Vô thanh sắc tướng

04/04/20164:08 CH(Xem: 10897)
Vô thanh sắc tướng

VÔ THANH SẮC TƯỚNG
Lê Huy Trứ 4/3/2016

Thiền sư Hakuin Ekaku, tự họa
Thiền sư Hakuin Ekaku, tự họa

Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản với lối dạy rất cụ thể về tọa thiềncông án.  Ngài cũng là tác giả của công án ‘Âm thanh của một bàn tay.’ Chúng ta đã nghe quá nhàm tiếng vỗ của hai bàn tay, cũng như được nhiều sách vở giảng về thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay nhưng không ai nghe tiếng vỗ tay của độc thủ đại hiệp hay bằng hiệp sĩ mù nghe gió kiếm.

Hakuin viết “Núi, sông và mặt đất này tất cả đều là tai của ta.  Những gì ngập tràn tai ta, tự nguyên thủy của nó không phải là âm thanh [white noise, tiếng ồn. THL]  Ta có thể lắng nghe sâu sắc mà không cần đến lỗ tai của mình… mà thật ra không có mắt, không có tai mới chính là cái thấy [quán quang sắc] và cái nghe [quán âm thanh] chân thật nhất.” 

Trong bài Âm thanh của một bàn tay, Nguyễn Duy Nhiên viết: Mỗi bức tranh của thiền sư Hakuin là một bài pháp thoại, một công án cho người xem.  Ông sử dụng những hoàn cảnh bình thường trong sinh hoạt hằng ngày để đưa chúng ta bước vào thế giới chân thật.  Như trong bài Tọa Thiền Hòa Tán, The Song of Zazen, thiền sư Hakuin viết

Tất cả chúng sinh bản lai là Phật
Cũng như băng với nước
Ngoài nước, không đâu có băng
Ngoài chúng sinh, tìm đâu ra Phật?
Đạo gần bên mình mà chẳng biết
Bao người tìm kiếm xa vời — Đáng thương!
Đó cũng như người nằm trong nước
Gào khát cổ xin được giải khát

Và như nếu chúng ta biết nghe được tiếng vỗ của một bàn tay thì,

Đạo bản lai thanh tịnh hiện thành
Thế giới này là thế giới của Liên hoa tạng
Và thân này là Pháp thân của Phật.

*

Nirvana is right here, before our eyes,
This very place is the Lotus Land,
This very body, the Buddha
(Nguyễn Duy Nhiên)

Tương tự như trong truyện Tam Quốc, Quan Công Đốn Ngộ, khi Sư Phổ Tĩnh nghe và biết (quán và kiến) tiếng kêu đòi trả lại thủ cấp của Quan Vân Trường, rùng rợn thê luơng như tiếng sấm rền nổ trên chân không, liền bước ra khỏi am, cầm cây phất trần gõ vào cửa chùa (cửa Không) mà hỏi “Vân Trường an tại?” Câu hỏi đơn giản đó nghe như tiếng hét sư tử hống của Lâm Tế.  Phổ Tĩnh một tay cầm phất trần, gõ vào cửa Không (cửa chùa) cũng như câu chuyện thiền Nhật Bản, tiếng vỗ của một bàn tay.   Tôi xin gọi đó là tiếng gõ cửa Không (vô môn quan.)

Nên biết, cái âm thanh như sấm rền trên chân không cũng như tiếng gõ cửa không lẫn những đối thoại, nghe và ngộ của người phát âm và kẻ nghe âm thanh điều không phải là những âm thanh mà kẻ còn vô minh nghe được bằng lỗ tai phàm tục.  Chỉ có kẻ giác ngộ mới quán được âm bát nhã giai không bằng Phật nhĩ – tiếng động vô thanh.

Trong Lời Phật Dạy Và Khoa Học, Toàn Không viết: Có một lần Phật bảo các Tỳ-kheo: “Âm thanh của ta, các ông, và của mọi người không mất, nó sẽ còn mãi mãi.”

