Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) NHẬP TRUNG ĐẠO: CON ĐƯỜNGBỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BI VÀ TRÍ TUỆ Diệm Huệ địa(Bài 7) Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: Introduction to the Middle Way. Chandrakirti’s Madhyamakavatara with Commentary by Jamgon Mipham. Translated by The Padmakara Translation Group (2002). Shambhala, 2004.
Nhập Trung Đạo. Các kệ tụng
IV. 1. Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đức và trí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của tinh tấn phát ra ánh sáng huy hoàng rực rỡ nên được gọi là diệm huệ địa.
IV. 2. Nơi trí địa này, các người con của các Như Lai có ánh sáng huy hoàng rực rỡ sinh từ thiền định về các phương diện của Phật quả. Các tri kiến về ngã đã hoàn toàn đoạn trừ, ánh sáng của các bồ tát huy hoàng rực rỡ hơn ánh sáng màu vàng đồng của bình minh.
___________________
Sơ đồ bản Giải thích Nhập Trung Đạo :
IV. Trí địa thứ tư: Diệm huệ
A. Sự tuyệt hảo của tinh tấn trên trí địa thứ tư (Tụng IV. 1) B. Định nghĩa của trí địa này (Tụng IV. 2) C. Các đặc điểm của sự đoạn trừ .
___________________________________
IV. Trí địa thứ tư: Diệm Huệ
Sự tuyệt hảo của tinh tấn trên trí địa thứ tư
Tụng IV. 1.
IV. 1. Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đức và trí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của tinh tấn phát ra ánh sáng huy hoàng rực rỡ nên được gọi là diệm huệ địa.
Các tính đức do sinh vào ba cõi trên của sinh tử luân hồi và sự thành tựu sự toàn hảo tối hậu của trạng thái phật đều là kết quả trong sự tỉnh giác của tinh tấn nhiệt thành. Hai tích tập phúc đức và trí tuệ được hình thành xuyên quatinh tấn. Trên trí địa thứ tư, sự lười biếng hoàn toàn bị đoạn trừ và tinh tấn phát ra ánh sáng huy hoàng rực rỡ. Do thế trí địa thứ tư được gọi là Diệm Huệ.
B. Định nghĩa của trí địa thứ tư
Tụng IV.2
IV.2. Nơi trí địa này, các người con của các Như Lai có ánh sáng huy hoàng rực rỡ sinh từ thiền định về các phương diện của Phật quả. Các tri kiến về ngã đã hoàn toàn đoạn trừ, ánh sáng của các bồ tát huy hoàng rực rỡ hơn ánh sáng màu vàng đồng của bình minh.
Trên trí địa này, các Bồ tát, các người con của tâm của đấng Thiện Thệ, an trú với 37 phẩm trợ đạo dẫn đến giác ngộ. Ánh sáng của trí tuệ dẫn xuất từ trí địa này huy hoàng rực rỡ hơn ánh sáng màu vàng đồng được trải nghiệm trên trí địa thứ ba. Trí địa thứ tư phát sáng với ánh sáng này, và do thế có tên là diệm huệ.
C. Các tính đứcđặc biệt của sự đoạn trừ
Trên trí địa này, các tri kiến thô sơ về ngã, xem ngã là một hiện thể tự lập -- cùng với các tri kiếnvi tế nối kết về ngã -- thì được đoạn trừ một cách toàn thể, cùng với các tri kiến về ngã của các hiện tượng (pháp ngã). Điều này nghĩa là các hạt giống hoặc các tập khí hướng về một sự tin tưởng vào ngã của cá nhân và ngã của các hiện tượng đều đã bị hủy diệt.
Nơi đây chấm dứt trí địa thứ tư hoặc cấp bậc thứ tư trong sự đào luyện tâm bồ đềtuyệt đối.
--------------------------
Chú thích
1. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo ; Bodhipaksikadharma ; thirty-seven aids to enlightenment
(These consist of the four foci of mindfulness, the four right efforts, the four bases of magical powers, the five spiritual faculties, the five powers, the seven factors of enlightenment, and the eight branches of the holy path)
gồm bốn niệm xứ( tứ niệm xứ), bốn tinh tiến (tứ chánh cần) ,bốn như ý túc , năm căn , năm lực, bảy giác chi, bát chính đạo.
