Quy về nguồn cội thâm nhập Đại thừa

22/08/20152:55 CH(Xem: 10195)
Quy về nguồn cội thâm nhập Đại thừa

QUY VỀ NGUỒN CỘI THÂM NHẬP ĐẠI THỪA
Mãn Tự

hoa_sen_hai_mau_2Trong lịch sử Đạo Giác ngộ chưa bao giờ khuynh hướng người thực hành tu ngay trong đời sống phát triển một cách rộng rãi từ Á sang Âu như thời đại bây giờ. Đó chính là một sự khích lệ tinh thần quý giá đối với dân tộc đã có hàng ngàn năm lịch sử với Đạo Giác ngộ của người Việt Nam nói riêng.

hiện tượng như hiện nay là nhờ vào toàn cầu hóa, nhờ vào sự bùng nổ thông tin của Internet, Tivi, vệ tinh và kỹ thuật in ấn…. Nhờ vậy mà những nền văn minh từ cổ chí kim của nhân loại được khám phá. Những cái hay cái đẹp được truyền tải trao đổi khắp mọi miền đất nước trên quả địa cầu này, tuy nhiên cũng có những cái ngược lại.

Bây giờ xét lại bối cảnh đất nước dân tộc Việt Nam chúng ta từ thủa sơ khai tiếp xúc với giáo lý Giác ngộ du nhập đến. Theo lịch sử thì có nhiều nguồn tài liệu nhưng không có gì chắc chắn lắm, tuy nhiên cột mốc hiện nay có bằng chứng rõ ràng nhất là tiền nhân chúng ta nhận được hạt giống giáo lý Giác ngộ khoảng hơn một ngàn năm sau tây lịch tức vào thời nhà Lý sơ khai. Dù vậy phải trải qua hơn một trăm năm sau thì hạt giống mới được nảy mầm lên cây và kết quả là ngài Trần Nhân Tông và hiện nay là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử.

Theo lịch sử thì trong triều đại Lý Trần triều đình các vị vua có cử nhiều sứ đoàn tu sĩ sang triều đình các Hoàng đế Trung Hoa để thỉnh Tam Tạng Kinh Điển đem về nước tu học. Cũng có thể vào thời đó chữ viết của chúng ta chưa được thông dụng lắm nên các vị sư từ Trung Hoa sang nước Việt ta truyền Đạo cũng chỉ là khẩu truyền mà thôi.

Tuy có nhiều lần tiền nhân chúng ta sang cầu các Hoàng Đế Trung Hoa để thỉnh Tam Tạng Kinh Điển về tu học. Nhưng điều đáng nói lên ở đây là toàn bộ Kinh Điển tiền nhân chúng ta thỉnh về thời đó là Đại Thừa Kinh còn Nguyên Thủy thì không nghe nói đến. Không biết sự vô tình hay cố ý của các vua quan triều đình Trung Hoa thời đó mà tiền nhân chúng ta chỉ nhận được toàn là Kinh Điển Đại Thừa.

Cũng theo lịch sử khi ngài Cưu-ma-la-thập sang dịch những bộ Kinh Đại Thừa trong đó có bộ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì bị gián đoạn một thời gian vì không có từ tương ưng. Với văn tự ngôn ngữ của Trung Hoa thời đó không đủ thâm diệu để diễn tả những từ ngữ trong Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa không còn cách khác cho nên phải mượn một số từ của Đạo Lão. Tuy không hoàn toàn chính xác nhưng nó cũng biểu thị ngón tay để chỉ mặt trăng. Do vậy sự lẫn lộn khó phân biệt giữa Đạo Giác ngộĐạo Lão vẫn còn ảnh hưởng các vị học giả tận bây giờ.

Thí dụ: Câu căn bản trong Đạo đức Kinh là "Đạo khả đạo Phi thường Đạo" thì hầu hết các nhà học giả dịch giả của chúng ta đều dịch là: "Đạo mà nói ra được thì Không còn là Đạo thường”. Sự sai lầm chết người là ở chỗ đó, các vị thức giả khó có thể thâm nhập được chữ Phi nên dịch thành chữ Không. Trong bốn từ ngữ khó nhất trong những bộ Kinh Đại Thừa là "Vô, Không, Bất, Phi", hiện nay những vị dịch Kinh những nhà viết luận cũng không đủ trí tuệ để nhận ra nghĩa khác biệt của bốn từ đó nên dùng lẫn lộn vì vậy có những câu Kinh trở thành tối nghĩa nhất là bộ Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Thí dụ: "Phi Thượng Đế" thì dịch là "Không có Thượng Đế" mà dịch như vậy thì lại rớt vào phủ định mà rớt vào phủ định là rơi vào vòng luẩn quẩn của ngôn từ bị trói chặt vào ngôn từ không biết khi nào mới thoát ra được.