Toàn Không giải thích tiếp, “Ngày nay chúng ta đã giữ được âm thanh, có đài phát thanh, truyền hình, vô tuyến điện thoại, băng, đĩa, DVD, CD... Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết họ đã nhận được nhiều tín hiệu từ rất xa ngoài hành tinh của chúng ta, mặc dù chưa tín hiệu nào được xác nhận chính thức...” 

Tóm lại, những làn sóng âm thanh (tiếng động) và ngay cả vô lượng động nghiệp vượt thời giankhông gian như dòng tâm thức tìm đến nhau, hợp tan bởi những điều kiện nhân duyên phức tạp rồi lại tạo ra những nghiệp quả và cứ luân hồi biến chuyển vô thường như thị, không bao giờ ngừng trôi với không-thời gian trong vũ trụ.  Ngày nay, khoa học còn chứng minh và phân tích được những tầng siêu thanh mà lỗ tai của con người không thể nghe được.  Đây có thể là thâm ý viên diệu của thiền sư Hakuin khi ngài đã quán sắc âm và ngộ được chân lý cho nên viết ra công án: Tiếng vỗ của một bàn tay! 

Khi chúng ta ở ngoài khí quyển, trong không gian tịnh tĩnh, như các phi hành gia, hay thậm chí đáo bỉ ngạn, qua bờ tối bên kia (dark matter and dark energy) thì chúng ta không những sẽ nghe được tiếng vỗ của ‘một bàn tay’ mà còn nghe được tiếng vỗ sấm sét của ‘không bàn tay’ của bờ bên kia) – Quán được luôn cõi vô thanh vô sắc giới của vũ trụ.

Trong cuốn sách Phật GiáoVũ Trụ Quan, Chương 8,Vũ Trụ vạn pháp trong lỗ chân lông,  tôi đã viết: Bồ Tát trụ ở Phép giải thoát không thể nghĩ bàn có thể biến tất cả âm thanh trong thế giới mười phương thành tiếng vô thanh của Phật, diễn ra những tiếng vô thường, khổ, không, vô ngã.  Một tiếng chuông, tiếng mõ, một tiếng chim kêu, tiếng ngói vỡ, lá trúc reo, tiếng sóng vỗ, hay một tiếng sư tử hống,… ở trần ai đã nói lên tất cả các pháp Phật vô thanhTiếng động vô thanh của độc thủ vỗ tay trong Chân Như tịnh tĩnh làm ta bừng tỉnh ngộ.

Khi đã bàn về Quán Âm (nghe âm thanh) thì không thể không bàn luôn về Quán Quang (thấy quang minh tạng) vì chúng đi đôi với nhau như hình với bóng.  Trong sắc (light) có thanh (noise,) trong thanh có sắc. 

Tôi xin phân tích và nhận định chương Thập Như Thị, Tác Giả Nikkyò Niwano, Anh Ngữ dịch Kòjirò Miyasaka, Việt Ngữ dịch Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn như sau:

Sự hiện hữu của tất cả các sự vật (chư pháp) nhất địnhsắc tướng.  Đây gọi là Như Thị Tướng (tướng nó như vậy.)  Tuy nhiên, Như Thị Tướng này chỉ áp dụng được cho cỏi sắc giới xum la vạn tượng chứ không như thị tri kiến được cho cỏi vô sắc giới, (không sắc tướng, dark matter.)

Cái gì có một sắc tướng thì nhất định có một bản tính. Đây gọi là Như Thị Tính (tính nó như vậy.)  Điều này bổ xung cho điều trên.  Hơn nữa, chúng ta lẫn khoa học cho đến bây giờ vẫn chưa biết vô sắc giới của bờ bên kia có bổn tính hay không?  Nhưng Phật Giáo đã nói đến Tính Không này từ 2600 năm về trước.

