Ca tụng Đức Phật siêu việt thế giới (song ngữ)

14/08/20163:58 SA(Xem: 9923)
Ca tụng Đức Phật siêu việt thế giới (song ngữ)

Long Thọ
CA TỤNG ĐỨC PHẬT SIÊU VIỆT THẾ GIỚI (SONG NGỮ) 
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc 
Bản dịch Anh: Lokatitastava. Hymm to [the Buddha] Transcending the World. 
Trích từ: Master of Wisdom. Writings of the Buddhist Master Nagarjuna. 
Translations and Studies by Chr. Lindtner. Dharma Publishing, 1986, 1997

Master of Wisdom.

Master of Wisdom.

Ca tụng Đức Phật siêu việt thế giới

1. Thưa Ngài là đấng siêu việt thế giớiĐỉnh lễ Ngài đã thuyết giảng trí tuệ về tính không. Ngài dốc lòng lưu xuất đại bi cho lợi ích của thế giới!

2. Ngài vẫn thường xác định rằng không có chúng sinh nào hiện hữu bên ngoài các uẩn (các tập hợp), và tuy thấy như thế, thưa đại thánh, Ngài đã dốc lòng vì lợi ích của chúng sinh!

3. Ngài là một thánh giả ! Đối với các thánh giả Ngài đã tuyên bố rằng các uẩn cũng tương tợ một huyễn tượng, một ảo ảnh sóng nắng, một thành phố càn-thát-bà, và các chiêm bao! 

4. Các uẩn xuất hiện do vì một nguyên nhân và chúng không hiện hữu mà không có nguyên nhân. Có phải bởi vì điều này, mà Ngài đã thường không tuyên bố rõ rằng các uẩn tương tợ các phản chiếu ?

5. Bốn đại thì không thể được tri nhận bằng mắt, vậy thì làm sao “cái thấy được” có thể gồm có các đại ? Nói như vậy về sắc Ngài đã bác bỏ tin tưởng vào sắc.

6. Bởi vì cảm thọ không hiện hữu nếu không có đối tượng để được cảm thọ, nên cảm thọ thì không có tự ngã. Và Ngài vẫn thường xác định rằng đối tượng của cảm thọ không hiện hữu vì nó không có tự tính.

7. Nếu một khái niệm [= danh] và đối tượng của nó [= nghĩa] chẳng dị biệt, [từ ngữ] ‘lửa’ sẽ đốt cháy cái miệng. Nếu chúng dị biệt, sẽ chẳng có sự thông hiểu [về bất kì sự vật gì]. Ngài đã nói trong phong cách là người phát biểu của chân như (= như lí sư).

8. Tác giả là tự-tùy duyên và tác hành của kẻ đó cũng thế, Ngài đã giải thích theo quy ước thế tục. Thực sự Ngài vẫn thường xác định rằng chúng đều được thiết lập trong sự tùy duyên hỗ tương.

9.  [Trong ý nghĩa tối hậu] tác giả [của một hành động] không hiện hữuthọ giả cũng không hiện hữu. Phúc đức và phi-phúc đức sinh khởi một cách tùy duyên. Ngài đã tuyên bố, thưa Đạo sư của ngôn từ, cái gì sinh khởi một cách tùy duyên là vô sinh/ vô khởi !

10. Không có đối tượng của nhận thức nếu nó không được tri nhận. Nhưng ý thức không hiện hữu nếu không có đối tượng của nó! Như vậy Ngài đã nói rằng nhận thức và đối tượng của nhận thức không hiện hữu xét trên phương diện hiện hữu tự tính.

[= nhận thức và đối tượng của nhận thức không hiện hữu, thì ‘không hiện hữu’ hàm ý cả hai nhận thức và đối tượng của nhận thức đều chẳng có tự tính, chẳng có hiện hữu tự tính, chẳng hiện hữu một cách có tự tính]

11. Nếu năng tướng dị biệt với sở tướng, sở tướng sẽ hiện hữu theo kiểu chẳng cần năng tướng ! Và Ngài đã biểu thị minh bạch rằng nếu năng tướng và sở tướng được xem là chẳng dị biệt, cả hai cũng chẳng hiện hữu.

