8. Soi gương chẳng thấy nổi mình

21/04/20185:05 SA(Xem: 4105)
8. Soi gương chẳng thấy nổi mình
VẾT CHÂN TỰ NGà
TRÊN ĐƯỜNG VỀ KHÔNG
NHỤY NGUYÊN
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 
 

Soi gương chẳng thấy nổi mình

 

Giới khoa học khám phá được bí mật: thời gian vốn giả. Lúc giảng hai chữ “nhất thời trong kinh, Hòa thượng Tịnh Không đưa ra minh chứng: Tổ thứ tư của Tịnh tôngPháp Chiếu đại sư trong định từng nhập vào pháp hội hơn một vạn người trên núi Ngũ Đài đang được Bồ tát Văn Thù giảng kinh. Nhiều vị sư khác thời cận đại còn thông dự pháp hội ba ngàn năm trước của Phật Thích Ca. Thời gian có hay không phụ thuộc vào tâm tịnh hay nhiễm. Tại sao một ngày ở cõi trời thấp nhất bằng 50 năm ở trần gian, phước đức của ai càng lớn càng được lên các tầng trời cao hơn. Ở thế giới Cực Lạcvô lượng thọ, vĩnh viễn không có già chết, tức không có thời gian. Không gian cũng không nốt vì người nước ấy chỉ cần khởi niệm đã có mặt tại một nơi cách hàng “thập vạn ức trình”. Nhục nhãn phải nhờ đến kính hiển vi xem vi khuẩn; Pháp nhãn của Phật thì thấy rõ hạt vi trần nhỏ gấp mấy triệu lần so với hạt bụi. Một ý niệm thiện khởi lập tức trùm khắp vũ trụ. Ý niệm ác thì ngược lại, sẽ góp phần tàn hại sự tồn vong của hành tinh. Mới biết, nếu không có sự gia trì của Phật và Bồ tát, nhân thế chẳng thể tồn tại. Một nửa lượng người trên thế gian cùng đồng thanh tương ứng nhất niệm “A Di Đà Phật” chẳng những đẩy lùi thiên tai đại họa, còn giúp trái đất tăng vọt tuổi thọ.

Nghiệp thức từ thân, khẩu, ý chuyển hóa hàng ngày sẽ tạo nên cảnh giới trong tương lai. Gây nghiệp quá nặng, sống hả hê trên nỗi đau của con dân song đêm đêm triền miên ác mộng, ấy là dấu hiệu của địa ngục. Ta ngủ gặp ác mộng, tên sát nhân cầm dao truy đuổi từ trong nhà vào phòng ngủ. Từ phòng ngủ ta đu dây trụt xuống tầng trệt, hắn vẫn ráo riết đuổi. Ta thộc vào nhà người khác, hắn vẫn bám riết, giết cả người che chở ta... Giật tỉnh, “à, té ra mơ”. Địa ngục trước hết là do nghiệp lực tích tụ chiêu cảm ra cảnh giới tương tự. Giấc mơ khủng khiếp ấy, “cảnh giả” ấy nối với ác mộng không một giây ngưng nghỉ thì có phải thật? Kẻ sát nhân sẽ bị ác mộng bủa vây, cùng cực khổ sở; mơ mà vẫn máu chảy đầu rơi, vẫn mồ hôi đầm đìa, kêu gào vùng vẫy. Lại với kẻ giết mổ súc vật, cứ là . Hãy tưởng tượng, cái vảy con cá bị gỡ khỏi thân chẳng khác người ta nhổ móng tay mình. Nỗi thống khổ, niềm đau vô hạn của những con vật sẽ hiện lên trong “mê hồn” của chính họ. Cảnh giới kinh hoàng này chính là “duy thức sở biến” chứ thần thánh nào đặt ra. Kinh miêu tả người tự tử (với bất cứ lý do nào), xuống dưới đó cứ một tuần cảnh tượng vật vã kia tái diễn. Phật dạy: "Tất cả các pháp từ tâm tưởng sanh" - đây là sự thật khoa học. Nghiệp thức sinh ra ác mộng. Ác mộng nối nhau thành chuỗi trường đoạn thọ hình không một phút tỉnh thức, chính là thật. Những bậc đoạn dứt kiến tư phiền não, tâm lặng phắc, nhập định đã thấm thía giấc mộng lớn hồng trần.