Cái gì có một bản tính thì nhất định có một chất thể. Đây gọi là Như Thị Thể, (thể nó như vậy, thể tích, khối lượng, không gianthời gian.)  Như 2 điều trên, chúng ta chưa biết thể vô sắc giới bản lai diện mục như thế nào?

Cái gì có một chất thể thì nhất địnhnăng lực. Đây gọi là Như Thị Lực (năng lực như vậy, chân khí, energy kể cả dark energy.)   Điều này thì con người đã biết từ lâu và khoa học đã chứng minh nhưng họ chỉ suy ra là dark energy có thể hiện hữu do từ đo đạt được sóng trọng trường (gravitational waves.) 

Khi nó có năng lực, nhất định nó tạo ra nhiều chức năng hướng ngoại khác nhau. Đây gọi là Như Thị Tác, (như thị tương dung, tương tác, luật nhân duyênnghiệp quả cấu tạo ra vũ trụ.) Vô số vật thể có hình thể hiện hữu trong vũ trụ. Vì thế, các chức năng hướng ngoại của chúng có liên hệ hỗ tương với tất cả các sự vật. Không có cái gì trong vũ trụ là một hiện hữu riêng lẻ không có liên hệ gì với các sự vật khác. Tất cả các sự vật đều có nhưng liên quan phức tạp với nhau. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và qua tác động hỗ tương của chúng, chúng tạo ra nhiều hiện tượng khác nhau. Nguyên nhân tạo ra những hiện tượng như thế được gọi là Như Thị Nhân.

Dù có một nguyên nhân, nguyên nhân ấy cũng không tạo ra kết quả nếu nó không tiếp xúc với một cơ hội hay điều kiện nào đó. Một cơ hội hay điều kiện như thế được gọi là Như Thị Duyên, (nguyên nhân thứ yếu như thế.) Khi một nhân (nguyên nhân chủ yếu) gặp một duyên (nguyên nhân thứ yếu) thì một hiện tượng, tức kết quả, được tạo nên. Đây gọi là Như Thị Quả.

Một kết quả không chỉ tạo ra một hiện tượng mà còn để lại một dấu vết hay tồn dư nào đó. Cái chức năng để lại một dấu vết hay tồn dư được gọi là Như Thị Báo.

Như thị tôi thấy, 3 cái Như Thị Nhân Quả Báo trên đây kinh Phật đã nói đến và được diễn tã tuy ngắn gọn nhưng tương đối rõ ràng như thị ở trên cho nên không cần phải bàn thêm.  Tuy nhiên, bờ bên kiathể không có/còn nhân-quả-báo để mà như thị?

Theo tôi, 9 Như Thị trên chỉ áp dụng cho cõi thanh sắc giới thường xảy ra liên tục trong cá nhân, xã hội con người và trong cái tổng thể tương quan của vũ trụcon người có thể như thị được trong khả năng hạn hẹp của ngũ uẩn.  Như Thị Vũ Trụ liên hệ với nhau một cách chặc chẽ và rất phức tạp bỡi vô lượng cộng nghiệp lẫn biệt nghiệp (infinite probabilities and combinations) như Lưới Đế Châu khiến cho trong hầu hết những trường hợp, con người không thể phân định được trước sau cái nào là nhân, cái nào là quả, và cái nào là báo? Nhưng hình như các như thị này không bao giờ không vận hành theo quy luật của chân lý phổ quát và không chúng sinh nào, không sự vật nào và không chức năng nào trong cõi sắc giới thoát khỏi quy luật này.  Mọi sự vật đều vận hành theo Luật Thập Như Thị của vũ trụ, từ tướng cho đến báo, tức là từ đầu cho đến cuối. Đây là ý nghĩa của “như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (tổng thể cơ bản rốt ráo từ đầu đến cuối, universal life cycle of as-is law.)

