Vô Tỷ Pháp Tập Yếu

14/10/20174:00 SA(Xem: 14547)
Vô Tỷ Pháp Tập Yếu

BUDDHASĀSANA THERAVĀDA
chuyen phap luanABHIDHAMMATTHASAṄGAHA
VÔ TỶ PHÁP TẬP YẾU 
Biên soạn: Thera Santakicco – Trưởng lão Tịnh Sự
Phật lịch 2517 - Dương lịch 1973
Abhikusala bổ sung từ:
Abhidhammatthasaṅgaha - Thera Nārada
Abhidhamma (Higher level) - Mehm Tin Mon
Hiệu đính phần bổ sung: Ācariya Maggabujjhano – thầy Ngộ Đạo 
Phật lịch 2561 - Dương lịch 2017
Nhà xuất bản Hồng Đức

  

Arahaṃ sammāsambuddho bhagavā Buddhaṃ Bhagavantaṃ abhivādemi.
Svākkhāto Bhagavatā dhammo dhammaṃ namassāmi.
Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṅgho saṅghaṃ namāmi.
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Thutivacana (Lời Tán Dương)

Sammāsambuddham atulaṃ
Sasaddhammagaṇuttamaṃ
Abhivādiya bhāsissaṃ
Abhidhammatthasaṅgahaṃ
Cung kỉnh đảnh lễ bậc Toàn giác, bậc vô song, cùng diệu pháp mà Ngài giác ngộ chúng sanh. Con sẽ nói Abhidhammatthasaṅgaha – (Vô Tỷ Pháp Tập Yếu) của Ngài.

 

Lời Tựa

Chúng tôi phiên dịch Tạng Vô Tỷ Pháp (Tạng Diệu Pháp) cũng không ngoài ra tâm, sở hữu, sắc pháp, Níp-bàn.

Chỉ về hữu vi cho chúng ta thấy rõ vô thường, khổ nãovô ngã để làm bàn đạp, qua rồi mới hoàn toàn rốt ráo rất thật tự nhiên, nêu danh là Níp-bàn (Nibbāna) không luân hồi sanh tử chi cả.

Nhưng chúng ta muốn hiểu thấu, đắc chứng chắc phải nhờ học hành đầy đủ, hầu tránh khỏi sai lầmmê tín.

Vì thế, nên chúng tôi cố gắng đem lối kinh nghiệm uyển chuyển rất nhiều lần đa cách.

Nay in ra để giúp quí bạn đồng tìm.

Mong lợi ích kiến thức cùng nhau tiến hóa

Sư cả Tịnh Sự (Mahāthero Santakicco)


Giới thiệu

Abhidhammatthasaṅgaha – nghĩa là tập hợp hay gom hợp những pháp trọng yếu chứa trong Abhidhamma (Diệu pháp, Thắng pháp, Vi diệu pháp, Vô Tỷ Pháp). Do đó, Abhidhammatthasaṅgaha gọi tắt là Thắng pháp tập yếu, Vô Tỷ Pháp Tập Yếu hay Vô Tỷ Pháp Nhiếp.

Dhamma’ được bắt nguồn từ căn √dhar nghĩa là giữa hay ủng hộ. Ở đây, thuật ngữ Pāḷī được dùng trong câu kinh hay lời thuyết.

Pháp, chỉ tất cả trạng thái.

Vấn: pháp là chi? Đáp: chi cũng là pháp.

Vấn: tại sao gọi là pháp? Đáp: tại có trạng thái nên gọi là pháp.

Vấn: trạng thái ra sao? Đáp: ra sao cũng là trạng thái.

Abhi’, theo Atthasālinī, có 2 nghĩa là:

-   ‘Atireka’ : cao hơn, lớn hơn, vượt trội, hay

-   ‘Visiṭṭha’: phi thường, siêu quần, cao nhã, cao quí, thanh lịch, đặc sắc, kiệt xuất, xuất chúng, lỗi lạc, nổi bật, vượt trội, đặc biệt, riêng biệt, rõ rệt, siêu phàm, tuyệt vời, cao cả, bậc cao, hùng vĩ, uy nghi, cực kỳ, siêu phàm, thăng hoa, vi diệu, thắng, vô tỷ - không thể so sánh… .