-----------
2. Lười biếng: Skt. alasya: Có ba hình thức lười biếng: 1. lười biếng do chần chừ, lưỡng lự 2. lười biếng do sự lôi cuốn vào các hoạt độngvô nghĩa 3. lười biếng do tự đánh giá thấp khả năng của mình (tự khinh mình; thối lui)
Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng:
Nếu chúng ta muốn thoát khỏi sự lười biếng không muốn làm những hành động tích cực, chúng ta nên nghĩ tới đời sống làm người của chúng ta ngắn ngủi như thế nào. Từ ngữ Sanskrit cho lười biếng, alasya, có nghĩa là “không sử dụng tới” ( “not to make use of ”). Bất kì hành động tích cực nào chúng tathực hiện sẽ làm lợi ích cho chúng ta hiện nay và trong tương lai. Trên một phương diện khác, chúng ta tự buông thả để bị ảnh hưởng bởi các cảm xúctiêu cực sẽ phá hủychúng tatrong đời sống này và trong các đời sống tương lai, do thế chúng ta cũng nên tránh hoang phí các đời sống của chúng taxuyên qua loại lười biếng thứ nhì: bị tán loạn bởi các hành động tiêu cực.
VII.16. Bạn nên xa lìa tính thờ ơ, hãy kết hợp các khả năng, tỉ dụ thận trọng và khôn ngoan, tự kiểm soát, tính bình đẳng giữa tôi và kẻ khác, và sự hoán chuyển tôi với các kẻ khác,
(The Dalai Lama. A Flash of Lightning in the Dark of Night. A Guide to the Bodhisattva's Way of Life. p. 79-80) ( Tụng 16 -- trích từ Tịch Thiên . Con đườngBồ Tát . Bản dịch Việt : Đặng Hữu Phúc) ------------- Tịch Thiên. Con đườngBồ tát . Chương 7. Tinh Tấn
(Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc)
*
2. Tinh tấn là gì? Tinh tấn là nhiệt tình với công đức. Đối nghịch trực tiếp của tinh tấn là gì? Đó là lười biếng tâm linh (đại lãn tâm linh), bám vào điều đáng khiển trách, thờ ơ, và tự khinh mình [= thối lui].
3. Lười biếng tâm linhsinh khởi từ lười biếng, mê đắm các lạc thú, thích ngủ, và thèm khátla càthơ thẩn do bạn thờ ơ trước các khốn khổ của sinh tử luân hồi.
38. Tôi chưa đem đến vô úy cho những kẻ sợ hãi, tôi cũng chưa giúp đỡ những kẻ bị phiền não. Như vậy tôi chỉ như một cái móc làm mẹ tôi khổ đau khi cưu mang tôi trong thai tạng.
39. Do vì tiền thân của tôi chẳng có mong cầu Pháp, thế nên tôi nay duyên hội bất hạnh như thế. Ai sẽ buông bỏ mong cầu về Pháp?
40. Đức Phậttuyên bố mong cầu Pháp là gốc rễ của tất cả các hành động công đức, và thiền địnhliên tục về các kết quả của sự thuần thục của nghiệp là gốc rễ của lòng mong cầu Pháp.
41. Các sự đau thương, các trầm cảm, các nỗi sợ hãi, và các nguyện vọng bị ngăn trở thì duyên hội xảy ra cho những kẻ làm ác hạnh.
42. Bất cứ ở đâu lòng ham muốn của những kẻ dốc lòng làm thiện hạnh đi tới, ở đó các phúc đức của thiện hạnh sẽ là các hiến tặng của các kết quả thiện hạnh.
43. Bất cứ ở đâu lòng ham muốnhạnh phúc của những kẻ làm ác hạnh đi tới, ở đó các nết xấu vô đạo đứcphá hủy nó bằng các vũ khí của đau khổ.
44. Do các công đức của mình, Các Người Con của Đấng Thiện Thệ, cư trú trong lòng của các đoá sen khoáng đạt, thơm ngát, và mát mẻ, vẻ huy hoàng của họ được nâng cao với diệu âm của đấng Tối Thắng, và thân thể đẹp của họ hiện ra từ các đoá sen được nở do ánh sáng của Đấng Trí Tuệ (the Sage), họ được sinh ra trong sự hiện diện của đấng Thiện Thệ.
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như:
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.