Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ (Bài 9.1)

10/08/20164:55 CH(Xem: 8139)
Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 9.1)

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) 
NHẬP TRUNG ĐẠO
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BITRÍ TUỆ 

Trí địa thứ sáu: Hiện Tiền Địa (Bài 9.1) 
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

blankBản Anh: Introduction to the Middle Way. Chandrakirti’s Madhyamakavatara with  Commentary by Jamgon Mipham. Translated by The Padmakara Translation Group (2002). Shambhala, 2004.

Các kệ tụng Nhập Trung Đạo

VI.1. Trên trí địa Hiện tiền (= Tiến bộ không thể bị đảo ngược), tâm an trú trong tịnh chỉ, bồ tát tiến thẳng tới các tính đức của Phật quả. Bồ tát thấy tính bình đẳng của duyên khởi, an trú trong trí tuệ siêu việt, do thế thành tựu diệt tận.

VI.2. Cá nhân có mắt (trí tuệ toàn hảo) có thể dẫn các kẻ mù (kẻ có hai che lấp: phiền não, sở tri) đến nơi họ muốn đến. Trí tuệ toàn hảo có thể dẫn năm toàn hảo khác đến Tối Thắng.

VI.3. Tôi sẽ giảng pháp rất thâm mật này, theo các tác phẩm của Ngài Long Thọ cao quý. Thật chứng của ngài được trình bày với lí luận và kinh điển vẫn còn lưu truyền trong truyền thống hiện hành.

VI. 4. Kẻ thường tục khi nghe về tính không sẽ cảm thấy hoan hỉ. Đôi mắt họ sẽ rơi lệ và các sợi lông trên da đều dựng đứng.

VI.5. Họ là các kẻ tiếp nhận giáo pháp tính không, có hạt giống của trí tuệ cho phật quả. Chân lí tối hậu nên được giảng cho họ, các tính đức sẽ sinh khởi.

VI.6. Họ luôn luôn trụ trong giới hạnh, thực hành bố thí, trưởng dưỡng đại bi. Họ trụ trong thuận nhẫnthiền định, hướng tất cả phúc đức cho phật quả, có thể đưa các kẻ lữ hành tới tự do.

VII.7. Họ tận tụy thực hành pháp theo các Bồ tát toàn hảo, và thấu hiểu đạo lộ của trí tuệ thâm mậtđại bi vạn hạnh. Họ sẽ đạt trí địa Hoan Hỉ. Các kẻ ngưỡng mộ hãy lắng nghe đạo lộ này.

--------------------

Sơ đồ Bản Giải thích

Trí địa thứ sáu: Hiện tiền địa

A.  Giải thích tóm tắt về trí địa thứ sáu từ lập trường của trí tuệ thật chứng tính không

B. Giải thích chi tiết về trí địa thứ sáu từ lập trường về tính không, lãnh vực hoặc đối tượng của trí tuệ siêu việt

1. Sự tuyệt vời của tính không

2. Trình bày về tính không này

a. Cách thức trình bày tính không

b. Các kẻ được nghe giảng về tính không.

i. Các kẻ nên được tiếp nhận lời giảng về tính không

ii. Khuyến khích lắng nghe các giáo pháp về tính không

(1) Các tính đức nối kết với phương tiện thiện xảo trên phương diện tương đối sẽ sinh khởi

(2) Các tính đức của trí tuệ siêu việt sẽ sinh khởi 

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giải thích Nhập Trung Đạo

Trí địa thứ sáu: Hiện tiền địa

A. Giải thích tóm tắt về trí địa thứ sáu từ lập trường của trí tuệ thật chứng tính không

VI.1. Trên trí địa Hiện tiền (= Tiến bộ không thể bị đảo ngược), tâm an trú trong tịnh chỉ, bồ tát tiến thẳng tới các tính đức của Phật quả. Bồ tát thấy tính bình đẳng của duyên khởi, an trú trong trí tuệ siêu việt, do thế thành tựu diệt tận.

Trên trí địa thứ sáu, Tiến bộ không thể bị đảo ngược, các Bồ tát cư trú trong tịnh chỉ cao nhất của tâm. Năng lực của trí tuệ siêu việt của họ cho họ sự thông hiểu hoàn toàn về hai chân lí, và họ dung nhập tuyệt hảo lí tính duyên khởi. Nói khác đi, họ có một trải nghiệm trực tiếp về bản chất tối hậu của các hiện tượng, tri nhận chúng là bất thực (unreal) và “tương tợ phản chiếu” (“reflectionlike”). Trên trí địa thứ năm (Nan thắng địa), đặt tiêu điểm trên chân lí của đạo lộ, các Bồ tát trên trí địa thứ sáu tiến bộ không thể bị đảo ngược tiến tới sự thành tựu các tính đức của phật quả. Họ có thể thấy chân lí của các hiện tượng, tức là, chúng hoàn toàn là chủ thể với các nhân duyên (subject to conditions), sự thuần hiển bày của tùy thuộc tương liên (the mere play of interdependent). Với sự lí hội thông hiểu này, họ cư trú trong toàn hảo của trí tuệ và như vậy thành tựu diệt tận (nirodha; cessation). Sự diệt tận này thì không giống như diệt tận trải nghiệm bởi các Thanh Văn và các Độc giác Phật, vì các trải nghiệm này chỉ can dự đến sự kiểm soát bảy thức và các tâm hành của chúng. Trái lại, sự diệt tận của các Bồ tát được ghi nhận là sự hoàn toàn không có tất cả các cấu trúc của tưởng (cấu trúc bản thể học).