Trước khi Đạo Giác ngộ thâm nhập vào đất nước Trung Hoa thì người Trung Hoa đã có thiết lập hai niềm tin chính, đó là Lão giáoKhổng giáo. Một xuất thế một an định thế vô cùng vững chắc. Dù là như vậy nhưng khi tiếp xúc với trí tuệ Bát Nhã Tánh Không, Trung Đạo bất nhị thì tư tưởng niềm tin thế xuất thế không còn đáp ứng được nữa. Trong thời gian đó các bậc trí giả bị lâm vào bế tắc, vì vậy Huyền học xuất hiện trong thời gian đó với hiện trạng tâm lýmơ màng màng không lối thoát. Với Khổng - Lão thì họ cảm nhận còn có một sự mù mờ nào đó ngăn cản không thể giải quyết tận cùng, còn Bát Nhã Tánh Không thì họ chưa tìm được con đường vào. Vì từ lâu văn hóa Thế - Xuất thế của Tổ tiên họ đã ăn sâu vào tâm thức không dễ gì ngày một ngày hai mà nó chuyển hóa được.

Theo lịch sử đó là thời gian cuối đời nhà Tấn đến Nam Bắc triều rồi xuyên suốt gần ba trăm năm cho đến cuối đời Đường sơ khai mới được phá vỡ bởi câu trả lời của ngài Lục Tổ Huệ Năng "Không phải phướn động cũng không phải gió động mà Tâm động". Cũng trong thời gian đó giáo lý Giác ngộ chia làm hai khuynh hướng Bắc - Nam. Về phía nam thì phát triển theo khuynh hướng bố thí làm phước, xây chùa tạo tượng đào tạo chư tăng và nhân vật tiêu biểu đó là ngài Lương Võ Đế, và ngài Bồ-đề-đạt-ma đông du cũng trong thời gian đó.

Còn phía bắc lại nặng về Huyền học, cũng theo sách sử vào thời gian đó bầu không khí Huyền đàm bao trùm toàn bộ các nhà trí thức, học giả cho đến triều đình vua quan cũng ảnh hưởng. Còn các vị tu hành thì cố gắng thiền định sao cho càng lâu càng tốt và đến nỗi chỉ ngồi không nằm. Vì vậy mới có câu chuyện mài gạch làm gương của ngài Đạt-ma.

Sự bế tắc đó kéo dài suốt gần ba trăm năm từ nhà Tấn Tư Mã suy vi cho đến Sơ Đường mới được khai thông nhờ ngài Lục Tổ. Ngài Huyền Trangkhông chấp nhận được sự tu học mập mờ đó: Thiền thì theo Lão giáo Lý thì theo Kinh điển giải thoát Giác ngộ. Có thể những bậc trí giả thời đó nhận thấy hai giáo pháp gần như tương đồng nên họ dùng Đạo Lão để giải thích giáo lý Giác ngộ. Tuy nhiên khi bắt đầu thì thấy hơi giống nhau, nhưng càng về sau thì càng bế tắc nên rơi vào Huyền học. Để đến tận nơi, thấy tận mắt, học tận gốc, nghe tận ngọn, để giải quyết sự nghi ngờ cho chính mình cùng cho tất cả mọi người nên ngài Huyền Trang quyết tâm tây du. Và sau đó Đạo Giác ngộ mới thật sự khởi sắc đi vào tâm hồn dân tộc Trung Hoa.

Đưa lên một đoạn ngắn lịch sử để chúng ta suy nghiệm về Đạo Giác ngộ sơ khai truyền vào đất nước Trung Hoa. Để được bén rễ lên mầm đơm hoa kết trái nó khó khăn đến mức nào. Và chúng ta tự hỏi tại sao dân tộc Việt ta nhận được giáo lý Giác ngộ hơn cả ngàn năm, mà với giáo pháp thâm diệu đó vẫn lòng vòng bên ngoài hàng rào. Thật quá lu mờ nếu đem so sánh với các dân tộc xung quanh ta. Không nói đến các vị Tổ Trung Hoa chỉ so sánh với dân tộc Nhật Bản hay Triều Tiên thôi thì chúng ta cũng quá lu mờ rồi.

Trên các kệ sách Phật học từ tu viện cho đến các cửa tiệm ngoài Kinh, Luật, Luận ra chúng ta nhận thấy rất nhiều sách vở của Đạo Phật được dịch ra giáo lý Đại Thừa thì của các Tổ Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Cao Ly thêm vào các vị tu sĩ từ Âu Mỹ. Còn Nguyên Thủy thì của các vị tu sĩ từ Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, còn của Việt Nam chúng ta thì thật cũng quá khiêm nhường.

Hơn một ngàn năm với giáo pháp Giác ngộtiền nhân chúng ta đã bỏ ra không biết bao nhiêu công lao để có được cho đến tận bây giờ nếu đem so sánh với các nước xung quanh thì thật là quá lu mờ. Chỉ thấy các tu sĩ của chúng ta chạy qua các nước khác để tu học rồi khi trở về được nổi tiếng vang danh còn các vị trong nước thì khó mà có được. Nếu nhìn vào bề mặt phiến diện thì có hai quan niệm để suy ngẫm: Một là người Việt chúng ta rất hiếu học cho nên mới tầm cầu khắp mọi nơi, hai người Việt chúng ta quá vọng ngoại cho dù đó là học Đạo Giác ngộ. Và một kết luận trung dungchúng ta vì thiếu nội lực nên mới tầm cầu bên ngoài.

Phải thành thật mà rằng nếu so sánh nền văn hóa cùng các nước xung quanh thì nước Việt chúng ta còn non trẻ không thiết lập được nền văn hóa đặc thù riêng biệt mà hầu hết là vay mượn cho đến Đạo Giác ngộ cũng vậy.

