Thiền-na và Đệ Tử Cư Sĩ, Dựa Theo Các Bài Kinh Pāli

19/07/20192:32 CH(Xem: 8646)
Thiền-na và Đệ Tử Cư Sĩ, Dựa Theo Các Bài Kinh Pāli

THIỀN-NA VÀ ĐỆ TỬ CƯ SĨ,
DỰA THEO CÁC BÀI KINH PĀLI
Tỳ-khưu Bodhi (2015)
Bình Anson lược dịch (2019)

Thiền-na Và Đệ Tử Cư Sĩ
Dàn bài

1. Giới thiệu
2. Thiền-na và việc đắc quả vị Dự Lưu
3. Thiền-na và chánh định
4. Vị thánh Dự Lưu và thiền-na
5. Khi nào thiền-na trở nên cần thiết?
6. Kết luận và câu hỏi mới

Viết tắt:
AN: Aṅguttara Nikāya, Tăng chi bộ
DN: Dīgha Nikāya, Trường bộ
MN: Majjhima Nikāya, Trung bộ
SN: Saṃyutta Nikāya, Tương ưng bộ Vism: Visuddhimagga, Thanh tịnh đạo

 

GIỚI THIỆU

Bhikku_BodhiCác bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu:

Vị tỳ-khưu từ bỏ năm triền cái làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ suy yếu, ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng và trú thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ và lạc do ly dục sinh, có tầm và có tứ. Rồi vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷ và lạc do định sinh, không tầm không tứ, tĩnh lặng bên trong và nhất tâm. Rồi vị ấy ly hỷ trú xả, niệm và tỉnh giác, thân cảm nhận lạc thọ mà các bậc thánh gọi là “xả, niệm, lạc trú”, chứng và trú thiền-na thứ ba. Rồi vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ và ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú thiền-na thứ tư, không khổ không lạc, xả và niệm thanh tịnh.

Trong các hội chúng Theravāda trong vài thập kỷ vừa qua, thỉnh thoảng xảy ra những cuộc tranh luận sôi nổi về câu hỏi liệu các tầng thiền-na có cần thiết để đắc các  “đạo và quả”, tức là bốn giai đoạn của giác ngộ. Các cuộc tranh luận này khởi sinh do các phương pháp hành thiền minh sát trở nên phổ biến tại châu Á và phương Tây, nhất là cho các cư sĩ Phật tử. Những người ủng hộ các pháp hành thiền đó cho rằng đạo và quả có thể đạt được bằng các phát triển minh sát (vipassanā) mà không cần thiền-na. Phương pháp này được gọi cỗ xe minh sát đơn thuần (suddha-vipassanā), và những ai hành trì theo cách đó được gọi là các “hành giả minh sát khô” (suddhavipassanā), bởi vì pháp hành thiền minh sát của họ không được “tẩm ướt” trước đó bằng các thiền-na. Quan niệm này được tìm thấy trong quyển Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo) và các Chú giải Pāli, mặc dù nó không có một vị trí quan trọng trong các chú giải về con đường giác ngộ, vì các chú giải thường đi theo mô hình của tạng kinh đặt các tầng thiền-na trước khi phát triển minh sát. (Vism XVIII.5, XXI.112, XXIII.18)

Để giúp trả lời câu hỏi liệu các tầng thiền-na có cần thiết cho việc đạt được các giai đoạn giác ngộ hay không, chúng ta có thể thu hẹp câu hỏi bằng cách hỏi liệu các thiền-na ấy có cần thiết để đạt đến giai đoạn giác ngộ đầu tiên, được gọi là Dự Lưu (sotāpatti). Bởi vì kinh điển Nikāya sắp xếp tiến trình giác ngộ qua bốn giai đoạn – Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Lai, và A-la-hán – có thể các thiềnna chỉ đảm nhận một vai trò thiết yếu ở giai đoạn sau, trên con đường giải thoát mà không phải ở giai đoạn đầu tiên. Do đó, có thể tuệ minh sát cần thiết cho các giai đoạn đầu tiên không đòi hỏi phải đắc thiền-na, trong khi thiền-na trở nên cần thiết trong bước chuyển đổi từ giai đoạn trung gian tiến lên giai đoạn cao hơn. Bản thân tôi tin rằng có những bằng chứng thuyết phục ghi trong kinht ạng Nikāya cho thấy các thiền-na trở thành một yếu tố thiết yếu cho những ai có ý định từ giai đoạn Nhất Lai tiến lên giai đoạn Bất Lai. Tôi sẽ duyệt lại các kinh văn hỗ trợ cho luận cứ này trong phần sau của bài tham luận.

Tuy nhiên, gần đây có nhiều vị thiền sư có những lập luận nghi ngờ về tính hợp lệ của phương pháp hành thiền minh sát khô, và nhấn mạnh rằng các thiền-na là cần thiết để phát triển tuệ minh sát ở mỗi giai đoạn của con đường giải thoát. Lập luận của các vị ấy thường bắt đằu bằng cách phân biệt giữa kinh tạng Pāli và các Chú giải. Trên cơ sở đó, các vị ấy cho rằng từ quan điểm của kinh tạng, đắc thiền-na là cần thiết để đạt được ngay cả ở giai đoạn Dự Lưu. Các bộ kinh Nikāya thật ra không xác định rõ ràng vấn đề này trong các đoạn kinh văn, và rất khó để trích dẫn từ các bộ kinh đó để có được một kết luận minh bạch và trực tiếp. Trong các bài kinh liên quan đến sự tu tập từng bước, tất cả các giai đoạn giác ngộ đều được gom chung vào một chuỗi các diễn tiến, và vì thế, không ghi lại sự khác biệt về các thành tựu chuẩn bị cần thiết cho các giai đoạn Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán. Chúng ta chỉ thấy một vị tu sĩ đi sống độc cư, đắc bốn thiền-na, và rồi tiến thẳng đến quả vị A-la-hán, gọi là “tri kiến về sự diệt tận các lậu hoặc.” Từ những kinh văn như thế, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các thiềnna để hoàn tất con đường giải thoát, nhưng ở đây, tôi (Bhikkhu Bodhi) chỉ quan tâm chủ yếu với câu hỏi là các thiền-na ấy có thật sự cần thiết để đắc quả thánh đầu tiên hay không.