B. Giải thích chi tiết về trí địa thứ sáu từ lập trường về tính không, lãnh vực hoặc đối tượng của trí tuệ siêu việt

1. Sự tuyệt vời của tính không

VI.2. Cá nhân có mắt (trí tuệ toàn hảo) có thể dẫn các kẻ mù (kẻ có hai che lấp: phiền não, sở tri) đến nơi họ muốn đến. Trí tuệ toàn hảo có thể dẫn năm toàn hảo khác đến Tối Thắng.

Một cá nhân, có thể nhìn, thì có khả năng dễ dàng dẫn một nhóm người mù tới nơi đến theo lòng mong muốn của họ. Năm toàn hảo đầu cũng tương tợ nhóm người mù. Nếu khôngtri kiến về tính không, tất cả các tính đức của năm toàn hảo đầu cũng đều là “không thị giác” (“sightless”). Nhưng khi chúng được nâng lên và hướng dẫn bởi trí tuệ siêu việt, chúng dẫn đến phật quả, quả vị của đạo lộ, phương diện của Ánh Sáng Phổ quát  (Universal Light) (Theo giáo pháp Mahayoga tantra, là địa thứ 11, tương ứng trạng thái phật trong phương diện ứng hoá thân. Chú thích bản dịch Anh).

2. Trình bày về tính không này

a. Cách thức trình bày tính không

Một Bồ tát trên trí địa thứ sau thật chứng bản chất của duyên khởi như thế nào? Ngài Nguyệt Xứng tuyên bố trong bản Giải thích Nhập Trung Đạo của ngài (Madhyamakavatarabhasya; Commentary on the “Supplement to (Nagarjuna’s) “Treatise on the Middleway”) rằng ngài không có khả năng để trả lời một câu hỏi như thế, bởi vì thủy tinh thể của mắt ngài bị đục do vô minh. Ngài nói, đúng hơn không nên hỏi ngài, chúng ta nên đưa vấn đề tới một vị nào thực sự cư trú trên trí địa thứ sáu hoặc cao hơn. Chúng ta nên hỏi các vị mà hương thơm của lí hội thông hiểu đã hoàn toàn xóa tan các thứ vô minh, và tuệ nhãn sở hữu các hình ảnh không bị che lấp. Nói cách khác, chúng ta nên trình bày với chư Phật và chư Bồ tát -- những vị có thật chứng như tính (suchness).

Chúng ta có thể phản đối điều này vì các Kinh Bát NhãKinh Thập địa (Dasabhumika -sutra) đều nói rằng các Bồ tát tu tập trí tuệ toàn hảo lí hội thông hiểu ý nghĩa của duyên khởi phải có khả năng trả lời câu hỏi này trên căn bản của giá trị kinh điển, nhưng một lần nữa, ngài Nguyệt Xứng trả lời rằng diệu nghĩa  của các bản kinh thì khó mà  quán chiếu với sự xác thực và rằng, trong bất kì trường hợp nào, các cá nhân tương tợ như ngài không có khả năng biểu thị như tính theo giá trị khả năng của họ (authority), ngay cả khi họ quay sang nương tựa vào kinh.

VI.3. Tôi sẽ giảng pháp rất thâm mật này, theo các tác phẩm của Ngài Long Thọ cao quý. Thật chứng của ngài được trình bày với lí luận và kinh điển vẫn còn lưu truyền trong truyền thống hiện hành.

Tuy thế, ngài chỉ rõ rằng ngài Long Thọ cao quý đã viết các bộ luận về Trung Đạo, đều là các tác phẩm giá trị xác thực (authoritative) và giảng giải như tính theo cách Bồ tát trí địa thứ sáu lí hội thông hiểu -- và giảng giải này thực hiện theo các yêu cầu nghiêm trang của kinh điển, và bằng các phương pháp hữu hiệu về biểu thị lí luận. Do thế ngài Nguyệt Xứng kết luận rằng sự giải thích của ngài sẽ tuân theo truyền thống của ngài Long Thọ, vì truyền thống này vẫn hiện hữu trong thời đại của ngài.

b. Các kẻ được nghe giảng về tính không.

i. Các kẻ nên được tiếp nhận lời giảng về tính không

VI. 4. Kẻ thường tục khi nghe về tính không sẽ cảm thấy hoan hỉ. Mắt họ sẽ rơi lệ và các sợi lông trên da đều dựng đứng.

Ngay cả trong trường hợp người thường tục, có một số người, khi nghe giảng các giáo pháp về tính không, trải nghiệm một sự hoan hỉ mãnh liệt dâng lên trong tim họ. Mắt họ ứa lệ, và họ nổi da gà (their skin stand up in goose-flesh).