12. Với mắt tuệ của ngài, Ngài thấy thế giới này tịch tĩnh chẳng có sở tướng và năng tướng, và tịch lặng vô ngôn.

13. Một hiện hữu thể chẳng sinh khởi, một phi-hiện hữu thể cũng chẳng sinh khởi, một hiện hữu thể và phi-hiện hữu thể cũng chẳng sinh khởi: hoặc từ chính nó, hoặc từ một cái khác, hoặc từ chính nó và cái khác. Vậy làm cách nào nó có thể được sinh ra ?

14. Điều không hợp lí là một hiện hữu thể được giả thiết là có trụ, sẽ bị diệt. Và làm thế nào một phi-hiện hữu thể, tỉ dụ các sừng của con ngựa, bị diệt?

15. Hoại diệt thì chẳng-dị biệt với thực thể; nó cũng chẳng thể bị xem là một sự vật chẳng- dị biệt. Nếu nó dị biệt đối với thực thể bị hoại diệt, nó sẽ là vĩnh viễn. Nếu nó là chẳng-dị biệt, nó sẽ chẳng thể xảy ra.

16. Nếu sự vật là một thể nhất như, thì hiển nhiên, hoại diệt là không hợp lí; nếu sự vật là đa thù, thì hiển nhiên, hoại diệt là không hợp lí.

17. Trước hết, không hợp luận lí nếu nói, hiệu quả sẽ sinh khởi hoặc từ một nguyên nhân đã bị hoại diệt hoặc từ một nguyên nhân chưa bị hoại diệt. Do thế Ngài vẫn thường xác định rằng sinh khởi thì tương tợ một chiêm bao.

18. Mầm không thể có khả năng sinh khởi từ hạt giống bị hoại diệt hoặc không bị hoại diệt. Ngài đã khẳng định rằng tất cả các sự sinh khởi đều tương tợ sự sinh khởi của một huyễn tượng.

19. Do thế Ngài lí hội thông hiểu hoàn toàn rằng thế giới này đã sinh khởi do sự phân biệt. Nó là phi thực, và không được sinh khởi nó không thể bị hoại diệt.

20. Không có sự mãi mãi lang thang trong luân hồi; không có sự chẳng-mãi mãi lang thang trong luân hồi. Ngài, vị tối thượng của các vị tuệ tri chân như, đã tuyên bố luân hồi thì tương tợ với một chiêm bao.

21. Các nhà biện chứng chủ trương rằng đau khổ do mình tạo ra, do kẻ khác tạo ra, do mình và kẻ khác tạo ra, hoặc được tạo ra mà không có nguyên nhân; nhưng Ngài khẳng định rằng đau khổ sinh khởi một cách tùy duyên.

22. Cái gì sinh khởi một cách tùy duyên thì Ngài xem nó chính là tính không. Thưa, tiếng sư tử rống vô thượng của ngài là rằng chẳng có một sự vật độc lập nào hiện hữu!

23. Giáo pháp cam lộ của tính khôngmục đích xoá bỏ tất cả các tưởng. Nhưng nếu kẻ nào chấp thật trong tính không Ngài đã tuyên bố rằng kẻ đó lạc đường!    

24. Thưa đấng Thủ Hộ ! Bởi vì các hiện tượng đều vô động, tùy duyên, và rỗng thông, được sinh khởi tùy duyên tương tợ một huyễn tượng, Ngài đã xác định minh bạch rằng tất cả các hiện tượng đều không có tự tính.

25. Ngài không đề nghị một điều gì và không bác bỏ một điều gì. Kết hợp cả hai Ngài giác tri toàn vẹn Chân Như.

26. Tâm thức/ ý thức sẽ chắc chắn chẳng bao giờ trở thành vô tướng ở đây trong thế giới này nếu cá nhân không chuyển hướng tới sự tăng trưởng như các hiền thánh đã tu tập.