Trong khi người Trung Hoa cổ đại đã nhận ra, vì vậy họ chỉ nhận lấy Đạo Giác ngộ mà thôi còn văn hóa Ấn Độ thì họ hoàn toàn thanh lọc nên khi Giác ngộ thì các vị Tổ Trung Hoa cũng dùng văn hóa thật Trung Hoa để khai ngộ cho hàng đệ tử và người Nhật Bản cũng vậy. Những vị Tổ Nhật Bản khi Giác ngộ họ vẫn là Nhật Bản chứ không phải Trung Hoa. Còn các vị Tổ Trung Hoa khi Giác ngộ họ vẫn là Trung Hoa chứ không là Ấn Độ mặc dù đó là cái nôi phát sinh.

Khi Giác ngộ thì không phải những gì hời hợt bên ngoài mà là những gì tột cùng sâu thẳm bên trong ta. Có thể bài ca "Tiếng nước tôi" của nhạc sĩ Phạm Duy cũng phản ánh nói lên phần nào ý nghĩa cho những vị muốn thấy được Bản Lai Diện Mục. "Tôi yêu tiếng nước tôi, tiếng mẹ ru từ thủa nằm nôi, thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi".

Nước Việt ta mặc dù còn non trẻ nhưng lịch sử minh chứng xuyên suốt từ thời tiền nhân lập quốc cho đến bây giờ người Việt chúng ta có đủ những đức tính không kém gì những dân tộc xung quanh như sự dũng mãnh, ý chí kiên cường bất khuất, mưu trí biết đoàn kết… Thêm vào đó lại có lòng bao dung độ lượng từ ái, nhu hòa, biết thương người… Tuy nhiên cũng có những thói hư thật xấu đó là điều không tránh được. Nhờ có đức tính căn bản đó mà tiền nhân ta dựng nước và giữ nước được cả ngàn năm mặc dù ở sát một bên với một dân tộc khổng lồ.

Không có những đức tính ưu việt đó thì có lẽ nước Việt không tồn tại đến tận bây giờ. Tuy nhiên với Đạo Giác ngộ thì tại sao lại quá lu mờ nếu đem so sánh với các nước xung quanhĐại Thừa hay Nguyên Thủy.

Bây giờ trở lại tiền nhân thời Lý, Trần đó là lúc cực thịnh của Đạo Giác ngộ. Cũng vào thời đó các vua Lý, Trần cử nhiều sứ đoàn sang triều đình Hoàng Đế Trung Hoa thỉnh Kinh sách về tu học.

Nếu xét về một phương diện nào đó thì các vua quan Trung Hoa thật là rộng lượng thật là hảo tâm muốn đem Đạo Giác ngộ truyền bá cho những dân tộc man di. Nhờ vậy tiền nhân chúng ta được đặc chỉ gia ân ban phát những bộ Kinh vô cùng quý giá, nghĩa lý tột cùng thậm thâm vi diệu đó là những bộ Kinh Đại Thừa.

Trong Tây Du Ký tác giả Ngô Thừa Ân có viết một đoạn như thế này: "Khi Tam Tạng nhận Kinh đi ra khỏi Lôi Âm Tự thì bị một cơn gió lốc làm Kinh bay rớt xuống đất và những quyển Kinh bị lật ra. Tuy nhiên không thấy một chữ nào hết ngài quay trở lại bạch với Thế Tôn là ngài A-nan và Ngài Ca-diếp không muốn cho thỉnh Kinh. Đức thế tôn mới dạy ngài rằng: "Thật ra vô tự Kinh quý hơn Kinh hữu tự". Dù là như vậy nhưng trình độ căn cơ của người Trung Hoa thời đó không đủ sức lãnh hội vì vậy ngài cầu mong đức thế tôn ban cho Kinh hữu tự và ngài cũng nhận được bằng sự đánh đổi cái bình bát khất thực hằng ngày.

Đoạn câu chuyện có vẻ hơi khôi hài với quảng đại quần chúng nhưng với những vị thức giả thì nó mang một ý nghĩa vô cùng tế nhị sâu sắc: Thứ nhất nói lên về sự chứng ngộ bên trong và văn tự bên ngoài. Thứ hai là nói về thế đếđệ nhất nghĩa đế. Vậy thế nào là vô tự Kinh và sao là hữu tự.

Kinh Pháp Đức Như Lai Thế Tôn để lại cho chúng sinh có hai loại: một là Giáo hai là Đạo. Kinh Nguyên Thủy thì gọi là Giáo vì sao là Giáo? Vì giáo pháp có Sơ, Trung, Hậu, có bắt đầu, có chấm hết, có đường đi, có chỗ đến, có Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Có giải thoát Niết Bàn, có Thiên đàng, có Địa ngục, có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, có giới, có luật, có tu, có chứng, có đắc, có thanh tịnh, có ô nhiễm, có phàm phu, có Thánh hiền, có Phật có Pháp có Tăng. Nói chung tất cả giáo pháp nào có hai thì gọi là Giáo cũng gọi là Kinh điển hữu tự. Vì là như vậy nên Thiền Tông có câu "Giáo ngoại biệt truyền" cũng vì lẽ đó.