VI.5. Họ là các kẻ tiếp nhận giáo pháp tính không, họ có hạt giống của trí tuệ cho phật quả. Chân lí tối hậu nên được giảng cho họ, các tính đức sẽ sinh khởi.

Đây là một dấu hiệu rằng họ có trong họ hạt giống của trí tuệ siêu việt cách tuyệt cấu trúc của tưởng của giác ngộ toàn hảo, sự thật chứng về tính không. Những người như thế là các pháp khí đích thực cho các giáo pháp về chân lí tối hậu. Họ nên được giảng dạy bởi vì các nỗ lực của họ sẽ có kết quả.

ii. Khuyến khích lắng nghe các giáo pháp về tính không

(1) Các tính đức nối kết với phương tiện thiện xảo trên phương diện tương đối sẽ sinh khởi

Các tính đức thiện hảo sinh khởi khi những người này được giảng dạy tu tập trong học thuyết tính không. Ngài Long Thọ trong “Hiển bày của Bồ đề tâm” (Bodhicittavivavarana; Exposition of Bodhicitta)

“Những kẻ lí hội thông hiểu tính không của các hiện tượng nhưng cũng tin vào luật của nghiệp và các nghiệp quả đều thật là tuyệt vời thiện hảo trên cả tuyệt vời thiện hảo, quá đỗi kì diệu trên cả quá đỗi kì diệu

(Those who understand the sunyata of phenomena [but also] believe in [the law of] karma and its results are more wonderful than wonderful, more astonishing than astonishing. Translated by Chr. Lindtner).

Điều này nghĩa là nếu, tín nhiệm sự kiện các hiện tượng chẳng có hiện hữu tự tính, một cá nhân đạt được sự xác tín thật sự chân lí của tiến trình nguyên nhânhiệu quả, và gia tăng hoan hỉ trong tu tập phương tiện thiện xảo, kẻ đó sẽ  tìm thấy tri kiến xác thực. Nếu, trên phương diện khác, nếu sự kiện này không đúng, cá nhân được nói đến không là một pháp khí thích hợp cho học thuyết tính không, và kết quả sẽ là như sau:

Một khiếm khuyết trong tri kiến về tính không

Sẽ chứng minh tai họa của sơ trí

Bạn đạt sự lí hội thông hiểu về tính không tuy chưa hoàn toàn, nhưng bạn sẽ tin chắc chân lí về học thuyết về nghiệp, nguyên lí của nguyên nhânhiệu quả.

VI.6. Họ luôn luôn trụ trong giới hạnh, thực hành bố thí, trưởng dưỡng đại bi. Họ trụ trong thuận nhẫnthiền định, hướng tất cả phúc đức cho phật quả, có thể đưa các kẻ lữ hành tới tự do.

Từ sợ hãi do tạo các hành động bất thiện sẽ đưa đến tái sinh đọa vào các cõi thấp kém (không thể tiếp nhận các giáo pháp về tính khôngthiền định về tính không), kẻ tu tập tuân giữ giới hạnh thanh tịnh, và ngăn ngừa nó bị suy thoái. Ngoài ra, ngay dù họ có thể sinh vào các cõi cao đẹp hơn, họ phải vẫn phải nghĩ đến Phật, Bồ tát, hữu tình các cõi thấp hơn, thực hiện các thiện hạnh, gửi tặng thực phẩm, thuốc men, v.v… Bởi vì những điều này tạo nên các nhân duyên để nghe giảng và thiền định về tri kiến tính không. Thông hiểu rằng tri kiến tính không mà chẳng có đại bi, sẽ chẳng có kết quả trong sự thật chứng phật quả, họ thấm nhuần tâm họ trong đại bi. Nhận thức rằng các hiền thánh tiếc thương cho các kẻ giận dữ, giận dữ tạo nên hình tướng độc áctái sinh trong các cõi thấp kém, nên họ đào luyện thuận nhẫn. Và do nhận biết nếu họ không hồi hướng công đức đến sự thành tựu giác ngộ, sự gia tăng liên tục của phúc đức sẽ gặp trở ngại, họ nguyện giới hạnh của họ, v.v… đều hướng thẳng tới sự thật chứng trí tuệ siêu việt về tính không, và tới sự giải thoát các hữu tình trong sự toàn giác của phật quả.

VII.7. Họ tận tụy thực hành pháp theo các Bồ tát toàn hảo, và thấu hiểu đạo lộ của trí tuệ thâm mậtđại bi vạn hạnh. Họ sẽ đạt trí địa Hoan Hỉ. Các kẻ ngưỡng mộ hãy lắng nghe đạo lộ này.

Các Thanh Văn, các Độc giác Phật, và các kẻ thường tục không có khả năng giảng giải chi tiết học thuyết xác thực về tính không. Thế nên kẻ tu học biểu thị lòng tôn kính đối với các Đại Bồ tát sở hữu tri kiến này.