Tôi nghe như vầy: Tất cả các pháp kể cả con người, và những liên hệ giữa các pháp với nhau, điều này được thiết lập bởi quy luật gọi là Thực Tính của Toàn Bộ Hiện Hữu (Chư Pháp Thực Tính.)

Những cõi sắc nêu trên đây được vận hành theo 10 cách mà Luật Thập Như Thị đã nêu rõ.  Tuy nhiên, kinh điển dù có đề cập đến Vô Sắc Tướng nhưng chưa thấy nói đến Luật Bất Thập Như Thị của Vô Sắc Giới.  Cho nên chưa có gì bảo đảm là 10 cái như thị này có áp dụng được và thị nổi cho bờ ‘anh minh nhưng tối thui’ (dark side) bên kia không?   Vô Sắc (không vật) kéo theo Vô Thanh (không âm,) nơi đó không có ánh sáng lẫn tiếng động để quán Quang Âmchiếu kiến ngũ uẩn giai không như cõi âm thanh sắc giới.  Vì không thấy và biết được qua 18 căn trần thức và vì chúng ta vô minh nên gọi bờ bên kia là ‘Vô Minh’ (dark, không sáng, tối đen.)  Theo tôi, Vô Thanh Sắc Tướng của bờ tối bên kia không có hay cần luật như thị vì khi không có ngũ quan (không mắt, không tai, ...) thì không cần đặt ra luật thập như thị để ngũ quan như thị sai lầm về như thị.  Ở đó, không thể nghe thấy để thuật lại ‘tôi nghe như vầy,’ không thấy như vậy để như thị tri kiến được, không ngôn ngữ, danh tự để như thị ngã văn nhưng ở bên đó là bất khả tư nghì vì không biết cái bản lai diện mục của nó là cái gì để mà tư nghị.  

Chúng ta phải biết mở tâm trí để buông xã đi những thành kiến, phân biệt nhị nguyên và những kết luận tiên kiến sẵn có của tập tục vô minh từ vô lượng kiếp dựa vào phương tiện của 18 lăng kính căn trần thức được cấu tạo từ ngũ uẩn giai không, thay đổi vô thường trong sátna, mới có thể nghe được âm thanh của tiếng vỗ của một bàn tay, như thiền sư Hakuin nói: Thật ra không có mắt nhưng không đui, không có tai nhưng không điếc, vô trí thức nhưng không phải bất trí tuệ, mới chính là cái thấy, cái nghe và cái biết chân thật nhất.  (Trong Đạo Phật Ngày Nay, Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa, Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997 - Nhà xuất bản Phương Đông tái bản 2010)

Lý Học Phật góp thêm ý kiếnThập Như Thị (As It Is) tổng quát hóa các chức năng của "tất cả các pháp và những liên hệ giữa các pháp với nhau" (All Things.) Khảo sát "Cái Như Là / Thing As It Is" chính là khảo sát sự biến chuyển 10 cái mô hình (patterns) này qua các chức năng của nó trong từng lảnh vực chính là khả năng trực nhận những tầng lớp (layer) và chi phối lẫn nhau (connected influences) của các lực đáng tác động vào vấn đề.