Kinh Kim Cang: “Phàm những gì có hình tướng đều hư vọng”. Lão Tử thấu triệt điều này mới than: “Ta có một mối lo là có thân này”. Biết thân này vốn không phải ta, thân này sẽ che mất minh tuệ. Biết thân vốn huyễn mộng còn khó vứt bỏ huống hồ người mê dục thế gian. Trong cách phân chia luân xa trên cơ thể người, ba luân xa phía dưới thuộc tầng thú tánh; luân xa thuộc tầng cao nhất trong thú tánh là mê tài danh. Dẫu thú tánh nặng, vẫn có nhiều người sử dụng được chút ít tâm tánh, Phật tánh (thuộc các luân xa phía trên), nên cuộc đời cũng bớt nghiệp bệnh tai ương. Nương vào lời Phật mà hành mới tự có thể chuyển mệnh. Đời nay thật nhiều người quở Phật, rằng Ngài vô biên pháp lực, từ bi trải rộng muôn nơi sao thế thái nhân tình lâm ly quá đỗi. Vậy họ đã thực hành Ngũ giớiThập thiện? Phật dạy bố thí, khởi tâm động niệm đều lợi người, Phật dạy đừng sát sanh, Phật dạy đừng tà dâm dối trá, đừng siểm nịnh xan tham, đừng tật đố, đừng cống cao ngã mạn, đừng ác khẩu lưỡng thiệt; Phật dạy hãy yêu thương tất cả mọi người và mọi loài, bởi hiếm ai đời này và hiếm con vật nào trong quá khứ lại không là anh em bà con của mình. Chúng ta làm được bao phần trăm lời Phật? Khoa học vốn nặng tính duy vật duy lý và… bảo thủ, đến nay ngoài những công trình vĩ đại khiến Phật pháp thêm sáng thì chưa dễ chứng minh điều ngược lại. Một giây con người phát xuất hàng tỉ ý niệm, thì còn gì trong tam thiên đại thiên là ngoại vi của Tâm. Mấy tỉ người phát xuất trùng trùng ý niệm bất thiện, sao không tạo đại nạn cho được. Thời nay Phật gọi là Ác trược (thập ácngũ trược), là lời tiên tri vĩ đại.

Theo Phật Di Lặc, một giây người phàm phát xuất ra 1280 triệu ý niệm tế. Ấy chính là vọng tưởng đảo điên. Muốn định tâm cách hữu hiệu là niệm Phật. Tốt nhất là lúc ngồi thiền hoặc vừa lạy Phật vừa chánh niệm, câu "A Di Đà Phật" phải sắc bén, nhuần nhuyễn, phải thật thà buông xuôi thế sự mà niệm. Không cứ lúc nào, hễ buồn vui tốt xấu ập đến, cứ mặc điều tiên quyếtniệm Phật, nhắc nhở tâm luôn tỉnh giác. Niệm Phật theo vòng, mỗi vòng năm đến mười câu nối nhau tai nghe thấu tâm nhận rõ ấy là thậm thâm thượng diệu thiền, vọng niệm sẽ dần được đẩy lùi, dần tự tan. Lúc xuống núi, thõng tay vào chợ, lục căn tiếp xúc với sắc thanh hương vị, tâm không còn móng khởi là sống trong thuần tịnh. Bậc Chánh đẳng Chánh giác chưa cần nói một lời tự thân và thần thái đã toát ra từ trường giáo hóa, đến sát nhân vừa gặp cũng buông dao. Nhiều vị lên núi tịnh tâm, vào nhầm hang hổ nhưng chúng đã nhường lại kiếm chỗ khác nương náu. Lượng từ bi nhỏ hẹp, tâm bấn loạn gặp thú dữ khắc thành miếng mồi tươi sống. Ta chuyên ăn thịt gì, thân thể sẽ nhiễm mùi và khí huyết của loài đó. Người ghiền thịt cầy đến đâu chó cũng tranh nhau sủa tới bến. Nếu khoa học chứng minh được rằng loài vật không hề đau đớn, không hề có lòng oán hận nên không hề quý tiếc mạng sống thì việc người ăn vật hoàn toàn không tạo nghiệp dữ. Tham, si, sân, lượng tâm hẹp, con người chết đi dễ chuyển thành loài khác. Khoác thân vật, “linh hồn” ấy sẽ mang nỗi oán hận với người giết nó. Hết phước, người ốm yếu què quặt chính là lúc nghiệp báo hiện tiền. HT. Tuyên Hóa Khai thị về ăn chay: Trong Hán ngữ chữ nhục (thịt) có bộ khẩu với hai chữ nhân, ý chỉ người ăn người.