(2) Các tính đức của trí tuệ siêu việt sẽ sinh khởi  

Một cá nhân tu tập trí tuệ siêu việt, không li cách với phương tiện thiện xảo, sẽ tiến bước theo đạo lộ tư lương và đạo lộ gia hành và theo thứ tự thành tựu Hoan Hỉ Địa.  Bất kì ai mong ước một sự thành tựu như thế phải theo đạo lộ trí tuệ siêu việt đang được trình bày ở đây. Cũng như các bản kinh giải thích chi tiết pháp tính thanh tịnhtối hậu của các hiện tượng, kinh Thập Địa nói: “Kẻ tiến từ trí địa thứ năm tới trí địa thứ sáu bằng cách chứng  mười bình đẳng tánh của các hiện tượng”.

Tất cả các hiện tượng đều bình đẳng theo nghĩa rằng:

(1) chúng đều vô tánh (They are without attributes)

(2) chúng đều vô tướng (alaksana) (they are without a particular nature)

(3) chúng đều vô khởi (anutpada) (they cannot be produced)

(4) chúng đều vô sanh (ajata) (they are unproduced)

(5) chúng đều không có tự tánh (they are empty)

(6) chúng đều thanh tịnh từ đầu (adividisuddha) (they are utterly pure primordially)

(7) chúng đều vượt ngoài các cấu trúc của tưởng (nisprapanca) (they are beyond all conceptual constructions)

(8) chúng đều vượt ngoài thủ, xả (anyuha-niryuha) (they are beyond acceptance and rejection)

(9) chúng đều tương tợ các huyễn tượng, các chiêm bao, các ảo ảnh sóng nắng, các vọng thanh, mặt trăng phản chiếu trong nước, các phản chiếu, các hiển bày ảo thuật (they are like illusions, dreams, mirages, echoes, the moon reflected in water, reflections, and magical displays)

(10) chúng đều chẳng thực chẳng phi thực (bhavabhavadvaya; phi hữu phi vô) (they are neither real nor unreal).

(1) Mặc dầu các hiện tượng hình như có các tướng trạng khác nhau, nhưng các tướng trạng này không xuất hiện trong tịnh chỉ của các hiền thánh.

(2) Các hiện tượng không xuất hiện theo bản chất của chúng.

(3) Các hiện tượng đều vô khởi -- không bắt đầu hiện hữu vào một sát na tiếp theo.

(4) Các hiện tượng đều là vô sinh. Đó là không có một loại sản phẩm nào có thể được xem là nguyên nhân đối với chúng.

(5) Các hiện tượng đều là không có hiện hữu tự tính (empty) vì chúng đã vô khởi và sẽ vô khởi.

(6) Các hiện tượng không “thủ đắc” (acquire) bản chất cố hữu (fore-mentioned characteristics) khi bản chất của chúng được kinh và lí luận khai hiển, bởi vì chúng hoàn toàn thanh tịnh từ khởi đầu.

(7) Các hiện tượng đều vượt ngoài các cấu trúc của tưởng. Nói khác đi, các tiến trình tinh thần nhị kiến (dualistic mental processes) tạm đặt tên pháp tính/ thật tại (reality) cho các giả  danh (tên tạm đặt), không còn vận hành quan liên tới các giả danh nữa.

(8) Các hiện tượng đều vượt ngoài sự phân biệt thủ, xả.

(9)  Bảy so sánh tương tợ ghi trên miêu tả đầy đủ bản chất của chúng.

(10) Không một hiện tượng nào có thể nói là hiện hữu thể có tự tính hoặc phi hiện hữu thể.

Về mười điểm trên, chỉ có cái thứ ba, quan liên tới vô khởi, có thể được an lập bằng phép lí luận và là chủ đề của bản giải thích này. Một sự lí hội thông hiểu về các điểm khác là kết quả riêng biệt của sự thật chứng.

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Bản dịch Việt bài 9.1. Giải thích Nhập Trung Đạo (gồm 7 kệ tụng) chấm dứt ở đây.

Bản Giải thích Nhập Trung Đạo do Dzongsar Jamyang Khyense Rinpoche giảng (2013), nói , theo truyền thống, sau kệ tụng VI. 7, vì chúng ta không đủ trí tuệ để thông hiểu diệu pháp,nên sẽ có một nghi lễ cầu nguyện phúc đức và sự gia hộ của Phật khi bắt đầu đi vào kệ tụng VI.8, tức là đi vào tinh yếu của Nhập Trung Đạo của ngài Nguyệt Xứng.

Dưới đây là lời mở đầu của Bản Giải thích Nhập Trung Đạo do Mipham Rinpoche giảng cho bản dịch Nhập Trung Đạo (Bài 9.2).

“Tiếp theo đây là giải thích về tính không, gồm có hai phần: sự an lập tính không bằng sự biểu thị thuận lí và phong cách an lập các tiêu chuẩn về tính không. Phần thứ nhất lại được chia thành hai phần: phần sử dụng lí luận để bác bỏ ngã của các hiện tượng, và phần sử dụng lí luận để bác bỏ ngã của các cá nhân”.     