27. Ngài đã công bố rằng không có giải thoát nếu cá nhân không chuyển hướng tới vô tướng. Do thế Ngài biểu thị điều này rất trọn vẹn đầy đủ trong Đại Thừa.

28. Nhờ phúc đức mà tôi thọ nhận do ca tụng Ngài, vị đáng được cúng dường, nguyện toàn thể thế giới cách tuyệt sự trói buộc vào các tướng.

 ---------------------------------------------------------------------------------------------------

Nagarjuna. Lokatitastava

Hymn to [the Buddha] Transcending the world

1. O You who are beyond the world! Obeisance to You versed in knowledge of the void. Solely for the benefit of the world You have long shown untiring compassion.

2. You maintain that apart from the mere skandhas no living beings exists, and yet, great sage, You have exhausted yourself for the sake of living beings !  

3. You who are the sage ! To the sages You have declared that the skandhas also comparable to an illusion, a mirage, a city of gandharvas, and dreams !

4. [The skandhas] occur due to a cause and do not exist in the absence of such: Because of this, have You not clearly maintained that they are like reflections ?

5. The [four great] elements are imperceptible to the eyes, so how can the “visible” consist of them? Speaking thus of form You rejected the belief in form.

6. As it does not exist without an object to be felt, feeling is without self. And You maintain that the object of feeling does not exist by own-being either.

7.  If a concept [= name] and its object [= meaning] were not different, [the word] ‘fire’ would burn the mouth. If they were different, there would be no comprehension [of anything]. Thus have You spoken as a speaker of truth.

8.    That an agent is self-dependent and [his] action is also You have [only] expressed conventionally. Actually You maintain that both are established in mutual dependence.

9. [In the ultimate sense] no agent [of an action] exists and no experiencer either. Merit and demerit originate dependently. You have declared, O Master of words, that what is originates dependently is unoriginated!

10. [There is] no object of knowledge unless it is being known. But the knowing consciousness does not exist without [its object]! Thus You have said that knowledge and the object of knowledge do not exist by own being.

11. If a mark were different from the marked, the marked would exist [as such] without the marked! And You have clearly demonstrated that if [mark and marked] are conceived of as not different, neither exists.  

12. With your eye of knowledge You view as calm this world that is devoid of marked and mark and free from the utterance of words.

13. An existent thing does not arise, nor does a non-existent, nor an existent and non-existent: either from itself, [from something] else, or from both. [So] how can it be born [at all] ?

14. It is not reasonable that an existent, [which must be] linked to duration, should be destroyed. [And] how can something non-existent, like the horns of a horse, be extinguished?

15. Destruction is not different from the entity; nor can it be thought of as something not-different. If it were different [from the entity to be destroyed, it] would be permanent. If it not-different, it could not occur.

16. Certainly destruction is not reasonable if the thing is a unity; certainly destruction is not reasonable if the thing is manifold.

17. First of all, it is not logical that the effect should arise either from a cause  that has been destroyed or from one that has not [yet] been destroyed. [Therefore,] You maintain that origination is like a dream.

18. Neither from the destroyed nor the non-destroyed seed can the sprout possibly arise. You have stated that all arising is like the arising of an illusion.

19. Therefore You have fully understood that this world has arisen due to imagination (Skt. kalpana). It is unreal, [and] not having originated it cannot be destroyed.

20. There is no permanent wandering in samsara; there is no impermanent wandering in samsara. You the best among knowers of truth, have declared samsara to be like a dream.

21. Dialecticians maintain that suffering is created by itself, created by the another, created by both, [or created] without a cause; but You have stated that it arises dependently.

22. What arises dependently is exactly what You regard as sunyata. O, your imcomparable lion’s roar is that no independent thing exists!

23. The ambrosial teaching of sunyata aims at abolishing all conceptions. But if someone believes in sunyata You [have declared that] he is lost.

24. O Protector ! [Since they] are inactive, dependent, and empty, dependently arisen like an illusion. You have made it clear that all phenomena are without own-being.

25. You have put forward nothing and denied nothing. Now as then You are fully aware of suchness.

26. Unless one resorts to the development practiced by the noble ones, consciousness will certainly never become signless here [in this world].