Có người hỏi: "Nếu ai cũng không giết mổ thì lấy thịt đâu mà ăn, và như vậy thú rừng tràn cả vào thành phố, con người bị diệt vong sao?" Câu hỏi chưa vào nội dung đã lầm. Nhân loại hàng tỉ người, chỉ trong năm phút thôi liệu có suy nghĩ và hành động đúng như một bậc chân tu hay không. Năm phút với nửa số nhân loại không đạt đến từ bi hỷ xả ngang bậc chân tu thì làm gì có nếu ai cũng. Tào Tháo gây nghiệp, đến hơn ngàn năm sau; một người dân mổ heo thấy trong gan nó khắc hai chữ "Tào Tháo". Vậy ra nhân vật “nổi tiếng” này đã khoác thân súc sanh vô số lần. Khoa học đang có trong tay “phép” thôi miên. Chiếc máy vi diệu này không ngờ khiến một người nhớ lại nhiều kiếp quá khứ như cuốn phim sống động. Bậc đắc quả A la hán thấy hàng trăm kiếp trước, đến quả vị Bồ tát thì lội ngược về hàng vạn kiếp. Để thấy không gì mất đi trong vũ trụ này.

Cho đến nay chưa lý thuyết chính thống nào có thể bác bỏ: đạo Phậttriết học cao tột của mọi triết học, là khoa học cao tột của mọi khoa học. Phần đông con người thiếu phướccăn duyên tin sâu điều này. Thế nên chẳng ngạc nhiên trong Kinh lại viết: Ai trong đời không gặp được Phật pháp chính là đại nạn. Theo đó kể cả cái chết oan khuất nhất cũng là tiểu nạn hay đúng hơn là hậu quả của đại nạn trên. “Học Phật là sự thọ hưởng tối cao của đời người” - triết gia Phương Đông Mỹ từng nói vậy. Hành theo đúng lời Phật chẳng những xoay chuyển được vận mạng tại cõi trần mà còn có cơ hội làm hiền thánh được trời người quỷ thần kính nể.

Giới khoa học cảnh báo lượng người hiện giờ phải cần đến 3 trái đất mới đủ sinh sống. Lời các đạo sư: con người đã bóc lột trái đất cùng tận; con người kết oán với loài động vật quá sâu nặng. Cảm tưởng sẽ có một cuộc thanh tẩy. Nhác nhìn vũ trụ nhân sinh, nhác soi vào gương Phật; không muốn trở thành một nhân tố thật sự tốt lại tìm mọi cách bứt khỏi ngũ giới, thập thiện, chính tôi sẽ có nguy cơ lọt vào ác đạo quay vòng muôn nghìn kiếp. Chúng sanh gồm hết thảy loài hữu tình (động vật) và vô tình (thực vật, khoáng vật). Để biết rằng loài người vô cùng ít. Cơ hội làm người vô cùng khó. Chúng sanh cao hay thấp phụ thuộc vào lượng tâm: tâm quảng đại từ bi sẽ là Bồ tát; lượng tâm quá hẹp hòi dễ thành dun dế... Không phải ngẫu nhiên mà Phật trong Kinh đưa ra đến ba thí dụ về thân người khó gặp. (1) con rùa mù dưới đáy sâu một ngàn năm mới trồi lên, liệu có chạm được bọng cây trôi lờ phờ vô định trên mặt biển; (2) vốc một nắm cát rồi buông tay xem cát trong móng tay còn lại bao nhiêu so với vốc cát đã rơi; (3) đứng trên núi Tu Di thòng sợi chỉ xuống chân núi xâu qua một đồng xu...