---------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ bản 1.

N. Dutt. Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa. Thích Minh Châu dịch (p.381)

Abhimukhì (Hiện tiền địa) hay Pratiyasamutpàdapratisamyuktàdhiprajnàvihàra (Duyên khởi tương ưng thượng trí trú) 

Vị Bồ-tát, sau khi thành tựu các Màrgas (Đạo), bước qua Địa thứ sáu và chứng 10 bình đẳng tánh, nghĩa là các pháp đều bình đẳng vì các pháp là:

1) animitta (vô tướng), 
2) alaksana (vô tánh), 
3) anutpàda (vô khởi), 
4) ajàta (vô sanh), 
5) vivikta (thoát ly), 
6) àdivisuddha (thanh tịnh từ ban đầu), 
7) nisprapanca (vô hý luận), 
8) ànyùha-niryùha (bất thủ, bất xả), 
9) màyàsvapnapratibhasapratisrutkopamrà (giống như huyễn mộng, vọng thanh), 
10) bhàvàbhàvàdvaya (phi hữu phi vô).

Nhờ quán sát sự vật như vậy, vì Bồ-tát, nhờ thâm tín, lên được Địa thứ sáu, nhưng chưa chứng anutpattikadharmaksànti (vô sanh pháp nhẫn = tin sự vật tự tánhbất sanh). Vì nặng lòng Đại từ, vị Bồ-tát thương xót các chúng sanh, vì vô minh che lấp, xem sự vật ở đời là có sanh, có diệt và có ngã. Vì không hiểu sự thật, chúng theo tà đạo, bị thiện và bất thiện chi phối, và do vậy có những abhisamskàras (hành). Tâm chủng tử (cittabìja) do hành tạo ra trở thành lậu nhiễm (sàsrava), đầy những chấp thủ (upàdàna), và tạo ra sanh, lão tửtái sanh. Rồi do thức thuộc về karmaksetra (Nghiệp điền), tức là vô minh và ái, một lưới tà kiến được dệt vào, và từ đó sinh ra nàmarùpa (danh sắc); từ danh sắc, tiếp tục khởi lên 5 giác quan, xúc, thọ, thụ hưởng (abhinandana), tương ưng với trsna (ái), upàdàna (thủ) bhava (hữu), và 5 uẩn phân chia theo 5 loại chúng sanh (gatipancaka). Các chúng sanh này rồi rơi vào lão, ưu bi khổ não v.v... Vị Bồ-tát hiểu rằng không có người tạo ra những điều trên, vì mọi sự vật tự tánh không được tạo sanh bởi sức mạnh nào hết (anàbhoga, sàntilaksana), rồi diệt mất và không có ai diệt chúng. Vị Bồ-tát lại chứng ngộ, không hiểu sự thật tối thượngvô minhvô minh là nhân phát sinh hành (samkàra), hành phát sinh tâm thức (citta-vijnàna), đầu tiên câu hữu với 4 thủ uẩn (upàdàna- skandha), từ đấy sanh ra danh sắc (nàma-rùpa) và dắt dẫn đến khổ uẩn. Cây đau khổ khởi lên, không có người tạo tác hay thọ hưởng (kàrakavedakasahita). Cho nên vị Bồ-tát chứng ngộ ba giới là duy thức (cittamàtram yad idam tràidhàtu kam).

Do hiểu lý nhân duyên từ mười vị trí, và vì tin tưởng không có người làm hay người thọ hưởng, không có vị tạo chủ (asvàmika), và mọi sự vật đều bị lý nhân duyên chi phối, không có thực chất, xa lìa tất cả và tự tánh không hiện hữu, vị Bồ-tát chứng được sùnyatà-vimoksamukha (thoát ly khỏi không tánh). Do hiểu được các bhavangas (những móc nối trong dây chuyền nhân duyên) tự tánhđoạn diệt (svabhàva-nirodha), vị Bồ-tát không phân biệt dharmanimitta (pháp tướng) nào và như vậy chứng được animitta-vimoksamukha (vô tướng giải thoát).

Cuối cùng, nhờ hiểu được sùnyatà (không tướng) và animittatà (vô tướng) của tất cả bhavangas, vị Bồ-tát thật tình không thấy sự giải thoát gì (vimoksa), dù hình như tỏ ra đang làm như vậy vì lòng thương xót vô lượng chúng sanh; nhờ vậy, vị này chứng được apranihita-vimoksamukha (vô nguyện giải thoát).

Luôn luôn đề cao lòng đại từ, vị Bồ-tát thành tựu viên mãn các phẩm trợ đạo còn lại, và tin tưởng các samskàras được tác thành bởi những phần tửtự tánhbất sanh bất diệt, vị Bồ-tát hướng tâm về Asangajnàna (vô tham diệu trí), gọi là Prajnàpàramitavihàra (Bát nhã Ba-la-mật trú) và tu tập phát triển trí ấy một cách mạnh mẽ. Nay vị Bồ-tát tu hành mọi loại thiền định về sùnyatà (hư không), animitta (vô tướng) và apranihita (vô nguyện) và tu tập 10 àsayas để tiến dần lên các quả vị cao hơn và khỏi có thể rơi vào Thanh văn hay Độc giác. Trong 10 Ba-la-mật, vị Bồ-tát tu tập Bát nhã Ba-la-mật.