Còn thế nào là Đạo đó là nghĩa thậm thâm vi diệu của các bộ Kinh Đại Thừa hay gọi là Vô tự Kinh. Tuy có chữ có câu nhưng nghĩa thì ngoài văn ngoài chữ. Ngôn từ, văn tựvô thường, ngôn từ có nói có nín, văn tự là đặt ra nên có thủy có chung có sau có trước vì vậy không thể nào nói lên được, diễn tả được cái vô thủy vô chung không bắt đầu không đoạn giữa không chấm hết. Do vậy dù có tu hành cũng không đến được mà không tu hành thì càng không đến. Vì vậy Thiền Tông có câu "Bất lập văn tự" là như vậy.

Tiền nhân chúng ta được vua quan Trung Hoa ban cho những bộ Kinh Đại Thừa vô cùng quý giá. Thành thật mà rằng không có gì để nói các Hoàng Đế Trung Hoa không thật tâm giúp cho nước Việt chúng ta có được ánh sáng Giác ngộ có được văn minh trong giáo pháp của đức Thế Tôn Như Lai. Tuy nhiên hành động thấy như thật tâm đó lại là sự hý lộng vô cùng thâm sâu không dễ gì nhận ra được.

Đối với vua quan Trung Hoa từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh triều cho đến tận bây giờ. Trong thâm tâm giới cầm quyền chưa bao giờ họ muốn nước Việt chúng ta độc lập hùng cường. Trong lịch sử minh chứng họ luôn luôn sẵn sàng chờ dịp bất cứ khi nào nước nào tình hình bất ổn thì họ lập tức xua quân đánh chiếm. Từ nền văn hóa xa xưa đã in sâu vào tư tưởng họ xuyên suốt qua bao nhiêu thời đại với câu châm ngôn sai lầm là "Bình thiên hạ".

Như thế thì vì sao họ lại ban phát cho tiền nhân chúng ta những bộ kinh Đại Thừa cực kỳ quý giá? Thật không phải như vậy đó là họ cho tiền nhân chúng ta một kho tàng vĩ đại nhưng kho tàng đó phiêu du trên chín tầng mây bạc. Họ chỉ cho ta một kho tàng không có chìa khóa để mở hay giống như đồ ăn trong Tivi bây giờ, thấy đó nhưng không làm sao ăn được.

Qua kinh nghiệm lịch sử thời Nam Bắc triều nên các Hoàng Đế Trung Hoa muốn các bậc trí giả nước ta cũng lâm vào cảnh giới Huyền họcmơ màng màng, chỉ nói chuyện ngẩn ngơ trên chín tầng mây bạc không một chút thực tế nào cả. Dù mưu tính các Hoàng Đế Trung Hoa thật thâm sâu nhưng vẫn không thành vì một sự kỳ diệu xảy ra đó là ngài Trần Nhân Tông thâm nhập được vào kho tàng. Tuy rằng ngài chưa dạo qua hết nhưng như vậy cũng đã đủ chặn đứng giới học Thiền khuynh hướng thiên về Huyền học. Với câu: "Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền". Vì sao ngài nói lên câu nói có vẻ như bài bác Thiền? đó là tâm giác ngộ thấy biết của ngài hay cũng có thể ngài muốn chuyển xu hướng Thiền vào thời đó.

Cũng có thể nhờ bài kệ đó mà nước Việt vào thời Trần được tỏa sáng và giữ toàn vẹn đất nước trước sức mạnh vô đối của Nguyên Mông.

Văn hóa chúng ta hầu hết là du nhập nếu không có sự sáng suốt biết thanh lọc cái nào để nghiên cứu cái nào cho lưu hành thì chúng ta rất dễ dàng bị đầu độc trong tư tưởng. Nếu tư tưởng bị đầu độc lâu dài thì nó lại thành văn hóa, mà đã trở thành văn hóa thì nó được vận hành gần như là một chân lý hiển nhiên không còn thay đổi hay bàn cãi gì nữa cả.

Thí dụ: Gia Cát Lượng trong Tam Quốc chỉ có một câu nói khi mọi hy vọng ông ta đã không còn cứu vãn được nữa đó là: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Hầu hết người Việt chúng ta đều nhận câu nói đó làm chân lý và không có gì nghi ngờ nữa. Thật là tai hại không giống như khoa học đem nó ra mổ xẻ có phải thật như thế không.

Xét về câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên" (Nếu bây giờ thì người ta sẽ gán ông ta là người Thiên Chúa Giáo). Gia Cát Lượng nói ra trong lúc gần tàn hơi nên câu nói đó có tính cách ngụy biện che đậy không thành thật - một tư tưởng lệch lạc đổ thừa. Nếu đổ thừa cho sự hữu hình thì sợ đời sau tìm hiểu phán xét nên che dấu sự bất lực của mình bằng cách viện dẫn đến vô hình là có một vị Thượng Đế vu vơ bao đồng nào đó ở không và không có việc gì làm chờ cho đến thời gian đó thổi lên bong bóng để ngăn cản sự toan tính và hành động của ông ta.

"Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên" câu nói đó chỉ dành cho nhưng tâm hồn yếu đuối, không dám chấp nhận cái dở của mình. Không dám đối diện với sự thất bại của mình, không dám nói lên sự thiếu xót để đời sau bổ xung học hỏi. Những nhân vật như vậy thật không đáng ca tụng, không dáng lưu truyền cho ngàn đời sau. Không ngụy biện hành động của mình nhà cách mạng Nguyễn Thái Học khi sắp bước lên đoạn đầu đài và câu nói sau cùng của ông ta là: "Không thành danh cũng thành nhân" thật đáng để suy ngẫm hơn câu nói có ngụ ý ngụy biện của Gia Cát Lượng.

Nhân vật Khổng Minh Gia Cát Lượng có thật hay không hãy để lại đó, còn các du sĩ kể chuyện dạo thì có thật. Các vị đó dựng lên một Khổng Minh huyền thoại với những mưu lược thần kỳ từ mượn gió đông cho trận Xích Bích đến Huê Dung đạo thêm bát trận đồ với hào quang chiến công hiển hách đứng ở cao cao tại thượng với cái ngã ta đây. Vì vậy khi thất bại thì phủ định nó đi, thật ra không có gì lạ vì hiện giờ khắp thế giới đều nhận ra những chuyện thần kỳ quái đản đó đều là công lao tưởng tượng của các nhà văn.

Có một vị Thượng Đế như Gia Cát Lượng đổ thừa không? Nếu có thì bao lần thành công vị Thượng Đế đó ở đâu không xuống chi phối? Chờ đến lúc thất bại mới nhúng tay vào. Thật ra chữ Vô Thường hay Nhân Quả trong giáo lý Giác ngộ ai cũng đọc được nhưng muốn nhận chân ra thì không dễ gì. Không nhận chân như thế nào thì Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lục bát tài hoa của chúng ta trong tuyệt tác Lục Vân Tiên cám cảnh Gia Cát Lượng mà rằng: "Thương ông Gia Cát tài lành, gặp cơn Hán mạc đã đành phôi pha".

Văn hóa ô nhiễm đã đầu độc tinh thần rất nguy hiểm từ cái không làm nên cái có, như chuyện Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân tưởng tượng đặt ra. Nhưng bây giờ được thờ phụng nhiều nơi trong nhiều giáo phái trong những tự viện chùa chiền được cúng vái cầu xin xì sụp lạy bái thật là quá xa đọa niềm tin, không còn thể thống không phân biệt được thế nào là thật hay giả.

Không phải toàn bộ sách vở văn chương của Trung Hoa đều đầu độc. Nhưng một số chắc chắn là có tính toán có dự mưu trong đó. Thí dụ: Một số sách dã sử cổ đại Trung Hoa mà tổ tiên chúng ta dụng làm tuồng hát bội cho đến thời cận kim bây giờ là Cải Lương. Chúng ta thấy họ dựng lên những nhân vật trác tuyệt thần kỳ, có văn có võ cấu kết tài tình làm cho người đọc mê man theo sự dẫn dắt của câu chuyện. Văn thì có những những nhà mưu lược thần kỳ, toán quẻ âm dương ngũ hành, dịch số bát quái trận đồ. Pháp màu thần thông ngửa tay làm mưa, lật tay làm gió độn thổ, thăng thiên… Còn võ thì có những vị tướng thần dũng một người địch lại vạn người, xông vào trăm vạn quân chém đầu tướng địch rồi đi ra như vào chốn không người….

Những quân sư những võ tướng được dựng lên kết cấu tài tình như vậy làm người đọc người nghe mê man, thán phục, mà đã thần phục thì không còn dám chống lại. Đó là một kỳ mưu "Bất chiến tự nhiên thành" sâu xa của các Hoàng Đế Trung Hoa trong chiến lược "Bình Thiên hạ".

Nước Trung Hoa thời quân chủ thực quyền nằm trong triều đình các Hoàng Đế. Vì vậy muốn lưu hành một sự việc gì ra cho dân chúng thì phải được phép và có sự thúc đẩy của vua quan thì quảng đại quần chúng mới nhanh chóng chấp nhậnlưu hành. Tuy nhiên khi triều đình ban bố ra điều gì thì luôn kèm theo lợi ích thiết thực đó là hướng dẫn tư tưởng người dân theo chiều hướng có lợi cho triều đình cho dù đó là Tôn giáo.

Cũng  theo lịch sử chữ "Phật" mà người Trung Quốc và người Việt Nam ngày nay trì tụng là do ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phát minh ra từ mười danh hiệu của Đức Như Lai Thế Tôn. Được xưng tụng tán dương ca ngợi của người Ấn Độ thời xưa.

Cũng theo lịch sử ngài Huyền Trang sau khi Tây Du trở về thì người bắt đầu đóng cửa dịch kinh mà ngài mang về từ Ấn Độ. Đó là thời sơ đường Lý Thế Dân - Đường Thái Tông tại vị. Lý Thế Dân là con thứ hai của Lý Uyên, có anh là Lý Kiến Thành và em là Lý Nguyên Cát. Tuy nhiên Lý Thế Dân đã giết anh giết em đoạt vợ của Lý Nguyên Cát, còn bắt cha Lý Uyên nhốt vào cấm cung để lên ngôi Hoàng Đế.