27. You have proclaimed that there is no liberation unless one resorts to the signless. Therefore You have demonstrated it comprehensively in the Mahayana.

28. By the merit which I have obtained by praising You, a fit vessel of praise, may the entire world become free from the bondage of signs.

-----------------------------------------------------------------------------

Chú thích của người dịch bản Việt

Các thuật ngữ Sanskrit có nhiều dấu chữ ở trên, dưới các chữ cái, nay người dịch xin viết đơn giản, không có đầy đủ các dấu chữ này, mong độc giả từ bi hoan hỉ. Lí do là người dịch trí nhớ giảm sút, “ngũ uẩn kia làm bận kẻ trần duyên”, không thể học thêm cách đánh máy chữ Sanskrit với đầy đủ các dấu chữ. Mong là từ ngữ Sanskrit, tuy viết thiếu dấu, cũng giúp độc giả và người dịch đôi chút. Kính, ĐHP.

-----------

Chú thích của bản dịch Anh (chỉ dịch các điểm quan trọng)

Tụng 3. Tụng này xác định các Bồ tát tích hợp nhân vô ngã /pudgalanairatmya, và pháp vô ngã / dharmanairatmya. Xem Kinh Duy ma cật, Vimalakirtinirdesa .

Tụng 4 biện luận về các uẩn nói chung, các tụng tiếp theo về mỗi uẩn: sắc (5), thọ (6), tưởng (7), hành (8-9) và thức (9).

Theo Abhidharma, sắc (rupa)(=hình sắc /samsthana; và hiển sắc /varna) được hình thành bởi tứ đại (catvari mahabutani) phục vụ như sắc duyên (rupakarana)

Tụng 14 . Ở đây an trú đạo lí (sthitiyukta) = chính (sat). Tụng này tương ứng Trung luận MK VII, 27.

Tụng 15 và 16, nên so sánh với Trung Luận MK VII, 30-31

Tụng 17. Nhân (karana=hetu) cũng không hiện hữu trước khi hoặc sau khi đối với quả (karya=phala), mà chỉ đồng thời với hiệu quả của nó. Điều này được biểu thị trong Trung Luận XX, 7-14; Vòng hoa quý / Ratnavali RA I, 47.

Tụng 18.  Tụng này do cảm ứng từ Kinh Duyên sinh (Kinh Đạo cán; Kinh Lúa nếp; Salistambasutra; xem Thư Viện Hoa sen, bản dịch Thích Tâm Châu), được trích dẫn trong Nguyệt Xứng . Nhập Trung Đạo/ Madhyamakavatara, p. 97; Panjika, p. 579 (của Prajnakaramati/Bát nhã thủ huệ).

Tụng 19. Về biến kế, parikalpa, xem kinh Nhập Lăng già / Lankavatarasutra. Xem thêm Trung Luận MK II, 24; MK XXIV, 38.

Tụng 20. Tụng này tương ứng với Trung Luận MK XVII . Quán Nghiệp

Tụng 21. Tụng này quan liên tới Trung Luận MK XII, 1 (= Thập nhị môn/ Dvadasadvaraka X, 1) .

Tụng 23. Tương tợ Trung Luận MK XIII, 8; MK XVII, 30. Xem Nguyệt Xứng. Giải thích Bốn trăm tụng Catuhsataka XVI, 7 ; Nhập Trung Đạo p.310

24.  Xem Panjika p.488 cho tụng này, có thể cảm hứng từ Kinh Phổ Diệu, Lalitavistara  XIII, 97, 98.

Tụng 26.  Vô tướng (Animitta = animitta ; trên chữ A có dấu -)(animitta: indeterminable; signless) là đệ nhị giải thoát môn (the second vimoksamukha). Xem Kinh Nhập Lăng già , Lankavatara, p. 200.

Tụng 28. Tụng này hình thành hồi hướng phúc đức, và cũng là tụng kết thúc  trong các bản ca tụng khác.