Một vị Bồ-tát nhờ đi ngang qua các Địa này, chứng được mọi đặc tánh của vị A-la-hán, ngoài những đặc tánh cần thiết cho một vị Bồ-tát. Nay vị Bồ-tát trở thành một vị A-la-hán, vì như tập Lankàvatàra (Nhập Lăng già) đã nói, vị Bồ-tát đã thoát khỏi mọi vọng tưởng (vikalpa) về dhyàna (thiền), dheya (đối tượng của thiền), samàdhi (định), vimoksa (giải thoát), bala (lực), abhijnà (thắng trí), klesa (phiền não) và Dukkha (khổ).

Theo các nhà Tiểu thừa, người tu hành khi thành tựu các hạnh Bát nhã, trở thành một vị A-la-hán. Ngài Buddhaghosa dành 20 chương cuối của tập Visuddhimagga để giải thích mọi vấn đề liên quan đến Pannàbhùmi (Bát nhã địa). Trong Địa này (Vis, tr.443-587) người tu hành được xem là phải nghiên cứu, phân tích 5 uẩn, 12 xứ, 20 căn, 4 đế và 12 nhân duyên. Đây chỉ là bước đầu của sự tu tập về Pannàbhùmi. Nhờ các pháp môn này, người tu hành thành tựu viên mãn Bhàvanàmàrga (Tu đạo vị). Chúng ta đã thấy, tu đạo vị bắt đầu từ sát-na thứ 16, nghĩa là sát-na cuối cùng của Darsana-màrga (Kiến đạo vị) khi người tu hành trở thành bậc Dự lưu (srotàpanna). Như vậy người tu hành, trong khi tiến dần qua các vị trí giải thoát, thành tựu viên mãn giới thanh tịnh và định thanh tịnh và một phần tuệ thanh tịnh. Các Visuddhis (thanh tịnh vị) này như được phân loại trong tập Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) (tr. 443, 587 v.v...) và tập Abhidhammatthasangaha (Comp. Of Phil. Tr.65 v.v...) gồm có Ditthivisuddhi (Kiến thanh tịnh), Kankhàvitaranavimsudhi (Đoạn nghi thanh tịnh: 16 loại nghi thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai đều được diệt trừ), Maggàmagganànadassanavisudbhi (Đạo phi đạo tu kiến thanh tịnh: Thanh tịnh do tri kiến phân biệt rõ ràng chánh đạophi đạo), Patipadànàna dassanavisuddhi (Hành đạo tri kiến thanh tịnh = Tri kiến thanh tịnh trong khi hành đạo) và nànadassanavisuddhi (Tri kiến thanh tịnh) (Ngài Buddhaghosa gọi 5 visuddhi này là sarìra (thân) và sìla và cittavisuddhi là mùla (căn bản), Vis. M. tr.443).

Trong giai đoạn A-la-hán, vị tu hành đoạn trừ 5 thượng phần kiết sử còn lại, mọi phiền não (klesas), lậu hoặc (àsavas) và cuối cùng hiểu rõ chân ý nghĩa của 4 Đế, nghĩa là được giác ngộ, tâm trí hoàn toàn giải thoát. Vị Bồ-tát không còn phải tái sanh và sẽ chứng Niết bàn. Sự giải thoát này của các vị A-la-hán cũng được các tác phẩm Prajnàpàramità và các phẩm Đại thừa khác xác nhận. Đoạn văn được tả đại khái như sau: một vị A-la-hán là ksìnàsrava (lậu hoặc trừ), Nisklesa (phiền não đoạn), Vasìbhùta (tự điều tự phục), Suvimuktacitta (tâm trí giải thoát), Suvimuktaprajnà (trí tuệ giải thoát), àjàneya (khó được tác thành), Kstakrtya (đã làm những việc đáng làm) Apahrtabhàra (đã hạ xuống gánh nặng 5 uẩn), Anupràptasvakàrtha (thành tựu viên mãn mục đích đời sống) và Pariksìnabhavasamyojana (giải thoát mọi kiết sử tái sanh).

Tương đương với hai hạng Dự lưu gọi là Saddhànusàrì (Tín hành) và Dhammànusàrì (Pháp hành), các vị A-la-hán cũng được chia thành hai hạng: Ubhatobhàgavimukta (Song phần nhập tâm giải thoát) và Pannàvimutta (Huệ giải thoát). Hạng đầu là những vị đã thành tựu 8 giải thoátdiệt trừ các lậu hoặc nhờ trí tuệ (Pannà). Hạng thứ hai là những vị chưa thành tựu 8 giải thoát nhưng đã đoạn trừ các lậu hoặc nhờ trí tuệ.