Phật pháp sờ sờ song ít người chịu nghe? Kinh Pháp Cú: “Thân người khó gặp Phật pháp khó nghe”. Một minh sư cảnh tỉnh: “Phá kiến thì hết cứu”. Người ta phá chân lý về sự thật trong vũ trụ. Ấy chính là bản chất của vòng luân hồi. Khoa học đang phát triển tột bực, rốt cục những khám phá vẫn nằm trong mấy câu Phật thuyết gần ba ngàn năm trước. Khoa học đâu đã chặn được lũ lụt, hạn hán, bom nguyên tử, các nhà máy điện hạt nhân từng gây đại họa cho không chỉ một quốc gia? Nhìn cơn sóng thần cao chục thước ập vào nhấn chìm cả một thành phố, mới hay loài người chẳng hơn một tổ kiến bị tạt nước. Phật pháp dạy quay trở về chân tâm, trong đó bình lặng và không hề chịu tác động khổ đau của mọi trần duyên bên ngoài; lúc chết đi liền sanh về nước Phật vi diệu vạn lần cõi trời (thần thông biến hóa tự tại).

Thâm nhập vào ngôi nhà của Phật đã là thượng duyên. Không phải sinh mệnh nào cũng có cơ hội làm người, không phải ai cũng có cơ hội gặp Phật; số gặp Phật không phải ai cũng có duyên gặp pháp môn Tịnh độ; trong ngàn người niệm Phật, lúc mạng chung mấy người được tiếp độ vãng sanh về cõi Tịnh? Hãy xem thần thức (vĩnh viễn tồn tại) chính là sim, thẻ nhớ (tàng thức/alaya); điện thoại chỉ là xác thân, lại chấp nó chính là ta - nó hư ta cũng tiêu. “Có học thức” dễ gạt phăng Phật pháp, không tin. Giả như ai bịt tai bịt mắt mà tâm không động thì đúng chẳng cần tu nữa; Pháp còn xả, quả vị ấy thật không nhỏ chút nào. Đằng này tâm như khỉ vượn nhảy nhót lung tung ngay cả lúc ngủ; nhầm tưởng những cái trong đầu đều do thể trí, đâu hay đó chỉ là vọng tâm. Tham danh tài, tham lời ngợi khen (cái hư huyễn) dễ thành con giã tràng xe cát, bỏ mất việc tối quan trọng đời người: Giải Thoát. Chớp mắt thôi. Giả như ngồi xem thời tiết chuẩn bị cho sự vụ quan trọng ngày mai, ta căng mắt nhưng dự báo trôi qua lúc nào. Nếu nhìn từ cõi Phật, đời ngườiTa bà cũng ngắn ngủi như thế; cũng như chờ xem thời tiết - nhoáng chút phóng tâm tất cả tiêu tan bọt bóng. Lại vào địa ngục, lại sánh vai cùng yêu ma ngạ quỷ, giỏi lắm thì nương náu trên các tầng trời, hưởng hết phước không chừng lại rớt xuống hầm sâu. Biết bao giờ ra khỏi Tam giới nếu không đổ hết tri kiến tủn mủn hẹp hòi xuống biển sâu?

Tất cả sở học, vũ trụ nhân sinh có sẵn trong chân tâm, chỉ cần “sập giác quan” trước mọi hoạt cảnh và biến cố, không gian thâm nghiêm sẽ hiển lộ. Tất thảy ác nghiệp chúng sanh tạo hiện tiền trên khắp địa cầu, hãy xem đó như ta mở được thần nhãn “chứng kiến” lại mọi hành vi trong vô vàn đời quá khứ đã gieo. Kinh giảng: tài vật là của thủy, hỏa, đạo tặc, oan gia trái chủ, ân nhân đời trước... Nếu biết dùng tiền hành thiện, không Phật nào để ai đói; còn hẹp hòi tích tiền phòng bệnh, sau này không bệnh mới là chuyện lạ. Bệnh xuất phát từ tâm. Tâm hòa ái không dính mắc, không sân hận đố kỵ, không tham danh không ngã mạn tị hiềm, thân đâu dễ có cớ mang trọng bệnh ngoại trừ những bậc thị hiện sự vô thường để cảnh tỉnh chúng sanh. Hòa thượng Chinkung nói (từ lúc 40 tuổi, nay đã gần trăm tuổi): ông không thể có bệnh bởi tiền chữa bệnh đã cho hết rồi. Xuất phát vào đời chỉ cần sai một ly, cứ một bước sẽ lệch với Đạo một thước, trăm bước lệch ngàn trượng... cuối đời không chừng vẫn tự phong người tốt.