Với hùng tài đại lược bất kể đạo lý, với một dàn tướng lĩnh tài ba cộng thêm một dàn quân sư mưu thần chước quỷ. Với quyền lợi cộng hưởng, với chiếc ngai vàng, với dòng họ cha truyền con nối muôn đời thì với một tôn giáo có tầm ảnh hưởng rộng lớn sắp phát sinh mà không có bàn tay thao túng, chỉ đạo quyết định của triều đình thì đó là điều không thể xảy ra.

Cũng có thể thời đó ngài Huyền Trang đưa ra năm hay mười từ mà từ Phật cũng nằm trong đó và nên nhớ ngài Huyền Trang không tự mình dịch kinh mà ngài vâng chiếu chỉ của vua Đường. Thật ra thì nghĩa của các từ trong kinh như: "Như lai, Chánh Biến Tri, Đại Mâu Ni , Thiện Thệ…. Những danh tự đó có nghĩa quá thậm thâm nên chỉ ngôn từ nhập vào chứ không phải từ ngôn từ đi ra. Muốn giải nghĩa một từ nào đó thì cũng giống như ngón tay chỉ mặt trăng hay như đồ vật quảng cáo trong Ti-vi thời bây giờ. Một từ như vậy bao nhiêu từ chỉ về Như Lai cũng là như vậy. Vì Đức Như Laivô lượng trí tuệ, vì để truyền bá rộng rãi giáo lý giác ngộtrình độ hiểu biết của người Trung Hoa thời đó còn hoang sơ không thể nào thâm nhập vào những danh tự thậm thâm vi diệu ngoại trừ những bậc trí giả.

Từ Phật xuất hiện giải quyết được trình độ đại chúng thời đó hướng dẫn họ thêm một niềm tin ngoài hai tôn giáo chính của họ. Tuy nhiên cái gì có làm ra thì có suy tàn, có sinh thì có diệt. Từ Phật cũng vậy, từ Phật không có ý nghĩa nào hết mà nó chỉ (chỉ vào mười danh hiệu Đức Thế Tôn Như Lai). Vì vậy các vị Hòa Thượng trí giả dịch kinh từ Phật luôn luôn kèm theo một từ hai từ cho đến năm từ trong mười danh hiệu của Đức Thế Tôn Như Lai.

Từ Phật là trước không nay có là vô thường nên để nó đi theo bánh xe thời gian chuyển động trên thế giới nhị nguyên này. Đừng níu kéo, đừng nuối tiếc mà hãy để nó đi đúng theo quỹ đạo thành trụ hoại không trước có nay không. Từ Phật với dân tộc Việt Nam nó đã vận hành hơn ngàn năm đã in sâu vào tâm thức của mỗi người, dù vậy từ Phật không làm cho đột phá không bùng vỡ không phát sinh trí tuệ cho những người tu hành.

Ngày nay từ Phật với dân tộc Việt hầu hết quảng đại quần chúng cho đến một số tu sĩ hiểu biết rất mù mờ định hướng sai lầm. Thay vì là trí tuệ Giác ngộ thì ngược lại xu hướng Thần quyền, van lạy cầu xin cúng bái hối lộ để dược cứu rỗi. Từ Phật hiện nay trong tâm tư nhiều người nó cũng giống như từ Thượng Đế, Thần linh, đấng sáng tạo, có quyền ban phước giáng họa, nắm mọi quyền sinh sát. Vì vậy không một ai dám chạm đến, như thế lần lần con người trở nên hèn mọn rồi chỉ biết cúi đầu chấp nhận vâng lời.

Hiện giờ giáo pháp giác ngộ đã lan tỏa gần như khắp năm châu, nhiều nước có nền khoa học tiên tiến cũng bắt đầu tìm hiểu học hỏi. Để hòa vào dòng pháp uyên nguyên cùng chung cộng nghiệp chúng sinh trên quả địa cầu này. Mong rằng các bậc tôn túc, các bậc tu hành đức cao trọng vọng các bậc thiện tri thức Việt khắp thế giới hãy cùng nhau góp ý phát minh ra một từ mới. Trước hợp với tính đặc thù của dân tộc sau hợp với thành phần dân tộc khắp năm châu.

Dân tộc Việt ta học giáo lý Giác ngộ đã hơn một ngàn năm. Ngoại trừ chỉ có ngài Trần Nhân Tông từ đó về sau không hề có vị thứ hai, thứ ba nào tiếp nối. Phương diện này xin được đưa ra một vài nguyên nhân để mọi người có tâm với đạo giác ngộ cùng nhau nghiên cứu bổ xung hầu tìm ra con đường khai phóng mở ra ánh sáng giác ngộ trước cho dân tộc việt nam sau tỏa ra khắp năm châu.

Muốn được giác ngộ thì phải học Bát-nhã Trí vì ngoài Bát-nhã Trí thì tuyệt đối không có giác ngộ vì phàm trí thế trí luôn luôn mắc kẹt hai đầu. Bát nhã trí là chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng trí tuệ đưa người tu hành siêu sanh thoát tử qua bờ bên kia. Vì tầm quan trọng như vậy nên sau mỗi bộ kinh đều có bài thần chú Bát-nhã-ba-la-mật-đa Tâm Kinh. Bồ tát Long Thọ viết bộ Đại Trí Độ Luận để giải thích Kinh Bát Nhã cũng vì sự quan trọng đó.