Hình như tất cả các vị A-la-hán không chứng được Patisambhidàs (Vô ngại giải), còn vị Bồ-tát thành tựu pháp này cùng với các pháp khác, vào địa thứ chín. Chúng ta cũng thường tìm thấy một vị A-la-hán chứng được Patisambhidàs thường được đặc biệt diễn tả là Sahapatisambhidà arahattampàpuni (thành tựu A-la-hán quả với vô ngại giải).

Với địa thứ sáu, sự so sánh giữa các vị thứ Tiểu thừaĐại thừa của chúng ta được chấm dứt. 4 Địa còn lại không liên hệ gì với phương pháp tu hành Tiểu thừa và các quả vị mà một vị Bồ-tát cố gắng thực hành các công hạnh thuộc 4 Địa này không được các nhà Tiểu thừa biết đến.

Từ Địa thứ bảy trở đi, thật sự bắt đầu sự cố gắng của vị Bồ-tát để chứng Dharmasùnyatà (Pháp không). Nirnimittatà (Vô tướng) của sự vật do chúng ta nhận thức. Và bốn địa sau cùng chỉ nêu rõ sự phát triển tuần tự trí tuệ của vị Bồ-tát cho đến khi chứng được Tathàgatabhùmi (Như lai Địa). Ở Địa này, vị Bồ-tát trở thành đức Như Lai viên mãn và đồng nhất với các đức Như Lai khác. Các vị Tiểu thừa lẽ dĩ nhiên đặt đức Phật lên địa vị tối cao với những thần lực và siêu tánh đặc biệt, một số thần lực và siêu tánh này được tìm thấy trong 4 Địa cuối cùng.

-----------------------

Phụ bản 2

Nguyệt Xứng
ĐIỂM XUẤT PHÁT, CHỦ ĐỀ, VÀ QUAN TÂM TỐI HẬU CỦA TRUNG LUẬN CỦA LONG THỌ 
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản dịch Anh: Bản Anh Ngữ : Lucid Exposition of the Middle Way. Prasannapada of Candrakirti. Translated by Mervyn Sprung. Routledge, London. 1979 (Nguyệt Xứng. Minh Cú Luận)

 ***

Kính Lễ của ngài Nguyệt Xứng gửi tới Ngài Long Thọ

*

Sau khi tôi đỉnh lễ ngài Long Thọ,

vị xuất sinh từ trí tuệ đại hải của đấng toàn giác,

và vị vượt trên cõi nhị nguyên,

vị đại bi khai hiển chân lý thâm mật của bảo tạng Phật Pháp

vị bằng tuệ quán tăng thượng, thiêu hủy hoàn toàn các tri kiến của các đối thủ của ngài như chúng là nhiên liệu, và phá hủy hoàn toàn bóng tối trong các tâm trí của loài  người ;

các pháp thoại của ngài về trí tuệ siêu việt, giống như vô số nêu và đích của con đường tỉnh biết (tiêu chuẩn của hồng tâm giác), giải tán hoàn toàn các đối nghịch với đời sống;

các ngôn từ của ngài là cương yếu diệu mỹ cho sinh hoạt trong ba cõi (cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc) và cũng cho các phật tửchư thiên;

Sau khi tôi đỉnh lễ

Tôi sẽ giải thích tường tận bộ Trung Luận của ngài trong các biểu từ chính xác, lý hội đầy đủ, trong sáng và không có các biện luận vô bổ

***   

Điểm xuất phát, chủ đềquan tâm tối hậu của Trung Luận của Long Thọ 

Bộ luận tuyệt vời chúng ta sắp thảo luận là bộ luận khởi đầu với kệ tụng ‘Không từ chính chúng, cũng không từ cái khác, cũng không từ cả hai…”

Chúng ta phải hỏi điểm xuất phát là gì, chủ đề là gì, và quan tâm tối hậu của bộ luận tuyệt vời này là gì. Trong Nhập Trung Đạo [Nguyệt Xứng. Nhập Trung Đạo/ Madhyamakavatara] , điều được khẳng định là trí tuệ siêu việt của đấng toàn giácđiểm xuất phát từ một bản nguyện phát bồ đề tâm bắt nguồn từ đại bi, và được hỗ trợ với sự lý hội thông hiểu vượt trên tính nhị nguyên.

Trong quan niệm này ngài Long Thọ, nhận biết chính xác làm cách nào  giảng dạy trí tuệ siêu việt, đã tăng trưởng bộ luận này do lòng đại bi và cho sự giác ngộ của các người khác. Nền tảng của bộ luận này, có thể nói là “Một bộ luận đáng tin cậy có một giáo pháp là một căn cứ vững mạnh để chế ngự các phiền não tai hại và để tập quen vượt qua các biến dịch thăng trầm của đời sống. Hai phẩm tính này không được tìm thấy trong bất kỳ các bộ luận khác”

