Chương 2: Đại đức Ananda, vị thị giả thân tín

24/08/20162:59 CH(Xem: 8245)
Chương 2: Đại đức Ananda, vị thị giả thân tín

PHẬT GIÁO
NHÌN TOÀN DIỆN 

Piyadassi Manhāthera | Phạm Kim Khánh dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

CHƯƠNG 2:
ĐẠI ĐỨC ANANDA, VỊ THỊ GIẢ THÂN TÍN

Đại Đức Ànanda sanh trưởng từ một gia đình thuộc dòng chiến sĩ (kshatriya). Vào thời bấy giờ, những người trong hoàng tộc đều thuộc dòng chiến sĩ, vốn là giai cấp cao nhất. Vua Suddhodana là cha của Ngài Siddhattha Gotama, Đức Phật. Vua Amitodana là em của Vua Suddhodana. Như vậy, Ànanda, con của Vua Amitodana, là anh em chú bác với Đức Phật. Ngài cũng sanh vào ngày trăng tròn tháng Năm (Vesak), cùng ngày với Đức Phật. Vì trong gia đình cho rằng "Ngài sanh ra, đem lại an lành và hạnh phúc" (tiếng Pali là ànanda) nên đặt tên Ngài như vậy.

Xuất gia với Đức Phậtgia nhập vào Giáo Hội Tăng Già, không bao lâu sau khi thọ giới Ngài lắng nghe một thời Pháp của vị Trưởng Lão Punna và đắc Quả Tu Đà Huờn (sotàpatti), tầng Thánh đầu tiên. Ngài được ưu thế là vị thị giả thân tín của Đức Phật. Tướng mạo oai nghidung nhan đẹp đẽ, nhân cách hấp dẫn mãnh liệt và đắc nhân tâm, về những phương diện này Đại Đức Ànanda chỉ kém Đức Thế Tôn. Kinh sách ghi rằng Ngài đặc biệt đẹp đẽ, dễ mến, dễ kỉnh mộ trên mọi phương diện, và sức học uyên bác thâm sâu, tăng thêm phần cao quý cho Giáo Hội Tăng Già.

Khi Ngài Đại Đức Ànanda xin phụng sự Đức Phật, e rằng có người nói: "Được những ân huệ, những thiên vị và những quyền lợi do Đức Phật đặc biệt dành cho, thì ai mà không muốn làm thị giả Phật?" Ngài tình nguyện làm thị giả cho Đức Bổn Sư với điều kiện là được ban cho tám ân huệ như sau :

1. Đức Phật không ban cho Ngài (Đức Ànanda) những bộ y mà thiện tín dâng đến Đức Phật.
2. Đức Phật không ban cho Ngài vật thực do thiện tín dâng đến Đức Phật.
3. Đức Phật không cho phép Ngài cùng ở trong một tịnh thất với Đức Phật.
4. Đức Phật sẽ không dắt Ngài đi theo đến bất luận nơi nào mà thiện tín cung thỉnh Đức Phật.
5. Đức Phật sẽ hoan hỷ cùng đi với Ngài đến nơi nào mà Ngài (Ànanda) được thỉnh.
6. Đức Phật sẽ hoan hỷ cho phép Ngài được tiến dẫn những vị khách từ phương xa đến yết kiến Đức Phật.
7. Đức Phật sẽ hoan hỷ cho phép Ngài đến bạch hỏi Đức Phật mỗi khi có hoài nghi phát sanh.
8. Đức Phật sẽ hoan hỷ lặp lại cho Ngài nghe những bài Pháp mà Đức Phật thuyết giảng lúc không có mặt Ngài tại đó.

Đức Phật chấp thuận tám lời thỉnh cầu ấy -- bốn có tánh cách tiêu cực và bốn tích cực. Và kể từ đó Đại Đức Ànanda là thị giả của Đức Bổncho đến giờ phút cuối cùng. Ngài không khi nào sơ sót nhiệm vụ. Với tư cáchthị giảcộng sự viên, tình thương chân thật và lòng kỉnh mộ nhiệt thành không thể kể xiết và không ai sánh bằng của Ngài đối với Đức Phật không bao giờ phai lợt.