Như đã nói, dụng cụ ‘10 như thị’ này chỉ tương đối đúng ‘như thị tri kiến, và tôi nghe như vầy,’ khi dùng chúng như là phương tiện để nghe thấy sắc thanh và quán cái ngũ uẩn giai không trong cõi sắc giới (5% của vũ trụ) qua cái đài gương đầy ‘bụi vô thủy vô minh’ với tập quán sai lạc của 18 căn trần thức của chỉ riêng con người chứ không phải tất cả chúng sinhVô thủy vô minh như một lớp ô nhiễm thâm căn cố đế che mờ Như Lai Tạng thì chỉ có chư đại Bồ Tát và chư Phật có thể nhận diện và diệt tận.  Nhưng cái Nam Nhạc tôn giả gọi là “hữu thủy vô minh” cũng duy trì một sự hình thành riêng biệt vượt trên từ ngữ của Kinh Thắng Man và Kinh Lăng Già.  Cái dụng cụ cổ lổ sỉ hữu thủy vô minh từ 70,000 kiếp nhân sinh này không thể ứng dụng thích hợp được trong cõi vô sắc (dark matters,) vô tam muội chân hỏa (dark energy,) chiếm cứ lấy 95% của vũ trụ.  Tiếc thay, kinh điễn quên ghi lại cái lỗ hổng tổ bố, cái không biết (si) vô lượng, vô cực này của con người?  Theo tôi đề nghị muốn quán cái cõi vô sắc giới này thì phải dùng phương tiện Bát Nhã Quantum Bất Thập Như Thị qua tuệ nhãn của Phật mới kiến được vũ trụ giai không hay giai hữu?

Trong Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, 3.2 Như Lai Tạng, Nam Nhạc Tuệ Tư Thiền Sư trưng dẫn những diễn đạt sâu sắc liên hệ đến khái niệm về một sự giác ngộ chân thực, với nhiều khái niệm trình bày rất vững chắc về Như Lai tạngkinh Đại Bát Niết Bàn, Ương Quật Ma La, Thắng Man, Lăng Già, trong Tùy Tự Ý Tam Muội:

 “Bồ tát sơ phát tâm nhận biết có hai loại thức: thứ nhất là chuyển thức, còn gọi là giác tuệ, biết rõ tất cả pháp, dùng trí tuệgiải thích không sai trái. Thứ hai là tàng thức, sâu dày không đổi. Phương Tây bảo rằng là thức A lại da, đây cũng có tên là Phật tánh, cũng gọi là tự tính thanh tịnh tàng, cũng là Như Lai tàng. Nếu [có người] tùy thuận với sự [tướng] thì đó là bản tánh của trí tuệ. Khi nhận biết tường tận các pháp thì đó là tự tánh thanh tịnh tâm. Thức với tâm, hai cái dụng mỗi khác. Sáu thức của người phàm gọi là thức phân biệt, tùy theo nghiệp mà thọ quả báo trời, người hoặc thú. Bồ tát chuyển thức thứ bảy thì có thể chuyển được tất cả ác nghiệp đưa đến sanh tử, đó chính là Niết Bàn. Hiểu rõ được sáu thức phân biệt của phàm phu, thời không dời đổi, chính đó là tàng thức. Bảy thức này gọi là trí kim cang có thể phá tất cả kết tập của vô minh, phiền não, tức là Phật pháp.”

Như thị tri kiến trên internet có rất nhiều lời hay ý đẹp được Tây Mỹ Ta gán cho tam thế Phật oan, từ kim khẩu Đức Thế Tôn.  Cũng như các Tổ ngày xưa khi lìa kinh nhất tự phải trá ngụy nói đó là lời Phật thuyếtnếu không nói như vậy thì khó mà giáo huấn nổi cái đám thượng mạn nhân.  Như Ngũ Tổ muốn truyền y bát mà phải dấu diếm các đệ tử vì sợ chúng hại mạng.  Ngay cả Huệ Năng sau khi được Ngũ Tổ bí mật truyền y bát vào ban đêm cũng phải vội vã xuôi Nam chạy lấy thân.   Có thể vì vậy mà sau đó Lục Tổ truyền chức Tổ Trác lại cho tất cả đệ tử thay vì thất Tổ?  Những tranh đoạt ngôi vị này vẫn luôn luôn xãy ra trong bất cứ tôn giáo nào, bất cứ thời điểm nào.  Thì ra quyết tâm chí đi tu không những phải có cam đãm từ bỏ cỏi trần tục, bỏ nhà trốn vợ con chạy đi tu mà cũng còn rất nguy hiểm đến tánh mạng trong lúc tu hành tin tấn sắp thành trụ trì.  Nhất là khi múa kiếm giữa trận tiền...mà kiến toàn tánh tiền và vọng danh sắc.