Abhidhammanghĩa là pháp cao hơn vì pháp này làm cho chúng sanh có khả năng đạt đến giải thoát, hay vì pháp này vượt trội hơn giáo lý trong Sutta Piṭaka (tạng Kinh) và Vinaya Piṭaka (tạng Luật)

Saṅgaha’ có nghĩa là tóm tắt, trích yếu, tập yếu, gom hợp, tập hợp những pháp trọng yếu lại gọi chung một tên.

Trong Sutta Piṭaka (tạng Kinh) và Vinaya Piṭaka (tạng Luật), đức Phật đã dùng những cụm từ qui ước chế định như là đàn ông, thú vật, con người, và v.v… Ngược lại, trong Abhidhamma Piṭaka (tạng Vô Tỷ Pháp), tất cả các pháp được phân tích một cách chi tiết, tỷ mỉ và dùng những thuật ngữ trừu tượng để mô tả những trạng thái thực tính của chư pháp hữu vi, là một nét độc đáo được tạo làm phương pháp tu tập, những pháp ấy được gọi là Abhidhamma.

Do đó, vấn đề chính yếu là sự vượt trội của giáo lý, hay do những pháp ấy dẫn dắt đến sự giải thoát của chúng sanh.

Abhidhamma Piṭaka (Tạng Vô Tỷ Pháp) gồm có bảy bộ - đó là:

i.    Dhammasaṅganī   (Bộ Pháp Tụ),
ii.   Vibhaṅga              (Bộ Phân Tích),
iii. Dhātukathā           (Bộ Chất Ngữ),
iv. Puggalapaññatti   (Bộ Nhân Chế Định),
v.   Kathāvatthu          (Bộ Ngữ Tông),
vi. Yamaka                 (Bộ Song Đối),
vii. Paṭṭhāna               (Bộ Vị Trí).

i. Dhammasaṅganī – Bộ Pháp Tụ

Quyển này được chia thành 4 chương, đó là:

(1) – Citta – Tâm
(2) – Rūpa – Sắc
(3) – NikhepaToát yếu, tóm lược (summary)
(4) – AtthuddhāraTrích yếu, giải thích, làm sáng tỏ (elucidation).

22 Tika mātikā (mẫu đề tam) và 100 Duka mātikā (mẫu đề nhị), bao gồm những tinh túy, cốt lõi của Abhidhamma, được giải thích trong bộ này. Phần lớn của bộ này dành để giải thích mẫu đề tam đầu tiên - kusalā dhammā, akusalā dhammā và abyākatā[1] dhammā. Ở một chừng mực nào đó, những pháp ấy vượt qua 13 bhānavāra*, tức là hơn 104,000 chữ.

* Bhānavāra = 250 bài kệ, 1 bài kệ = 4 dòng; 1 dòng = 8 chữ.

Do đó, một Bhāṇavāra gồm có 8000 chữ.

ii.   Vibhaṅga – Bộ Phân Tích

Có 18 chương trong bộ này.

Ba chương đầu nói về:

(1)   Khandha (uẩn),
(2)   Āyatana (xứ), và
(3)   Dhātu (giới),

là ba chương quan trọng nhất.

