Thư Viện Hoa Sen

10. Chứng Đắc Giác Ngộ

06/06/20173:00 SA(Xem: 12947)
10. Chứng Đắc Giác Ngộ

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VIII

TU TẬP TÂM
 

10. CHỨNG  ĐẮC  GIÁC NGỘ

         

          Một thời Tôn giả Xá Lợi Phất (Sāriputta) trú ở  Xá Vệ (Sāvatthi), tại Rừng Kỳ Đà (Jeta’s Grove), thuộc Vườn Cấp-Cô-Độc ( Anāthapindika’s Park) (62) Vào một buổi sáng, Tôn giả đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthi để khất thực. Sau khi đã khất thực ở Sāvatthi và trở về, sau bữa ăn Tôn giả đi đến Khu Rừng Của Người Mù (Andhavana ) để nghỉ ngơi.  Sau khi đi vào Andhavana , Tôn giả đến ngồi nghỉ trưa ở một gốc cây.

          Rồi vào buổi chiều, Tôn giả Sāriputta rời chỗ nghỉ ngơi và đi đến Rừng Jeta, thuộc Vườn ông Anāhapindika. Tôn giả  Ānanda thấy Tôn giả Sāriputta từ xa đi đến liền nói với Tôn giả  Sāriputta : “ Hiền giả Sāriputta, các căn của hiền giả thanh tịnh, sắc mặt trong sáng. Hiền giả đã an trú ở nơi nào trong ngày ?”   

          -  Ở đây, này hiền giả, tôi đã ly dục, ly các pháp bất thiện, đã nhập địnhan trú vào Sơ thiền, với hỷ lạc do ly dục sanh, vẫn còn tầm và tứ. Này hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ,  ‘Tôi đang nhập Sơ thiền, ’ hay ‘ Tôi đã chứng được Sơ thiền ,’ hay ‘ Tôi vừa ra khỏi Sơ thiền’ .”

          -  Như vậy, chắc hẳn là vì hiền giả từ rất lâu đã nhổ sạch các tùy miên về ‘cái tôi ’và ‘cái của tôi ’ và ngã mạn, nên những ý nghĩ như vậy không còn khởi lên trong tâm hiền giả.(63)

          [ Vào một dịp khác, Tôn giả Sāriputta đã trả lời:]

          -  Ở đây, này hiền giả, làm lắng dịu tầm và tứ,  tôi đã chứng và an trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tuy vậy, này hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ,  ‘Tôi đang nhập Nhị thiền, ’ hay ‘ Tôi đã chứng được Nhị thiền ,’ hay ‘ Tôi vừa ra khỏi Nhị thiền’ .”

          -  Như vậy, chắc hẳn là vì hiền giả từ rất lâu đã nhổ sạch các tùy miên về ‘cái tôi ’và ‘cái của tôi ’ và ngã mạn, nên những ý nghĩ như vậy không còn khởi lên trong tâm hiền giả.

          [ Vào một dịp khác, Tôn giả Sāriputta đã trả lời:]

          -  Ở đây, này hiền giả, với việc  ly hỷ, trú xả, và với chánh niệm tỉnh giác, thân tôi cảm nhận được lạc thọ mà các bậc thánh gọi là ‘ xả niệm lạc trú’, tôi chứng và trú Tam thiền. Tuy vậy, này hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ,  ‘Tôi đang nhập Tam thiền, ’ hay ‘ Tôi đã chứng được Tam thiền ,’ hay ‘ Tôi vừa ra khỏi Tam thiền’ .” ( tiếp theo như trên)

          [ Vào một dịp khác, Tôn giả Sāriputta đã trả lời:]

          -  Ở đây, này hiền giả, với sự từ bỏ khổ và lạc,  diệt hỷ và ưu đã cảm thọ từ trước, tôi chứng và an trú Tứ thiền, một trạng thái không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tuy vậy, này hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ,  ‘Tôi đang chứng đắc Tứ thiền…

          [ Vào một dịp khác, Tôn giả Sāriputta đã trả lời:]

          -  Ở đây, này hiền giả, với sự vượt lên hoàn toàn các ý tưởng về sắc, với sự đoạn diệt ý tưởng về tác động của các giác quan, không chú ý đến ý tưởng về sự dị biệt, ý thức rằng ‘ không gianvô biên ’, tôi chứng và an trú Không Vô Biên Xứ. Tuy vậy, này hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ,  ‘Tôi đang chứng đắc Không Vô Biên Xứ

          [ Vào một dịp khác, Tôn giả Sāriputta đã trả lời:]

          -  Ở đây, này hiền giả, với sự vượt lên hoàn toàn ý tưởng về không vô biên xứ, ý thức rằng ‘ thức là vô biên’, tôi chứng và an trú  Thức Vô Biên Xứ. Tuy vậy, này hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ,  ‘Tôi đang chứng đắc Thức Vô Biên Xứ

          [ Vào một dịp khác, Tôn giả Sāriputta đã trả lời:]

          -  Ở đây, này hiền giả, với sự vượt lên hoàn toàn ý tưởng về thức vô biên xứ, ý thức rằng ‘ không có gì cả ’, tôi chứng và an trú  Vô Sở Hữu Xứ. Tuy vậy, này hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ,  ‘Tôi đang chứng đắc Vô Sở Hữu Xứ….

          [ Vào một dịp khác, Tôn giả Sāriputta đã trả lời:]

          -  Ở đây, này hiền giả, với sự vượt lên hoàn toàn ý tưởng về vô sở hữu xứ, tôi chứng và an trú  phi- tưởng- phi- phi- tưởng xứ. Tuy vậy, này hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ,  ‘Tôi đang chứng đắc Phi-Tưởng- Phi- Phi Tưởng Xứ…

          [ Vào một dịp khác, Tôn giả Sāriputta đã trả lời:]

          -  Ở đây, này hiền giả, với sự vượt lên hoàn toàn ý tưởng về phi- tưởng- phi- phi- tưởng xứ, tôi chứng và trú diệt thọ tưởng định. Tuy vậy, này hiền giả, tôi không khởi lên ý nghĩ,  ‘Tôi đang đạt được Diệt Thọ Tưởng Định, hay ‘ Tôi đã chứng được Diệt Thọ Tưởng Định’’ hay ‘ Tôi vừa ra khỏi Diệt Thọ Tưởng Định.”( 64)

          -  Như vậy, chắc hẳn là vì hiền giả từ rất lâu đã nhổ sạch các tùy miên về ‘cái tôi ’và ‘cái của tôi ’ và ngã mạn, nên những ý nghĩ như vậy không còn khởi lên trong tâm hiền giả.

 

                    ( Tương Ưng BK III, Ch 7: Tương Ưng Sariputta, tr 381-387 )


Updated: 10.18.2017 02:46


Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 11713)
26/01/2011(Xem: 40239)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.