Xưng là người tốt thật sự, vậy tôi đã giúp đỡ ai (chưa nói giúp nhiều người) mà không khoe khoang?; là người tốt, ta đã từ bỏ việc sát sanh, đã ăn chay?, hoặc ăn mặn theo Tam tịnh nhục? Người tốt, vậy tôi đã tiết kiệm từng gáo nước, từng phút điện thoại, từng chút điện năng của nhà nước? Tự hào tốt, vậy tôi đã mừng vui đồng nghiệp thành công? hoặc đã biết hổ thẹn sau khi nói xấu người khác? Dân gian đúc kết: ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. Đạo lý này trong Kinh còn sâu hơn: nói xấu người chẳng những ta tích nghiệp mà đối phương cũng thêm xấu. Xem Linh sơnkiệt tác của kiệt tác; giả như có một đại hội Nobel Văn chương thì tác phẩm này vẫn đầy đủ tư cách ngồi riêng một chiếu. Tâm niệm vậy nên tôi bị nó ám ảnh, phóng tâm khắp địa cầu rốt cuộc vẫn là kẻ cư lưu trong nỗi mơ hồ bất tận về kiếp người. Hướng vào nội giới, Linh sơn ở trong đó còn tìm đâu? Tâm động thì đến Phật, Bồ tát cũng méo mó. Người xấu chính là tấm gương trong suốt đang soi chiếu cái bẩn thỉu trong tôi.  Sống một đời vài trăm tuổi đi nữa mà ngu ngơ mù mịt không biết sẽ về đâu, không cần biết sau bức tường cao vợi kia ra sao là đoạn kiến, thật quá phũ phàng với trời đất.

Tổ Tịnh độ tông thứ 13 khuyên hãy xem thân người có được ở đời này là lần cuối cùng thoát khỏi lục đạo. Tôi phải xem gặp được Phật pháp trong đời là chuyến xe cuối cùng, để không ở lại bầu bạn với thú trong rừng xanh vĩnh viễn! Cái che mất tự tánh chính là ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) và ngũ ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), là phân biệt, chấp trước vạn pháp theo khuôn nghiệp đáng thương, là ngã chấp pháp chấp. Thân xác mà thần thức đang mượn kia giả tạm, lại để nó đánh lừa đồng nhất một khối. Chăm sóc chiều chuộng thân thái quá ắt bị lôi giữa sình lầy ác trược. Hóa thân của Phật Di LặcHòa thượng Bố Đại, có người hỏi Đạo là gì?, Ngài thả cái bao trên lưng rớt xuống. Đạo ở đây là vậy, một chữ Buông. Tham chấp thế gian, tôi lấy điều kiện gì đòi về nước Phật. 

Bất cứ ai, không cứ tôn giáo nào dưới trời đều không thoát nhân quả luân hồi. Là thiên tài liệu có cứu được mình? Trong lúc dòng tộc họ hàng, anh em, quyến thuộc dưới kia đang hết lòng trông mong ta thành tựu gửi công đức hồi hướng cho họ. Có chút tài danh chắc có ngã mạn. Muốn qua sông chỉ cần hai hào trả cho người lái đò, mắc chi bỏ cả cuộc đời thu lượm sở học thế gian mà vẫn mù lòa bên kia thế giới; mắc chi không học Phật ghép bè đáo bỉ ngạn. Các bậc đạo sư từng bảo, việc lấy viên “trân châu” vốn sẵn trong mình người ngu dốt cũng làm được mà, bởi họ đâu chấp nê. Lõm bõm Phật một tí, Chúa một tí, các triết gia một tí, siêu nhiên siêu hình một tí rồi giơ lòe thiên hạ nào hay quỷ thần cũng nhịn không được cười.