-------------------

Từ ngữ

abhidhana: ngữ ngôn; designations; expression

anlaya: baseless

asraya, alaya: basis

jnana: cognition; knowledge

jneya:  cognition; knowledge

jnatr: knower

kalpana (phân biệt): abstraction; imagination; notion

laksana: mark tướng; thân tướng

laksya: the marked; sở tướng

manas: mind

maya: huyễn tượng

parikalpita: imagined biến kế chấp

rupa: matter; sắc

svabhava: own-being; tự tính

samkalpa: conception

samjina (tưởng): concept

svabhava (tự tính; bản tính, tự thể) [tự tính này khác với tự tính (tathata) ]

svabhava: own-being; tự tính

prakrti; svabhava own -being; substance; by nature

tathata: suchness; chân như, như như,  tự nhiên, tự tính

tattva: truth

Sugata: the Well-Gone One: Đấng Thiện Thệ ; từ ngữ dịch Sanskrit- English (trong In Praise of Dharmadhatu của Karl Brunnholzl -- I translate the term sugata here in an attempt to retain alliterative play on worlds).

--------------------------

Chú thích của bản Việt

14. Điều không hợp lí là một hiện hữu thể được giả thiết là có trụ, sẽ bị diệt. Và làm thế nào một phi-hiện hữu thể, tỉ dụ các sừng của con ngựa, bị diệt?

Trung luận. VII. 25. Sự trụ của một hiện thể không thể chứng thực bằng sự trụ của một hiện thể khác hoặc sự tự trụ. Điều này cũng như sinh của sinh mà nó không thể là tự sinh hay sinh từ một cái khác.

VII, 26. Pháp chưa diệt thì không diệt . Pháp đã diệt thì cũng không diệt. Pháp đang diệt thì cũng không diệt. Pháp chưa sinh làm sao có thể tự diệt?

VII.27. Trong chân lí , pháp đang trụ thì không diệt. Pháp không trụ /không tồn tại thì cũng không diệt.

----------

15. Hoại diệt thì chẳng-dị biệt với thực thể; nó cũng chẳng thể bị xem là một sự vật chẳng- dị biệt. Nếu nó dị biệt đối với thực thể bị hoại diệt, nó sẽ là vĩnh viễn. Nếu nó là chẳng-dị biệt, nó sẽ chẳng thể xảy ra.

16. Nếu sự vật là một thể nhất như, thì hiển nhiên, hoại diệt là không hợp lí; nếu sự vật là đa thù, thì hiển nhiên, hoại diệt là không hợp lí.

Trung Luận. VII.30. Trong chân lí, nếu hiện thể thật có thì không diệt. Vì trong thực tế, nó không thể có hai bản chất hiện hữu và phi-hiện hữu đồng thời.

VII.31. Một hiện thể không thật có thì không diệt. Nó cũng như cắt cái đầu thứ hai của một người là chuyện không thể có.

-----------

21. Các nhà biện chứng chủ trương rằng đau khổ do mình tạo ra, do kẻ khác tạo ra, do mình và kẻ khác tạo ra, hoặc được tạo ra mà không có nguyên nhân; nhưng Ngài khẳng định rằng đau khổ sinh khởi một cách tùy duyên.

Trung Luận XII.1. Khổ do mình làm, do người khác làm,do mình và người khác chung làm, hay khổ được làm ra không có nguyện nhân. Các người nói như vậy, đối với khổ quả không đúng. (Thích Thiện Siêu dịch)

-----------------------------------

Phụ bản. Người nói và điều nói, Như vậy cũng là không (không = duyên hội)

Trong kinh tạng Tạng ngữ Tengur có ghi tên 18 bản Tán tụng do Ngài Long Thọ viết. Các bản này tán tụng ai và cái gì, tôi mong có phúc duyên giới thiệu sau. Hân hạnh giới thiệu độc giả bản dịch -- Ca tụng Đức Phật siêu việt thế giới, gồm có 28 tụng.

Học hànhchữ nghĩa thiếu sót rất nhiều, nhưng cũng đánh liều diễn giải vài giòng về  tự tùy duyênvô tướng trong Ca tụng Đức Phật siêu việt thế giới, rất mong độc giả hoan hỉtừ bi chỉ giáo.

