điệu bài Happy birthday và cúng dường bánh lên Ngài. Ông giới thiệu Đức Đạt Lai Lạt Ma là một trong số những vĩ nhân như ngài Martin Luther King, chủ tịch Nelson Mandela và Mẹ Teresa, những người đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự bình đẳng của loài người.

Trước khi thỉnh mời Ngài chia sẻ, nhà tổ chức Michael Trainer đề nghị nhạc sĩ Tim Fain cúng dường lên ngài một bản violin.

"Xin kính chào quý vị," Ngài bắt đầu, "Tôi thực sự rất hạnh phúc khi hiện diện nơi đây. Một vài ngày qua tôi đã có mặt ở các thành phố lớn, nơi khá xa với môi trường tự nhiên, với cây xanh giúp chúng ta gần gũi với thiên nhiên. Trong các tòa nhà đô thị lớn, có những hoa và cây nhân tạo làm cho ta thoải mái, nhưng nơi đây có cây xanh và hoa thật. Tôi tri ân quý vị trước những lời chúc nguyện nhân ngày sinh nhật của tôi, nhưng tôi mong muốn suy nghĩ về mỗi ngày mới đều giống như ngày sinh nhật. Bởi đó là ngày chúng ta sống với niềm hoan hỷ, nó cho thấy mục đích của đời sốnghạnh phúc. Khi chúng ta biết kết hợp trí tuệ với sự nồng ấm của con tim, đời sống sẽ hữu ích và lợi lạc.

"Thông thường chúng ta cứ tìm kiếm niềm vui thích qua kinh nghiệm giác quan, nhưng trải nghiệm vui thích giác quan do cảnh đẹp và âm thanh chỉ là nhất thời và chỉ tồn tại khi còn những điều kiện bên ngoài, còn trải nghiệm nội tâm vẫn còn mãi với chúng ta 24 giờ một ngày. Khi âm nhạc chúng ta vui hưởng dừng lại, niềm vui thích đó sẽ chỉ còn là hoài niệm. Bởi vì con người có bộ não kỳ diệu nên chúng ta hãy quan tâm hơn đến những trải nghiệm tinh thần của mình."

Ngài luận giải rằng để rèn luyện và làm an bình tâm thức, chúng ta có thể chọn một đối tượng để định tâm. Có thể là một bông hoa, một tư tưởng hấp dẫn hoặc thậm chí chính bản thân tâm thức. Mặc dù tương đối khó nhưng sẽ rất hữu ích và hiệu quả nếu định tâm vào chính bản thân tâm thức. Nếu chúng ta rèn luyện để tự do khỏi sự chi phối của giác quan, đôi khi chúng ta chợt thoáng kinh qua một khoảng trống tĩnh lặng. Trạng thái đó có thể rất ngắn nhưng nó mang lại cho chúng ta một ý niệm về tính quang minh của tâm thức. Thật không dễ dàng để thấu hiểu toàn bộ dòng tâm thức, nhưng đó là điều có thể đạt tới. Tất nhiên, cần nhiều thời giannỗ lực, nhiều khi con người hiện đại muốn có tất cả mọi thứ ngay lập tức nhưng mong muốn như vậy là rất khó.

Ngài cũng đề cập đến thực hành thiền quán, ví như suy tư về vô thường.

dalai lama map of emotion 4
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ tại Rancho Las Lomas ở Silverado,
CA, USA vào ngày 04 tháng 7, 2015. Ảnh/ Tenzin Choejor /

"Cây cối nơi đây thay đổi theo mùa, và những thay đổi trong từng thời khắc tương tự như vậy ảnh hưởng tới tất cả sự vật hiện tượng. Chúng ta có thể suy xét và phân tích điều này. Chúng ta có được sự hiểu biết thông qua lắng nghe, rồi tư duy về điều đã nghe cho đến khi phát khởi niềm tinkinh nghiệm về nó. Tôi thấy thiền quán hữu ích trong mọi hoàn cảnh. Hầu hết các rắc rốichúng ta phải đối mặt đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về thực tại. Tư duy và phân tích sẽ cho phép chúng ta hóa giải điều này.