Trong mỗi người ý nghiệp luôn làm chủ. Chẳng cần tính chửi bới, phỉ báng người (khẩu nghiệp), chưa cần đấm đá người (thân nghiệp), ta đã thê thảm lắm vào cuối đời. Tích nhiều nghiệp, tâm dĩ nhiên tạo nên cảnh giới xấu cho cuối đời và kiếp sau. Kinh dạy tham ăn uống là gieo nhân làm ngạ quỷ. Hình thù của chúng: bụng to, yết hầu nhỏ, suốt ngày kiếm ăn và ăn mà luôn bị cái đói hành hạ. Chỉ cần nghĩ đến lúc thoát xác thôi, do tập khí không buông bỏ nên cứ quanh quẩn trong gia thất, bên những người thân bên mộ phần mà không sờ mó kêu than với ai được...

Mê khoa học, mà chẳng hay chính mình là người “lỗi mốt” và lạc hậu về khoa học. Nhiều công trình chứng minh sự tồn tại của kho chứa mọi dữ liệu đời người đằng sau xác thân tạm bợ, và nhiều khoa học gia còn khẳng định về sự luân hồi đầu thai Phật đưa ra hoàn toàn đúng. Tâm niệm tạo cảnh giới tốt xấu là hoàn toàn thuyết phục. Phật không biện chứng sao thấy được tám vạn bốn ngàn vi khuẩn trong nước. Hồi đó người đời không tin. Phật giảng kinh Hoa Nghiêm trong niệm (một dạng sóng), nghe vậy người người cho viễn vông. Nay khoa học bắt được sóng, sử dụng sóng khiến thế giới trở nên nhỏ hẹp. Niệm Phật cũng là sóng, còn là sóng cực mạnh, cực lợi dưỡng thân tâm. Niệm Phật tức “điện tín” gây dựng một chỗ náu vĩnh cửu sau kiếp này. Những dòng sau đây của Lama Anagarika Govinda, nguyên là giảng viên Triết học tại Đại học Naples: “Mantra hay Hồng danh Chư Phật, hay Hồng danh Phật A Di Đà, được niệm lên với tất cả sự thành kính, được niệm lên nhiều lần, được niệm lên qua năm tháng. Ngữ điệu, âm thanh,... là những dao động. Tần số Linh thiêng này, như một nguồn cưỡng bức điều hòa, làm cho Tần số của các Chuỗi tạo nên Cơ thể, Tần số của các Chuỗi tạo nên Tâm thức, tạo nên quá trình Tâm thức của Con Người là Thọ, Tưởng, Hành và Thức; hòa nhập cùng Tần số Linh thiêng. Hiện tượng Hòa Tần số xảy ra. Tạo nên sự hòa nhập Thân, Tâm với Vũ trụ. Phật tánh Hiển lộ, Niết bàn xuất hiện”. Trì danh hiệu Phật cầu sanh Cực Lạc quốc, lên đó sẽ có tất cả những gì ước muốn, lên đó sẽ chia hóa thân xuống trần gian cứu độ những người ta yêu thương. Niệm Phật ngoài thành tâm, yếu chỉ: niệm thầm hay ra tiếng tai đều nghe rõ "A Di Đà Phật". Trước lúc ngủ thử tập niệm 5 câu một lần không gián đoạn, xong một lượt liền quay lại niệm vòng khác, tâm buông lung chút đã biết quay về trụ ở câu Phật hiệu. Ai nói gì, cứ nhẫn nhục và thầm cảm ơn họ đã tiêu bớt nghiệp cho mình. Đi đứng nằm ngồi, trước lúc ngủ, nửa đêm chợt tỉnh, sáng sớm mở mắt..., lúc nào cũng niệm Phật, nhớ Phật, nguyện được sanh về Tây phương nếu lỡ mạng chung.

Phật tuyệt nhiên không nói lời hư dối. Trần gian là biển khổ mênh mông, người không chịu bám vào chiếc phao Phật pháp, tất nhiên, càng bơi càng kiệt sức. Những là ngạ quỷ, ma, thiên nhân, những là Phật, Bồ tát; những là nhục nhãn không thấy đều thật. Cuộc đời đã đánh tráo khái niệm, nhồi sọ cái lý thuyết chỉ tin những gì mắt thấy tai nghe. Mà mắt phàm tôi nào thấy vi khuẩn?, và tai tôi nào có nghe diệu âm chân kinh từ ngàn năm vẫn hiện tồn trong không gian trùng trùng những nhiệm màu cảnh giới.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/10/2015(Xem: 16312)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.