1*.

8. Tác giả là tự-tùy duyên và tác hành của kẻ đó cũng thế, Ngài đã giải thích theo quy ước thế tục. Thực sự Ngài vẫn thường xác định rằng chúng đều được thiết lập trong sự tùy duyên hỗ tương.

Tác giả là tự-tùy duyên. Tự - tùy duyên = tự - tòng tùy duyên = tùy nghi tự tòng, tùy nghi không tự tòng = tòng tùy = tùy tòng

Tỉ dụ, Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi, là một pháp / hiện tượng /biến cố / tình cảnh / kịch bản / scenario/ … mà cá nhân , tức năm uẩn, tự-tùy duyên, tùy nghi tự tòng, tùy nghi không tự tòng, tòng tùy, tùy tòng … giật mình mình lại thương mình xót xa.

Tác giả (hùm sói, tôi đòi) là tự-tùy duyên, và tác hành (hùm sói, tôi đòi) thì cũng thế. Hùm sói và tôi đòi, chúng đều được thiết lập trong sự tùy duyên hỗ tương.

*

26. Tâm thức/ ý thức sẽ chắc chắn chẳng bao giờ trở thành vô tướng ở đây trong thế giới này nếu cá nhân không chuyển hướng tới sự tăng trưởng như các hiền thánh đã tu tập.

27. Ngài đã công bố rằng không có giải thoát nếu cá nhân không chuyển hướng tới vô tướng. Do thế Ngài biểu thị điều này rất trọn vẹn đầy đủ trong Đại Thừa.

Lăng già đại thừa kinh — nói về vô tướng
36. Thực tính của các đối tượng được xem là do người ngu phân biệt; nếu nó là giống như nó được trông thấy thì tất cả đều đang thấy chân lí.
37. Vì tất cả các sự vật là không thực nên không có cấu uế, cũng không có thanh tịnh; các sự vật không giống như chúng được trông thấy, chúng cũng không phải khác thế.
(Lăng già Đại thừa kinh. D.T. Suzuki. Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn dịch. p. 264)

(các sự vật không giống như chúng được trông thấy, chúng cũng không phải khác thế ---
kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi là kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi là kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi)

*

Macduff: Stands Scotland where it did?
Ross: Alas, poor country!
Be called our mother, but our grave, where nothing,
But who knows nothing, is once seen to smile;
(Macbeth Act 4 Scene 3, line 166 -169):
****
Macduff: Có phải nước nhà vẫn thế khi tôi ra đi?
Ross: Ôi, đất nước khốn khổ!
Được gọi là mẹ chúng ta, nhưng chỉ là nấm mồ của chúng ta, nơi đó cũng là chân không diệu hữu / thật tướng / pháp tính/ duyên hội,…
Nhưng kẻ nào nhận biết chân không diệu hữu/thật tướng/ pháp tính / duyên hội…, một khi được thấy thì mỉm cười.

MỈM CƯỜI

“Giác không xa, không gần
Và không đến, không đi
Trú: được thấy, không thấy
Trong mù sương phiền não”
(LongThọ. Ca tụng Pháp giới. Tụng 49)

2*.

Kinh Nhập Lăng Già. Hán dịch: Bồ đề lưu chi. Việt dịch: Cư sĩ Tuệ Khai

 “Đất nước các Thế Tôn
Và những thân Phật đó
Những diệu sự như thế
Nay đều đi về đâu?
Là điều nhớ trong mộng?
Hay việc làm của huyễn?
Hay thành ấp thật chân?
Hay Càn thát bà thành?
Hay bị che thấy dối?
Hay là ngọn lửa khởi?
Là mơ thạch nữ sinh?
Là ta thấy vừng lửa?
Hay thấy khói hỏa luân?
Ta thấy cái gì vậy?
*