Những chương sau nói về:

(4)   Sacca (đế hay sự thật),
(5)   Indriya (quyền),
(6)   Paccayākāra (duyên khởi, nguồn gốc của duyên, phương thức của duyên),
(7)   Satipaṭṭhāna (niệm xứ, nền tảng của niệm)
(8)   Sammappadhāna (chánh cần)
(9)   Iddhipāda (như ý túc)
(10) Bojjhaṅga (giác chi)
(11) Magga (đạo)
(12) Jhāna (thiền)
(13) Appamaññā (vô lượng)
(14) Sikkhāpada (điều học)
(15) Paṭisambhidā (đạt thông)
(16) Nāṇa (trí)
(17) Khuddaka vatthu (tiểu tông), những chủ đề nhỏ.
(18) Dhamma hadaya (pháp tâm), tập yếu của đế

Mỗi chương trong những chương này gồm có 3 phần – giải hay phân theo Suttanta (kinh), giải hay phân theo Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp), pañhāpucchaka (phần vấn đáp).

Trong bộ này có 35 bhāṇavāra (280,000 chữ).

iii. Dhātukathā – Bộ Chất ngữ

Bộ này thảo luận dù pháp (dhamma) được gồm hay không được gồm trong, tương ưng[2] với hay bất tương ưng từ: khandha (uẩn), āyatana (xứ), và dhātu (giới).

Trong bộ này có 14 chương. Ở một chừng mực nào đó, những pháp ấy vượt qua sáu bhāṇavāra (48,000 chữ).

iv. Puggalapaññatti – Bộ Nhân Chế Định

Trong phương pháp trình bày tợ như Anguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ) of the Sutta Pitaka (Tạng Kinh).

Thay vì giảng về nhiều pháp (dhamma) khác nhau, bộ này giảng về nhiều loại người khác nhau. Bộ này có mười chương. Chương thứ nhất giảng về từng loại người, chương thứ hai theo đôi, chương thứ ba theo nhóm ba, v.v…

Ở một chừng mực nào đó, những pháp ấy vượt qua năm bhāṇavāra (40,000 chữ).

v. Kathāvatthu – Ngữ Tông

Đồng tác giả của bộ này được cho là Đại đức trưởng lão Moggalliputta Tissa, là người có sức ảnh hưởng trong thời vua Dhammāsoka. Ngài là người chủ trì cuộc kết tập tam tạng lần thứ ba tại Pātalaliputta vào thế kỷ thứ ba B.C. Ở kỳ kết tập này, việc làm của ông gồm có tạng Abhidhamma.

Chú giải Atthasālinī nêu rằng những pháp ấy chứa 1.000 câu (sutta); năm trăm chính thống và 500 không chính thống. Ở một chừng mực nào đó, bộ này có độ lớn khoảng Dīgha Nikāya (Trường bộ kinh).

Bộ này giảng về 216 quan kiến hay luận điểm và được chia thành 23 chương.

vi. Yamaka – Song Đối

Bộ này được gọi là ‘song đối’ là do cách hay phương pháp lý luận. Suốt quyển sách, một câu hỏi và câu ngược của nó được tìm thấy theo nhóm. Ví dụ như đôi thứ nhất của chương thứ nhất của bộ sách giảng về ‘căn’, diễn tiến như sau: Mỗi pháp nào là thiện, những pháp ấy đều gọi là căn thiện? Hay là căn nào là căn thiện đều gọi là pháp thiện phải chăng?

Bộ Yamaka này được chia thành 10 chương – đó là:

(1) Mūla (căn),
(2) Khandha (uẩn),
(3) Āyatana (xứ),
(4) Dhātu (giới),
(5) Sacca (đế),
(6) Saṅkhāra (hành, pháp trợ),
(7) Anusaya (tùy miên),
(8) Citta (tâm),
(9) Dhamma (pháp), và
(10) Indriya (quyền).
Ở một chừng mực nào đó, những pháp ấy gồm 120 bhānavāra (960,000 chữ).

vii. Paṭṭhāna – Vị trí (hay duyên liên quan)

Đây là bộ sách quan trọng và lớn nhất trong Abhidhamma pitaka (tạng Vô Tỷ Pháp). Người nào đọc bộ này một cách kiên nhẫn không thể không khâm phục trí uyên thâmtuệ quán minh sát sắc sảo của đức Phật. Không nghi ngờ chi, để có những lập luận tỉ mỉ, tinh vi, chắc chắn Ngài phải là một bậc Toàn giác.