Để trả lời câu hỏi này, tôi có ý định bắt đầu với một đầu mối quan trọng trong các bài kinh mà dường như thường bị bỏ qua. Đó là sự kiện có rất nhiều đệ tử của Đức Phật  đã đắc ba quả vị đầu tiên của dòng thánh giải thoát, từ Dự Lưu đến Nhất Lai, là các vị cư sĩ. Chỉ có giai đoạn cao nhất mà kinh điển mô tả hầu như chỉ dành riêng cho các tu sĩ nam và nữ là quả vị A-la-hán. Đầu mối này quan trọng hơn là mới thoạt nhìn, bởi vì nghiên cứu các đoạn kinh văn mô tả phẩm chất và lối sống cá nhân của các vị thánh đệ tử cư sĩ đó có thể giúp chúng ta có được vật liệu cần thiết để tháo gỡ các mối thắt của câu hỏi rắc rối nêu trên.

Nghiên cứu về kinh điển Nikāya nói chung thường cho thấy các bài kinh mô tả phân hạng về các vị đệ tử qua những mô hình hay nguyên mẫu. Những mô hình này thường được lập ra rất chặt chẻ và nhất quán, chỉ ra rằng chúng phải dựa theo một chương trình tu tậpquy định rõ ràng. Rất ít khi chúng ta thấy sơ đồ của các chương trình này chỉ trình bày sơ lược, tóm tắt. Gánh nặng của chúng ta ở đây là làm sao tìm ra các nguyên tắc cơ bản chi phối vai trò của các phân hạng đệ tử đó, trích từ các bài kinh liên quan. Chúng ta cần tập trung vào các kinh văn mô tả các vị đệ tử ở các cấp độ khác nhau qua phẩm hạnh và sự tu tập của các vị ấy. Các kinh văn này có tính mô tả và hướng dẫn. Chúng cho thấy những phẩm chất của vị đệ tử ở các giai đoạn tiến hóa, và từ đó ngụ ý cho biết những phương cách để một hành giả ở cấp thấp cần phải tu tập để tiến đến cấp cao hơn trên con đường giải thoát.

Chọn lựa ra các bài kinh về các vị đệ tử cư sĩ là giúp trả lời câu hỏi về sự cần thiết của thiền-na qua một góc nhìn khác với góc nhìn thường được chấp nhận. Những người tham gia thảo luận về vấn đề này thường chú tâm vào các bài kinh về sự thực hành của các vị tu sĩ. Nhược điểm của  phương cách này, như đã trình bày ở trên, là khuynh hướng của các bài kinh Nikāya gom chung các cấp độ tiến hóa của các tu sĩ thành một chương trình toàn diện mà không cho thấy mức độ thực hành tương ứng như thế nào với mỗi giai đoạn liên tục trên đường giải thoát. Thay vì trích dẫn kinh văn liên quan đến đời sống tu sĩ, tôi sẽ quay sang chú tâm đến các kinh văn về đời sống, phẩm hạnh và sự tu tập của các vị thánh đệ tử cư sĩ. Nếu đắc các thiền-na là thật sự cần thiết để đắc Dự Lưu, các thiềnna ấy phải là một phần trong sự tu tập của giới cư sĩ lẫn tu sĩ, và do đó, chúng ta ắt phải tìm thấy những đoạn kinh văn mô tả tu tập và đắc thiền-na của các cư sĩ cũng giống như chúng ta thường thấy mô tả cho giới tu sĩ. Mặt khác, nếu các kinh văn nhất quán mô tả sự tu tập và phẩm hạnh của một số vị thánh đệ tử cư sĩ bằng cách nào đó đã bỏ qua hay không bao gồm thiền-na, thì ta có cơ sở vững chắc để kết luận rằng các thiền-na không phải là điều kiện tiên quyết để đắc quả thánh tại cấp độ đó.

Tôi (Bhikkhu Bodhi) sẽ lần lượt trình bày các nghiên cứu của tôi xoay quanh ba câu hỏi quan trọng:

1) Kinh văn Pāli có chỉ ra rằng một phàm nhân phải đắc thiền-na trước khi thể nhập vào “chánh tánh quyết định” (sammatta-niyāma), con đường không thối chuyển để nhập dòng thánh giải thoát, hay không?

2) Kinh văn có gán ghép các vị đệ tử cư sĩ đã đắc quả Dự Lưu với khả năng đắc thiền-na không?

3) Nếu kinh văn đa phần không gán ghép thiền-na với quả vị Dự Lưu, ở giai đoạn nào trên dòng thánh giải thoát thì việc đắc thiền-na trở nên cần thiết?

 

Xem tiếp:

 pdf_download_2

 Thiền-Na và Đệ Tử Cư Sĩ - Song ngữ Việt Anh


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/10/2016(Xem: 9754)
15/10/2010(Xem: 47547)
23/03/2017(Xem: 9970)
05/06/2019(Xem: 7596)
16/07/2019(Xem: 14817)
28/05/2015(Xem: 20022)
13/02/2011(Xem: 69166)
14/02/2018(Xem: 8605)
20/05/2018(Xem: 9094)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.