Con người sinh ra trong thế giới và dần dần, ngoài những sự vật đã có trong thiên nhiên, sáng chế ra những sự vật để dùng trong cuộc sống. Thế giới và sự vật được cải tạo, chế tạo do những hành động (nghiệp) từ xa xưa cho đến ngày nay.
Thế giới và sự vật trong đó là do vô lượngnhân duyên và những hành động của chúng sanh và những thiện nghiệp của Bồ-tát:
“Ví như đại thiên thế giới này chẳng phải do một duyên, một sự mà được thành tựu, phải do vô lượng nhân, vô lượng sự mới được thành…. Như trên đây đều do cọng nghiệp của chúng sanh và thiện căn của chư Bồ-tát phát khởi, làm cho tất cả chúng sanh trong đó đều tùy chỗ thích hợp mà được thọ dụng.
Vô lượngnhân duyên như vậy mới thành đại thiên thế giới. Pháp tánh như vậy không có sanh giả, không có tác giả, không có tri giả, không có thành giả, nhưng đại thiên thế giới vẫn được thành tựu” (Phẩm Như Laixuất hiện, thứ 37).
Thế giới và sự vật do vô lượngnhân duyên mà có, và do vô lượngduyên sanh nên vô tự tánh, bản chất là tánh Không: không có sanh giả, tác giả, tri giả, và thành giả.
Thế giới ấy, dù rộng lớn bao la như vũ trụ, cũng nằm trong thân Phật, không chỗ nào không có thân Phật:
Như Lai rộng lớn khắp pháp giới
Với các quần sanh đều bình đẳng….
Thân Phật hiện khắp cả mười phương
Vô trước, vô ngại, bất khả thủ….
Phật trí như hư khôngvô tận
Quang minhsoi sáng khắp mười phương….
(Phẩm Thế chủ Diệu Nghiêm, thứ 1).
Như vậy, mười phươngthế giới và những sự vật trong đó đều ở trong thân Phật. Rõ hơn là ở trong Pháp thântánh Không và Báo thânquang minh.
Sự vật được bao trùm trong Pháp thântánh Không và Báo thânquang minh, nhưng tự thân sự vật là gì?.
Như Laitrang nghiêm cõi rộng lớn
Đồng với tất cả số vi trần
Phật tửthanh tịnh đều khắp đầy
Mưa bất tư nghì pháp vi diệu.
Như trong hội này thấy Phật ngồi
Tất cả vi trần đều như vậy
Phật thân không đến cũng không đi
Bao nhiêu quốc độ đều hiện rõ
(Phẩm Thế chủ Diệu Nghiêm, thứ 1).
Thân Phật có trong các cõi nước, các sự vật, cho đến các vi trần. Thậm chí trong mỗi sự có tất cả Phật:
Tất cả Như Lai trong ba thời
Thần thông hiện khắp thế giới hải
Trong mỗi sự có tất cả Phật
Hãy xem thanh tịnh trang nghiêm ấy.
Quá khứ, hiện tại, vị lai kiếp
Mười phương tất cả các quốc độ
Tất cả sự trang nghiêm trong đó
Đều thấy ở trong một cõi nước.
Vô lượng Phật trong tất cả sự
Số đồng chúng sanh khắp thế gian
Vì khiến điều phục hiện thần thông
Do đây trang nghiêmthế giới hải.
(Phẩm Thế giớithành tựu, thứ 4).
“Phật thân không đến cũng không đi”, đây là Pháp thân Phật. Còn Báo thânquang minh của Phật thì cũng đầy khắp mười phương, trong mỗi mỗi vi trần:
Thân Phật phóng quang minh
Đầy khắp cả mười phương
Tùy ứng mà thị hiện
Trong đủ thứ sắc tướng.
Trong mỗi mỗi vi trần
Đều đầy đủ quang minh
Được thấy khắp mọi cõi
Dù chủng loại sai khác.
(Phẩm Như Laihiện tướng, thứ 2).
Trong mỗi sự vật cho đến mỗi vi trần đều có đầy đủ Pháp thântánh Không của chư Phật, bởi vì mỗi sự vật đều không có tự tánh, mỗi sự vật đều là tánh Không.
Trong mỗi sự vật cho đến trong mỗi vi trần đều có đầy đủ quang minh, tức là có đầy đủ Báo thân Phật.
Mỗi sự vật, dù do cọng nghiệp của chúng sanh và thiện nghiệp của chư Bồ-tát, đều là sự ứng hiện của tánh Khôngvô tự tánh. Mỗi sự vật sanh khởi từ tánh Không, hiện diện trong tánh Không và tiêu tan trong tánh Không. Mỗi sự vật chính là sự ứng hóa của tánh Không theo nghiệp của chúng sanh. Như thế, khi tánh Không là Pháp thân, thì sự vật là ứng hóa thân của tánh Không, tức là Ứng hóa thân của Pháp thân.