"Tiếp đến là phát khởi sự quan tâm tới tha nhân. Mỗi người đều có hạt giống tình cảm tự nhiên trong mình, nó được nuôi dưỡng bằng sự chăm sóc của cha mẹ mà ta nhận được thuở ấu thơ. Chúng ta có thể trưởng dưỡng, mở rộng tình cảm đó không chỉ tới những người thân và bạn bè của mình, mà tới tất cả 7 tỷ con người ngày nay. Những rắc rối chỉ phát sinh khi chúng ta chỉ chú trọng tới những khác biệt thứ yếu giữa người với ngườì. Hãy luôn ghi nhớ rằng là con người về cơ bản chúng ta đều như nhau. Nếu có thể duy trì được dòng tâm đó, chúng ta có thể phát triển sự quan tâm tới tha nhân và tới môi trường của hành tinh này, bởi đây là ngôi nhà duy nhất của chúng ta."

Ngài hướng dẫn thính chúng cùng thiền khởi phát sự lòng nhân ái trong năm phút, để mắt khép hờ, không nhắm và hơi nhìn xuống. Ngài cũng dạy rằng để an định dòng tâm thô trược, sẽ rất hữu ích nếu bắt đầu định tâm vào hơi thở, quán sát hơi thở ra vào, lên xuống.

Sau khi kết thúc năm phút thiền định, ngài dạy rằng 'shamatha' hay thiền định, thiền an định tâm và 'vipassana' hay thiền minh sát rất phổ biến trong nhiều truyền thống Ấn Độ. Ngài được biết một số pháp tương tự cũng được một số giáo sĩ ở những vùng xa xôi của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp thực hành.

Một thính chúng muốn biết rõ hơn về ý nghĩa của tình yêu thương mà ngài thường chia sẻ, ngài nhắc tới sự gần gũi mà con người dành cho nhau. Ngài lấy dẫn dụ cách thức con trẻ nồng nhiệt và cởi mở chơi đùa với nhau mà không bận tâm chúng theo tôn giáo gì, chúng đến từ chủng tộc hay nền văn hóa nào. Ngài cho rằng nền giáo dục hiện đại dường như thay đổi hiện thực này.

Vậy làm thế nào có thể đưa ra những quyết định khó khăn? Ngài dạy rằng, chúng ta cần phải sử dụng trí tuệ cùng với sự nồng ấm của từ tâm. Hành động dẫn đường bởi từ bi tâm sẽ giúp chúng ta trung thựcchân thành. Vậy trải nghiệm của dòng tâm thức sẽ thế nào khi luôn hướng tâm tới nhu cầu của hàng triệu con người? Ngài luận giải rằng, ngài luôn nghĩ bản thân chỉ là một con người trong số đó. Khi giữ dòng tâm như vậy, ngài thấy quanh mình luôn được bao bọc bởi huynh đệ, bởi sự anh bình và niềm hoan hỷ.

Về thiền, ngài dạy rằng, thiền có tác dụng to lớn đối trị các cảm xúc tiêu cực, có thể chuyển hóa toàn đời sống của chúng ta. Đối với câu hỏi, nếu có một điều ước thì ngài sẽ ước nguyện điều gì, ngài trả lời rằng:

"Nguyện cho thế giới được hạnh phúc, nguyện cho nhân loại được hạnh phúc. Và chìa khóa của ước nguyện này chính là rèn luyện cách đối trị với những cảm xúc."

Kết thúc buổi chia sẻ giáo pháp, Aloe Blacc, một nhạc sĩ nhạc rap, đã hát rằng tình yêu thươnggiải pháp cho mọi vấn đề. Michael Trainer một lần nữa tri ân lên Đức Đạt Lai Lạt Machân thành cảm ơn sự hiện diện của mọi người. Ngài đã đáp từ rằng, thay đổi thế giới phải bắt đầu từ mỗi cá nhân, chứ không phải chờ những dẫn đường của Liên Hiệp Quốc hay Nhà Trắng, và ngài cũng đề nghị mọi người một lần nữa hãy để suy tư thêm về những gì mọi người đã lắng nghe hôm nay.