Lại tự suy nghĩ rằng:
Thể các pháp như vậy
Cảnh giới chỉ tự tâm
Nội tâm hay chứng biết
Mà các phàm phu nhân…
Bị vô minh che ngăn
Tâm hư vọng phân biệt
Mà chẳng thể biết thông.
*

Năng kiến và sở kiến
Tất cả chẳng vẹn toàn
Người nói và điều nói
Như vậy… cũng là không ( không= duyên hội)
Thể Phật pháp chân thật
Chẳng có cũng chẳng không
Pháp tướng hằng như vậy
Chỉ phân biệt tự lòng
Nay thấy vật là thật
Người đó chẳng thấy Phật!
Chẳng trụ phân biệt tâm
Cũng chẳng thể thấy Phật!
Chẳng thấy có các hành
Như vậy gọi là Phật!
Nếu thấy như vậy được
Thì người đó thấy Phật.
Kẻ trí quán như trên
Tất cả các cảnh giới
Chuyển thân được diệu thân
Tức là Bồ Đề Phật.

Hạnh nhập Đại Thừa này có thể phá đủ thứ màn che, đủ thứ sóng thức của chúng sinh, chẳng rơi vào trong các kiến, hành của ngoại đạo. Này Lăng Già Vương! Đây chính là hạnh vào Đại Thừa, chẳng phải hạnh vào ngoại đạo. Hạnh ngoại đạo thì nương vào “nội thân hữu ngã” mà hành động, thấy hai pháp sắc, thức cho là thật nên thấy có sinh diệt. Hay thay! Này Lăng Già Vương! Tư duy nghĩa này đúng như tư duy của ông tức là thấy Phật”.
Như Lai có thể đốt cháy hết củi phiền não và các Phật tử cũng có thể đốt cháy hết”.

(Kinh Nhập Lăng Già)

*

“Nay thấy vật là thật
Người đó chẳng thấy Phật
Chẳng trụ phân biệt tâm
Cũng chẳng thể thấy Phật”

1. Theo Đức Phật, chỉ một vị Phật là tỉnh thức một cách toàn hảo từ chiêm bao của đời sống (perfectly “awakened” from the dream of life). Trong Kinh Trường Bộ, Đối thoại thứ 54, Đức Phật là Kẻ Tỉnh Thức Từ Chiêm Bao (One who has awakened from the dream; patibuddha). Đặc biệt trong bản kinh Samyutta Nikaya VI, 4, 9 “Kẻ Tỉnh Thức Từ Giấc Ngủ Chiêm Bao” (Awakened from the dream of sleep; suttappabuddha).

[George Grimm. The Doctrine of the Buddha. The Religion of Reason and Meditation. p. 25-- Trích dẫn của ĐHP

2. Chẳng trụ phân biệt tâm
Cũng chẳng thể thấy Phật
Nghĩa là :
Nếu chẳng trụ phân biệt tâm ,
nếu chẳng thấy “đứng vững trên đất thiện, không đứng vững trên đất thiện”
nếu chẳng thấy “Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi là kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi là kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi” ,
thì cũng chẳng thể thấy Phật ,
nghĩa là chẳng thể thấy như tính của thật tại, tính duyên khởi của vạn hữu, nguyên nhân của khổ, cách thức chấm dứt khổ bằng cách chung sức với mọi người để giúp nhau bớt khổ…
nghĩa là “tôi đang mơ giấc mộng dài, đừng ai lay tôi nhé cuộc đời chung quanh” .

3* 

Tụng 20. Không có sự mãi mãi lang thang trong luân hồi; không có sự chẳng-mãi mãi lang thang trong luân hồi. Ngài, vị tối thượng của các vị tuệ tri chân như, đã tuyên bố luân hồi thì tương tợ với một chiêm bao.

Không có sự mãi mãi lang thang trong hùm sói-tôi đòi; không có sự chẳng-mãi mãi lang thang trong hùm sói-tôi đòi. Nếu các bạn tỉnh biết về duyên khởi, tự-t ùy duyên thì hùm sói-tôi đòi tương tợ với một chiêm bao.









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 75874)
18/10/2014(Xem: 13076)
05/07/2015(Xem: 16495)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.