Lời của người dịch

09/02/20174:29 CH(Xem: 6488)
Lời của người dịch

THUYẾT LUÂN HỒI VÀ PHẬT GIÁO TÂY PHƯƠNG
(Rebirth And The Western Buddhist)
Martin Willson | Thích Nguyên Tạng dịch

Lời của Người Dịch

Người Tây Phương thường được nuôi dạy với ý tưởng cho rằng không có sự thật về thuyết luân hồi, nhưng khi tiếp xúcvới Phật Giáo (PG) họ nhận thấy rằng truyền thống PG luôn xem sự thật của luân hồi là điều tất nhiên, và thường xem thuyết luân hồi là một trong những giáo lý căn bản. Sự bất đồng ý kiến này là một vấn đề đối với nhiều người mà vì lý do này hay lý do khác đã cảm thấy sự hấp dẫn của PG. Ít có người Tây Phương nào có thể chấp nhận mà không thắc mắc về những giáo lý của một tông phái PG nào đó, nhưng ngược lại sự cực lực bác bỏ thuyết luân hồi sẽ làm cho một pháp tu nào đó trở nên vụn vặt, không còn là một pháp môntrọn vẹn có hiệu quả

Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay sẽ trình bày khá khúc chiết về tất cả những luận cứ xoay quanh thuyết luân hồi tái sinh theo cái nhìn của một tăng sĩ PG người Tây Phương, người đã được huấn luyện về khoa học thực nghiệm để tìm ra một con đường trung dung thích hợp nhất giữa hai thái cực chấp nhận không thắc mắc và cực lực bác bỏ

Vị tăng sĩ tác giả sách này chính là Martin Willson, sinh năm 1946 tại Anh quốc. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Vật lý ở Đại học Cambridge năm 1973 về môn Phóng xạ thiên văn học, ông đến Úc để nghiên cứu Vật lý học thêm vài năm nữa, lần này về môn Khí hậu học. Sau đó ông nhận thấy việc nghiên cứu khoa học không thể giải quyết được những vấn nạn của thế gian, ông quay sang tìm hiểu về đạo học. Ông đến cư trú tại Học Viện Văn Thù (Chenrezig) một Trung Tâm Phật Giáo Tây Tạng ở vùng rừng núi thuộc tiểu bang Queensland. Chính tại nơi này, vào năm 1997 ông xuất giavà được cho thọ giới Sa Di. Trong ba năm, ông theo học với Lạt Ma Tiến sĩ Thubten Lodan và Lạt Ma Zasep Tulku, và với sự khuyến tấn của hai vị này ông bắt đầu phiên dịch những kinh sách cần thiết cho các chương trình giảng dạy. Năm 1980, Ngài chuyển đến Trung Phật Giáo Tharpa Choeling của Lạt Ma Tiến Sĩ Rabten, một nơi đào tạo tăng tài cho Tây phương ở Thụy Sỹ. Hiện nay Ngài chỉ đạo Ban Phiên Dịch cho Nhà Xuất Bản PG Wisdom ở Anh quốc. 



Tập sách này Ngài viết ở Tharpa Choeling, Thụy Sỹ trong khoảng năm 1981-1982 cho một tạp chí PG và sau đó được góp lại để in thành sách vào năm 1986. 

Nhận thấy tài liệu này có nhiều điều mới mẻ đối với đề tài Luân hồi và tái sinh nên chúng tôichuyển ngữ sang tiếng Việt để cung cấp thêm một tài liệu nghiên cứu cho nền Phật học VN. 

Chúng con xin chân thành cảm tạ TT Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc đã hoan hỷ dành thời giờ đọc bản dịch và viết lời giới thiệu cho tập sách này. Chúng tôicũng xin chân thành cảm ơn quý Đạo hữu Gia Khánh, Diệu Mỹ, Cao Thân, Tâm Lạc, Trọng Khương, Nhị Tường, Nguyên Thiện Bảo đã giúp nhiều việc khác nhau để hoàn tất dịch phẩm này trên máy vi tính trước khi gởi đến nhà in. Cuối cùngchúng tôi cũng không quên tán thán công đứccủa gia đình Đạo hữu Nguyên Từ đã phát tâm ấn tống tập sách song ngữ Việt-Anh này để làm quà tặng cho quý đồng hương Phật tử và bè bạn xa gần nhân lễ Tiểu Tường Thân phụ của chị. 

Xin chắp tay nguyện cầu cho Chánh Pháp được trường tồn , chúng sanh được an lạc. Và cũng xin nguyện cầu cho Cữu Huyền Thất TổCha Mẹ nhiều đời của chúng ta sớm tái sinh về cõi giới an lành

Nam Mô A Di Đà Phật 
Melbourne, Xuân Di Lặc, Bính Tuất - 2006 
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/05/2012(Xem: 38014)
12/03/2013(Xem: 20775)
24/03/2013(Xem: 18778)
06/04/2015(Xem: 13224)
14/09/2015(Xem: 29711)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.