Ngài không phải chỉ là thị giả trung thànhthường xuyên cần mẫn chuyên cần mà cũng là vị "bí thơ" thân cận và kiên gan bền chí, đáng tin cậy. Công việc của Ngài bao gồm nhiều phận sự; Ngài thương yêu chăm sóc Đức Phật như một bà hiền mẫu. Không bao giờ có ai, trong hàng xuất gia hay tại gia, mà gần gũi với Đức Phật thân mật như Ngài. Trong tất cả những bài kinh do Đức Phật giảng, tên của Ngài Ànanda được nhắc đến nhiều hơn tất cả các vị đệ tử khác. Những lời để tán dương Ngài đã được đọc tụng trong nhiều đoạn kinh điển Pali.

Theo lời của chính Đức Phật, Ngài Ànanda đứng hàng đầu, cần mẫn chăm lo cho Đức Phật hơn tất cả các vị thị giả. Hãy lắng nghe những lời sau đây của vị Trưởng Lão Ànanda:
 
"Trong hai mươi lăm năm ta hầu cận Đức Thế Tôn
phụng sự Ngài với những hành động đầy kỉnh mộ, 
và cũng như cái bóng của Ngài, theo dính liền.
Trong hai mươi lăm năm ta hầu cận Đức Thế Tôn
phụng sự Ngài với những tư tưởng đầy kỉnh mộ, 
và cũng như cái bóng của Ngài, theo dính liền.
Khi đi lên đi xuống, Đức Phật thiền hành
Sau lưng Ngài, ta đứng cách không xa; 
và khi Giáo Pháp được thuyết giảng
bên trong ta kiến thứctri kiến tăng trưởng."
-- Psalms of the Brethen (Trưởng Lão Tăng kệ), 1841-44
 
Ngài Ànanda là vị sư được nữ giới quý mếncảm phục nhiều hơn hết. Ngài là một giảng sư lỗi lạc, diện mạo tuấn tú khôi ngô, giọng nói dịu hiền, dễ cảm, nghe êm tai; lòng từ bi của Ngài rộng lớn bao la, tư cách thanh nhã lịch sự có sức lôi cuốn mãnh liệt và tác phong dễ mến. Do những đặc tínhđức hạnh nổi bật ấy, các hoàng hậu và công chúa, tu nữ và thiện tín đủ hạng, dầu ở địa vị cao sang hay thấp kém trong xã hội, tế nhị hay chất phác, đều hết lòng thích thú nhìn và lắng nghe Ngài thuyết giảng Giáo Pháp với giọng nói tinh tế nhịp nhàng và ngôn ngữ rõ ràng minh bạch, dễ lãnh hội.

Vài vị tỳ khưu ni và tín nữ còn là phàm nhân nuôi dưỡng những cảm tình nồng hậu và tình thương tha thiết đối với Ngài. Dầu sao, kinh điển ghi nhận rằng, không bao giờ Ngài quan tâm đến những tình thương tương tợ hay những cảm tình mềm dịu ấy. Mặc dầu chỉ chứng đắc Tu Đà Huờn (sotàpatti), tầng Thánh thứ nhất, và như vậy chỉ ở vào hạng sekha, hữu học (trong ý nghĩa còn phải học nữa), những tư tưởng ái dục không tìm được chỗ dung thân trong tim Ngài. Ngài đã đứng vững trên hai chân và sức quyến rũ mê say của nhục dục ngũ trần không thể làm lay chuyển. Không bao giờ Ngài làm điều gì hèn mọn hay thấp kém hơn phẩm giá mình. Đại Đức Ànanda nhất quyết khẳng định rằng trong hai mươi lăm năm phục vụ Đức Phật với tư cáchthị giả, không bao giờ Ngài có những ý tưởng tham dục.