Với kinh đại thừa thì ngoại trừ những vị đã giác ngộ ra thì mới thâm nhập có đủ trí tuệ mới chuyển được kinh tuy nhiên còn tùy thuộc vào cấp bậc giác ngộ là Hạ - Trung - Thượng và thời gian bảo nhậm bao lâu, trong môi trường nào vì vậy sự lý giải cũng có phần hơn kém. Còn ngoài ra thì thành thật mà nói hầu hết là bị Kinh chuyển. Tất cả chúng sinh đều sống trong sự vận hành của tâm thức nên những gì kinh qua bằng thấy nghe hay biết cũng chỉ là thức hiện mà thôi. Cũng như máy tính hiện thờivận hành nhờ những phần mềm và điện. Còn Đại Thừa Kinh thì phải có căn bản trí thì phần nào mới mong hiểu đúng ý nghĩa.

Bây giờ nói riêng về sự phát triển đạo phật của người việt chúng ta từ trong nước cho đến mọi miền trên Thế giới. Nếu xét về lượng thì khắp các nơi chùa chiền tự viện, tinh thất, xây dựng tượng phật… vô cùng hoành tráng. Còn các sư các thầy tất bật đi học pháp khắp các nơi, đi đến diễn thuyết cũng vậy. Rồi theo trình tự thế gian hóa nên các sư thầy cũng có danh tự thế gian nghe rất là cao cao tại thượng như Tiến sĩ phật học Ấn Độ, Đài Loan hay Âu Mỹ… Đạo pháp là để chuyển thế gian nhưng với hiện tượng bây giờ là thế gian chuyển đạo pháp. Thôi thì hãy coi đó là phương tiện của các sư thầy đi.

Còn về phẩm thì thật sự là thiếu nội lực. Còn bên trong thì chia rẽ chống đối, các thầy vị nào cũng cho pháp môn mình tu là nhất, không vị nào bằng lòng với vị nào dù rằng cùng thực hành theo giáo pháp của đức Bổn sư. Vì thiếu nội lực nên các sư các thầy tha phương cầu pháp mà càng cầu bên ngoài thì lại càng xa những lời của đấng Đạo Sư đã dạy.

Khi chữ viết được thông dụng, nền học vấn được mở mang có nhiều vị học giả, tri thức vừa giỏi Hán văn vừa hay Việt ngữ. Nhờ các vị đó mà Kinh Luật Luận mới được dịch từ Hán tự ra Việt văn. Song song vào đó một số vị luận giải về Kinh Luận. Trong thâm tâm các vị đó mong muốn cho đại chúng tiếp cận học hỏi giáo pháp nhiệm màu mà từ lâu chỉ dành cho một số thành phần nào đó mà thôi. Tuy nhiên lòng tốt của các vị đó lại đem hệ lụy đến bây giờ: các vị đó không nhận ra mình chỉ là học giả, sự hiểu biết của mình chỉ là tri thức, mà chỉ thức thì không thể nào luận giải được những Kinh Đại Thừa nhất là bộ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vô tình các vị luận giả gần như đóng cánh cửa con đường giác ngộ của những ai học theo luận giải của các vị đó.

Những luận giả đó gồm hai trường phái: một cổ một kim. Luận giả trường phái kim cho tất kinh Đại ThừaTriết học hay Triết lý. Trường phái cổ thì lại cho tất cả kinh Đại Thừa là "Phủ định".

Triết lý là gì? Triết lý là sự suy luận một đầu đề mà chưa hề xảy ra trong hiện thực. Hay là một giả thuyết tiền đề cho một sự khám phá, hay là một ý tưởng siêu việt lên đời sống hiện có hay là một tư tưởng nổi loạn.

Như vậy Kinh Đại Thừa khác với Triết Lý như thế nào? Có thể so sánh như thế này "Một người mù diễn tả con voi bằng cách sờ và một người sáng mắt diễn tả con voi". Với vạn vật hiện hữu sờ sờ gần như đứng yên mà Triết lý còn mù mờ suy luận rồi phải chờ thời gian chứng minh mới được công nhận. Như vậy làm thế nào đem kinh đại thừa gán cho là Triết Lý suy luận phân tích về cái Tịnh của hiện tượng vạn vật như nhân sinh quan, vũ trụ quan? Còn kinh đại thừa diễn tả cái tịnh trong cực động, cái vạn biến trong bất biến, cái bắt đầu trong không bắt đầu, cái chấm hết trong không chấm hết, là cái thấy nghe trong không thấy nghe, cái suy luận trong không suy luận, là tư tưởng trong không tư tưởng…. Như vậy đó thì các triết gia làm sao suy luận đến được.

Triết gia dựa vào năm giác quan thu nhận mọi sự, mọi vật, rồi dựa vào ý thức thứ sáu thô thiển để suy luận phân tích. Vì là suy luận mà có nên theo lý vô thường cũng có đúng có sai, chuyển vần theo chung cộng nghiệp là thành trụ hoại không.