Khi đã thấy như thế thì mỗi sự vật đều có đủ Ba thân: Pháp thântánh Không, Báo thânquang minh và Hóa thânsắc tướng là sự ứng hiện của Pháp thântánh Không.
Sự vật vốn toàn thiện, viên mãn trong chính chúng vì có đủ cả Ba thân.
Sự toàn thiện, viên mãn này cũng là sự trang nghiêmthanh tịnh được nói rất nhiều trong Kinh Hoa Nghiêm. Sự trang nghiêmthanh tịnh này nằm sẵn trong sự vật cho đến mỗi vi trần. Với cái thấy như vậy, sự vật và chúng sanh do tưởng phân biệt biến mất, chỉ còn sự vật và chúng sanh “như lưới ngọc của trời Đế Thích”, chỉ còn Pháp thân, Báo thân, Hóa thân Phật.
Nhan đề Kinh Hoa Nghiêm nói lên điều đó: sự vật là trang nghiêmthanh tịnh như những đóa hoa, với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp theo nghĩa thiêng liêng nhất (xem bài Ngũ Trí Như Lai, VHPG số 218 – 219), và những đóa hoa ấy đã kết nên thế giới, pháp giới. Pháp giới ấy được người xưa gọi là Pháp giới Chân Không-Diệu Hữu.
Chính trong ý nghĩa ấy mà khắp nơi đều có Phật, ở đâu cũng thấy Phật:
Các pháp không chỗ đến
Cũng không có tác giả
Cũng không từ đâu sanh
Thức chẳng thể phân biệt.
Tất cả pháp không đến
Vì thế nên không sanh
Nên cũng không có diệt
Tất cả pháp vô sanh
Tất cả pháp vô diệt
Nếu biết được như vậy
Người này thấy được Phật.
(Phẩm Dạ Ma cung kệ tán, thứ 20).
Trước pháp giới đầy đặc Phật như vậy, Bồ-tát Phổ Hiềntán thán Phật trong bài kệcuối cùng của phẩm Nhập Pháp giới. Tán thán, xưng tán là một trong mười hạnh nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền.
Mở đầu bài kệ, Bồ-tát Phổ Hiền nói: “Các ngài lắng nghe! Nay tôi muốn nói tướng một giọt nước trong biển công đức của Phật”
Ở đây chúng tachỉ trích ra vài câu kệ để thấy chút ít giọt công đức ấy:
Mỗi mỗi đầu lông bất khả thuyết
Chư Phật tướng hảo ba mươi hai
Bồ-tát quyến thuộc đồng vây quanh
Vì độ chúng sanh luôn thuyết pháp.
Hoặc xem thấy nơi một lỗ lông
Đầy đủ cõi trang nghiêm rộng lớn
Vô lượngNhư Lai đều ở trong
Phật tửthanh tịnh đều sung mãn.
Hoặc là thấy trong một vi trần
Có đủ hằng sa cõi nước Phật
Vô lượng Bồ-tát đều thấy khắp
Bất khả thuyết kiếp tu các hạnh.
Hoặc là thấy nơi một đầu lông
Vô lượngtrần sa những sát hải
Bao nhiêu nghiệp khởi đều sai khác
Tỳ Lô Giá Na chuyển pháp luân….
Toàn thểKinh Hoa Nghiêm là lời tán thán, ca ngợipháp giớiBa thân Phật. Sự tán thán, ca ngợi ấy khắp suốt cả thời gian, không gian, và bằng sự tán thán, ca ngợi, Bồ-tát Phổ Hiềntrở thành tất cả pháp giới.
Nói cách khác, toàn thểpháp giới là lời tán thán, ca ngợi của Bồ-tát Phổ Hiền:
“Nói xưng tánNhư Lai là thế này: Tận pháp giớihư không giới, mười phươngba đời tất cả các cõi nước có bao nhiêu vi trần, trong mỗi mỗi vi trần đều có các Phật nhiều như số vi trần trong tất cả thế gian. Nơi mỗi mỗi Phật đều có hải hội Bồ-tát vây quanh. Tôi phải trọn dùng tri kiếnhiện tiềnthắng giải rất sâu, mỗi mỗi đều dùng lưỡi vi diệu hơn Biện Tài thiên nữ, mỗi mỗi lưỡi xuất sanh vô tậnâm thanh hải, mỗi mỗi âm thanh xuất sanh tất cả ngôn từ hải, tán thán ngợi ca tất cả công đức hải của tất cả Như Lai, ca ngợicho đến hết đời vị lai, tương tục không dứt, khắp cả pháp giới không chỗ nào không đến.
Như vậy bao giờ hư không giới tận, chúng sanh giới tận, nghiệp chúng sanh tận, phiền nãochúng sanh tận, sự tán thánca ngợi của tôi mới cùng tận. Nhưng hư không giớicho đếnphiền não không có cùng tận, cho nên sự tán thánca ngợi này của tôi không có cùng tận, niệm niệm tương tục không có gián đoạn, ba nghiệp thân, ngữ, ý không hề mệt chán”
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả,
Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước.
Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai.
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.