Thuật ngữPaṭṭhāna”=pa” + “ṭhāna

-   “pa” có nghĩa là nhiều thứ khác nhau, và

-   “ṭhāna” có nghĩa là liên quan hay paccaya (duyên hay điều kiện), người khéo rành xứ và phi xứ

Trong tất cả 24 duyên này, mỗi ṭhāna gọi là duyên bởi do đức Phật phân chia chư pháp như là thiện, bất thiện, vô ký do mãnh lực của duyên như nhân duyên v.v... Ở đây, paṭṭhāna gọi là “vị trí, xứ” bởi vì là nơi hội họp của những duyên khác nhau

Bộ sách này được gọi như thế vì nó giảng về 24 duyên hay cách liên quan nhân quả (đã giải thích trong một chương ở sau) và Tika (tam đề) và Duka (nhị đề) đã được đề cập trong Dhammasaṅganī (bộ Pháp Tụ), và được gồm trong phần tập yếu của Abhidhamma Piṭaka (tạng Vô Tỷ Pháp).

Phần đính kèm quan trọng theo bộ sách này cũng được gọi là “mahā pakaraṇa” (Bộ sách lớn), có thể được định cở bằng những từ giảng giải được nêu: “Và trong khi đức Phật quán minh sát về nội dung bộ Pháp Tụ, thân Ngài phát ra những tia hào quang sáng, và cũng tợ như thế đối với sự quán minh sát về nội dung của 5 bộ kế. Nhưng khi quán minh sát đến nội dung của bộ “Paṭṭhāna”, Ngài bắt đầu quán về 24 duyên hiện hữuhào quang sáu màu túa ra, bao trùm khắp hướng, trí toàn giác của Ngài chắc chắn đã tìm thấy những duyên của nó ở trong đó.

___o0o___

Dhamma (pháp) chơn đế hay siêu lý đã đề cập trong Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp) có 4:

-   Citta (tâm),
-   Cetasika (sở hữu tâm),
-   Rūpa (sắc pháp), và
-   Nibbāna (Níp-bàn).

Sacca (đế) – có hai đó là:

-   Sammuti-sacca (tục đế) hay paññatti (chế định) là sự thật được định đặt, qui ước, và
-   Paramattha-sacca (pháp chơn đế hay pháp siêu lý đế) là sự thật tột cùng.

Thông thường, một nhà khoa học vẫn dùng từ ‘nước’, nhưng trong phòng thí nghiệm vị ấy gọi là H2O. Cũng thế, trong Sutta Piṭaka (tạng Kinh) đức Phật dùng những từ qui ước thông thường như là đàn ông, đàn bà, người, ta, v.v…, nhưng trong Abhidhamma piṭaka, Ngài chọn theo cách khác để mô tả. Ở đây Ngài dùng phương pháp phân tích và dùng những thuật ngữ trừu tượng như là khandha (uẩn), āyatana (xứ), dhātu (giới), v.v…

Từ paramattha ý nghĩa là to lớn, cao siêu trong Abhidhamma. Nó là một từ ghép của paramaattha.

-   Parama được giải thíchaviparīta (không thay đổi, bất biến), nibbattita (trừu tượng), hay cao siêu, tột cùng, tối thắng, ưu tú; chú giải giải thích từ “parama”bất biến, không thay đổi hay thực.

-   Attha nghĩa là các pháp, ý nghĩa, v.v… “attha” tương ứng với thuật ngữ “pháp”. Ở đây, nó không được dùng theo nghĩa “ý nghĩa”.

Do đó, paramattha là pháp bất biến, không thay đổi, không biến đổi, cao siêu. ‘pháp siêu lý’ hay ‘Thực tính bất biến’ có thể là cụm từ tương đương gần nhất được thừa nhận. Mặc dù thuật ngữ được dùng ở đây không thay đổi, nhưng không nên hiểu tất cả paramattha (pháp siêu lý) là thường hằng vĩnh viễn.