Mong các vị luận giả với kinh điển đại thừa nếu chưa đủ cơ duyên thâm nhập vào nghĩa Không vi diệu thì tốt hơn hãy để yên, đừng vì cái danh mà gán bừa triết lý cho xong. Làm như vậy là tự hại mình hại người, và tư tưởng lưu giữ lâu ngày nó sẽ thành câu sanh chủng tử, mà đã là chủng tử thì thì nó vận hành rất vi tế, muốn giải trừ được nó phải là Đại Bồ Tát Đệ Bát Bất Động Địa.

Còn trường phái cổ vì sao các luận giả đều cho Kinh Đại Thừa nhiều bộ có câu như thế này “Từ đêm thành đạo cho đến nhập Niết Bàn ta không hề thuyết pháp, không đã thuyết, không đang thuyết, và không sẽ thuyết”. Cộng thêm câu thần chú Bát Nhã Tâm Kinh nói lên từ Sắc Không, cho đến thọ, tưởng, hành, thức Không. Từ vô minh Không cho đến Niết Bàn Bồ đề Không. Sinh Không, diệt Không. Cho đến có cũng Không, mà Không cũng Không. Không như vậy đó, nếu xét về tri thức Không cho là Phủ Định hay Triết Lý mới là lạ.

Như trước đã nói rất khó để thấy biết bốn từ ngữ “Không, Vô, Bất, Phi”. Cho nên người học kinh Đại Thừa hầu hết đều nhận theo tri thức từ Không trong Bát Nhã là “Không đối có”. Xét về tri thức thì như vậy cũng không có gì sai tuy nhiên từ Không trong kinh Bát Nhã thì tri thức bất khả suy lường. Vì vậy mới cho từ Không là Phủ Định. Nói về Bát-nhã trí là siêu việt bốn câu chứ không là phủ định, bốn câu đó là:

  1. Có.
  2. Không.
  3. Cũng có cũng không.
  4. Cũng không cũng không không.

Tất cả kinh Đại Thừa tuyệt đối từ Phủ định không có chỗ đặt chân. Vì thiết lập còn không có thì thử hỏi còn làm gì có phủ định. Trong kinh Lăng-già trả lời câu hỏi của Đại Huệ Bồ Tát: “Kiến lập hay phủ định không có trong pháp ta”. Kiến lập, phủ định thuộc về pháp vô thường sinh diệt còn Đức Thế Tôn ngài đã Giác ngộ, là Như Lai, là Chánh Biến Tri, là Vô Thượng GiácThiên Nhân Sư… Vì vậy sự thấy biết của ngài không còn mảy may khiếm khuyết. Vạn pháp từ hữu hình cho đến vô hình nó như thế nào ngài nói như thế đó không thêm bớt. Và ngài cũng không làm ra, chỉ tùy theo ngôn ngữ thế gian mà ngài diễn tả thiết lậpthiển cận biết không đủ, không hoàn toàn. Thí dụ: người trung hoa thời xưa tự cho họ là trung tâm của hành tinh này nhưng bây giờ họ nhận ra suy tưởng như vậy là thiển cận nên họ phủ định cái thuyết đó.

Kinh đại thừa là Bát-nhã Trí, dù thiết lập hay phủ định cũng là Phi. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có một đoạn kinh xin trích ra đây: Có vị Bà-la-môn hỏi Đức Thế Tôn: “Cù Đàm nói các pháp là vô ngã” Thế Tôn trả lời bằng cách im lặng. Vì sao ngài không xác định trong khi pháp vô ngã là ngài dạy cho các đệ tử mà bây giờ vị Bà-la-môn hỏi lại chỉ cần ngài xác định mà thôi. Các vị đạo sư Bà-la-môn vì trong vòng tri thức tri kiến nên khi Đức Thế Tôn dạy cho đệ tử ngài pháp vô ngã thì họ nghĩ là Thế Tôn phủ định cái ngã do các vị đạo sư mà họ cho là có trí tuệ thấy biết hoàn toàn từ thủa xa xưa dựng lên.

Đức Thế Tôn Như Lai chưa từng thiết lập cái ngã vì vậy ngài đâu cần phủ định nó, cũng vậy ngài cũng đâu cần phủ định vạn pháp. Khi ngài dạy pháp vô ngã là để đối trị ngã mà các đệ tử ngài từng chấp thủ, vì vậy ngài dạy vô ngã pháp chứ tuyệt đối ngài không phủ định ngã diệt ngã. Vì nếu làm như vậy thì rớt vào “Trước không nay có”. Vì ngã hay vô ngã là phi nên ngài trả lời bằng cách im lặng để không rớt vào vòng đối đãi.

Các vị Thanh Văn tu pháp vô ngã, lìa ngã, diệt ngã, đâu biết rằng ngã - vô ngã là "Phi" là bình đẳng nên quả vị vô ngã sau cùng là A-la-hán.

Mong cầu các vị luận giả viết luận giải thích nghĩa Kinh Đại Thừa, nếu nhận thấy sự hiểu biết của mình còn luẩn quẩn trong vòng sinh tử, thì đừng nên cố giải những câu kinh mà mình không thấu hiểu rồi gán vào những từ ngữ mơ hồ như triết lý triết học hay phủ định cho xong.

Mong rằng đừng đóng cánh cửa giác ngộ của những người học đạo pháp.

 

Mãn Tự
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/10/2015(Xem: 16458)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?