Phúc Cường trích dịch

Nguồn: Dalailama.com/news

dalai lama map of emotion 5

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại Rancho Las Lomas ở Silverado, CA, USA, ngày 04 tháng 7, 2015. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL
dalai lama map of emotion 8
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về 'Trí Tuệ, tình yêu và từ bi' tại  Rancho Las Lomas ở Silverado, CA, USA vào ngày 04 tháng 7, 2015. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL
dalai lama map of emotion 6
Quang cảnh ở Rancho Las Lomas, Silverado, CA, USA on July 4, 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL



Nguyên tác Anh ngữ:

Map of Emotions and Meditation on Compassion
July 5th 2015

Anaheim, CA, USA, 4 July 2015 - The sky was overcast this morning, but inside a warm reunion took place between His Holiness the Dalai Lama and his old friend Paul Ekman. Accompanied by his daughter Eve, his wife Mary Ann Mason and Eric Rodenback, Ekman had come to report progress that has been made in creating a Map of Emotions. His Holiness opened the conversation:

“Our focus should be all 7 billion human beings alive today, every one of whom wants to lead a happy life. We are trying to let them know that happiness is not entirely dependent on money and material things, but on inner values like compassion, without having to rely on religious belief. We are trying to adopt a secular approach that can reach all human beings.

“In this effort I especially value scientists, because they tend to be moved only by experience and evidence. We should base our promotion of secular values on our common experience of being born and brought up in the shelter of our parents’ affection; on common sense, such as observing that people who easily give in to anger are not happy and scientific findings that reveal the worth of inner values like compassion. You may have been alone when you embarked on your work, but now there are many others pursuing this too.”

 

Ekman replied: “You told me we needed a map of emotions and I have considered the work of 250 scientists studying emotions. We have distinguished five primary emotions: enjoyment, anger, fear, sadness and disgust. We want to show how they work, how emotions can help us, but also how they can get us into trouble.”

He explained that for this map of emotions, which is displayed as a computer model, emotions were identified as they are generally defined in English. He agreed that there are emotions that are not named in English such as ‘schadenfreude’, taking pleasure in the discomfort of someone we don’t like, and ‘naches’, the Yiddish term for the pride and joy parents take in their children. He asserted that nowhere else has there been such an attempt to outline and clarify the destructive and constructive emotions and their associated emotions. His Holiness agreed that emotions don’t arise in isolation but in relation to other emotions. 

Eve Ekman described the timeline employed in the map, which involves appraisal, emotional triggers and the way we respond to them. Paul Ekman clarified that awareness of emotional triggers doesn’t come naturally but is a skill that can be cultivated. He suggested that a trigger for irritation and anger in himself can be someone else telling him what to do. It is possible to become aware of such a spark before it bursts into flame. That awareness is something that has to be developed. His Holiness concurred with this, citing Shantideva’s observation that we need to deal with anger when it is still at the stage of frustration, not once it has flared up. 

Eve Ekman told His Holiness that there is a need to know how to create calm, how to achieve peace. People need to know that this is important. Her father suggested there is a dynamic calmness that can help us change what is happening. His Holiness agreed that we may be easily irritable, but we can learn how to deal with it. We can learn how to remain calm in the face of a challenge. We can, as it were, take a stand and maintain our composure. He pointed out that human intelligence allows us to evaluate our short term and long term interest, which is helpful here.

“Ancient Indian and Buddhist practice, for example, includes focus on breathing, taking a breath, which gives the mind a break. However, this may not help much if only one party to an argument takes time out.”

Ekman replied that a useful rule when training children is to say that in conflict, if one side takes time out, both should stop. 

As the presentation ended, His Holiness praised the map of emotions as a great innovation.

“It’s wonderful and apt. It allows us to share understanding of how harmful destructive emotions can be.”

Paul Ekman asked where he had got the idea for a map of the emotions and His Holiness told him that when you go somewhere new, a map helps you find your way around. Such a map can help us explain how constructive emotions are useful and how destructive emotions bring harm.

The meeting ended with a brief survey of work the team still wants to do. This includes incorporating mood into the map and an exploration of chronic violence involving an examination of mood, personality and psycho-pathology. They want to translate the entire project into Spanish, which is the US’s second language, and create a complete stand-alone version that can be consulted without being connected to the internet. 