Ngài Long Thọ cho chúng ta một tổng quan về chủ đềquan tâm tối hậu của bộ luận sâu sắc chúng ta sắp thảo luận. Với tính phân minh chính xác của thánh trí, và ý nguyện tôn kính, bằng một bộ luận, vị thầy vô thượng, vị toàn giác không hề ly cách với tồn sinh và chân lý của thánh trí, ngài nói

“Tôi đỉnh lễ đấng toàn giác, vị thầy vô thượng của các vị thầy, ngài thuyết giảng

Cái gì duyên khởi,

Không diệt, không sinh, không đoạn, không thường,

Không đến, không đi, không sai biệt, không đồng nhất

niết bàn tịch tĩnh hoàn toàn, không có các cấu trúc của tưởng [về hiện hữu tự tính và tính nhị nguyên]”

Duyên khởi [= thật tướng của sự vật], trong tướng trạng miêu tả bởi tám phương diện “không diệt, không sinh” và các tương tự, là chủ đề của bộ luận này.

Quan tâm tối hậu của bộ luận này được minh bạch khẳng định là niết bàn (nirvana) : sự tịch tĩnh đến để làm an tĩnh các cấu trúc của tưởng / các phương diện của các sự vật được đặt tên (sarvaprapancopasama).

Lời kính lễ được ghi trong các từ ngữ “Tôi đỉnh lễ vị thầy vô thượng của các vị thầy”.

--------------------------

Phụ bản 3. Tính không

Trích từ bài Giới hạn của ngôn ngữ (Nguyệt Xứng. Minh cú luận.p.179)

Và từ Chính định vương kinh / Nguyệt đăng tam muội kinh (Samadhirajasutra):

“Khi Đức Phật, thánh giả, quốc vương của chân lí, vị khai hiển của tất cả các chân lí xuất hiện, điệp khúc thì được vang lên từ cây cỏ, cây con và cây lớn và cây nhỏ, từ sỏi đá và các núi non: tất cả các tập hợp của đời sống đều là tính không / tính chân không diệu hữu”

“Bất kì xa xôi cách nào chỉ thuần các đơn vị chữ viết, lời nói vươn tới cõi thế tục, tất cả đều là tính không/ tính chân không diệu hữu, chẳng có cái chi là thật [ thật = chẳng biến dịch]; và  vang xa là tiếng gọi của đức Phật, vị hướng dẫn và vị thầy của tất cả loài người”.

*  

And from the Samadhirajasutra:

‘When Buddha, the sage, the king of truth, the revealer of all truths appears, the refrain is sounded from grass and bush and tree and plants, from the rocks and the mountains: all element of existence are without being’.

“Howsoever far mere words reach in the world realm, all are without being, none is real; and so far resounds the call of the realized one, the guide and teacher of all men.’

---------------------------

Niết bàn

Khi chư Phật nhập niết bàn, đại lạc tối hậu, đó là sự an tĩnh của các cấu trúc của tưởng, chư Phật tương tợ như các thiên nga huy hoàng trong bầu trời, tự thong dong trong hư không hoặc trong chân không diệu hữu của hư không trên đôi cánh của tích tập phúc đứctrí tuệ; kết quả nên biết đó là bởi vì chư Phật không tri nhận các đối tượng là các tướng trạng, không có ‘Chân Lý’ gắt gao bất kỳ là cái gì quan liên đến sự nô lệ hoặc sự tịnh hoá đã được giảng dạy giữa hoặc cho cõi trời hoặc cõi người dù là bất kỳ cái gì. 
*
When the illustrious Buddhas are in nirvana, the ultimate beatitude, which is the coming to rest of named things as such, they are like kingly swans in the sky, self-soaring in space or in the nothingness of space on the twin wings of accumulated merit and insight; then it should be known, that, because they do not perceive objects as signs, no rigid ‘Truth’ whatsoever either concerning bondage or purification has been taught either among or for any gods or men whatsoever.

*Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. Prasannapada of Candrakirti . Translated by Mervyn Sprung -- p. 262. (Nguyệt Xứng. Minh Cú luận

-----------------------------

Phụ Bản 4.  Bổn Vô / Chân Như
Xin nhớ đến lời Đại sư Tăng Triệu (374 - 414) (tịch lúc 31 tuổi) trong Triệu Luận, phần Tông Bản Nghĩa:
“Bổn vô / Chân như, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa. 
Để vạch ra tông chỉ chánh phápcăn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô / Chân Như chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô /Chân Như, chẳng phải có ý làm thành vô (có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô / Chân Như này nó vượt ngoài cái có và không tương đối).
Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là DUYÊN HỘI. 
duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, vì pháp thểchơn như biến hiện nên gọi là PHÁP TÁNH
Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là THẬT TƯỚNG
Vì bổn vô / chân như là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng , pháp tánh , tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …
Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là TÁNH KHÔNG, bởi vì tánh không nên gọi PHÁP TÁNH, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là THẬT TƯỚNG, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn Vô / Chân như.”

(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, trong CHƯ KINH TẬP YẾU, trang 470 - 471) ..

*Bổn vô: thời ngài La thập dịch là bổn vô; về sau dịch là Chân như








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/10/2015(Xem: 16292)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.