"Trong hai mươi lăm năm, là hạng còn phải học (sekha), 
Tôi không bao giờ có ý nghĩ về tình dục
Hãy xem đó, nền trật tự đoan chính của Giáo Pháp." 
-- Psalms of the Brethen, 1039

Đại Đức Ànanda, chưa phải là một vị A La Hán, đấng Trọn Lành, nên khi nghe Đức Phật cho biết rằng không bao lâu nữa Ngài sẽ nhập diệt thì vô cùng ưu phiền, rời Đức Phật, gài cửa lại và nức nở tuông trào bao nhiêu sầu muộn trong lòng. Những phần việc mà Ngài làm để phụng sự Đức Phật, những ưu quyền mà Đức Phật đã ban cho, theo sát hầu cận Đức Phật như bóng theo hình như thế nào, hằng đêm chong đèn đi tuần phòng quanh tịnh thất của Đức Phật "để bảo vệ" Đức Phật như thế nào -- tất cả những diễn biến ấy lần lượt thoáng qua tâm tư Ngài.

Không thấy Đại Đức Ànanda, Đức Phật cho người triệu đến và nói: "Không nên than khóc, này Ànanda, không nên phiền muộn; Như Lai đã từng dạy rằng mọi kết hợp đều chấm dứt trong cảnh biệt ly phân cách và tất cả mọi sự vật, hữu tri hữu giác cũng như vô giác vô tri, đều là vô thường và phải biến chuyển. Đã từ lâu, này Ànanda, con đã tận tình hầu cận Như Lai với tâm quý mến kỉnh mộ. Hãy gia công tinh tấn nhằm thành tựu Đạo Quả A La Hán, tầng Thánh cao nhất."

Rồi Đức Phật quay về phía chư tăng, tán dương Đức Ànanda với những lời lẽ như sau: "Này chư tỳ khưu, nơi Ànanda có bốn đức tánh đặc biệt. Bốn ấy là gì? Các vị tỳ khưu đến yết kiến Như Lai thì gặp Ànanda trước. Vừa khi đối diện với Ànanda thì tác phong của Ànanda làm cho họ rất cảm kích; khi Ànanda mở lời nói chuyện với họ, họ càng cảm kích hơn; khi Ànanda thuyết giảng một thời Pháp ngắn thì họ rất hoan hỷ và muốn được nghe thêm; khi Ànanda nín thinh, những vị tỳ khưu ấy vô cùng thích thú nhìn Ànanda im lặng."

Đức Ànanda cũng được liệt vào hàng ưu tú nhất. Ngài được tôn trọng đặc biệt. Đức Phật xếp Ngài vào hàng đại đệ tử vì năm lý do:

- Học thức uyên thâm (bahussutànam),
- Trí nhớ trung thựcbền lâu (satimantànam),
- Tác phong cao cả và trí hiểu biết lanh lẹ (gatimantànam),
- Ý chí kiên trì cương quyết (dhitimantànam), và
- Chuyên chú cần mẫn (upatthakànam).
(Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm, ii, 24.)

Ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, vào đêm ngay trước ngày Kết Tập Tam Tạng, Đức Ànanda hành thiền vắng lặngminh sát (samatha-vipassanà), chứng đắc A La Hán, tầng Thánh tuyệt đỉnh, và sẵn sàng để tham dự cuộc Kết Tập như một vị A La Hán, đấng Trọn Lành, trả lời những câu hỏi về Tạng Kinh (Sutta Pitaka). Ngài Ànanda khởi đầu các câu trả lời, "Như thế này tôi nghe (evam me sutam) Đức Phật." Phần lớn các bài kinh khởi đầu bằng câu nói của Ngài Ànanda: "Như thế này tôi nghe."

Đức Ànanda sống đến một trăm hai mươi tuổi. Trước khi nhập diệt, sau đây là lời của Ngài:

"Đức Bổn Sư có lòng trung thànhtình thương của tôi, 
Những gì Đức Phật cần được phụng sự đã được hoàn mãn. 
Đã đặt xuống, gánh nặng mà tôi đã mang, 
Nguyên nhân của tái sanh ở bên trong tôi, không còn nữa," 
-- Psalms of the Brethen, 1050








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/10/2015(Xem: 16311)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.