May thay, các ‘Sư Tổ internet’ bây giờ chỉ gán lời hay ý đẹp cho rằng Đức Phật nói này nói kia là để cho cái đám nhân sinh thượng mạng cứng đầu bớt cãi cọ, và phản đối khi nghe giảng đạo pháp trí tuệ cùng kiến thứcngôn ngữ hiện đại.  Thật ra những bật thiện tri thức này chỉ lìa kinh đa tự mượn ý Phật để đồng tâm thuyết chứ đa số những bật chân chính này không có một tham vọng làm tổ trác, nói láo ăn tiền vì lợi lộc cá nhân như những giáo phái khác? 

truyền Đạo online trên internet đở cực nhọc thân thể hơn, không phải khất thực mà lại truyền được nhanh chóng cho cả thế giới và nhất là rất an toàn cho tính mạng của người truyền giảng.  Vì trong số nhiều ngàn đọc giả bao dung trầm lặng đó vẫn có vài tên đần độn, ngu muội vì không đủ trình độ trí thức lẫn trí tuệ để hiểu nổi cái thâm ý ‘tiếu ngạo giang hồ’ của thực tại nên tự ái nổi sân chê bai, chửi bới, dạy đời, thượng mạn phỉ báng.  Hình như, Phật có dạy: Chúng sinh tuy đồng ‘nhất thể vô minh’ nhưng căn tánh trí tuệ bất đồng cho nên những bật thiện tri thức ngoài tự mình tục diệm truyền đăng tu học cũng nên sẵn lòng từ bi và kiên nhẫn để dạy cho những kẻ vô minh này.  Vì họ có duyên tương ngộ online nhưng bất tương đồng trí tuệ nếu được mồi một chút lữa trí tuệ từ cây đuốc của những người đi trước dù chỉ là một bước thì sớm muộn gì những kẻ u muội này khi mà thấy được ánh sáng của lữa trí tuệ tam muội rồi thì không còn thể trở lại sống trong bóng tối của vô minh được nữa?   

Thật ra, những kẻ u mê này không ai xa lạ vì họ chính là chúng ta của ngày hôm qua.  Cho nên chúng sinh/chúng ta đáng thương hơn đáng ghét.  Đó là điều thứ 11th , Như Thị Tự Nhiên, ta thương ta nhất trên đời hơn là ta ghét ta nhất thế giới.  Họ là ta tuy hai mà một, không ai hơn ai về ngu muội, toàn là những tên chột cố dìu dắt những kẻ đui để cùng nhau mong đáo bỉ ngạn.  Tất cả nhân sinh cùng chung hội chung thuyền đang lênh đênh, khổ đau, và kiệt sức trên biển cả mênh mông đầy sóng thần vô minh.  Nên nhớ chúng ta như những người mù vượt biên trên con thuyền ma nhỏ bé trôi nổi giữa đại dương bao la không bờ bến, chưa ai thấy đất liền ở hướng nào.

Đang làm thư ký không công cho Phật thì ... Bỗng nhiên Đức Thế Tôn yên lặng vài giây.  Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Ta không cần nói nữa và Mi cũng không cần gõ computer để đăng chùa (free online) nữa.”  Tôi không hiểu vì sao ngài lại sa thải tôi?  Nhưng tôi nghe họ xì xầm như ri: Pháp mà Đức Phật đã thành tựuPháp chủ yếu, thế gian chưa từng có, rất khó hiểu cho chúng sinh chỉ có những bật cao tăng mới có đủ tư cách để giảng dạy chứ đừng cả gan mà tư nghi đa luận.  Cái lối suy luận này không có trí tuệdân chủ như Đức Thế Tôn chủ trương mà rất dối trá đồng với ngoại đạo thuyết giảng kinh thánh cho đám tín đồ mê tín ngu muội.  Tổ nói, có đại nghi mới đại ngộ hay tương tự như Phật dạy đừng tin bất cứ ai nhưng phải tự mình chứng nghiệm trước đã.