After lunch, His Holiness drove out through wild and open country to Rancho Las Lomas at the invitation of the Peak Mind project to talk about meditation. He was introduced to an attentive audience of about 400 by actor and social activist Forest Whitaker, who first led the singing of ‘Happy birthday’ as His Holiness was offered a cake. He included His Holiness among those like Martin Luther King Jr, Nelson Mandela and Mother Teresa who help us understand better that we are all equal.

Before inviting His Holiness to speak, organizer Michael Trainer asked musician Tim Fain to pay a tribute to him on his violin. 

“Brothers and sisters,” His Holiness began, “I am indeed very happy to be here. The last few days I’ve been in big cities, whereas here it is quite remote among trees and greenery that make us feel closer to nature. In our large urban buildings we have artificial flowers and trees to make us feel comfortable, here they are real. I thank you for your good wishes for my birthday, but I like to think of every new day as like a birthday. It’s a day we celebrate with joy which is an indication the purpose of our lives is to be happy. When we combine our intelligence with warm-heartedness it can be useful and constructive. 

Usually we seek pleasure through sensory experience, but whereas sensory experience of pleasing sights and sounds is fleeting, lasting only as long as the stimulus is present, our mental experience remains with us 24 hours a day. When the music we enjoy stops, our pleasure is only a memory. Since we have this marvellous brain, we need to pay more attention to our mental experience.”

He explained that to train and calm the mind we can choose an object to focus on. It may be something like a flower, an attractive idea or even the mind itself. Although it is more difficult, he said, it is more useful and more effective to meditate on the mind itself. If we learn to disengage from sensory activity, we sometimes catch a glimpse of an absence. It may be brief, but it gives us an idea of the clarity of the mind. It’s not easy to develop an appreciation of what the mind is, but it is possible. Yet it takes time, something modern people who want to have everything immediately can find difficult.
 

His Holiness also mentioned analytical meditation, thinking over ideas like impermanence.

“The trees here change in the course of the seasons, and similar momentary change affects everything else. This we can examine and analyze. We gain understanding by hearing about something, thinking about it until we gain conviction and experience of it. I find analytical meditation can be useful in almost any situation. Most of the problems we face derive from our failure to understand reality. Analysis allows us to correct this. 

“Then there’s the matter of developing concern for others. We all have a natural seed of affection within us planted by the affection we receive from our parents. We can cultivate it so it extends not only to our close relatives and friends, but to all 7 billion human beings. Problems arise when we dwell on the secondary differences between us. We need to remember instead that basically as human beings we are all the same. If we do that we can strengthen our concern for others and the environment of this planet that is our only home.”

He suggested meditating together for five minutes on concern for others, eyes cast down, but not necessarily closed. He recommended too that to calm the agitated mind to begin with, it can be useful to focus on the breath, observing it rise and fall. 

When the five minutes were up, His Holiness remarked that ‘shamatha’ or calming, tranquil mediation and ‘vipassana’ or insight meditation are commonly found in many Indian traditions. He said he’s also heard that such practices may be found amongst monks in remote parts of the Greek Orthodox Church. 

Among questions from the audience he was asked what he means when he speaks of love and he mentioned the closeness we feel for each other. He drew an analogy with the way children warmly and openly play with other children with no concern for what religion, race or other background they come from. He remarked that modern education seems to change this.

 

Invited to explain how to take tough decisions he said we need to use intelligence moved by warm-heartedness. Acting out of compassion keeps us honest and truthful. He was also asked how it feels to be the focus of millions of people’s attention and explained he always thinks of himself as just another human being. When he thinks of himself that way he finds himself surrounded by friends, relaxed and at ease. 

About meditation, he said that by having immense effect on our destructive emotions it can transform our lives. Asked if he could have one wish, what it would be he replied: 

“For the world to be happy, for humanity to be happy. And key to this is learning how to deal with our emotions.”

As the session came to an end, Aloe Blacc, a musician and rapper sang that love is the answer. Michael Trainer thanked His Holiness again for coming and offered thanks to everyone whose contribution had made the event possible. His Holiness had the final word, remarking that changing the world starts with individuals, not waiting for instructions from the UN or the White House and asked everyone again to think about what they had heard.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/10/2015(Xem: 16311)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.