Paramattha (pháp siêu lý) là chơn tướng, bản thể thật, cố nhiên và tự nhiên, vẫn như như không trái lại (gọi chơn như bản tánh cũng đặng).

Paramattha (pháp siêu lý) có 3 nghĩa: đặc biệt, cảnh tuệ cao, chủ chế định.

Đặc biệt, đây có nghĩa là như như không thay đổi trái lại sai khác. Nên Pāḷi có chú giải như vầy:

-   Paramo uttamo aviparito atthoti = paramattho: đặc biệt không thay đổi (trái lại) gọi là siêu lý.

-   Paramassa vā uttamassa ñāṇassa attho gocaroti = paramattho: cảnh tuệ cao chỉ sự nhận thức, tỏ ngộ, đắc chứng, biết bằng cách phi thường, chẳng phải hiểu theo trong đời thường thức.

-   Paramo vā padhāno atthoti = paramattho: chủ chế định, tức là bản thể của vũ trụ và tâm chủ trương vạn vật.

Thí dụ, một cái chậu đồng, không là paramattha (pháp siêu lý). Nó thay đổi từng sát-na và có thể được biến đổi thành một cái bình. Cả hai vật này có thể được phân tích đến những sắc cơ bản thực tính theo Abhidhamma, được gọi là rūpa paramattha (sắc siêu lý). Những sắc này cũng có thể thay đổi, tuy vậy, trạng thái đặc biệt của những sắc này thì như nhau dù cho chúng được tìm thấy trong một cái chậu hay một cái bình. Chúng vẫn giữ nguyên thực tính trong bất cứ hợp chất nào được tìm thấy.

Có bốn paramattha (pháp siêu lý). Bốn pháp này gồm tất cả pháp hiệp thế và pháp siêu thế.

Pháp mà gọi là chúng sanh là hiệp thế, Nibbāna (Níp-bàn) là siêu thế. Pháp hiệp thế gồm có nāma (danh) và rūpa (sắc).

Abhidhamma (Vô Tỷ Pháp) nêu 28 thứ sắc. Những rūpa (sắc) này sẽ đề cập ở chương sau. Nāma (danh pháp) gồm cả tâm và sở hữu tâm. Chương thứ hai trong quyển này trình bày những cetasika (sở hữu tâm). Có tất cả 52 sở hữu tâm. Một trong 52 cetasika (sở hữu tâm) ấy có vedanā (thọ), một cetasika (sở hữu tâm) khác là saññā (tưởng). 50 cetasika (sở hữu tâm) ngoài ra gọi chung là saṅkhāra (hành). Pháp dẫn đầu những cetasika (sở hữu tâm) này là viññāṇa (thức).

Nương theo phần phân tích ở trên, gọi là chúng sanh được gồm pañcakkhandha (năm nhóm hay uẩn): rūpa (sắc), vedanā (thọ), saññā (tưởng), saṅkhāra (hành), và viññāṇa (thức).

Citta, ceta, cittuppāda, nāma, mana, viññāṇa đều là những thuật ngữ đồng nghĩa trong Abhidhamma. Khi gọi chúng sanh được chia thành hai phần, thì từ nāma (danh) được dùng. Khi được chia thành pañcakkhandha (năm uẩn), thì viññāṇa (thức) được dùng. Citta (tâm) thì lúc nào cũng được dùng khi chỉ cho những loại tâm khác nhau. Trong những trường hợp cá biệt, theo ý nghĩa thông thường của ý, cả hai citta (tâm) và mana (ý) thường được dùng.

___o0o___

[1]      Vô ký, không để lại dấu vết.

[2]      Có bản dịch là liên kết.


pdf_download_2
Vô Tỷ Pháp Tập Yếu - Abhidhammatthasangaha (Hong Duc)


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/12/2021(Xem: 4092)
02/02/2024(Xem: 924)
06/08/2017(Xem: 10446)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.