Họ cũng dựa vào kinh mà dọa: Chỉ có Phật cùng với Phật mới thấu hiểu chân tướng của tất cả các Pháp, tức là mọi hiện hữu có hình thái như thế (như thị tướng), bản tính như thế (như thị tính), biểu hiện như thế (như thị thể), năng lực như thế (như thị lực), hành tác như thế (như thị tác), nguyên nhân như thế (như thị nhân), duyên cớ như thế (như thị duyên), kết quả như thế (như thị quả) báo đáp như thế (như thị báo) và toàn bộ nền tảng rốt ráo như thế (như thị bổn mạt cứu cánh).

Thấy họ tiếp tục xì xào, cải cọ làm tôi đại đa nghi là họ cứ tưởng là mình đọc và hiểu được ý Phật rồi nên đồng nhau lìa kinh, mạnh ai nấy thuyết?  Còn riêng tôi chỉ là thằng thư ký ngu dốt, chỉ có tài khôn đánh máy computer bảo sao gõ vậy chứ có hiểu gì đâu mà sợ oan cho Phật, lo tội cho Ma hay thuyết giảng cho ai nghe?

Tôi đoán như vầy: Tánh thấy, tánh nghe và tánh biết - quán tâm, quán âmTri Kiến Phật phải từ tuệ nhãn (Phật Nhãn, quán quang) chứ không thể qua ngũ quaný thức của nhục thể. Chúng ta không thấy thật tại (không kiến tánh) qua cái thấy của nhục nhãn, không ghi nhận đúng âm thanh (không quán âm của vũ trụ) từ cái nghe của tai, không biết trí tuệ qua kiến thức mà phải từ Phật Nhãn.  Thật ra có mắt không tròng, có tai không nhỉ, có tâm bất nhị mới chính là cái thấy, cái nghe và cái biết chân thật.

Trong thời gian rất gần khi mà Quantum Phật Giáo phát triển để bổ khuyết và giúp cho Quantum Technology đáo bỉ ngạn, con người không những nghe được tiếng độc thủ vỗ tay mà còn quán âm được tiếng sấm vỗ của ‘Không bàn tay.’  Vô thủ vỗ tay! 

Vô thủ, không âm quảng trường mộng,
Quán âm, vô tiếng thanh tĩnh tâm.
(Lê Huy Trứ)

Viên diệu hơn, nếu chúng ta kiến được quantum chân hỏa tam muộinghe được tiếng vỗ sấm sét yên lặng của không bàn tay của bờ bên kia thì chúng ta đã đáo bỉ ngạn và đã hành thâm bát nhã, ‘không nghe, không thấy mà biết’ Quang Âm Bồ Tát lẫn Vô Sắc Vô Thanh Bồ Tát trong tự tâm, chiếu kiến biết được ngũ uẩn lẫn vũ trụ giai không, và tự độ nhất thiết khổ ách

Quán âm trì giới sạch nghiệp trần
Quán quang như tục diệm truyền đăng
Quán duyên trí tuệ vô ngàn kiếp
Quán quả từ bi đẹp diệu vời
(Lê Huy Trứ)

Tương tự như khoa học gia thường nói:  Nếu bạn học, thấy và hiểu biết về quantum physics và quantum mechanics thì bạn sẽ trở thành một con người khác xưa.  Tôi xin bổ túc thêm, nếu khoa học biết áp dụng triết lý Phật Giáo vào thế giới quantum của khoa học thì trí tuệ của nhân loại sẽ vượt xa hơn bây giờ và thế giới sẽ sống an bình với vô lượng công đức.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/04/2011(Xem: 79841)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.